Wikipedia:Dữ liệu nhân vật

(Đổi hướng từ Wikipedia:Persondata)

Dữ liệu nhân vậtsiêu dữ liệu để thêm vào mục nhân vật. Siêu dữ liệu này có thể được trích ra và phân tích tự động (khác với nội dung thường ở Wikipedia). Nó bao gồm tập hợp dữ liệu chuẩn chứa thông tin cơ bản về nhân vật, thí dụ tên, ngày sinh, nơi sinh, v.v. Sau khi được phân tích, siêu dữ liệu này có thể được sử dụng trong chức năng tìm kiếm nâng cao (thí dụ ở Google), phân tích thống kê, xếp thể loại tự động, và danh sách người sinh trong mục ngày. Bảng dữ liệu nhân vật không thay đổi bài viết đối với độc giả, tại vì nó bị giấu đi theo mặc định, người dùng phải sửa tập tin định kiểu cá nhân để hiển thị bảng này.

Vào ngày 12 tháng 6 năm 2006, dự án gắn bảng dữ liệu nhân vật mới bắt đầu, nên chỉ −1 bài có bảng này ở Wikipedia tiếng Việt. Tuy nhiên, vào ngày 11 tháng 6, Wikipedia tiếng Anh có vào khoảng 4.000 bài được bảng này, và Wikipedia tiếng Đức có hơn 100.000 bài như vậy. Chúng ta mong là mai mốt hệ thống này sẽ thay cho tiêu bản {{Thời gian sống}} hiện có, nhưng bây giờ vẫn phải sử dụng tiêu bản đó để xếp bài vào thể loại.

Cách sử dụng bảng

sửa

Để sử dụng bảng {{Dữ liệu nhân vật}}, hãy chép mã nguồn ở dưới vào cuối mục nhân vật, chẳng hạn ngay trước các dòng thể loạiliên kết liên wiki.


Hoặc bằng tiếng Anh (chỉ được hỗ trợ tạm thời):


Lưu ý là các tham số phải được viết bằng chữ hoa, để dễ phân tích mã nguồn hơn.

Xong thì điền các trường dữ liệu. Xin làm chắc chắn là các tên phương Tây được viết với họ đằng trước (giống khi xếp thể loại). Đừng dời những dòng không có thông tin: nếu người trong bài vẫn còn sống, xin để hai dòng trống LÚC MẤTNƠI MẤT (hay DATE OF DEATHPLACE OF DEATH). Đây là thí dụ bảng được điền chính xác:


Hiển thị bảng

sửa

Bảng dữ liệu nhân vật được giấu khỏi độc giả theo mặc định. Để hiển thị nó, cần phải sửa đổi tập tin định kiểu cá nhân. Bạn phải đăng nhập trước tiên, rồi tạo ra tập tin định kiểu của bạn và cộng thêm mã nguồn ở dưới:

table.metadata {display: block;}
table.metadata {display: table;}

Nếu bạn coi được bảng ngay bên dưới về Ferdinand Magellan, bạn đã hiển thị bảng dữ liệu nhân vật.


Để giấu bảng này lại, chỉ việc dời dòng mã nguồn ở trên khỏi tập tin định kiểu.

Trường dữ liệu

sửa

Các trường dữ liệu TÊN, TÊN KHÁC, TÓM TẮT, LÚC SINH, NƠI SINH, LÚC MẤT, và NƠI MẤT được sử dụng để xây một hồ sơ về nhân vật. Tập hợp dữ liệu này có thể được mở rộng mai mốt:

Trường dữ liệu Thí dụ
TÊN

Magellan, Ferdinand
Bush, George Walker
Beethoven, Ludwig van
Van Zandt, Townes
Brutus của Troy
King, Martin Luther, Jr.

TÊN KHÁC

Magalhães, Fernão de (tiếng Bồ Đào Nha); Magallanes, Fernando de (tiếng Tây Ban Nha)
Clemens, Samuel Langhorne (tên thật)

TÓM TẮT

nhà thám hiểm hàng hải
nhà triết học Đức
nhà văn theo chủ nghĩa vô chính phủ
Tổng thống Hoa Kỳ thứ 39

LÚC SINH

1480
25 tháng 10, 1806
khoảng 470 TCN

NƠI SINH

Sabrosa, Bồ Đào Nha
Texas, Hoa Kỳ
Newark, New Jersey, Hoa Kỳ

LÚC MẤT

27 tháng 4, 1521
tháng 1, 1945
1421

NƠI MẤT

Đảo Mactan, Cebu, Philippines
Núi Juliet, Tennessee, Hoa Kỳ

Hiện không cần thiết các liên kết nội bộ trong bảng dữ liệu, nhưng có thể hữu ích vào tương lai. Xin đừng bắt đầu các giá trị với chữ hoa (trừ khi từ đầu tiên là danh từ riêng hay từ chữ đầu), để các chương trình ứng dụng sẽ có thể phân biệt giữa danh từ chung và danh từ riêng, chẳng hạn để bỏ các giá trị này trong câu. Tiêu bản này sẽ tự động đổi thành chữ hoa khi hiển thị bài.

Khi đưa vào tên của nhân vật có tên phương Tây, sử dụng định dạng này: [họ], [tên] [các tên lót], [hậu tố]. Thường định dạng này dễ hiểu, thí dụ George W. Bush ("George Walker Bush") là "Bush, George Walker". Tuy nhiên, có lúc khi sẽ khó chọn họ. Khi không biết rõ, cố gắng nhớ cách mà một từ điển in trên giấy sẽ xếp tên này. Chẳng hạn Ludwig van Beethoven được xếp theo "Beethoven", trong khi Townes Van Zandt được xếp theo "Van Zandt". (Đây là một lý do phải đừng phân biệt chữ hoa và chữ thường trong các giá trị của bảng này.) Ngoài ra, các tên Tây Ban Nha và Mỹ Latinh thường có tên họ nhiều phần, nhưng phải xếp theo phần đầu của tên họ: Vicente Fox ("Vicente Fox Quesada") là "Fox Quesada, Vicente". Nếu bạn chưa chắc chắn về điều này, nên hỏi một người đã quen về nhân vật này hay một người quen với văn hóa đó, hoặc tra cứu một hướng dẫn danh mục như là AACR2.

Thường đưa vào tên đầy đủ của nhân vật thì tốt, để các tên giống nhau không bị mâu thuẫn. Tuy nhiên, đừng bao gồm các từ xưng hô (như là "Bác", "TS", "GS", "Dr.", "Prof.", hay "PhD"), và thường chỉ nên đưa danh hiệu vào trường TÓM TẮT (hay TÊN KHÁC nếu danh hiệu đó rất dứt khoát, thí dụ bao gồm thứ tự).

Ngày tháng

sửa

Hãy đưa vào thông tin ngày tháng theo định dạng [[x tháng y]], [[zzzz]]. Xin sử dụng lịch Gregory (thay vì âm lịch hay lịch Julian). Nếu năm sinh/mất trong âm lịch có quan trọng, hãy theo định dạng [[x tháng y]], [[zzzz]] (năm [[A B]]). Nếu ngày tháng bị tranh luận, hãy bỏ dấu hỏi đằng sau như [[x tháng y]]?, [[zzzz]] (nếu ngày hay tháng bị tranh luận) hay như [[x tháng y]], [[zzzz]]? (nếu cả năm bị tranh luận).

Nếu đã đưa vào nơi sinh/mất, hãy sử dụng giờ địa phương nếu có thể; không có thì hãy sử dụng Giờ phối hợp quốc tế.

Địa danh

sửa

Hãy đưa vào thông tin đầy đủ của nơi sinh và mất (nếu có), thí dụ làng Kim Liên sẽ được đưa vào là "làng Kim Liên, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, Việt Nam". Với những nước không bao gồm những tên cấp ("quận", "tỉnh", "bang") trong địa chỉ, không cần đưa tên cấp vào.

Giữ những địa danh của thời nhân vật. Alexandre de Rhodes mất tại "Ispahan, Ba Tư", chứ không phải "Ispahan, Iran", tại vì nước đó chưa đổi tên thành Iran vào thời của Alexandre de Rhodes.

Mục đích

sửa

Nếu không có định dạng chuẩn thì khó lấy thông tin hữu ích từ các mục nhân vật, và cũng không thể tự động xếp các bài nhân vật theo chữ cái, tại vì các tên phương Tây thường bắt đầu với tên cá nhân. Sau khi thêm siêu dữ liệu chuẩn vào các bài này, chúng ta có thể ứng dụng thông tin ở Wikipedia cho nhiều sản phẩm khác, như là Wikipedia trên CD-ROM, công cụ tìm kiếm chuyên về Wikipedia, v.v., và cũng có thể ứng dụng thông tin này để bổ sung các mục năm, mục ngày, và bài địa danh liên quan. Bảng này cũng có thể làm tờ phiếu để học sinh học nhanh. Mong là chức năng này chỉ là một trong nhiều bước để cải tiến Wikipedia với nội dung có ngữ nghĩa.

Cách trích ra dữ liệu

sửa

Trích ra dùng Python

sửa

Có thể dùng khuôn khổ pywikipediabot (bằng Python) để tìm kiếm các bài dùng tiêu bản Dữ liệu nhân vật,[1] lấy nội dung,[2], và lọc thông tin giữa </code>. ===Trích ra từ cơ sở dữ liệu SQL=== Dùng truy vấn [[SQL]], có thể lọc ra dữ liệu nhân vật khỏi những bài Wikipedia được lưu giữ trong cơ sở dữ liệu. Cho thí dụ, đây là truy vấn SQL có thể dùng để trích dữ liệu nhân vật từ [http://www.wikisign.org/ wikisign.org]: <nowiki>SELECT pages.cur_namespace, pages.cur_title, SUBSTRING(SUBSTRING(pages.cur_text FROM INSTR(pages.cur_text,'')+1) AS 'Dữ liệu nhân vật' FROM cur AS pd JOIN templatelinks AS tl ON pd.cur_namespace = tl.tl_namespace AND pd.cur_title = tl.tl_title JOIN cur AS pages ON tl.tl_from = pages.cur_id AND pages.cur_namespace = 0 WHERE pd.cur_namespace = 10 AND pd.cur_title = 'Dữ liệu nhân vật'

Để trích các bài gọi tiêu bản {{Persondata}} hay {{Personendaten}} (cả hai đổi hướng đến {{Dữ liệu nhân vật}}), đổi hai cái "Dữ liệu nhân vật" đầu tiên thành "Persondata" hay "Personendaten". Trước khi có thể sử dụng dữ liệu trong bảng này, mã nguồn phải được phân tách tiếp.