Wikipedia:Bài sơ khai

(Đổi hướng từ Wikipedia:Bài mớm)

Bài sơ khai là một bài viết chỉ có một vài câu viết, quá ngắn để có thể bao quát một cách bách khoa chủ đề bài viết, nhưng không quá ngắn đến mức không có thông tin nào hữu ích. Những bài viết dài thường không được xem là bài sơ khai, dù có thể chúng chưa được biên tập lại. Với những bài viết này, thường người ta sẽ thêm một bản mẫu chỉnh trang thay vì bản mẫu sơ khai. Để ý là nếu một bài viết nhỏ có ít thông tin được chú thích nguồn đầy đủ, hoặc nếu chủ đề không thấy có gì nổi bật, nó có thể bị xóa hoặc hợp nhất vào một bài viết thích hợp khác.

Tuy chỉ cần "định nghĩa" có thể đã đủ giúp bài viết thành sơ khai, cần nhớ rằng Wikipedia không phải là từ điển. Nếu khó mà thêm được tí thông tin nào vào bài, mục từ nó nên được chuyển sang một dự án khác, Wiktionary. Sự khác biệt giữa từ điển và bài viết bách khoa có thể được diễn đạt như sau: Một mục từ trong từ điển nói về một từ hoặc một cụm từ; một bài viết bách khoa toàn thư nói về chủ đề được bao hàm trong từ hoặc cụm từ đó. Thay vì chép những bài viết như vậy sang Wiktionary, bạn có thể thêm {{Di chuyển đến Wiktionary}} vào bài.

Không có một mốc độ dài cụ thể nào để nói một bài viết không còn là sơ khai nữa. Tuy những bài viết quá ngắn có thể xem là bài sơ khai, có một số chủ đề không có gì nhiều hơn để viết. Ngược lại, có những chủ đề có thể có rất nhiều thứ để viết - những bài viết như vậy vẫn có thể gọi là bài sơ khai dù chúng dài đến vài đoạn văn. Do đó, rất khó để nói bài viết có thuộc sơ khai hay không nếu chỉ dựa trên độ dài, và khi quyết định nó là sơ khai, cần phải nghiên cứu và phân tích kỹ. Tương tự, tình trạng sơ khai thường chỉ phụ thuộc vào độ dài nội dung văn bản của nó - danh sách, tiêu bản, hình ảnh, và những thứ phụ trợ khác trong bài viết thường không được tính đến khi xét đến bài sơ khai.

Một bài sơ khai lý tưởng

Bất kỳ một thành viên nào cũng có thể viết một bài sơ khai.

Khi bạn viết một bài sơ khai, hãy ghi nhớ rằng nó cần phải chứa đủ thông tin để các thành viên khác có thể mở rộng nó. Điều chủ chốt nhất là phải cung cấp ngữ cảnh một cách thỏa đáng—những bài viết có ít hoặc không có ngữ cảnh nào thường sẽ dẫn tới bị xóa nhanh. Bạn có thể nghiên cứu những điều cần viết trước hoặc là qua những cuốn sách hoặc các website tin cậy. Bạn cũng có thể đóng góp các kiến thức lấy được từ những nguồn khác, nhưng sẽ rất hữu ích nếu thực hiện một chút nghiên cứu trước khi bắt đầu, để đảm bảo rằng thông tin mà bạn đưa vào là chính xác và không thiên lệch. Hãy sử dụng ngôn từ của mình: chép trực tiếp từ các nguồn khác là đạo văn, và đôi khi có thể vi phạm bản quyền.

Bắt đầu bằng cách định nghĩa hoặc mô tả chủ đề của bạn. Tránh định nghĩa một cách sai lầm (định nghĩa bằng một từ đồng nghĩa, định nghĩa quá hẹp hoặc quá rộng hoặc khó hiểu). Viết một cách rõ ràng và dễ hiểu. Ví dụ, nói rõ một người nào đó nổi tiếng vì điều gì, một địa điểm nằm ở đâu và nó nổi tiếng vì cái gì, hoặc các chi tiết cơ bản về một sự kiện và nó xảy ra khi nào.

Kế tiếp, cố gắng mở rộng dựa trên định nghĩa cơ bản này. Liên kết trong các từ thích hợp để những người nào chưa quen với chủ đề có thể hiểu được bạn đang viết gì. Tránh liên kết không cần thiết; thay vào đó, hãy suy xét xem những từ nào cần phải có định nghĩa thêm thì một người đọc thông thường mới có thể hiểu được bài viết. Cuối cùng, một bước quan trọng: thêm nguồn thông tin mà bạn đã dùng vào bài sơ khai; xem chú thích nguồn gốc để biết thêm thông tin về cách làm điều này tại Wikipedia.

Sau khi bạn đã tạo và lưu bài viết, những người khác sẽ có thể cải thiện nó.

Cách đánh dấu một bài là sơ khai

Sau khi viết một bài ngắn, hoặc tìm thấy một bài sơ khai nhưng chưa được đánh dấu, bạn nên chèn một tiêu bản sơ khai vào trang. Chọn trong các tiêu bản được liệt kê tại Thể loại:Bản mẫu sơ khai.

Theo quy ước chung thì tiêu bản này được đặt vào cuối bài viết, sau đề mục Liên kết ngoài, các tiêu bản điều hướng, và các thẻ thể loại, để cho thể loại sơ khai sẽ xuất hiện ở cuối cùng. Thường hay hơn nếu để hai hàng trắng giữa tiêu bản sơ khai đầu tiên và những thứ phía trước nó. Cũng như tất cả các tiêu bản khác, chèn tiêu bản sơ khai rất đơn giản bằng cách đặt tên tiêu bản vào giữa cặp gồm hai dấu ngoặc móc (ví dụ, {{sơ khai máy tính}}). Các tiêu bản sơ khai cần được nhúng, không phải thế.

Các tiêu bản sơ khai có hai phần: một thông điệp ngắn ghi chú rằng chủ đề của bài sơ khai và khuyến khích người đọc mở rộng nó, và một liên kết thể loại, dùng để đặt bài viết vào một thể loại sơ khai chung với các bài sơ khai cùng chủ đề. Tên của các tiêu bản sơ khai thường là sơ khai chủ đề; danh sách các tiêu bản này có thể xem tại đây. Bạn không cần phải biết tất cả các tiêu bản — hoặc chỉ cần đơn giản thêm {{sơ khai}} cũng đã được. Tuy nhiên bài viết được gắn thẻ càng chính xác, thì những người khác đỡ mất công sắp xếp hơn, và những biên tập viên khác dễ tìm thấy bài viết đúng sở trường để mở rộng hơn.

Nếu một bài viết thuộc nhiều thể loại sơ khai khác nhau, bạn có thể dùng nhiều tiêu bản sơ khai, nhưng chúng tôi khuyên bạn chỉ dùng những thể loại nào mà chủ đề liên quan nổi bật. Tuy nhiên, nếu thực sự cần, chỉ nên tối đa là ba hoặc bốn tiêu bản sơ khai.

Ví dụ

Sơ khai


Đưa bài ra khỏi trạng thái sơ khai

Khi bài sơ khai đã được mở rộng và trở thành một bài đầy đủ hơn, bất kỳ người sửa đổi nào cũng có thể bỏ tiêu bản sơ khai ra khỏi bài. Không cần đến bảo quản viên hay sự cho phép nào cả.

Nhiều bài viết vẫn bị đánh dấu là sơ khai dù trên thực tế nó đã được mở rộng lớn hơn độ dài của một bài sơ khai. Nếu bài viết là quá lớn không thể xem là sơ khai được nhưng vẫn còn cần mở rộng, tiêu bản sơ khai có thể thay bằng tiêu bản {{mở rộng}} (một bài viết không nên có cả tiêu bản sơ khai lẫn tiêu bản mở rộng).

Hãy táo bạo gỡ bỏ các thẻ sơ khai nếu chúng rõ ràng không còn phù hợp.

Thống kê

Hiện có 43.821 bài sơ khai tại Wikipedia tiếng Việt, tức là 3,39% số lượng các bài tại đây.