Wikipedia:IP cũng là con người

(Đổi hướng từ Wikipedia:BCLIPĐ)
Thật không công bằng khi thành viên vô danh bị đối xử như là những kẻ phá hoại, và một số biên tập viên thường lùi sửa các sửa đổi của họ mà không có lý do rõ ràng.

Nhiều người tin rằng những đóng góp duy nhất của thành viên vô danh cho Wikipedia là gây ra sửa đổi gây hại vào các bài viết và họ có ít quyền biên tập hơn những người đã đăng kí. Các nghiên cứu trong năm 2004 và 2007 cho thấy mặc dù hầu hết các vụ phá hoại (80%) đến từ IP, hơn 80% sửa đổi của các IP đều không phải là phá hoại.[1] Theo quy định hiện tại, thành viên vô danh có các quyền giống như thành viên đã đăng ký tham gia biên tập Wikipedia.

Do những quan niệm sai lầm này, các sửa đổi của thành viên vô danh thường bị lùi sửa và những góp ý của họ cho các trang thảo luận đều không được tính. Thực hành này là để chống lại triết lý của Wikipedianguyên tắc sáng lập của tất cả các dự án Wikimedia. Khi thảo luận với những thành viên vô danh, một quy tắc cần nhớ đó là: IP cũng là con người.

Bạn cũng là một IP đấy

sửa

Bạn cũng là một IP đấy. Xem ở đây nếu bạn không nghĩ như vậy. Điều khác biệt duy nhất giữa bạn và một thành viên IP là địa chỉ IP của bạn bị giấu đi. Khi bạn đã đăng kí tài khoản Wikipedia, bạn giấu địa chỉ IP của mình dưới dạng tên người dùng. Thành viên vô danh thường được gọi là biên tập viên ẩn danh. Trên thực tế, khi địa chỉ IP của bạn được giấu đi, chính bạn mới là người ẩn danh hơn họ. (Địa chỉ IP của bạn vẫn được phần mềm lưu lại. Chỉ đơn giản là nó không hiển thị cho phần lớn các biên tập viên khác thôi.)

Hãy nhớ kĩ điều này khi thảo luận với người dùng chưa đăng kí. Họ không phải là những biên tập viên hạng thấp. Họ không phải là tập hợp con đặc biệt để chúng ta đối xử tàn bạo. Cũng không phải là một đám cào cào có ý định phá hoại bài viết của bạn. Họ là các cá nhân, giống như bạn vậy. Thế tại sao họ lại không đăng kí tài khoản? Cũng giống như bạn xứng đáng được các biên tập viên khác đối xử lịch sự và thiện ý, sửa đổi của những người này cũng xứng đáng được chính bạn đối xử lịch sự và thiện ý. Như những ý kiến của bạn trong các trang thảo luận xứng đáng được nghe và chú ý khi tìm đồng thuận thì cũng như vậy với những người dùng chưa đăng kí.

Người đọc cũng là các IP đấy

sửa

Các độc giả của chúng ta cũng là các IP. Hầu như không có độc giả nào của chúng ta là những người dùng đã đăng ký. Khi một người dùng chưa đăng ký thực hiện chỉnh sửa cho một bài viết hoặc đăng nhận xét trên một trang thảo luận, đây là những quan điểm của một trong những độc giả của chúng ta. Điều đó không nhất thiết có nghĩa là quan điểm của họ nên được coi trọng hơn. Nó có nghĩa là chúng ta không nên phân biệt đối xử chống lại quan điểm của họ chỉ vì họ không có tài khoản.

Quan niệm sai lầm phổ biến

sửa

Nhiều người tin rằng quy định và hướng dẫn chỉ áp dụng cho những người đã đăng kí. Không phải vậy. Quy định và hướng dẫn ảnh hưởng đến tất cả người dùng, cả đăng kí lẫn vô danh.

  • Ý kiến của thành viên vô danh trên các trang thảo luận không được tính: Có, họ có nêu ý kiến đấy. Mục đích của cuộc thảo luận trên trang thảo luận là để xây dựng đồng thuận. Đóng góp từ những thành viên vô danh cũng quan trọng trong việc xây dựng sự đồng thuận như thành viên có tài khoản vậy. Các thành viên vô danh cũng có chỉnh sửa ở trang này đấy. Hầu hết các độc giả là các IP đấy. Nếu bạn có ý kiến với các thành viên vô danh, hãy ý kiến về những đóng góp của họ, chứ không phải là người đóng góp. Đừng bao giờ bỏ qua hay lùi sửa một đóng góp chỉ vì nó được thực hiện bởi một người chưa đăng ký tài khoản. Hãy nhớ, đừng là một thằng tồi.

     
    Phân tích 248 sửa đổi cho các bài viết Wikipedia tiếng Anh từ 04:43 tới 04:46 UTC ngày 18 tháng 2 năm 2007 (Nguồn)
  • Thành viên vô danh chủ yếu chỉ phá hoại bài viết: Đúng là thế thật; tuy nhiên, tỷ lệ đóng góp so với phá hoại của các IP này là lớn hơn. Trong một nghiên cứu 248 chỉnh sửa vào tháng 2 năm 2007, 80.2% sửa đổi phá hoại được các biên tập viên vô danh thực hiện. Tuy nhiên 81.9% sửa đổi của các thành viên vô danh là không phải phá hoại. Các sửa đổi không phá hoại của các thành viên vô danh được tính là 29.4% so với sửa đổi của tất cả bài viết. Trong sửa đổi bài viết, chỉ 6.5% là sửa đổi phá hoại từ những thành viên vô danh; ngược lại, các thành viên vô danh đã giúp đỡ lùi sửa hơn 1 phần tư (28.5%) các sửa đổi phá hoại đó. 91.9% các chỉnh sửa đối với các bài viết trên Wikipedia là từ các sửa đổi mang tính xây dựng và thành viên vô danh chiếm gần một phần ba số sửa đổi đó.[1] Một nghiên cứu khác được thực hiện bởi IBM tìm thấy "không có kết nối rõ ràng giữa những người ẩn danh và các sửa đổi phá hoại"; ngoài ra, nhóm nghiên cứu cũng biết được các thành viên vô danh cung cấp những đóng góp tích cực đáng kể.[2]
  • Thành viên vô danh giống như là những con rối vậy: Tài khoản con rối là việc dùng nhiều ID để tạo sự xuất hiện của một trọng lượng lớn hơn ý kiến ​​thực sự tồn tại (xem bỏ phiếu). Điều này có thể bao gồm việc đăng kí nhiều tài khoản được đặt tên, đăng xuất khỏi tài khoản được đặt tên và nhận xét ẩn danh hoặc bằng cách kết nối qua nhiều địa chỉ IP ẩn danh. Tuy nhiên, giữ thiện ý trừ khi bạn thấy dấu hiệu nhận biết tài khoản con rối. Đừng cho rằng tất cả các biên tập viên IP đều là những con rối.
  • Thành viên vô danh không biết hoặc không hiểu các quy định: Có thể - và thường xuyên, người dùng vừa đăng ký cũng không biết/hiểu được các quy định đấy chứ! Một thành viên vô danh có thể là một đóng góp viên một lần hoặc biên tập viên lần đầu (khá là khó để nói ra hết nghĩa). Hãy nhớ: đừng là một thằng tồiđừng cắn người mới đến.
  • Các quy định và nguyên tắc không áp dụng cho thành viên vô danh (v.d. giữ thiện ý): quy định và hướng dẫn có áp dụng với bạn. Bạn cần phải giữ thiện ý. Bạn cần phải giữ thái độ văn minh. Bạn cần phải tham gia thảo luận. Việc bạn đang đối phó với một thành viên đăng kí hay không là không quan trọng. Quan trọng là chính bạn phải tuân theo quy định, bất kể là ai.
  • Họ nên đăng kí một tài khoản (v.d. nếu họ muốn đóng góp): Không. Bạn cần chấp nhận những đóng góp của họ, chú ý đến các đề xuất của họ và tham gia xây dựng đồng thuận với họ. Không có yêu cầu cho bất cứ ai đăng kí tài khoản trước khi họ có thể tham gia vào tòa nhà bách khoa toàn thư này. Luôn có yêu cầu ứng xử đối với tất cả mọi người.
  • Họ luôn luôn thực hiện các thử thuật “nhảy” IP để thử và đánh lừa: Trong khi đây là chiến thuật đôi khi được dùng để né các lệnh cấm, nó không nằm trong và chính nó là dấu hiệu của bất kỳ ý định nào để lừa dối và những người đóng góp thậm chí có thể không nhận thức được nó. Tùy thuộc vào vị trí và cách người dùng đang đóng góp, IP của họ có thể thay đổi, đôi lúc giữa gần như mọi chỉnh sửa. Điều tương tự cũng xảy ra với thành viên đã đăng ký, đơn giản là nó không hiển thị theo cùng một cách vì những người này đã có tài khoản rồi.

Thành viên vô danh không thể trực tiếp làm việc gì?

sửa

Như một quy định chung, các thành viên vô danh có thể làm mọi thứ mà những thành viên khác có thể làm. Họ có thể sửa đổi bài viết, tham gia thảo luận trên các trang thảo luận, đóng góp và đề xuất quy định và làm (gần như) tất cả mọi thứ mà những thành viên đăng kí có thể làm. Có một vài hạn chế cụ thể về những gì các biên tập viên vô danh có thể trực tiếp thực hiện mà không cần sự hỗ trợ của bảo quản viên hoặc biên tập viên đã đăng ký và thành viên tự động xác nhận.

  • Trực tiếp sửa đổi các trang bị bán khoá: Một số bài viết (đặc biệt là tiểu sử người đang sống hay các bài viết theo mùa, như là Giáng sinh) thu hút phá hoại hoặc vi phạm chính sách liên tục từ các biên tập viên không thường xuyên, kể cả đăng ký hoặc vô danh. Để đối phó, bài viết có thể được bán khoá. Bán khoá thường là phương tiện để ngăn chặn sự phá hoại từ những người dùng vô danh và những người dùng đã đăng ký ít hơn bốn ngày và có ít hơn 10 chỉnh sửa. Vì không có cách nào để xác định khoảng thời gian mà một người chưa đăng ký đóng góp (không thể sử dụng thời gian sửa đổi đầu tiên vì có thể nhiều người khác nhau đang sử dụng cùng một địa chỉ IP), hậu quả bán khoá là ảnh hưởng đến người dùng chưa đăng ký và các tài khoản mới đăng ký. Điều này không có nghĩa là người dùng chưa đăng ký được đánh đồng với người dùng mới tập hay được đối xử ít đáng tin cậy hơn. Tuơng tự với việc tạo ra các bài viết gián tiếp, bất kỳ ai cũng có thể đề xuất thay đổi trên trang thảo luận bài viết, ngoài bài viết trong không gian chính của một biên tập viên có thể qua được việc bán khóa của bài viết.
  • Sửa đổi từ một phạm vi hoặc địa chỉ IP bị chặn: Thành viên đã đăng ký nhưng lại phá hoại bài viết hoặc sửa đổi gây hại có thể bị cấm sửa đổi bởi một bảo quản viên. Thành viên vô danh phá hoại bài viết hoặc gián đoạn tương tự có thể bị ngăn không cho sửa đổi bằng biện pháp chặn đóng góp tương tự từ địa chỉ hoặc phạm vi IP của họ. Nếu bạn thấy thông báo cấm trên trang thành viên của thành viên vô danh, hãy nhớ rằng đóng góp viên hôm nay từ địa chỉ IP đó có thể không phải là người bị cấm. (Ngoài ra, đôi khi tai nạn xảy ra, và việc cấm đó là do nhầm lẫn.) Tương tự, thành viên vô tội (đã đăng ký và vô danh) cũng có thể bị cấm đóng góp bị cấm trên địa chỉ IP hoặc phạm vi IP của họ.
  • Trực tiếp tải lên hình ảnh hoặc đổi tên trang: Giống như bán khoá, thành viên mới đăng ký, và thành viên vô danh, không thể tải lên tệp mới hoặc đổi tên bài viết trực tiếp. Thành viên vô danh và thành viên chưa được xác nhận có thể gửi yêu cầu tải lên tệp ở đây hoặc yêu cầu di chuyển ở đây. Bên ngoài các kênh chính thức, họ cũng có thể hỏi một người nào đó đã quen thuộc với công việc này thực hiện tác vụ dùm. WP:BGDWP:BTK cũng là nơi hữu ích để nhận trợ giúp nhanh chóng.
  • Trực tiếp dùng công cụ bảo quản, hoặc trở thành quản trị viên: Hạn chế này áp dụng trong thực tế cho 98% người dùng đã đăng ký (tính tới 2013), cũng như với 100% người dùng vô danh. Wikipedia giữ lại một số "nút" cho phần lớn thành viên. Những "nút" này bao gồm khả năng xoá một bài viết hoặc cấm một thành viên. Trong hầu hết các trường hợp, cộng đồng Wikipedia đã quyết định ra người có quyền truy cập vào các "nút" ấy. Cộng đồng quyết định xem thành viên có thể có những đặc quyền này hay không dựa trên bằng chứng họ đáng tin cậy và phán đoán tốt hay không. Vì nhiều người có thể đóng góp từ cùng một địa chỉ IP, nếu những quyền này được trao cho người dùng vô danh, sẽ không có cách nào đảm bảo chỉ thành viên đó mới có quyền truy cập vào "các nút ấy". Cũng cùng một lý do, người dùng vô danh cũng không thể được bầu vào ủy ban, như là ủy ban trọng tài. Giống như các thể loại khác, các biên tập viên vô danh luôn có thể yêu cầu hỗ trợ, từ quản trị viên gần nhất (hoặc kể cả từ thành viên ủy ban trọng tài gần nhất). Có hàng trăm biên tập viên đăng ký đang hoạt động, nhưng chỉ có vài quản trị viên đang hoạt động, do đó hạn chế này không dành riêng cho các thành viên vô danh chưa đăng ký.
  • Bỏ phiếu khác biệt với bình luận thiết yếu: Trong một vài trường hợp khi các quyết định (thường không liên quan tới nội dung) trên Wikipedia quyết định bởi dân chủ (vd. biểu quyết chọn bảo quản viên, tranh cử ủy ban trọng tài) thành viên vô danh có thể không bỏ phiếu; nhưng họ vẫn có thể tham gia vào các cuộc thảo luận. Nếu thành viên vô danh được phép bỏ phiếu, thành viên đã đăng ký có thể lợi dụng việc này bằng cách đăng xuất tài khoản của họ và bỏ phiếu hai lần (hoặc, với việc sử dụng dịch vụ proxy ẩn danh trong nhiều lần liên tiếp). Xem thêm WP:SOCKPUPPET, đó là một kiểu lạm dụng hệ thống trong đó một người đăng ký nhiều hơn một tên người dùng.

Cùng với những hạn chế này, có một số lợi thế khi trở thành thành viên đã đăng ký, như là danh sách theo dõi. Ngoài ra còn có một số giới hạn ít được sử dụng khác được đặt lên thành viên mới đăng ký do đó ảnh hưởng đến thành viên vô danh.

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b Xem: Opabinia regalis' studies, Feb 2007
  2. ^ Viégas, F. B.; Wattenberg, M.; Dave, K (April 2004). "history flow: results" [executive summary], and "Studying Cooperation and Conflict between Authors with history flow Visualizations" (871 KB). IBM Collaborative User Experience Research group.