Đây là một cuộc biểu quyết đã kết thúc, xin đừng sửa chữa nó! Mọi ý kiến xin ghi bên ngoài khung! Kết quả: Cộng đồng chấp nhận tổ chức cuộc thi Cúp Wiki tiếng Việt theo đúng những gì Mintu Martin đã trình bày. Còn nhiều ý kiến cần tham khảo thêm sau này--✠ Tân-Vương01:50, ngày 3 tháng 11 năm 2019 (UTC)[trả lời]
Đây là một cuộc biểu quyết đã kết thúc, xin đừng sửa chữa nó! Mọi ý kiến xin ghi bên ngoài khung!
BIỂU QUYẾT về việc tổ chức cuộc thi Cúp Wiki tiếng Việt
Mục tiêu quan trọng nhất của cuộc thi
“
Wikipedia mới là người chiến thắng thật sự!
”
— Trích lời của bạn Durova, người giành chiến thắng trong cuộc thi WikiCup tiếng Anh tổ chức vào năm 2009.
Sau khi trải qua quãng thời gian rất khó khăn và chật vật đó, kể từ đầu năm 2019 đến nay, tôi và một số thành viên — những người bạn cùng có tâm huyết rất lớn với dự án đã chung tay cộng tác, hỗ trợ để xây dựng, tái thiết trang BVT, BVCL cũng như các trang bài chất lượng khác và đã gặt hái được những thành quả đầu tiên. Hiện tại tính đến thời điểm tôi đang mở biểu quyết này, trang BVCL đang có tiệm cận 400 bài gắn sao (387), BVT tiến sát 200 bài gắn sao (198) còn Danh sách chọn lọc (DSCL) có tiệm cận 100 bài gắn sao (89 bài). Ấy là còn chưa kể ở trang BVT từng có tới 10 bài viết ứng cử trong cùng một tháng — đó đều là những con số rất đáng ghi nhận. Để có được thành quả ấy là nhờ có công sức, tâm huyết rất lớn của bao thành viên, được thể hiện như trong trích lời nhận xét của bạn CVQT ở trang ứng cử bài Bão Wutip (2013):
“
Khi cứu bài vào năm 2013 và giờ là bổ sung để nó đạt đủ điều kiện BVT, mình cũng thấy mình đã góp phần nho nhỏ để bài viết thật sự tốt, có mặt trên cái wiki này và đem đến tri thức cho người đọc.l. Bởi đó là công sức của các thành viên, từ cứu bài để khỏi bị xóa, đến đại tu, chỉnh trang, bổ sung thêm cho cân đối và thêm hình, rồi sửa thêm mấy chỗ lặt vặt,.... Cái sao bạc hay sao vàng thì là của chung, nhưng, các bạn hãy mạnh dạn đề cử thêm đi, đừng ngại, để số bài viết tốt nhiều hơn bài viết chọn lọc. Như vậy mới đúng (tất nhiên phải đi đôi chất lượng nhé).
”
Tiếp nối đà phát triển của các trang bài chất lượng nói trên, tôi đã không tiếc công đi truy tìm bên trang wiki tiếng Anh, và cuối cùng đã tìm được WikiCup — một cuộc thi được Wikipedia tiếng Anh tổ chức thường niên kể từ năm 2007 cho đến nay. Mục đích tổ chức của cuộc thi là "vừa để khuyến khích việc cải thiện/nâng cấp nội dung cho các bài viết, vừa khiến việc biên tập bài trên wikipedia trở nên thú vị hơn" — những tiêu chí vô cùng phù hợp để phát triển các trang BVCL, BVT hay DSCL ở wiki tiếng Việt như tôi hằng mong đợi. Sau khi tham khảo ý kiến từ một số thành viên, tôi muốn đề xuất tổ chức cuộc thi theo phiên bản của chúng ta, mang tên Cúp Wiki tiếng Việt, dựa theo mô hình cuộc thi bên en với cách thức tham gia cuộc thi vô cùng đơn giản: đó là bằng kĩ năng biên tập bài viết. Rất mong cộng đồng sẽ tích cực tham gia góp ý trong biểu quyết này. Nếu việc tổ chức cuộc thi được cộng đồng thông qua tôi sẽ mở trang tuyển chọn các thành viên vào "Hội đồng ban giám khảo cuộc thi".
Chào mừng bạn đến với khu vực biểu quyết Wikipedia tiếng Việt
Thời gian luôn biến chuyến nhanh chóng, nhất là trong thời kỳ khoa học kỹ thuật hiện nay. Phần lớn các quy định của Wikipedia tiếng Việt được dịch thuật từ năm 2008 - 2009 đến nay, hiện nay đã bộc lộ nhiều bất cập. Việc mở rộng các thành viên của cộng đồng, khiến các thành viên cộng đồng này trở nên đa dạng và phong phú. Chính vì thế tôi rất muốn đề xuất cộng đồng tổ chức cuộc thi Cúp Wiki tiếng Việt. Thể lệ tham gia cuộc thi và đoạt cúp vô cùng đơn giản: đó là bằng kĩ năng biên tập bài viết. Mục đích của cuộc thi chính là vừa để khuyến khích việc cải thiện/nâng cấp nội dung cho các bài viết, vừa khiến việc biên tập bài trên wikipedia tiếng Việt trở nên thú vị hơn. Do quy mô tổ chức cũng như số lượng thành viên của wiki tiếng Anh có sự chênh lệch rất lớn so với wiki tiếng Việt, nên tôi đã dành không ít thời gian để nghiên cứu và biên tập sơ bộ những điều cần biết về cuộc thi này. Việc làm luật chơi như thế này nhằm tránh bất kì hiểu lầm nào hay những yêu cầu giải thích luật chơi ở giữa cuộc thi. Tuy nhiên ban giám khảo cũng có quyền điều khiển luật chơi một cách linh hoạt.
Luật quan trọng nhất của Cúp Wiki tiếng Việt là tinh thần vui là chính — vì cuối cùng thì tất cả chúng ta ở đây đều để cải thiện Wikipedia. Luật quan trọng thứ hai là đối xử với Wikipedia và những thành viên khác với sự tôn trọng. Nếu trong quá trình cuộc thi diễn ra nếu xuất hiện bất kì thí sinh nào có hành vi làm tổn hại bách khoa toàn thư mở này (thông qua việc lạm dụng luật/hệ thống, tạo ra bầu không khí tiêu cực hay đại loại như thế...), họ sẽ bị loại khỏi Cúp Wiki tiếng Việt. Với mục đích thiết lập quy định rõ ràng hơn để mọi thành viên trên wiki tiếng Việt có thể hiểu được luật chơi và cách thức tham gia cuộc thi. Tôi rất vui lòng nếu các bạn nói lên những góp ý của mình và thông qua việc biểu quyết, khắc ghi vào luật của cuộc thi như một bảo chứng chắc chắn và có giá trị tra cứu, cho các thế hệ thành viên sau này tham khảo.
THỜI HẠN BIỂU QUYẾT: 22h00 giờ 00 NGÀY 11 THÁNG 10 NĂM 2019 ĐẾN 21 giờ 59 NGÀY 1 THÁNG 11 NĂM 2019, (21 NGÀY)
Để phù hợp với cộng đồng wiki tiếng Việt chúng ta, thời gian tổ chức Cúp Wiki tiếng Việt sẽ được chia thành 2 vòng:
Vòng 1: 1 tháng 1 đến 14 tháng 1: Tất cả các thành viên có tài khoản trên wikipedia tiếng Việt có thể đăng ký tham gia cuộc thi, đến ngày 18 sẽ sàng lọc ra top 16 thí sinh xuất sắc nhất.
Vòng 2: 20 tháng 1 đến 30 tháng 1: 3 thí sinh có số điểm cao nhất trong 8 thí sinh sẽ được trao cúp, 5 thí sinh còn lại mỗi người sẽ nhận được một huy hiệu danh dự.
(Cách chia vòng trên được áp dụng trong trường hợp quá ít thành viên đăng ký tham gia, như BQV Thiên Đế từng đề cập. Nếu như có đông đảo thành viên đăng ký tham gia, thể thức chia vòng sẽ được chia lại và mở rộng.)
Đồng ý Mình cũng đồng ý. Theo mình thì cuộc thi này sẽ làm tăng số lượng thành viên Wiki tiếng việt hơn, đồng thời khuyến khích các thành viên viết ra những bài viết hay và chất lượng, đồng thời còn giúp các thành viên học hỏi lẫn nhau nữa.Mình từng ghé qua trang Wiki tiếng anh và một số thứ tiếng khác và thấy có rất nhiều bài viết thú vị mà Wiki mình chưa có, nếu có thêm những thành viên dịch chúng và đưa vào Wiki của mình thì hay biết mấy.Akiratoshimete (Thảo luận21:13, ngày 30 tháng 10 năm 2019 (UTC)[trả lời]
Ý kiến theo tôi hiểu thì cuộc thi này tổng kết những gì mà một thành viên đã làm được trong một năm qua, như vậy trong cuộc thi chỉ có hành động tính điểm chứ đâu có hành động thi, tại sao phải chia làm hai vòng trong khi ta có thể biết ai xếp số 1 ngay vòng đầu tiên? Xuân (thảo luận) 04:39, ngày 28 tháng 10 năm 2019 (UTC)[trả lời]
@Mintu Martin: Chỗ nào đề cập đến phần "cuộc thi này tổng kết những gì mà một thành viên đã làm được trong một năm qua" vậy bạn? Đọc hết trang nhưng mình vẫn ko rõ: các bài viết/hoạt động nằm trong khoảng tg nào thì được tính điểm? Từ lúc có wiki tới giờ hay 1 năm trở lại đây hay là khác? Phương (thảo luận) 16:48, ngày 29 tháng 10 năm 2019 (UTC)[trả lời]
Dưới đây là những luật chung được áp dụng cho mọi đối tượng bài viết được tính điểm trong cuộc thi. Riêng trang ứng cử nội dung dự thi sẽ được tạo sau khi biểu quyết này kết thúc.
Hãy tạo một bản nội dung thống kê những bài viết mà bạn muốn đem dự thi và gửi bản nội dung đó đến trang ứng cử của cuộc thi, trong đó bao gồm cả những link cần thiết. Xem trang này để biết thêm thông tin chi tiết.
Bất kì ai (kể cả Bảo quản viên, Điều phối viên) có tài khoản trên wikipedia tiếng Việt (tối thiểu 500 sửa đổi và mở hơn 3 tháng) đều có thể tiến cử nội dung dự thi của mình.
Bạn phải là người có đóng góp đáng kể/tác giả chính của nội dung những bài viết mà bạn tiến cử thì mới có thể nhận điểm riêng cho nội dung dự thi đó ("đóng góp đáng kể" nghĩa là người viết ít nhất 1/3 dung lượng bài). Nếu như bạn chỉ là người đăng ứng cử cho các bài viết gắn sao, bạn sẽ được tính điểm cho việc nhận xét/tiến cử BVT/CL. Tùy theo từng trường hợp cụ thể mà ban giám khảo có thể xử lý theo nhiều cách khác nhau.
Trong trường hợp bạn là người cải thiện dịch thuật từ một bài viết có văn phong dịch máy cẩu thả thành một bài viết có chất lượng dịch cao, bạn có quyền khiếu nại lên ban giám khảo để chia đều 50/50 số điểm cho công sức viết bài với tác giả bài lúc đầu. Tuy nhiên bạn cũng phải đưa ra bằng chứng về các phiên bản bài viết trước và sau khi bạn đã cải thiện để giám khảo đối chiếu.
Nghiêm cấm việc sử dụng tài khoản con rối để tiến cử nội dung dự thi. Tài khoản bị phát hiện vi phạm sẽ bị gạch tên khỏi cuộc thi ngay lập tức cũng như bị trình báo lên Bảo quản viên để cấm.
Các thí sinh có quyền bổ sung thêm vào nội dung thi của mình các bài viết/danh sách chọn lọc, bài viết tốt vừa được gắn sao, bài Bạn có biết, những "nhận xét/tiến cử bài viết tốt/chọn lọc" và bài trên mục Tin tức trong khung thời gian cho phép của từng vòng thi. Các giảm khảo sẽ xem xét những bài đó để tính thêm điểm trước khi kết thúc vòng thi. Lưu ý luật này không áp dụng với các hạng mục Hình ảnh chọn lọc, chủ điểm chọn lọc và chủ điểm tốt.
Đồng ý Hoàn toàn đồng ý, em có góp ý là khi kết thúc muốn thêm bài thì phải có thời hạn ví dụ 5-10 ngày sau khi cuộc thi kết thúc, để giám khảo sau thời gian này có thể công tâm chấm bài. ThiệnHậu (thảo luận) 02:55, ngày 17 tháng 10 năm 2019 (UTC)[trả lời]
Những luật này nhằm giải thích cũng như bổ sung cho các hạng mục nằm trong bảng tính điểm ở trên.
Bài viết/danh sách chọn lọc, bài viết tốt
Tùy theo dung lượng mà từng hạng mục BVCL, BVT và DSCL sẽ nhận được từng thang điểm khác nhau. Hãy xem hướng dẫn chi tiết dưới đây:
BVCL có dung lượng ≤25.000 byte ~ 150đ; >25.000 byte ~ 180đ; cá biệt bài có dung lượng ≥200.000 byte ~ 200đ.
BVT có dung lượng ≤25.000 byte ~ 50đ; >25.000 byte ~ 80đ; cá biệt bài có dung lượng ≥200.000 byte ~ 100đ.
DSCL có dung lượng ≤25.000 byte ~ 40đ; >25.000 byte ~ 60đ; cá biệt bài có dung lượng ≥200.000 byte ~ 80đ.
(Lưu ý: Mức dung lượng như trên gộp cả phần nội dung+chú thích+bảng (nếu có))
Chủ điểm chọn lọc/tốt
Bạn sẽ được tặng điểm tối đa nếu như mỗi bài viết trong chủ điểm đều do bạn làm chủ bút. Nhưng kể cả khi bạn không phải tác giả của chủ điểm, bạn vẫn có thể giành điểm nếu là tác giả một số bài viết trong chủ điểm đó.
Trong một chủ điểm chọn lọc, nếu xuất hiện cả bài viết tốt và bài viết chọn lọc trong đó thì sẽ đều tính theo khung 10đ/bài. Luật sẽ được áp dụng tương tự với chủ điểm tốt với khung 5đ/bài.
Bạn phải là tác giả của ít nhất một nửa số lượng bài viết nằm trong chủ điểm thì mới đủ điều kiện nhận điểm cho chủ điểm. Nếu bạn chỉ là người tiến cử chủ điểm mà không xây dựng bất cứ bài viết nào trong đó, bạn sẽ được tính điểm giống như ở đề mục Nhận xét/tiến cử bài viết tốt/chọn lọc.
Việc bổ sung bài viết vào chủ điểm ngoài thời hạn của vòng thi sẽ không được tính điểm.
Bạn có biết?
Những bài viết có dung lượng 6 KB trở lên (tương đương khoảng 6.144 byte) — được coi là "mức dung lượng dễ đọc" — dù là mở rộng hay tạo mới sẽ được tặng 20 điểm. Những bài BCB có dung lượng ít hơn sẽ được tặng 10 điểm. Vui lòng liên hệ ngay với ban tổ chức cuộc thi tại trang thảo luận nếu phát hiện bất cứ sai sót nào. Hãy nỗ lực để luật chơi này không bị coi là thiên vị.
Bạn sẽ được tặng điểm chỉ khi bài viết thực sự xuất hiện trên bản tin ở trang chính. Nếu như chỉ được người đánh giá mục BCB đồng thuận mà không xuất hiện trên bản tin sẽ không được tính điểm.
Đối với những câu trích dẫn có in đậm nhiều bài viết, mỗi bài viết đều có thể được tính điểm độc lập miễn là đáp ứng những tiêu chí của mục BCB.
Bạn sẽ được tặng điểm nếu là người tạo mới hoặc mở rộng bài viết xuất hiện trên bản tin BCB. Bạn sẽ không được tính điểm nếu như một thành viên khác tạo mới, nâng cấp hoặc mở rộng bài viết.
Tin tức
Những bài viết xuất hiện trên bản tin "Tin tức" đủ điều kiện tính điểm nếu bạn là người tạo mới/mở rộng đáng kể các bài viết đó.
Nhận xét/tiến cử bài viết tốt/chọn lọc
Những luật này sẽ giúp bạn được tính điểm nếu bạn là người đăng ứng cử/tham gia nhận xét tại các trang biểu quyết BVCL, BVT, DSCL... chứ không phải vì bạn là tác giả của những bài viết đó.
Bạn có thể đề nghị nhận điểm cho nhận xét của mình sau khi biểu quyết bài viết đã được đóng, dù là thất cử hay thắng cử.
Chỉ những nhận xét có độ dài tiêu chuẩn mới được tính điểm; những nhận xét ngắn hoặc theo kiểu qua loa, hời hợt sẽ không được tính điểm. Chẳng hạn như những nhận xét ngắn dưới 1.000 byte sẽ không đủ chuẩn. Đừng hiểu nhầm rằng những nhận xét như vậy không có giá trị trong biểu quyết, chỉ là nó sẽ không được tính điểm trong cuộc thi này.
Thông thường những quan điểm thứ ba (ở dạng ý kiến) sẽ không được tính điểm. Trong trường hợp bạn là người phản hồi nhận xét của một ai đó vì bất cứ lý do gì, bạn có thể được tính điểm nhưng chỉ khi bạn viết phản hồi dưới dạng một nhận xét đầy đủ.
Những nhận xét/đánh giá bài viết tốt/bài viết chọn lọc sẽ được giám khảo đọc và xem xét vô cùng kĩ lưỡng so với bất kì quy trình nào khác, vì thế những người lạm dụng hệ thống sẽ bị loại khỏi cuộc thi.
Điểm thưởng (bonus)
Giới hạn cao nhất cho điểm thưởng là ×3.
Tính từ ngày 31 tháng 12 năm 2018, bài viết sẽ nhận được điểm thưởng nếu nó xuất hiện trên bản tin BCB hay được gắn sao làm bài viết chọn lọc, bài viết tốt, hay danh sách chọn lọc (lưu ý là luật này sẽ không áp dụng với mục tin tức, hình ảnh chọn lọc, chủ điểm chọn lọc, chủ điểm tốt hay nhận xét/tiến cử bài viết tốt/chọn lọc). Lấy ví dụ như một bài viết chọn lọc (BVCL) (điểm gốc 200) xuất hiện trên 21 phiên bản Wikipedia sẽ nhận thêm 160 điểm thưởng (cộng 80% điểm gốc). Một bài viết Bạn có biết (BCB) ngắn (điểm gốc 10) xuất hiện trên 65 phiên bản Wikipedia sẽ nhận được thêm 20 điểm thưởng. Hãy xem bảng minh họa bên dưới:
Điểm thưởng
Số lượng phiên bản Wikipedia mà bài viết xuất hiện tính từ ngày 31 tháng 12 năm 2018
Điểm cộng
0–4
0
5–9
20%
10–14
40%
15–19
60%
20–24
80%
25–29
100% (Nhân đôi số điểm gốc)
30–34
120%
35–39
140%
40–44
160%
45–49
180%
50+
200% (Nhân ba số điểm gốc)
Bạn sẽ nhận 5 điểm thưởng cho bất kì bài BCB nào đã xuất hiện kể từ năm 2013 hoặc sớm hơn thế cho đến nay (ví dụ như 5 năm trước khi cuộc thi năm 2019 khởi tranh). Ngoài ra những bài viết cũ hơn sẽ nhận được 1 điểm thưởng cho mỗi năm tính từ mốc khởi tạo trước năm 2013. Chẳng hạn như một bài khởi tạo năm 2008 sẽ được cộng 5/10 điểm. Nếu có bất kì sai sót nào hãy liên hệ ngay với ban tổ chức.
Lưu ý: Đối với những bài viết từng nằm trong các trang đổi hướng/định hướng, luật trên sẽ không được áp dụng. (VD: bài A được khởi tạo năm 2013 hoặc trước đó nhưng dưới dạng một trang đổi hướng/định hướng sẽ không được tính điểm thưởng).
Đối với những bài viết không thuộc diện BVCL, BVT... hay bất cứ hạng mục nào ở bảng tính điểm:
Bạn sẽ nhận được điểm thưởng nếu là người mở rộng đáng kể nội dung nhiều bài viết sơ khai (10 bài trở lên) ở một lĩnh vực nhất định (lịch sử, sinh học, thể thao...). Thông thường phiên bản mà bạn đã mở rộng hoàn thiện phải gấp 10 lần trở lên so với lúc bạn bắt đầu viết bài. Chẳng hạn như bạn viết mở rộng 10 bài viết về đề tài thể thao, bạn sẽ nhận được 5 điểm thưởng (0,5 đ/bài). Riêng những bài cơ bản sẽ tính điểm theo bậc (bậc 1—>4đ; bậc 2—>3đ; bậc 3—>2đ và bậc 4—>1đ). Ban giám khảo cũng sẽ đọc các bài viết dựa theo các tiêu chí của cẩm nang biên soạn. Vui lòng liên hệ ngay với ban tổ chức cuộc thi tại trang thảo luận nếu phát hiện bất cứ sai sót nào.
Ý kiến Hình ảnh chọn lọc để đưa lên trang chính hàng ngày đang do IP làm, tuy nhiên bạn này cũng không đi theo hướng dẫn là lấy hình ảnh chọn lọc từ Commons nên tôi cho rằng cách tính điểm hình ảnh chọn lọc như vậy là không công bằng. Tại Wikipedia tiếng Việt hiện không có biểu quyết hình ảnh chọn lọc nên mục này nên bỏ qua thì hơn. Mặt khác, Commons hàng năm vẫn tổ chức cuộc thi Commons:Picture of the Year, tôi thấy chúng ta có thể lấy kết quả từ cuộc thi này, dĩ nhiên vì độ khó gia tăng, có thể tăng lên 150-200 điểm. Xuân (thảo luận) 04:33, ngày 28 tháng 10 năm 2019 (UTC)[trả lời]