Wikipedia:Thảo luận/Đề xuất tham gia phản đối SOPA

Thảo luận sau đã kết thúc.

Vào ngày 18 tháng 1, nhiều website bao gồm Wikipedia tiếng Anh, dự án lớn nhất của Wikimedia Foundation, sẽ biểu tình phản đối một dự luật của Hoa Kỳ là SOPA, bằng cách "phủ đen" toàn bộ website (xem en:Wikipedia:SOPA). SOPA nếu được thông qua sẽ gây thiệt hại rất nghiêm trọng đối với các trang web nội dung mở và miễn phí, trong đó có Wikipedia và các dự án tri thức mở liên quan.

Do sự ảnh hưởng trên toàn cầu của SOPA, một số cộng đồng Wikipedia và các dự án liên quan (xem en:Wikipedia:SOPA initiative/Actions by other communities) cũng sẽ tổ chức phản đối theo quy mô từ lớn hay nhỏ. Vậy cộng đồng Wikipedia tiếng Việt có thể tham gia phản đối SOPA cùng với các site bạn bè của Wikimedia Foundation hay không? Tôi muốn xin ý kiến cộng đồng, dù bất cứ thành viên nào kể cả IP, về vấn đề treo biểu ngữ phản đối SOPA của Wikipedia tiếng Việt.

Thông tin thêm về SOPA có thể xem tại trang bài viết: Dự luật Đình chỉ hoạt động vi phạm bản quyền trực tuyến (hoặc trang thông tin đầy đủ hơn bằng tiếng Anh do bài viết này tại dự án chúng ta đang trong quá trình xây dựng: en:Stop Online Piracy Acten:PROTECT IP Act). Khi tham gia phản đối dự luật này, Wikimedia Foundation và các site được Quỹ quản lý chấp nhận nghiêng về một quan điểm chính trị, trái với cột trụ Thái độ trung lập của chúng ta. Bức thư từ Giám đốc Điều hành Wikimedia Foundation, bà Sue Gardner, đã giải bày mọi lo ngại của cộng đồng về việc này, xin các bạn hãy tin tưởng Wikipedia. Nguyên văn thư xem tại wmf:English Wikipedia anti-SOPA blackout. Wikimedia Foundation cũng nhận được nhiều thư ủng hộ từ các cá nhân và tổ chức, xem danh sách. (kéo xuống cuối trang)

Tham gia thảo luận, xin các bạn dùng {{Ủng hộ}} nếu đồng ý việc Wikipedia tiếng Việt tham gia phản đối SOPA, và dùng {{Phản đối}} nếu ngược lại (xin nêu rõ quan điểm phản đối của bạn). Mọi bình luận xin ghi ở mục "Ý kiến" tương ướng bên dưới. Thảo luận sẽ kết thúc khi Wikipedia tiếng Anh tiến hành kế hoạch phủ đen vào trưa ngày 18/1. --minhhuy (talk) (WMF) 15:32, ngày 17 tháng 1 năm 2012 (UTC)[trả lời]

Thảo luận

Ủng hộ

  1.  Ủng hộ. --minhhuy (talk) (WMF) 15:32, ngày 17 tháng 1 năm 2012 (UTC)[trả lời]
  2.  Ủng hộ Ohchick97 (thảo luận) 02:41, ngày 18 tháng 1 năm 2012 (UTC) Hãy ũng hộ cho sự tồn tại của Wikipedia[trả lời]
  3.  Ủng hộ ~ Violet (talk) ~ 15:42, ngày 17 tháng 1 năm 2012 (UTC)[trả lời]
  4.  Ủng hộ -- majjhimā paṭipadā Diskussion 15:45, ngày 17 tháng 1 năm 2012 (UTC)[trả lời]
  5.  Ủng hộ PRENN (tl) 15:46, ngày 17 tháng 1 năm 2012 (UTC)[trả lời]
  6.  Ủng hộ Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 15:47, ngày 17 tháng 1 năm 2012 (UTC)[trả lời]
  7.  Ủng hộ --The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 15:48, ngày 17 tháng 1 năm 2012 (UTC)[trả lời]
  8.  Ủng hộ Thainguyencc (thảo luận) 15:54, ngày 17 tháng 1 năm 2012 (UTC)[trả lời]
  9.  Ủng hộ Quangbao (thảo luận) 15:58, ngày 17 tháng 1 năm 2012 (UTC)[trả lời]
  10.  Ủng hộTnt1984 (thảo luận) 16:00, ngày 17 tháng 1 năm 2012 (UTC)[trả lời]
  11.  Ủng hộ--chú tễu (thảo luận) 16:09, ngày 17 tháng 1 năm 2012 (UTC)[trả lời]
  12.  Ủng hộ--Thành viên:Dinhxuanduyet, 23:28, ngày 17 tháng 1 năm 2012 (UTC)[trả lời]
  13.  Ủng hộ--Thành viên:Huuvinh_tv_96, 0:28, ngày 18 tháng 1 năm 2012 (UTC)
  14.  Ủng hộ--Thành viên:Kimbinhhoanvn2002, 1:46 ngày 18 tháng 1 năm 2012 (Hanoi)
  15.  Ủng hộ Chiến đấu tới cùng cho sự tự do kiến thức loài người! Ủng hộ hai tay, hai chân luôn :).Trongphu (thảo luận) 21:44, ngày 17 tháng 1 năm 2012 (UTC)[trả lời]
  16.  Ủng hộ MinhHuy viết ở trên là IP cũng có quuyền góp ý kiến, thì mình ủng hộ việc treo biểu ngữ phản đối SOPA hay là phủ đen các trang Wikipedia Tiếng Việt 24 giờ (không xem được bài). Có thế thì mọi người sẽ thấy thiếu Wikipedia quan trọng như thế nào. Hay nói theo ông Jimmy Wales là mình không phản đối chuyện ngăn chặn bớt nạn vi phạm bản quyền nhưng "Điểm chính yếu là dự luật này quy định quá rộng và quá lỏng lẻo, có nguy cơ ảnh hưởng tới nhiều hoạt động không liên quan gì tới vi phạm bản quyền." --92.50.74.26 (thảo luận) 23:51, ngày 17 tháng 1 năm 2012 (UTC)[trả lời]
    Các bạn cứ tự nhiên đề xuất ý kiến, đây là vì cả cộng đồng, bất kể là ai đã sử dụng Wikipedia. --minhhuy (talk) (WMF) 23:53, ngày 17 tháng 1 năm 2012 (UTC)[trả lời]
    Btw: chúng ta không phủ đen được bạn ạ :). Tôi đã thương lượng với thành viên Ban Cộng đồng của WMF, nhưng họ nói không muốn mang nặng tư tưởng tuyên truyền ở mọi dự án như thế :). Biểu ngữ sẽ được treo đồng thời với Wikipedia, nhưng tôi cần người hỗ trợ kiểm tra chất lượng bản dịch của m:Translation requests/WMF/English Wikipedia anti-SOPA blackout/vi, nó là thông điệp hàm súc nhất gửi tới độc giả Wikipedia tiếng Việt khi nhìn thấy biểu ngữ. Bất cứ ai dù dùng IP xin hãy hỗ trợ! --minhhuy (talk) (WMF) 00:16, ngày 18 tháng 1 năm 2012 (UTC)[trả lời]
    Phủ đen là tốt nhất, thì ngay cả những người thờ ơ nhất cũng sẽ thấy tầm quan trọng của việc phản đối dự luật này. Nhưng nếu không được, thì làm 1 biểu ngữ màu đen thật to, to nửa trang (ai muốn đọc bài phải kéo xuống), hay 1 nút chận, phải click vào mới đọc được bài. Btw: bài dịch quá hay, khâm phục MinhHuy !. --92.50.74.26 (thảo luận) 00:26, ngày 18 tháng 1 năm 2012 (UTC)[trả lời]
    Bài đó của User:Violetbonmua :). Một lần nữa xin kiểm tra thật kỹ trước khi treo biểu ngữ. --minhhuy (talk) (WMF) 00:29, ngày 18 tháng 1 năm 2012 (UTC)[trả lời]
    Tôi dịch chưa đến nửa bài mà, hic, các bạn xem sửa lại giùm, có vài chỗ khúc mắc hơi khó, bản thân tôi cũng không chắc chắn. ~ Violet (talk) ~ 02:58, ngày 18 tháng 1 năm 2012 (UTC)[trả lời]
  17.  Ủng hộ -- Lê Hải Hiệp (thảo luận) 00:48, ngày 18 tháng 1 năm 2012 (UTC)[trả lời]
  18.  Ủng hộ--Ngokhong (thảo luận) 01:13, ngày 18 tháng 1 năm 2012 (UTC)[trả lời]
  19.  Ủng hộ hết mình BeyoncetanWanna Tell Me Somethin'?Anyway, Blue Ivy Carter is her daughter! 01:16, ngày 18 tháng 1 năm 2012 (UTC)[trả lời]
     Ủng hộ
    Thành viên:SCT bỏ phiếu mà chưa kí tên. Bongdentoiac (thảo luận) 01:26, ngày 18 tháng 1 năm 2012 (UTC)[trả lời]
  20.  Ủng hộ Bongdentoiac (thảo luận) 01:26, ngày 18 tháng 1 năm 2012 (UTC)[trả lời]
  21.  Ủng hộ --SCT (thảo luận) 01:28, ngày 18 tháng 1 năm 2012 (UTC)[trả lời]
  22.  Ủng hộ -- tuankiet65 2:00,ngày 18 tháng 1 năm 2012 (UTC)
  23.  ~ STOP SOPA! ~ Lưu Nguyệt Hạ Uyên (thảo luận) 02:19, ngày 18 tháng 1 năm 2012 (UTC)[trả lời]
  24.  Ủng hộ Tranminh360 (thảo luận) 02:37, ngày 18 tháng 1 năm 2012 (UTC)[trả lời]
  25.  Ủng hộ.--Trungda (thảo luận) 04:02, ngày 18 tháng 1 năm 2012 (UTC)[trả lời]
  26.  Ủng hộ Bùi Thụy Đào Nguyên (thảo luận) 04:07, ngày 18 tháng 1 năm 2012 (UTC)[trả lời]
  27.  Ủng hộ ~~ Đôi khi, đó là cần thiết để chúng ta nói lên tiếng nói, mở rộng nguy cơ khi SOPA hoạt động. Và mình thích Blackout hơn.

Lê Đức Thọ

Phản đối

  1.  Phản đối Wiki không can thiệp được vào luật của Hoa Kỳ, lại mất công click chuột + treo biểu ngữ, mất đi tính trung lập, tóm lại mất nhiều hơn được. Clockwerk Goblin (thảo luận) 15:51, ngày 17 tháng 1 năm 2012 (UTC)[trả lời]
    Nếu không phản đối tôi e rằng tương lai đây bạn sẽ chẳng còn chỗ để mà mất công click chuột, cũng chẳng còn chỗ để mà bạn show cái tính trung lập của mình. majjhimā paṭipadā Diskussion 15:54, ngày 17 tháng 1 năm 2012 (UTC)[trả lời]
    Trời bạn à? Cái này là liên quan đến tất cả mọi dự án trên Wiki nói chung. Bên tiếng Anh họ mà bị đóng cửa là tụi mình cũng = tiêu mạng cả lũ. Tất cả các máy chủ gì đó đều nằm ở Hoa Kỳ hết. Cái này là rắn mất đầu rồi là chết hết! Phải phản đối toàn cầu thôi. Hãy chiến đấu bảo vệ nguồn kiến thức tự do cho tất cả mọi người, ai cũng có thể tiếp cận và xài được. Cái luật đó mà thành công là bao nhiêu công sức của hàng triệu người trên thế giới đã dùng để xây dựng Wiki được như ngày hôm nay = đổ xuống ống cống hết. Ờ mà tiện thể nói cho bạn biết luôn, Wiki có thể can thiệp được. Luật pháp Hoa Kỳ dựa trên chế độ dân chủ. Người dân bầu mới người làm luật. Nếu mấy người làm luật làm luật linh tinh mà "đa số" người dân không thích, họ có thể bầu người khác lên để làm theo ý họ. Dân chủ = số đông thắng = thuyết phục được người ta là mình thắng. Càng nhiều người ủng hộ thì còn lâu cái luật đó mới thành công. Bằng mọi giá, không thể để cái luật đó thành công được. Wiki muôn năm!Trongphu (thảo luận) 21:43, ngày 17 tháng 1 năm 2012 (UTC)[trả lời]
    Thật ra dự luật này chỉ giới hạn trong phạm vi lãnh thổ Mỹ và lệnh cấm chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến những người tiêu dùng Mỹ, ngăn chặn các người tiêu dùng tại Mỹ tiếp cận những trang web vi phạm bản quyền trên toàn thế giới. Nhưng vì máy chủ wikipedia (kể cả Wikipedia tiếng Việt) đặt tại Mỹ nên chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng. Nếu Wikipedia không được truy cập từ Mỹ, thì sẽ ảnh hưởng đến số người truy cập, ảnh hưởng đến nguồn quyên góp (người ở Mỹ quyên góp rất nhiều cho hoạt động của Wikpedia --nhưng chắc chắn họ sẽ không quyên góp nữa nếu không truy cập được ?), đến lúc nào đó Wikipedia không đủ nguồn tài chánh, có thể sẽ phải chấp nhận cho quảng cáo hay ngưng hoạt động ==> Wikipedia tiếng Việt "tắt bóng". Nhưng tôi tin là dự luật này chỉ gây tiếng vang để dư luận chú ý đến vấn đề vi phạm bản quyền đang ảnh hưởng nặng đến những công ty truyền thông và sản xuất phần mềm, phim, nhạc nhưng sẽ không được thông qua. Chẳng có dân biểu đảng nào ở Mỹ dám ủng hộ đông đảo cho dự luật này vì như vậy sẽ mất lòng dân, mất phiếu bầu. Thay vào đó, có thể sẽ có một luật bảo vệ bản quyền khác "nhẹ nhàng" hơn.--92.50.74.26 (thảo luận) 23:38, ngày 17 tháng 1 năm 2012 (UTC)[trả lời]
    Luật này ảnh hưởng rộng hơn thế: Google có máy chủ chính đặt tại Hoa Kỳ và nhiều top website khác cũng vậy. Khi ban bố luật, các thông tin tìm kiếm từ Google đối với các site đối tượng sẽ bị loại bỏ và cô lập hoàn toàn với thế giới web. Url của các website tự động chuyển thành dãy số IP như những năm đầu tiên Internet ra đời. Thêm vào đó, chắc chắn các tập đoàn công nghệ lớn như Microsoft sẽ tán thành dự luật, nên rõ ràng thế trận có hai hướng cân bằng chứ không phải là "không dám thông qua" đâu. --minhhuy (talk) (WMF) 23:47, ngày 17 tháng 1 năm 2012 (UTC)[trả lời]
    Ở trên mình chỉ nói riêng về wikipedia. Còn nói rộng hơn, thì hầu hết các công ty internet như google, Facebook, Yahoo thâu được lợi nhuận lớn từ quảng cáo và người tiêu dùng bên Mỹ, nhưng nếu người từ Mỹ không dùng được dịch vụ của họ, thì ảnh hưởng nặng đến doanh thu. (Hình như Google chưa thu được đồng nào từ quảng cáo hay từ người tiêu dùng Việt, mặc dù hàng triệu người Việt sử dụng miễn phí các dịch vụ của họ). Mặc dù chuyện chuyển đổi máy chủ sang quốc gia khác có thể làm được, nhưng không có đủ nguồn tài chánh thì các công ty này ngưng hoạt động, chúng ta có thể sẽ không có google, yahoo,... với dịch vụ rộng khắp và miễn phí như hôm nay nữa, nếu dự luật này được thông qua, cho dù chúng ta không ở Mỹ đi nữa. Thiếu google, yahoo hay wikipedia chắc tui chết quá ! ;) --92.50.74.26 (thảo luận) 00:03, ngày 18 tháng 1 năm 2012 (UTC)[trả lời]
    Đúng mình ủng hộ quan điểm cậu IP. Tin nhắn cho những người tưởng bên WIki tiếng Anh họ bị gì thì không liên quan tới mình: Nói chung thì họ là thủ lĩnh, cái đầu, như ông Jimmy Wales muốn làm gì thì làm à. Bên đó chết là tụi mình cũng chết theo luôn và tất cả những cộng đồng trên thế giới. Mà bạn IP cũng đừng nên coi thường, cũng có khá nhiều nhà làm luật ủng hộ nó đấy chứ. Vì sợ luật này có thể thành công nên Wiki mới quyết định lên tiếng phản đối (đây cũng là lần đầu tiên toàn thể Wiki làm vậy từ lúc khai sinh, chứng tỏ tầm rất quan trọng của nó). Ai thắng ai thua thì chưa biết đâu, đừng mừng vội bạn à. Phải quyết tâm phản đối và kêu gọi càng nhiều người càng tốt. Khi người dân đã ủng hộ rồi, ai dám ủng hộ luật này = cho ra rìa = người dân bầu người khác lên nắm quyền. Cái này ảnh hưởng rất lớn và những người đặt đề xuất đã những luật này theo như mình toàn là những người giàu và keo kiệt. Không muốn người dân tiếp cận được với các kiến thức miễn phí (họ tham tiền, bắt người dân trả tiền mới được xài nguồn. Cái gì cũng bắt mua bản quyền rồi mới được xài). Mà bản quyền bên Mỹ đắt cắt cổ con nít. Cái luật này rõ ràng là hành đồng keo kiệt và mục đích kiếm tiền cho một số nhóm người. Ban đầu nghe có vẻ hợp lí vì nó bảo về bản quyền những thực chất nó là cái mác để lừa đảo và trấn lột tiền của mọi người, cái này gọi là lấy của công cho vào túi riêng.Trongphu (thảo luận) 00:43, ngày 18 tháng 1 năm 2012 (UTC)[trả lời]
    Luật này, nếu không sửa đổi, sẽ ảnh hưởng đến toàn cầu. Sử dụng miễn phí dịch vụ của wikipedia và google lâu rồi, nay là lúc phải làm chút gì cho họ để tỏ lòng cảm ơn. Và giúp mình nữa chứ. --92.50.74.26 (thảo luận) 04:55, ngày 18 tháng 1 năm 2012 (UTC)[trả lời]

Ý kiến

Wiki tiếng anh sẽ tạm ngừng hoạt động để phản đối phải không?123.24.220.17 (thảo luận) 15:36, ngày 17 tháng 1 năm 2012 (UTC)[trả lời]

Không, họ phủ đen nội dung đối với truy cập từ Hoa Kỳ và click chuột để tiếp tục đọc bài, các truy cập bên ngoài Hoa Kỳ chỉ thấy biểu ngữ đầu trang. --minhhuy (talk) (WMF) 15:37, ngày 17 tháng 1 năm 2012 (UTC)[trả lời]
Uhm, vậy mình thấy cách treo biểu ngữ này cũng phù hợp với wiki tiếng việt để phản đối dự luật sắp đưa ra.123.24.220.17 (thảo luận) 15:41, ngày 17 tháng 1 năm 2012 (UTC)[trả lời]
Sao truy cập từ Việt Nam cũng bị phủ đen nội dung? ~ Violet (talk) ~ 05:24, ngày 18 tháng 1 năm 2012 (UTC)[trả lời]
Bạn click vào chử Learn more, rồi từ đó đi tiếp là được. sao wiki tiếng Việt không làm giống như vậy nhỉ ? --92.50.74.26 (thảo luận) 05:31, ngày 18 tháng 1 năm 2012 (UTC)[trả lời]
Không đâu, trừ trang đó ra các trang còn lại đều tắt đèn hết. Kết quả thảo luận là phủ đen Hoa Kỳ, nhưng WMF đưa quyết định là toàn cầu, có viết trong thư của Sue Gardern rồi mà. Wikipedia tiếng Ý cũng phủ đen, nhưng click là được, lý do Wiki tiếng Việt không làm thì tôi có viết rồi. --minhhuy (talk) (WMF) 05:36, ngày 18 tháng 1 năm 2012 (UTC)[trả lời]
Và cái này mới là thay đổi gần đây: Vô hiệu hóa sửa đổi trong 24 tiếng, chỉ có Tiếp viên và Nhân viên mới sửa được. --minhhuy (talk) (WMF) 05:39, ngày 18 tháng 1 năm 2012 (UTC)[trả lời]
Đúng là không sửa bài được, nhưng đi đường vòng đọc được. Mình làm giống bên tiếng Anh và tiếng ý đi MinhHuy, Có thế thì những người thờ ơ nhất cũng phải lên tiếng. Tôi còn muốn đề xuất viết thêm câu (chữ nhỏ thôi, phía dưới) "Nếu muốn đọc bài, bạn hãy kéo chuột xuống dưới. Nhưng: Bạn hãy nghĩ đến, nếu mai không còn Wikipedia nữa ?!" hay tương tự. Banner của mình, người ta đóng được, không gây tác dụng lớn. --92.50.74.26 (thảo luận) 05:50, ngày 18 tháng 1 năm 2012 (UTC)[trả lời]
Cộng đồng chưa đồng thuận thì không thể làm được. Tôi có thể sửa mã nguồn để tạo màn đen bao phủ toàn bộ trang, nhưng sẽ ảnh hưởng tới người khác. Chúng ta đã hoàn thành nhiệm vụ ủng hộ rồi, giờ chỉ cần ký tên kiến nghị thôi :). Không cần làm lớn ra làm gì. --minhhuy (talk) (WMF) 06:56, ngày 18 tháng 1 năm 2012 (UTC)[trả lời]

Phản đối cũng chả được cái tích sự gì, wiki là cái gì mà can thiệp được vào luật của Hoa Kỳ? Clockwerk Goblin (thảo luận) 15:49, ngày 17 tháng 1 năm 2012 (UTC)[trả lời]

Tôi thấy mấy bài về lịch sử trên đây hình phần lớn chép từ sách ra. Nếu mà bị phạt thì cái Wikipedia này toi luôn. Thainguyencc (thảo luận) 15:58, ngày 17 tháng 1 năm 2012 (UTC)[trả lời]
Theo mình nghĩ SOPA và PIPA gây ra sự phẫn nộ với cộng đồng giới thanh thiếu niên người Mỹ và nhiều người tự do khác. Wikipedia Tiếng Anh làm vậy để phản đối hai dự luật này là một điều tất yếu như những tổ chức khác. Nhưng mình nghĩ những người quan tâm về vấn đề này là những người hướng về nước Mĩ và người bản địa. Cộng đồng thành viên tại Việt Nam cũng chẳng mấy chú ý đâu, chuyện nội bộ nước Mỹ để người Mỹ tự giải quyết, Việt Nam chúng ta chẳng liên quan và cũng chẳng cần dính đến luật pháp Hoa Kì làm gì, đó rất có thể là suy nghĩ của nhiều người Việt Nam. Nên tập trung viết bài là tốt nhất, đừng vì thế mà sao lãng :) Lưu Nguyệt Hạ Uyên (thảo luận) 16:07, ngày 17 tháng 1 năm 2012 (UTC)[trả lời]
Nếu Wikimedia Foundation bị hạn chế hoặc cấm hoạt động thì tất cả Wiki cũng bị ngừng hoạt động. Wiki tiếng Việt có máy chủ đặt ở Hoa Kỳ thì phải.123.24.220.17 (thảo luận) 16:10, ngày 17 tháng 1 năm 2012 (UTC)[trả lời]
Không những máy chủ ở HK mà còn hoạt động tuân thủ theo pháp luật Hoa Kỳ. Cho nên dù là wiki tiếng Việt nhưng vẫn phải chịu ảnh hưởng của luật Hoa Kỳ chứ sao lại không nhỉ? majjhimā paṭipadā Diskussion 16:15, ngày 17 tháng 1 năm 2012 (UTC)[trả lời]
Cộng đồng tiếng Việt cũng có thể ủng hộ chống lại SOPA và PIPA, góp sức với các dự án ngôn ngữ khác, nhưng việc Chính phủ Hoa Kỳ có chịu nhìn vào sự phản đối này hay không thì lại là vấn đề khác. Ý mình không phải là cho qua việc này, mình trung lập ở đây và không ủng hộ cũng không phản bác ai hết, đây là mục Ý kiến mà, rất có thể chuyện này không gây sự chú ý lắm đến cộng đồng những thành viên sống tại Việt Nam, họ cũng có thể những dự luật ấy là gì bởi nhiều thuật ngữ pháp luật khó hiểu. Nếu muốn kêu gọi sự chú ý của các thành viên thì trước hết cho họ hiểu SOPA thực sự là gì đã và mối nguy hại nó đối với các tổ chức Lưu Nguyệt Hạ Uyên (thảo luận) 16:25, ngày 17 tháng 1 năm 2012 (UTC)[trả lời]
Bạn có thể xem trước một ít thông tin ở đây, đâyđây để hiểu rõ hơn về luật này trong lúc chờ bài chi tiết hoàn thiện. Những ai có quan tâm mời giúp sức. ~ Violet (talk) ~ 18:15, ngày 17 tháng 1 năm 2012 (UTC)[trả lời]
@Lưu Nguyệt Hạ Uyên: Cộng đồng Wikimedia Foundation muốn nhận được sự ủng hộ nhiều hơn nữa từ các dự án địa phương chứ không phải chỉ Wikipedia tiếng Anh. Các chi hội tại các quốc gia có thể xúc tiến công việc phản đối dễ dàng hơn, nhưng do chúng ta không có chi hội tài trợ, cách ủng hộ duy nhất là treo biểu ngữ tán thành và thúc đẩy niềm tin cho các dự án bạn. Wikipedia và các dự án Wikimedia Foundation là một khối thống nhất, nếu SOPA được thông qua nó cũng sẽ làm tổn hại đến tất cả các dự án wiki và rất nhiều website thông tin khác (ở đây tôi không nhắc đến website lưu trữ tài nguyên trực tuyến). --minhhuy (talk) (WMF) 23:36, ngày 17 tháng 1 năm 2012 (UTC)[trả lời]

Xin giúp tôi rà soát thông tin và chỉnh sửa văn phong tại Wikipedia:Phản đối SOPA. Xin cảm ơn. --minhhuy (talk) (WMF) 01:55, ngày 18 tháng 1 năm 2012 (UTC)[trả lời]

Mình đồng ý về sự khẳng định của bạn, vấn đề mà mình đang đặt ra ở đây là các thành viên Việt Nam có để tâm đến nó không, một dự luật Hoa Kì sắp được thông qua. Để được sự chú ý của thành viên, thì cái đích cuối cùng là nếu SOPA được chấp thuận, cộng đồng Wikipedia và các dự án, nhiều tổ chức web lớn trên thế giới sẽ bị hạn chế (thậm chí ngăn cấm), như là một kiểu thâu tóm lại tất cả rồi đánh đồng hàng hoạt, rất nhiều vấn đề tiêu cực sẽ nảy sinh ra từ việc sau khi SOPA được Hoa Kỳ chấp thuận, đó là nhận thức mọi người cần hiểu ở đây, nếu SOPA thông qua, hãy mường tượng đến sẽ không có Wikipedia tiếng Việt tồn tại, rồi họ sẽ ý thức được hướng đấu tranh riêng cho mình. Mình cũng bỏ ra 1 vote đây :). Wikipedia:Phản đối SOPA xem qua ổn đấy, không có gì trục trặc đâu Lưu Nguyệt Hạ Uyên (thảo luận) 02:15, ngày 18 tháng 1 năm 2012 (UTC)[trả lời]
Mẫu xem trước biểu ngữ: https://vi.wikipedia.org/wiki/Wikipedia:Ph%E1%BA%A3n_%C4%91%E1%BB%91i_SOPA?banner=vi_SOPA --minhhuy (talk) (WMF) 03:17, ngày 18 tháng 1 năm 2012 (UTC)[trả lời]
Đẹp lắm bạn Huy! BeyoncetanWanna Tell Me Somethin'?Anyway, Blue Ivy Carter is her daughter! 03:32, ngày 18 tháng 1 năm 2012 (UTC)[trả lời]
Đề nghị sửa lại chút ít : Dự luật SOPA (Đình chỉ hoạt động vi phạm bản quyền trực tuyến) đang được bàn thảo tại Quốc hội Hoa Kỳ có thể đe dọa sự tồn tại của Wikipedia. Với mục đích bảo vệ quyền tác giả, luật đã đề xướng các biện pháp ngăn chặn truy cập internet, làm tổn hại nghiêm trọng đến Wikipedia và Internet mở ...... Wikipedia tiếng Việt, cùng nhiều trang web khác, cũng sẽ bị ảnh hưởng nếu dự luật được thông qua. Viết vậy mới trung lập ! Cũng như nên cho câu:"Chúng tôi cần tiếng nói của bạn:" xuống dòng, để gây chú ý hơn. Mới chỉ là dự luật do một nhóm dân biểu khởi xướng và chưa chắc được cả quốc hội thông qua, thì không thể dùng câu khẳng định "Dự luật SOPA của Quốc hội Hoa Kỳ" được. Đối với cách dùng từ đặc thù của người Việt, dùng câu này có thể gây hiểu lầm, cả trong thư ngỏ phía dưới cũng nên sửa. Và dùng chữ "giải pháp" (như hiện nay) là sai, có hàm ý positiv, không trung lập, dùng chữ "biện pháp" thì tốt hơn. Nên thêm chữ "có thể" vào vài câu để tránh thế khẳng định, như là "Wikimedia Foundation, có thể sẽ buộc phải loại bỏ hết các liên kết web...". Chỉ là ý kiến cá nhân của riêng tôi.--92.50.74.26 (thảo luận) 03:40, ngày 18 tháng 1 năm 2012 (UTC)[trả lời]
Sửa vài chỗ. Bạn cứ chỉnh sửa thêm tự nhiên, bản duyệt cuối cùng còn khoảng 1 tiếng nữa. Xin tiếp tục chỉnh sửa thư của Sue Gardner tại Meta-Wiki, tôi có thể cập nhật nó khi cần ở foundationwiki. Và cả SOPA và PIPA nữa. --minhhuy (talk) (WMF) 03:51, ngày 18 tháng 1 năm 2012 (UTC)[trả lời]
Hay là viết : Nhân danh mục đích bảo vệ quyền tác giả, luật đã đề xướng các biện pháp hạn chế truy cập internet, có thể làm tổn hại nghiêm trọng đến Wikipedia.... Hay là "luật đã đề xướng các biện pháp hạn chế truy cập internet, nếu luật được thông qua sẽ làm tổn hại nghiêm trọng đến Wikipedia" --92.50.74.26 (thảo luận) 03:53, ngày 18 tháng 1 năm 2012 (UTC)[trả lời]
  •  Ý kiến HAY LẮM! Thấy nhiều người quan tâm và ủng hộ mình cũng mừng cho Wiki ta có lực lượng mạnh sẵn sàng hợp tác chiến đấu khi cần (nói theo kiểu phóng đại đó mà :D). Dù có cãi vả nhưng khi có chuyện gì ảnh hưởng đến cộng đồng nói chung, chúng ta đều bỏ hết qua một bên và cùng sát cánh bên nhau như người một nhà. Wiki muôn năm và trường tồn YO!!!03:54, ngày 18 tháng 1 năm 2012 (UTC)
"Trong trường hợp xuất nhất, Wikipedia sẽ bị vô hiệu hóa do tắc nghẽn truy cập từ Mỹ". => Trong trường hợp xấu nhất, Wikipedia sẽ bị vô hiệu hóa do bị tắc nghẽn truy cập từ Mỹ. Còn đang đọc. --92.50.74.26 (thảo luận) 04:12, ngày 18 tháng 1 năm 2012 (UTC)[trả lời]
"SOPA buộc các tổ chức cung cấp dịch vụ thanh toán như PayPal phải vô hiệu hóa tài khoản giao dịch đến các trang web bên ngoài nước Mỹ". Câu này gây hiểu lầm. => "SOPA buộc các tổ chức cung cấp dịch vụ thanh toán như PayPal phải vô hiệu hóa tài khoản giao dịch đến các trang web bên ngoài nước Mỹ, nếu bị nghi ngờ" hay SOPA buộc các tổ chức cung cấp dịch vụ thanh toán như PayPal phải vô hiệu hóa tài khoản giao dịch đến các "trang web vi phạm" bên ngoài nước Mỹ.

Đã thêm biểu ngữ tại Wiktionary tiếng Việt, bảo quản viên tại các dự án tiếng Việt khác nếu có thể xin đồng hành cùng với Wikipedia (chú ý làm theo hướng dẫn ở đây để căng biểu ngữ ra toàn trang). --minhhuy (talk) (WMF) 08:52, ngày 18 tháng 1 năm 2012 (UTC)[trả lời]

  • Không, họ phản đối vì nó có thể ảnh hưởng đến việc truy cập một số website mà bản thân họ ưa thích, không liên quan đến vấn đề chính trị. ~ Violet (talk) ~ 09:36, ngày 18 tháng 1 năm 2012 (UTC)[trả lời]
    Tôi không rõ ở Việt Nam có thực trạng nào hay không. Nhưng việc các thành viên từ Việt Nam lo ngại về sự an toàn của dự án mà chúng ta đang làm việc đây, với những mối đe dọa mà nó gây nên cho toàn bộ hệ thống Wikipedia chứ không riêng gì tại Mỹ, thì chẳng có gì để gọi là buồn cười cả (?). --minhhuy (talk) (WMF) 09:43, ngày 18 tháng 1 năm 2012 (UTC)[trả lời]
    Tôi thì chỉ quan tâm tới việc làm sao người dân nghèo có thể tiếp cận với các tri thức họ cần với giá phải chăng mà thôi; rõ ràng quyền được học hành, được hiểu biết là quyền của tất cả mọi người chứ không phải là đặc quyền của một số cá nhân giầu có. Sự tồn tại của wikipedia có liên quan không nhỏ tới vấn đề này - rõ ràng đây là một trang mạng giúp cho những người dân thuộc tầng lớp thấp có thể tiếp cận với thông tin và tri thức - dù không ở mức chuyên sâu như trong sách vở. Vi phạm bản quyền đương nhiên là xấu nhưng có ai hỏi vì cái gì mà người dân bị đẩy tới mức phải vi phạm bản quyền không ? Nói thẳng ra ở VN cứ 10 người thì hẳn 7,8 người xài phần mềm "lụi" hay tải sách từ trên mạng rồi chứ chả mấy ai có tiền mua 1 cuốn sách xịn với giá 40-50 đô la cả. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 10:09, ngày 18 tháng 1 năm 2012 (UTC)[trả lời]
    @NHD:Tôi chỉ đọc hiểu được cơ bản về trang [3], nhưng cũng khái quát được nó viết về cái gì, và cũng hiểu bạn đáng muốn nói điều gì. Có lẽ chúng tôi, một bộ phận của người dân Việt Nam chưa ý thức được hết những gì 'bài báo' viết và những hệ quả của nó tới tương lai của mình và thế hệ tiếp theo. Giải thích cho vấn đề này, những gì chúng tôi quan tâm chưa liên quan đến nọi dung được đề cập, do đó chúng tôi không ý kiến. Nhưng SOPA thì khác, nó liên quan đến vi.wikipedia, những thứ mà các thành viên vi.wikipedia mà bạn đang chế nhạo kia lại quan tâm đến, tôi không muốn mà một ngày vi.wikipedia truy cập chập chờn chỉ vì không đủ kinh phí để duy trì. Chỉ thế thôi.--chú tễu (thảo luận) 11:46, ngày 18 tháng 1 năm 2012 (UTC)[trả lời]
    Nói chung là tôi cảm thấy khá buồn khi DHN nói vậy. Dù không ở Việt Nam, tại sao việc mà chúng ta đang làm đây lại mất đi cái ý nghĩa của nó được. Các thành viên Wikipedia có quyền phản đối một việc mà họ cho là làm tổn hại đến dự án nói chung. SOPA là mối nguy hiểm nhất hiện giờ của Wikipedia, các thành viên bày tỏ quan điểm của mình, muốn cả thế giới biết việc tồn tại của Wikipedia có ý nghĩa quan trọng như thế nào (dù kết qua có thế nào đi nữa), điều đó là chính đáng chứ không có gì phải đau lòng hay buồn cười cả. Kiểm soát internet ở Việt Nam là vấn đề luôn tồn tại, nhưng nó không ảnh hưởng đến Wikipedia vì luật pháp Việt Nam không thể ràng buộc một tổ chức Hoa Kỳ được, tại sao lại nhắc đến nó trong khi chúng ta đang bàn về vấn nạn chung của cả hệ thống? --minhhuy (talk) (WMF) 13:29, ngày 18 tháng 1 năm 2012 (UTC)[trả lời]
  • Nhắc lại cho NHD nhớ chứ nhiều khi NHD quên hoặc lẫn lộn: Wiki tiếng Việt chứ không phải của người Việt. Vậy việc chúng tôi, những người ở VN, phản đối chính sách này có liên quan hay nhập nhằng gì đến vấn đề của chính quyền Việt Nam mà phải đáng cho bạn đau lòng và buồn cười?!! Hơn nữa, chỉ có những người Việt đang sống dưới chế độ thực tại ở VN mới có quyền đau lòng hay buồn cười trong trường hợp này. majjhimā paṭipadā Diskussion 14:44, ngày 18 tháng 1 năm 2012 (UTC)[trả lời]
    Thảo luận có một đoạn được cho là không phù hợp và được xóa bởi Trần Nguyễn Minh Huy (thảo luận · đóng góp) lúc 15:11, ngày 18 tháng 1 năm 2012 (UTC).[trả lời]