Tinh vân Con Cua là một tàn tích siêu tân tinh và tinh vân gió sao xung trong chòm sao Kim Ngưu. Tinh vân này được John Bevis quan sát năm 1731; nó tương ứng với siêu tân tinh sáng chói được các nhà thiên văn Trung Hoa và Ả Rập ghi nhận năm 1054.
Với năng lượng tia X và tia gamma trên 30 KeV, tinh vân Con Cua nói chung là nguồn sáng bền vững mạnh nhất trên bầu trời, với thông lượng đã đo đạc trải rộng tới trên 1012 eV. Nằm ở khoảng cách khoảng 6.500 năm ánh sáng từ Trái Đất, tinh vân này có đường kính 11 năm ánh sáng và giãn nở với tốc độ khoảng 1.500 kilômét mỗi giây. Tại trung tâm của tinh vân này là sao xung Con Cua, một sao neutron quay, phát xạ các xung của bức xạ với bước sóng từ tia gamma tới sóng radio và với tốc độ quay khoảng 30,2 lần mỗi giây. Tinh vân này là thiên thể đầu tiên được nhận dạng bằng vụ nổ siêu tân tinh lịch sử. Tinh vân này đóng vai trò như là một nguồn bức xạ để nghiên cứu các thiên thể che khuất nó. Trong thập niên 1950 và 1960, vành nhật hoa của Mặt Trời đã được xạ ảnh từ các quan sát sóng radio của tinh vân Con Cua vượt ngang qua nó, và trong năm 2003, độ dày của khí quyển của vệ tinh Sao Thổ là Titan đã được đo đạc khi nó chặn các tia X từ tinh vân này. [ Đọc tiếp ]
|