Wikipedia:Phản đối SOPA
Xin hỗ trợ phản đối SOPA và PIPA vì sự tồn tại của Wikipedia!
sửaDự luật Đình chỉ hoạt động vi phạm bản quyền trực tuyến (SOPA) và Dự luật Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (PIPA) đang được bàn thảo tại Quốc hội Hoa Kỳ có thể đe dọa sự tồn tại của Wikipedia. Vì vậy chúng tôi cần bạn tham gia phản đối để bảo vệ cộng đồng chúng ta.
Các dự luật này nhằm cải thiện luật sở hữu trí tuệ trên internet. Tuy nhiên những đề xướng mà nó đưa ra đã biến thế giới mạng thành nơi bị kiểm duyệt, tàn phá các trang web nội dung mở và tự do, Wikipedia là một trong những đối tượng sẽ chịu thiệt hại nặng nề.[1]
Có bốn vấn đề chính đe dọa Wikipedia và Wikimedia Foundation:[2]
- Hoa Kỳ có thể áp dụng lệnh cấm truy cập đến các trang web bị cáo buộc là vi phạm bản quyền. Các trang web đó bị loại bỏ khỏi các công cụ tìm kiếm, ngắt kết nối DNS, cấm xử lý giao dịch và cấm quảng cáo. Wikipedia, được định nghĩa là một công cụ tìm kiếm điều hành bởi luật pháp Bang Florida, gồm Wikipedia tiếng Việt hợp thành một khối thống nhất các dự án tri thức mở của Wikimedia Foundation, có thể sẽ buộc phải loại bỏ hết các liên kết web, các chú thích và nguồn tham khảo đến các trang bị tình nghi là vi phạm bản quyền. Khái niệm về "sự vi phạm bản quyền" mà các dự luật đưa ra là mơ hồ và khiến cho mọi trang web bị kiểm duyệt. Wikipedia tiếng Việt hoạt động được nhờ các tình nguyện viên và độc giả. SOPA và PIPA đều buộc chúng ta phải tạo ra thêm nhiều tài nguyên để quản lý các liên kết web, tạo ra gánh nặng đối với sứ mệnh của chúng tôi: khuyến khích sự tham gia cộng tác để xây dựng một bách khoa toàn thư mở. Nếu Wikipedia tiếng Việt không đáp ứng các yêu cầu của SOPA/PIPA, mối đe dọa sẽ đến từ các khoản quyên góp tài chính tự nguyện. Sự chính xác về nội dung, tính trung lập và minh bạch về bản quyền là nguyên tắc cơ bản của Wikipedia. Các dự luật này đang và sẽ khiến chúng tôi gặp nguy hiểm.
- SOPA hạn chế các phần mềm mạng ảo và proxy. Ở một số quốc gia đang bị kiểm duyệt internet như Trung Quốc, đó là những công cụ cơ bản giúp độc giả truy cập Wikipedia.
- SOPA gây tổn hại cho an ninh mạng. Trình duyệt của bạn kết nối với máy chủ thông qua các dữ liệu từ hệ thống DNS. Các kết nối an toàn sẽ được hệ thống xác nhận để đảm bảo bạn được đưa tới một trong những máy chủ mà bạn yêu cầu. Nếu nhiều kết nối từ các trình duyệt khác nhau bị DNS xác nhận là không an toàn (tình nghi vi phạm bản quyền), các truy cập sẽ bị tắc nghẽn.[3] Trong trường hợp xấu nhất, Wikipedia sẽ bị vô hiệu hóa do tắc nghẽn truy cập từ Mỹ.
- SOPA và PIPA đều buộc các tổ chức cung cấp dịch vụ thanh toán như PayPal phải vô hiệu hóa tài khoản giao dịch đến các "trang web vi phạm" bên ngoài Hoa Kỳ. Chỉ cần nghi ngờ, SOPA/PIPA lập tức thi hành lệnh, không cần xét xử các trang web đó. Từ đó đe dọa đến vấn đề tài chính của các trang web không thể tự bảo vệ bản thân hoặc không đáp ứng các yêu cầu ở Hoa Kỳ.[4] Việc này không ảnh hưởng trực tiếp đến Wikipedia, vì chúng tôi có máy chủ ở Hoa Kỳ, nhưng có thể sẽ ảnh hưởng đến các chi hội địa phương và các hiệp hội tài trợ liên kết với Wikimedia Foundation trên toàn thế giới.
Chúng tôi cho rằng tất cả mọi người nên có quyền truy cập tài liệu giáo dục trên một phạm vi đối tượng rộng lớn, ngay cả khi họ không có khả năng chi trả cho nó. Chúng tôi tin vào một hệ thống internet mở và tự do, nơi mà mọi người có thể chia sẻ thông tin mà không gặp trở ngại nào. Wikipedia có một chính sách nghiêm ngặt về quyền tác giả, thái độ trung lập, và sự tôn trọng về vấn đề riêng tư của mọi người. Chúng tôi cực kỳ chú trọng đến bản quyền, nhưng cái cách mà SOPA/PIPA tiến hành gây hậu quả xấu tới thế giới internet và lỏng lẻo về mặt pháp lý. Chúng tôi không thể cho phép SOPA/PIPA vi phạm nguyên tắc trung lập bằng cách loại bỏ những nguồn web mà chúng nó cho là trái pháp luật mà không hề ban bố cáo buộc công khai. Chúng tôi không muốn nghiêng về một quan điểm chính trị, nhưng chúng tôi thật sự đang bị đe dọa, SOPA/PIPA sẽ phá hỏng các nguyên tắc đã giúp Wikipedia trở nên có ý nghĩa to lớn như ngày hôm nay.
Wikipedia, gồm phiên bản ngôn ngữ tiếng Việt và các ngôn ngữ khác, phải tham gia biểu tình phản đối vì những lý do trên. Ngoài chúng tôi, nhiều tổ chức khác cũng tham gia phản đối, tiêu biểu là AOL, Creative Commons, eBay, Electronic Frontier Foundation, Facebook, Google, Internet Foundation, Kaspersky, Mozilla, Phóng viên không biên giới, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, Twitter và Yahoo.[5] Và không loại trừ khả năng sẽ tổ chức thêm những biện pháp phản đối khác trong ngắn hạn nếu thật sự cần thiết.
- Chú thích
- ^ “SOPA hearings cast debate as old media vs. new media”. Washington Post. 6 tháng 12 năm 2011. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2012.
- ^ Brigham, Geoff (13 tháng 12 năm 2011). Wikimedia Foundation (biên tập). “How SOPA will hurt the free web and Wikipedia”. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2012.
- ^ “SOPA could harm security on the internet”. SC Magazine. 16 tháng 12 năm 2011. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2012.
- ^ Timm, Trevor (7 tháng 11 năm 2011). Electronic Frontier Foundation (biên tập). “The Stop Online Piracy Act: A blacklist by Any other Name is Still a Blacklist”. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2012.
- ^ Center for Democracy & Technology biên tập (15 tháng 1 năm 2012). “List of Those Expressing Concern With #SOPA and #PIPA”. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2012.
Cách tham gia phản đối
sửaChúng tôi cần tiếng nói của bạn!