Wikipedia:Những lập luận cần tránh khi tham gia trang Biểu quyết xóa bài

(Đổi hướng từ Wikipedia:ATA)

Dưới đây là danh sách các lập luận hay xuất hiện tại Biểu quyết xóa bài mà chúng ta cần tránh, hoặc ít ra là nên củng cố chúng bằng những lập luận khác. Sở dĩ những lập luận này không nên được sử dụng vì chúng không phù hợp với quy định xóa bài của Wikipedia hoặc vi phạm những quy tắc cơ bản ở Wikipedia như thái độ trung lập, không đăng nghiên cứu chưa được công bố, tính kiểm chứng được, tiểu sử người đang sốngnhững gì không phải là Wikipedia, tuy nhiên cần chú ý rằng không phải cứ xuất hiện tại trang này thì lập luận bị coi là vô giá trị tại trang Biểu quyết xóa bài. Cần hiểu điều quan trọng rút ra từ bài luận này là Wikipedia không khuyến khích việc đếm phiếu giữ/xóa hay bác bỏ thẳng thừng lập luận của người khác chỉ bằng một liên kết tới đây. Những lập luận này nói chung cần tránh - hay ít nhất là bổ sung một lý do hợp lý hơn để củng cố 1 quan điểm, bất kể là giữ, xóa hay một số mục đích khác.

Trang này được thiết kế dành cho thảo luận xóa bài, nhưng cũng là bài viết, Wikipedia:Thảo luận bản mẫu, Wikipedia:Biểu quyết xoá tập tin, Wikipedia:Biểu quyết xoá thể loại, WP:SFD, hay Wikipedia:Biểu quyết xoá đổi hướng, các lập luận cần tránh này cũng cần áp dụng cho các thảo luận khác, chẳng hạn như xóa nội dung bài, di chuyển trang, vân vân.

Lập luận vô nghĩa

sửa

Bỏ phiếu cho có

sửa

Ví dụ:

Đây hoàn toàn không phải là lập luận cho việc xóa bài vì chúng ta cần đi tới quyết định cuối cùng thông qua thảo luận, mọi ý kiến cụt ngủn "Giữ" hay "Xóa" sẽ ngay lập tức được bảo quản viên loại bỏ trong quá trình kết luận việc xóa bài, ngay cả việc nhấn mạnh chúng thành "Nhất định giữ" hay "Chắc chắn phải xóa" đều không làm ý kiến này có trọng lượng hơn. Bạn hãy đưa ra lập luận có sức thuyết phục hơn, hợp với tinh thần đồng thuận hơn để cho thấy bài viết/tập tin/bản mẫu/thể loại đó bị xóa là chính đáng và phù hợp với những quy tắc của Wikipedia.

Ăn theo người đề nghị xóa

sửa

Ví dụ:

  • Xóa, giống lý do đưa ra biểu quyết. – Tràn đầy lòng tin 01:21, 7 March 2006 (UTC)
  • Giữ, tương tự ý kiến của thành viên B. – A dua 12:01, 18 December 2006 (UTC)

Một lần nữa cần nhớ rằng việc xóa bài dựa trên thảo luận chứ không dựa trên bình quân đầu phiếu. Những ý kiến không chứa lập luận nào khác ngoài việc ủng hộ một ý kiến đã có sẵn thực sự không có tính xây dựng trong cuộc thảo luận này. Người tham gia luôn được khuyến khích sử dụng chính lập luận của họ, dựa trên cách hiểu và kinh nghiệm của họ. Đưa ra lập luận của chính bạn cũng giúp bạn chứng tỏ rằng mình không chỉ đồng ý xóa đơn giản vì không thích bài đó.

Theo số đông

sửa

Ví dụ:

  • Giữ, giống mọi người. – Theo số đông 01:01, 1 January 2001 (UTC)
  • Xóa, vì hầu như mọi người đều thấy nó đáng bị xóa. – Bỏ phiếu hùa 02:02, 2 February 2002 (UTC)
  • Xóa, hầu hết mọi người đều nói là đáng xóa nên kiểu gì cũng sẽ bị xóa. – Không có chính kiến 03:03, 3 March 2003 (UTC)

Trang Biểu quyết xóa bài luôn khuyến khích người tham gia đưa ra ý kiến độc lập của chính họ, bởi chính ý kiến của từng cá nhân, chứ không phải cách tuyên truyền theo kiểu tập thể, là thứ các thảo luận xoay quanh việc xóa bài cần. Người chỉ dựa theo số đông để góp ý kiến thì thực chất họ chỉ đang bỏ phiếu chứ không phải thảo luận. Bạn cần hiểu rằng đồng thuận có thể thay đổi khi có sự xuất hiện của một lập luận thiểu số nhưng hợp lý.

Đơn giản là không bách khoa

sửa

Ví dụ:

  • Xóa, không bách khoa. – Độc nhãn 01:01, 1 January 2001 (UTC)
  • Xóa, xem WP:NOT. – Chung chung 02:02, 2 February 2002 (UTC)
  • Giữ, định nghĩa này phải có trong một bách khoa thư. – Tin chắc 03:03, 3 March 2003 (UTC)

"Không bách khoa" là lập luận rất hay gặp tại trang Biểu quyết xóa bài. Đây là lập luận quá chung chung và có nhiều cách hiểu khác nhau, vì vậy bạn hãy cụ thể nó bằng việc chỉ ra bài viết không xứng đáng tồn tại vì đã không đáp ứng được tiêu chuẩn cụ thể nào của Wikipedia.

Đơn giản là không nổi bật

sửa
  • Ví dụ:
  • Xóa, vì không nổi bật. –Người tôn thờ độ nổi bật 16:25, 5 February 2007 (UTC)
  • Xóa NN. – Nhà tuyên bố 12:01, 18 December 2006 (UTC)
  • Giữ, nó hoàn toàn nổi bật. –Nhà tiên tri 01:21, 7 March 2006 (UTC)

Đơn giản tuyên bố rằng chủ đề của bài viết không nổi bật mà không đưa ra được lý do như tại sao chủ đề lại không nổi bật. Điều này cũng giống như nói "đơn giản là không bách khoa" và "chỉ vào qui định hướng dẫn".

Thay vì chỉ nói "Không nổi bật", hãy xem xét việc nói rằng "Không có nguồn đáng tin cậy để kiểm chứng được độ nổi bật" hay "Nguồn không độc lập, vì vậy không thể xác minh được chủ đề này đạt những tiêu chẩn về độ nổi bật", hay "Nguồn không cung cấp được tầm quan trọng mà tiêu chuẩn về độ nổi bật đòi hỏi." Đưa ra những lý do rõ ràng như tại sao chủ đề có thể không nổi bật giúp những người tham gia chỉnh sửa khác có cơ hội nghiên cứu và cung cấp những nguồn thông tin có thể chứng minh hoặc khẳng định độ nổi bật của đề tài.

Sẽ rất mơ hồ khi quả quyết rằng thứ gì đó không nổi bật mà không hề đưa ra giải thích hay nguồn dẫn cho lời phàn nàn về độ nổi bật đó. Điều này thường thấy khi cố khẳng định sự nổi bật theo các quy định riêng (như âm nhạc hay nội dung internet). Thêm vào đó, các bài có thể đáp ứng tiêu chuẩn về độ nổi bật nhưng không đạt nhưng hệ thống tiêu chuẩn nghiêm ngặt khác như bài viết về những người nổi bật đang sống cũng có thể bị xóa nếu chúng chỉ nổi bật bên lề, và phải bị xóa nếu chúng mang tính phỉ báng. Tiêu chuẩn đưa vào không quyết định việc đưa vào hay không, chúng chỉ mang tính đề xuất.

Đơn giản là không thuộc về nơi đây

sửa

Mời xem thêm phần mở đầu của bài này nếu như bạn đến được đây nhờ một liên kết ngắn (shortcut). Ví dụ:

  • Xóa Không thuộc về nơi này. –Bảo vệ khu VIP 16:25, 5 February 2007 (UTC)
  • Xóa Thật kỳ cục khi có đề tài này. – Cảm giác ngờ ngợ 12:01, 18 December 2006 (UTC)
  • Xóa Đề tài này thật ngốc nghếch và có thể nó là đề tài ngốc nhất ta có thể tìm tại Wikipedia. Thông minh hiểu biết nhất đời 12:01, 18 December 2006 (UTC)
  • Xóa Đáng ra nó không bao giờ nên xuất hiện trong từ điển này. Ban kiểm duyệt 12:01, 18 December 2006 (UTC)
  • Xóa Đúng là nó có chú thích nhưng đề tài này thật tầm thường và tôi không biết sao nó thể thích hợp cho từ điển bách khoa. – Cao siêu là biểu tượng của bách khoa 12:01, 18 December 2006 (UTC)

Những lập luận như thế hoàn toàn chỉ là ý kiến cá nhân. Nó không dựa trên bất cứ quy định, hướng dẫn hay lý lẽ nào. Ý nghĩa ngầm ẩn trong các câu nói đó là "Tớ chả thích nó, vì vậy nó không nên có ở wikipedia."

Tại wikipedia, việc bài viết có được giữ hay không được quyết định bởi những quy tắc và hướng dẫn được thiết lập dựa trên đồng thuận, không phải bằng việc nêu những ý kiến kiểu như "tôi nghĩ rằng/không nghĩ rằng bài viết này nên được giữ." Tất cả chúng đều là những ý kiến cá nhân và nói như thế thì không khác gì bỏ phiếu mà không nêu lý do.

Chỉ vào quy định hướng dẫn

sửa

Mời xem thêm phần mở đầu của bài này nếu như bạn đến được đây nhờ một liên kết ngắn (shortcut).

Ví dụ:

Mặc dù việc chỉ đến một quy định hoặc hướng dẫn có thể cho người dùng khác hiểu ra lý do tại sao bài này nên bị xóa, nhưng nó không chỉ ra cụ thể rằng quy định hoặc hướng dẫn đã bị vi phạm như thế nào. Khi biểu quyết xóa bài, hãy ghi rõ lý do tại sao phải xóa (hoặc giữ).

Như phần bên trên, biểu quyết xóa bài không đếm "số phiếu". Chúng là những thảo luận để đạt đến đồng thuận. Thay vì chỉ viết rằng "Nghiên cứu chưa công bố", hoặc "Không đáp ứng Wikipedia:Thông tin kiểm chứng được", hãy cân nhắc viết chi tiết hơn một chút, ví dụ "Nghiên cứu chưa công bố: Chứa nhiều thông tin nghiên cứu không dẫn nguồn" hoặc "Không đáp ứng Wikipedia:Thông tin kiểm chứng được – nguồn toàn ở các blog cá nhân và các bài viết diễn đàn". Khi đó, người viết bài có thể biết và chỉnh sửa các thông tin trong bài lại sao cho không mắc các lỗi như đã nêu.

Hãy nhớ rằng các bài viết vẫn có thể được sửa chữa và không phải lúc nào cũng cần phải có nếu vấn đề của bài được nêu ra và được sửa chữa hợp lý (xem Các vấn đề khó giải quyết bên dưới).

Xin ân xá

sửa

Mời xem thêm phần mở đầu của bài này nếu như bạn đến được đây nhờ một liên kết ngắn (shortcut).

  • Giữ Tôi đã đầu tư rất nhiều vào bài viết này. – Người làm việc chăm chỉ 01:01, 1 January 2001 (UTC)
  • Giữ Bạn sẽ làm tôi xúc động vô cùng nếu bạn chuyển chữ "Xóa" thành "Giữ". – Dễ xúc động 01:01, 1 January 2001 (UTC)
  • Giữ Tôi cần thêm thời gian để bổ sung. – Cần thời gian 01:01, 1 January 2001 (UTC)
  • Giữ Tôi đã đặt bản mẫu này vào bài vì thế không nên xóa nó. – Bản mẫu đã vào chỗ 01:01, 1 January 2001 (UTC)
  • Giữ Tôi đã đặt hidden text vào đầu trang hãy nói mọi người rằng không cần phải xóa nó. – Hidden text đã có tác dụng 01:01, 1 January 2001 (UTC)

Lập luận như vậy không bám vào một chính sách hay hướng dẫn nào. Chúng chỉ đơn thuần là một chiến dịch của thành viên đó để thay đổi quan điểm của các thành viên khác. Những phiếu bầu kiểu như trên không giúp ích gì trong việc đạt được một sự đồng thuận, và bất cứ ai đáp ứng lời cầu xin như vậy thì cũng không giúp làm rõ vấn đề hơn chút nào.

Bạn cũng nên làm quen với các chiêu trò hướng dẫn vận động của Wikipedia trước khi bạn thu hút "phiếu" cách này hay cách khác trong một cuộc thảo luận.

Nếu bạn cảm thấy bạn cần thêm thời gian để làm việc trên một bài viết mà bạn vừa tạo đã được đóng gói để xóa sớm, một lựa chọn có thể yêu cầu [ [ WP: USERFY | userfication ]], nơi bạn có thể dành nhiều thời gian như bạn muốn cải thiện bài viết cho đến khi đáp ứng nguyên tắc bao gồm Wikipedia. Một khi điều này đã được thực hiện, bạn có thể giới thiệu lại vào không gian chính của bài viết.

Trong những năm qua, một số mẫu đã được tạo ra để được đặt trên đầu trang của trang chỉ ra rằng họ là người mới và có thể mất nhiều thời gian để hoàn thành các tiêu chuẩn của Wikipedia. Chúng bao gồm {{ newpage }}, {{ bài viết chưa được xem xét mới }}, {{ xây dựng }}, và {{ newlist }}. Nếu một mẫu như vậy được tìm thấy trên một trang mới được tạo ra, như là một [ [ WP: DÂN SỰ | lịch sự thông thường ] ], [ [ WP: máy điện hạt nhân | patrollers trang mới] ] và những người khác không nên vội vàng để xóa trang trừ khi rõ ràng là nó không bao giờ có thể đáp ứng các nguyên tắc thu nhận. Nếu một người không chắc chắn về điều này, hoặc nếu nó xuất hiện không có tiến bộ đã được thực hiện trong một khoảng thời gian hợp lý, tác giả cần được liên lạc liên quan đến / ý định của mình, và đưa ra một số tiền hợp lý của thời gian để trả lời. Nó được khuyến khích cho người đang xem xét đưa nó lên để xóa xem xét userfication như một sự thay thế.

Quan điểm cá nhân

sửa

Tôi thích chủ đề này

sửa

Mời xem thêm phần mở đầu của bài này nếu như bạn đến được đây nhờ một liên kết ngắn (shortcut).

Ví dụ:

  • Giữ Flailing Hairnets là ban nhạc rock nổi nhất thế giới hiện nay. – Người hâm mộ siêu cuồng nhiệt 02:02, 2 February 2002 (UTC)
  • Giữ Vì anh ấy trông thật kute. – Anh ấy đẹp vãi hà 03:03, 3 March 2003 (UTC)
  • Giữ Bài viết thật là hay và tôi muốn giữ nó ở đây. – Thủ kho 04:04, 4 April 2004 (UTC)

Cộng đồng những người viết bài tại wikipedia bao gồm rất nhiều cá nhân và vì vậy, bất cứ chủ đề hay chủ thể nào cũng có những người viết thích và những người viết không thích nó. Tuy nhiên, sở thích của cá nhân người viết không phải là lý do hợp lệ để xóa hay giữ bài viết.

Theo Wikipedia:Thông tin kiểm chứng được:

Điều kiện để giữ một thông tin trên wikipedia là khả năng kiểm chứng được chứ không phải là đúng hay sai. Điều này có nghĩa là, thông tin được đưa vào wikipedia phải có thể được kiểm chứng bởi người đọc, còn việc người đọc nghĩ rằng thông tin này đúng hay sai không phải là điều kiện để giữ hay xóa nó. Người viết bài trên wikipedia cần phải cung cấp một nguồn đáng tin cậy cho các trích dẫn và cho bất cứ thông tin nào dễ gây tranh cãi hay có nguy cơ bị xóa.

Nói cách khác, một người hay một nhóm người có thể là ví dụ tốt nhất về việc làm của họ trong quá khứ, nhưng nếu không có tài liệu nào kiểm chứng được hay đáng tin cậy viết về họ, thì họ chưa thể có mặt với tư cách là một bài viết bách khoa trên wikipedia. Nếu như bài hát/trò chơi điện tử/truyện tranh/... nào mà bạn yêu thích thật sự vĩ đại như bạn nghĩ, không chóng thì chầy cũng sẽ có người viết về nó, vì vậy hãy kiên nhẫn.

Tôi không thích chủ đề này

sửa

Mời xem thêm phần mở đầu của bài này nếu như bạn đến được đây nhờ một liên kết ngắn (shortcut).

Ví dụ:

  • Xóa Flailing Hairnets là ban nhạc Rock tồi tệ nhất từng xuất hiện. – Siêu anti-fan 02:03, 2 February 2002 (UTC)
  • Xóa Nó thực sự gây bực mình. – Kẻ khó chịu 03:03, 3 March 2003 (UTC)
  • Xóa Thật tệ hại. – Chủ nghĩa hoàn hảo 03:03, 3 March 2003 (UTC)
  • Xóa Thật cũ kỹ. – Cách tân là số một 01:56, 4 August 2008 (UTC)
  • Xóa Cứ như các thứ ở thế giới thứ ba. – Chủng tộc siêu đẳng 17:36, 5 December 2009 (UTC)
  • Xóa Nó không hợp với tín ngưỡng của tôi. – Thần của tôi mạnh hơn của anh 16:56, 18 December 2009 (UTC)
  • Xóa Thật xấu hổ khi bài này lại nằm trên wikipedia. – Người dễ xấu hổ 01:31, 16 February 2010 (UTC)

Một chủ đề sẽ có một lượng thành viên "yêu thích", và một số thành viên khác thì sẽ không thích. Tuy nhiên việc "thích" hay "không thích" của mỗi cá nhân thành viên không phải là lý do xóa hay giữ bài. Thật ra, ý kiến "tôi thích" hay "tôi không thích" có thể đi kèm hoặc ngụy trang dưới lý do như "thông tin này không bách khoa" (xem Đơn giản là không bách khoa, bên trên). Lý do như vậy là không đủ và người biểu quyết cần phải giải thích rõ xem quy định nào cho thấy bào viết đáng bị xóa và tại sao quy định đó được áp dụng hay phù hợp cho việc xóa bài viết này. (xem thêm Chỉ vào quy định hướng dẫn.)

Việc này có thể bao hàm các ý kiến chủ quan về việc sử dụng hợp lý hình không tự do (xem thêm WP:NFCC), và việc bao hàm các thông tin có thể bị đánh giá là linh tinh, hay mang nội dung chỉ phục vụ cho người hâm mộ cuả một chủ đề hay chủ thể nào đó (tiếng Anh gọi là "cruft"). Ví dụ, trong khi biển báo "cruft" chỉ thường dùng cho bất cứ thứ gì có vẻ như chỉ là điều nhỏ nhặt (chẳng hạn như bài hát của một cá nhân hay một tập phim của phim truyền hình), người viết bài cần phải cân nhắc cẩn thận về việc những thông tin "cruft" như thế có thể được kiểm chứng cho việc đáng tồn tại trên wikipedia hay không.

Nó thú vị

sửa

Mời xem thêm phần mở đầu của bài này nếu như bạn đến được đây nhờ một liên kết ngắn (shortcut).

Ví dụ:

  • Giữ Rất thú vị. – Dễ ấn tượng 05:05, 5 May 2005 (UTC)
  • Xóa Chẳng thú vị tý nào. – Ý chí thép 05:05, 5 May 2005 (UTC)
  • Xóa Ai quan tâm đến thứ này chứ? – Bất cần đời 17:28, 19 February 2007 (UTC)
  • Giữ Thật đáng thương và vô giá trị theo bất kỳ cách nào. – Người định giá 09:13, 5 June 2008 (UTC)

Những người tham gia viết Wikipedia là một nhóm những cá nhân khác nhau, và có khả năng, bất kì đối tượng hoặc chủ đề nào cũng có thể được những người viết ở đâu đó ưa thích. Và ngược lại, có những đối tượng hoặc chủ đề mà cá nhân khác sẽ không thích, hoặc không quan tâm. Tuy nhiên, việc thích hay không thích mang tính cá nhân không phải là lý do hợp lệ để giữ hay xóa bài đó.

Xem thêm Tôi thích chủ đề nàyTôi không thích chủ đề này ở trên.

Nó rất hữu dụng/vô dụng

sửa

Mời xem thêm phần mở đầu của bài này nếu như bạn đến được đây nhờ một liên kết ngắn (shortcut).

Ví dụ:

  • Giữ Hữu dụng. – Thực dụng 05:05, 5 May 2005 (UTC)
  • Xóa Chúng ta không cần nó ở đây. – Thẩm phán 03:03, 3 March 2003 (UTC)

Wikipedia là một bách khoa toàn thư, rất nhiều điều hữu ích mà không thuộc về một bách khoa toàn thư được loại trừ; nhưng tất cả mọi thứ trong nó sẽ có ích trong một số ngữ cảnh. Nhưng chỉ nói một cái gì đó có ích hay vô ích mà không cung cấp bối cảnh là không hữu ích hoặc có sức thuyết phục trong các cuộc thảo luận. Hãy nhớ rằng, bạn cần phải cho chúng tôi biết lý do tại sao bài viết là hữu ích hay vô dụng, và liệu nó có đáp ứng chính sách của Wikipedia.

Một danh sách tất cả các số điện thoại ở Hà Nội có thể hữu ích, nhưng không được bao gồm vì Wikipedia không phải là một thư mục. Một trang chỉ đơn giản là giải nghĩa từ hữu ích sẽ là hữu ích, nhưng không được bao gồm vì Wikipedia không phải là một từ điển (Wiktionary sẽ làm việc đó). Hướng dẫn về nhà hàng tốt nhất trong Paris có thể hữu ích nhưng không được thêm vào vì Wikipedia là không phải là một cuốn sách hướng dẫn du lịch (Wikivoyage sẽ làm việc đó). Tính hữu dụng là một đánh giá chủ quan và nên tránh trong cuộc tranh luận xóa bài trừ khi nó hỗ trợ một tranh luận thuyết phục.

Có một số lần khi "hữu dụng" có thể là cơ sở của một đối số hợp lệ để thu nhận. Một bách khoa toàn thư nên, theo định nghĩa, có nhiều thông tin và hữu ích cho độc giả. Cố gắng tập thể dục thông thường, và xem xét cách thức một số không tầm thường của người dân sẽ xem xét các thông tin "hữu ích". Thông tin tìm thấy trong bảng đặc biệt là tập trung vào tính hữu ích cho người đọc. Một lập luận dựa trên tính hữu dụng có thể có giá trị nếu đặt trong bối cảnh. Ví dụ, "Danh sách này tập hợp chủ đề liên quan trong X và rất hữu ích để điều hướng chủ đề đó."

Có một số trang trong Wikipedia được coi là công cụ định hướng hữu ích và không có gì hơn, ví dụ như trang định hướng, thể loạiđổi hướng, vậy tính hữu dụng là cơ sở cho sự tồn tại của chúng; đối với những trang đó, tính hữu dụng là một lập luận hợp lệ.

Nó chẳng hại gì

sửa

Mời xem thêm phần mở đầu của bài này nếu như bạn đến được đây nhờ một liên kết ngắn (shortcut).

Ví dụ:

  • Giữ Tại sao phải xóa nó? Nó chẳng hại gì cả. – Triết học 1 05:05, 6 June 2006 (UTC)
  • Xóa Tại sao phải giữ nó? Nó chẳng làm được gì ở đây. – Triết học 2 05:05, 6 June 2006 (UTC)

Chỉ vì có một bài viết không trực tiếp làm tổn thương bất cứ ai không có nghĩa là nó phải được lưu giữ. Ví dụ, nếu chưa có bất kỳ thông tin kiểm chứng được được nêu ra với nguồn đáng tin cậy về chủ đề này sau đó không có cách nào để kiểm tra xem các thông tin trong bài viết là đúng, và nó có thể làm hỏng danh tiếng của chủ đề trong bài và dự án. Thậm chí nếu thông tin sự thật, mà không có khả năng kiểm tra nó, thông tin sai lệch rất có thể bắt đầu thấm nhập.

Như các bài báo về chủ đề mà không giữ để nguyên lý cơ bản của chúng tôi (kiểm chứng được, độ nổi bật, và sử dụng nguồn đáng tin cậy), thì việc giữ bài viết còn có hại - nó đặt ra một tiền lệ mà chỉ ra rằng bất cứ điều gì theo nghĩa đen có thể đi đây. (Xem dưới đây cho điều đó.)

Nhưng mục đích của một bách khoa toàn thư là cung cấp thông tin: độc giả tiềm năng hoặc hữu dụng chủ quan của từng hạng mục không phải là hợp lý nếu các tài liệu đáng chú ý.

Ý kiến "Nó không hại gì", và bác bỏ của nó, là trung tâm của cuộc tranh luận triết học của chủ nghĩa giữ bài so với chủ nghĩa xóa bài ở wiki. Để biết thêm thông tin và lập luận, xem các bài viết Meta InclusionismDeletionism.

Lưu ý rằng trong sự sưu tập để xóa cuộc tranh luận, có hoặc không một cái gì đó là có hại thường là một vấn đề có liên quan, kể từ khi quy định cung cấp các trang vốn đã gây rối, ví dụ, có thể bị xóa. Lập luận "nó không làm hại bất cứ điều gì" là kém thuyết phục, tuy nhiên, khi WP:KHONG cấm rõ ràng các nội dung trong câu hỏi (ví dụ như một blog chính thức trong không gian người dùng) từ đang được lưu trữ ở đây.

Mời xem thêm phần mở đầu của bài này nếu như bạn đến được đây nhờ một liên kết ngắn (shortcut).

Ví dụ:

  • Giữ Bài này hài đó. – Fan hài kịch 12:34, 19 tháng 2 năm 2007 (UTC)
  • Giữ Trời đất ơi... đọc bài này cười xỉu!!!! Ha ha ha. – Mém lọt khỏi ghế 4:22, 19 tháng 2 năm 2009 (UTC)
  • Xóa Bài tấu hài nên không thể giữ lại trên bách khoa toàn thư. Bộ Giáo dục 12:34, 19 tháng 2 năm 2007 (UTC)

Wikipedia không phải là một kho tiểu phẩm hài. Bài viết không thể được giữ chỉ vì tính khôi hài hay đơn thuần vì nó đề cập đến một chủ đề mà người viết cảm thấy vui nhộn. Hơn nữa, tính chủ quan cao của sự hài hước đồng nghĩa với việc nó sẽ không bao giờ được xem là có giá trị trong một từ điển bách khoa, nơi mà tính căn cứ của những bài viết được quyết định bởi những tiêu chuẩn khách quan (điều thú vị với người này có thể buồn tẻ và không đáng chú ý với người khác, thậm chí có thể gây xúc phạm đến một đối tượng thứ ba). Điều này không có nghĩa là Wikipedia không có chỗ cho các bài viết liên quan đến những chủ đề hài hước. Bài viết nên được giữ hoặc xóa đi vì những lý do như không đáp ứng được độ nổi bật, khả năng kiểm chứng thông tin và thiếu chú thích nguồn gốc – chứ không phải vì được viết bởi một người có cái nhìn hài hước mang tính chủ quan. Có nhiều nơi thích hợp hơn, thậm chí ngay tại Wikipedia, cho những bài viết đó thay vì trên không gian tham khảo chính.

Trình bày tốt

sửa

Mời xem thêm phần mở đầu của bài này nếu như bạn đến được đây nhờ một liên kết ngắn (shortcut).

Ví dụ

  • Giữ Bài này được trình bày rất tốt. – Phong cách quan trọng hơn vấn đề 12:34, 19 tháng 2 năm 2007 (UTC)
  • Giữ Trình bày rất tốt thiết kế bày rất đẹp vv. sử dụng rất nhiều màu khác nhau. – Kiến trúc sư 4:22, 19 tháng 2 năm 2009 (UTC)
  • Giữ Được viết bởi một chuyên gia Wikipedia; có đầy đủ infobox, hình và các bản mẫu. – Bài viết hoàn hảo 12:34, 19 tháng 2 năm 2007 (UTC)
  • Xóa Bài này được trình bày quá xấu – Nhà phê bình khó tính 05:05, 6 June 2006 (UTC)

Dù cho bài viết trông có vẻ rất tốt cho Wikipedia do có tính thỏa mãn độ thẩm mỹ cao hay được dàn trang đẹp dưới góc nhìn thiết kế đồ họa, nhưng vẻ ngoài đơn thuần không phải là nhân tố cho biết chủ đề của bài có phù hợp chính đáng để có mặt trên Wikipedia hay không.

Nó mang thông tin hữu ích

sửa

Mời xem thêm phần mở đầu của bài này nếu như bạn đến được đây nhờ một liên kết ngắn (shortcut).

Ví dụ

  • Giữ – Nó không phải quảng cáo mà là MANG THÔNG TIN HỮU ÍCH về những việc đang diễn ra cho mọi người trên Wikipedia được biết! – Tôi luôn muốn công khai việc gì đó
  • Giữ – Bài này được đăng lên vì lý do chính đáng... nó nói về các tổ chức đang cứu giúp trẻ em và đấu tranh vì quyền con người – Nhân đạo và nhân quyền muôn năm!
  • Xóa - Quân đội chính phủ Utopistan nói rằng các thông tin về bài này có thể hỗ trợ các cuộc tấn công quân nổi dậy. – Wikileaks

Wikipedia không phải là nơi để tìm kiếm sự công khai cho một nguyên nhân, một sản phẩm, một cá nhân, một ý thức hệ,... nào đó. Đặc biệt, những thông tin mang tính chất quảng cáo, tuyên truyền, vận động nói chung là không thỏa mãn các yêu cầu về tính trung lậpkhả năng kiểm chứng được. Xem thêm WP:NOBLECAUSE.

Các vấn đề khó giải quyết

sửa

Mời xem thêm phần mở đầu của bài này nếu như bạn đến được đây nhờ một liên kết ngắn (shortcut).

Một câu châm ngôn phổ biến là "Xóa bài không có nghĩa là dọn dẹp". Hãy nhớ rằng Wikipedia là một công việc đang làm và các bài viết bị xóa không phải là một sự trừng phạt vì không ai muốn dọn dẹp chúng. Nhớ rằng Wikipedia không có hạn chót. Nếu bài có nội dung tốt, tương lai sẽ có nguồn, thì bài cần được phát triển và cải tiến, chứ không nên bị xóa.

Chú ý: Câu hỏi về việc liệu một bài viết kém nhưng có thể cải thiện thêm phải được xóa ngay là vấn đề gây tranh cãi lớn, và đã được tăng lên đến mức trở thành triết lý wiki immediatismeventualism.

Bài viết tệ hại

sửa

Mời xem thêm phần mở đầu của bài này nếu như bạn đến được đây nhờ một liên kết ngắn (shortcut).

Ví dụ:

  • Xóa Bài viết này thật như đống rác. – Chỉ giỏi nói 13:13, 08 June 2007 (UTC)
  • Xóa Bài này viết loạn xạ và trình bày tệ hại. – Không có ý chí để sửa
  • Xóa Nó hoàn toàn không có chú thích – Lười biếng số 1 01:01, 1 January 2001 (UTC)
  • Giữ Chúng ta sẽ tìm nguồn cho nó sau. – Không phải bây giờ 01:01, 1 January 2001 (UTC)

Trong mô hình Wiki, một bài viết mà hiện nay có thể có nội dung kém, định dạng xấu xí, không có đủ nguồn, hoặc không có một cái nhìn tổng quan toàn diện về đối tượng nó muốn nói tới, có thể được cải thiện và viết lại để sửa chữa các sai sót hiện tại. Bài viết thiếu sót như vậy là một vấn đề tương đối nhỏ, và điều đó vẫn có thể có lợi cho Wikipedia. Nói cách khác, các biện pháp khắc phục cho một bài viết như vậy là dọn dẹp, chứ không xóa.

Với điều trên, nếu một bài viết tệ đến nỗi gây hại trong trạng thái hiện tại, vậy xóa nhanh và có thể tạo lại sau là một lựa chọn ổn. Ví dụ, những vấn đề như vi phạm bản quyền, quảng cáo, nội dung vô nghĩa, hay những câu mang tính tiêu cực không nguồn trong tiểu sử người đang sống, cần được xử lý nhanh nhất có thể.

Không ai viết tiếp

sửa

Mời xem thêm phần mở đầu của bài này nếu như bạn đến được đây nhờ một liên kết ngắn (shortcut).

Ví dụ:

  • Xóa Bài viết này đã ở đây 2 năm và vẫn còn đang viết! – Chẳng ai thèm làm 03:29, 22 August 2007 (UTC)
  • Xóa Tôi đã cho họ 6 tháng để ai đó thêm chú thích vào nhưng không và giờ tôi đã mất hết kiên nhẫn. – Chủ nô 01:33, 12 October 2010 (UTC)
  • Xóa Người tạo bài đã không ngó ngàng gì đến nó. – Tạo bài xong rồi chạy, 03:29, 22 August 2007 (UTC)
  • Xóa Đây không phải lần đầu, mà là lần thứ 10 bài này đã được đưa ra biểu quyết xóa. Mỗi lần Thành viên:MuốnGiữBài lại hứa sẽ nâng cấp bài sau khi đã thảo luận. Nhưng chả thấy cậu ta làm gì cả. Và Thành viên:ThíchBàiNày lại bảo vệ thành viên kia. – Hết sạch kiên nhẫn , 03:29, 22 August 2007 (UTC)
  • Xóa Chúng ta đã đợi 10 năm cho bài này, hy vọng sẽ có cải thiện. Nhưng không ai làm gì, và bây giờ chúng ta có thể đồng thuận là bài này không thuộc về wikipedia. – Đã đến lúc làm việc khác, 03:29, 22 August 2007 (UTC)
  • Giữ Tôi chắc chắn có thể bổ sung cho bài này. Làm ơn giữ nó, tôi sẽ giải thích sau. – Làm ơn đi mà, năn nỉ đấy, 03:29, 22 August 2007 (UTC)

Đôi khi một bài viết được đưa ra biểu quyết xóa đang ở trong tình trạng chưa được đầu tư xây dựng gì nhiều, hay chưa được biên soạn bởi một người viết nào đó trong suốt một thời gian dài và vì vậy chưa có chất lượng tốt lắm. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là chủ đề này không phù hợp với wikipedia; có thể là chủ đề này ít người biết hoặc viết về nó quá khó. Một bài viết nên được đánh giá dựa trên tiềm năng thực tế về việc mở rộng nó thay vì nó có được thường xuyên cập nhận hay không. Nên nhớ rằng wikipedia không có "hạn chót".

Trong một số trường hợp khác, đặc biệt là liệt kê các bài viết mô tả một tập hữu hạn, bài viết có thể đã hoàn chỉnh và hiện hành. Do đó, một bài viết như vậy đã không được thực hiện trong X lượng thời gian vì không có gì cần phải thêm vào nó vào thời điểm hiện tại.

Chủ đề mồ côi

sửa

Mời xem thêm phần mở đầu của bài này nếu như bạn đến được đây nhờ một liên kết ngắn (shortcut).

Ví dụ

  • Xóa Nó mồ côi. Không chủ đề nào dẫn đến đây và chắc sẽ chẳng bao giờ có. – không gia đình 03:29, 22 August 2007 (UTC)

Một bài viết mồ côi (tức là không có hoặc có rất ít liên kết tới nó) có thể mang lại một số vấn đề. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là nó không nổi bật và vì vậy, "mồ côi" không phải lý do hợp lý để xóa bài này. Một bài mồ côi vẫn có thể có các nguồn dẫn đáng tin cậy, và nhiều bài thật sự có yếu tố này.

Nhiều bài mồ côi được viết bởi các thành viên mới, những người chưa biết về tầm quan trọng của việc thêm các nguồn tham khảo và các liên kết tới bài viết. Nếu chủ thể bài viết thật sự đủ nổi bật, hai vấn đề này có thể được giải quyết dễ dàng. Và nếu như nguồn dẫn của bài được bổ sung đầy đủ, ngay cả khi không dó liên kết dẫn tới bài, bài vẫn đủ nổi bật.

Nhạy cảm với các phá hoại

sửa

Mời xem thêm phần mở đầu của bài này nếu như bạn đến được đây nhờ một liên kết ngắn (shortcut).

Ví dụ

  • Xóa Chủ đề này trông giống phá hoại hơn. – Graffiti 03:29, 22 August 2007 (UTC)
  • Xóa Nó có một lịch sử phá hoại dài loằng ngoằng khiến nó trở thành nỗi xấu hổ cho Wikipedia. – Càng gọn càng tốt 03:29, 22 August 2007 (UTC)
  • Xóa Bài có chứa một cuộc bút chiến trong lịch sử trang. – Ghét chiến tranh 03:29, 22 August 2007 (UTC)
  • Xóa Bài viết như thế này sẽ chẳng bao giờ đạt được tính trung lập của Wikipedia vì có quá nhiều tranh cãi xung quanh nó. – Phòng bệnh hơn chữa bệnh 03:29, 22 August 2007 (UTC)
  • Xóa Có quá nhiều người ghét nhân vật này, vì thế để có bài trung lập không có phá hoại nào sẽ là phép lạ. – Trưởng phòng an ninh 03:29, 22 August 2007 (UTC)
  • Giữ Những kẻ phá hoại và rối sẽ tiếp tục tạo bài này sau khi nó bị xóa. – Dai như đỉa 03:29, 22 August 2007 (UTC)
  • Giữ Chiến dịch vận động vẫn không thể đạt được sự đồng thuận về vấn đề này. – U u minh minh 03:29, 22 August 2007 (UTC)

Wikipedia có những biện pháp riêng để xử lý các trường hợp vi phạm quy định. Các tài khoản tham gia bút chiến quá 3 lần hồi sửa, công kích cá nhân, vi phạm thái độ văn minh, tạo tài khoản con rối sẽ bị cấm. Bài viết có thể được khóa hay bán khóa. Tài khoản con rối và các thành viên chuyên đi vận động hoàn toàn có thể bị phát hiện. Bản mẫu có thể được đặt ở các bài viết cần được chỉnh trang để thông báo cho các thành viên khác biết. Nếu như các thông tin sai thường xuyên được đưa lên nhưng với mục đích có thiện ý, điều này có thể được thảo luận.

Ngụy biện

sửa

Sự tồn tại

sửa

Mời xem thêm phần mở đầu của bài này nếu như bạn đến được đây nhờ một liên kết ngắn (shortcut).

Ví dụ:
  • Giữ Nó tồn tại. – Nó tồn tại 04:04, 4 April 2004 (UTC)
  • Giữ Nó không phải tin đồn. Nó hoàn toàn có thật. – Không tin đồn 04:04, 4 April 2004 (UTC)
  • Giữ Không nghi ngờ gì nữa ban nhạc "KillMyMutha"... ba tờ báo địa phương đã nhắc đến các đêm diễn của họ, hơn nữa họ có trang trên MySpace. – Người yêu nhạc địa phương 04:04, 4 April 2004 (UTC)

Sự tồn tại là quan trọng. Mục đích chính của yêu cầu phải có tất cả các bài viết và thông tin có trong nguồn gốc (WP:V) là để chứng minh rằng mọi thứ đều đúng và chính xác. Nhưng sự tồn tại đơn thuần không tự động làm cho một chủ đề xứng đáng được đưa vào. Có nhiều hướng dẫn khác phải được đáp ứng, chủ yếu được tìm thấy trong WP:N. Đối với việc thiếu sự tồn tại, có những trường hợp hiếm hoi khi điều này có thể đáng chú ý.

Thử trên Google

sửa

Mời xem thêm phần mở đầu của bài này nếu như bạn đến được đây nhờ một liên kết ngắn (shortcut).

Ví dụ:

  • Giữ Nó có 345.400 Google hit, vì thế nó hoàn toàn đáng chú ý. – Cậu bé Google 04:04, 4 April 2004 (UTC)
  • Xóa Chỉ có 10 Google hit, không nổi bật. – Cô bé Google 04:04, 4 April 2004 (UTC)
  • Xóa Không có Google hit, hẳn là tin đồn. – Đa nghi 04:04, 4 April 2004 (UTC)
  • Xóa Không có Google hit, vì thế nếu cô ta có là tổng thống Ả Rập cô ta cũng không nổi bật. Google Hit = Ánh sáng sáng soi sự thật 04:04, 4 April 2004 (UTC)

Mặc dù việc sử dụng một cỗ máy tìm kiếm như Google có thể hữu ích trong việc xác định một chủ đề cụ thể có mức độ phổ biến hay được nhiều người biết đến như thế nào, nhưng cho dù công cụ tìm kiếm có đưa ra một số lượng lớn kết quả thì con số này cũng không thể đảm bảo rằng chủ đề đó có thích hợp để đưa vào Wikipedia hay không. Tương tự, nếu công cụ tìm kiếm đưa ra số kết quả thấp, điều này có thể cho thấy chủ đề đó mang tính chuyên môn cao hoặc không thể truy cập tra cứu thông thường qua internet. Một ví dụ là tiêu chuẩn độ nổi bật về người, đặc biệt nói rõ rằng Tránh các tiêu chí dựa vào thống kê của các cỗ máy tìm kiếm (ví dụ, số kết quả từ Google hay thứ hạng Alexa). Không thể hy vọng tìm thấy hàng ngàn kết quả truy cập về một vị thần Estonia cổ đại. Tuy nhiên, việc kiểm tra qua bộ máy tìm kiếm có thể hữu ích như một xét nghiệm âm tính về các chủ đề văn hóa thông dụng mà người dùng có thể tìm được qua các nguồn qua Internet. Nếu việc tìm kiếm về một định dạng nội dung phổ biến rộng trên mạng chỉ trả kết quả về một hoặc hai nguồn riêng biệt là dấu hiệu hợp lý chứng tỏ rằng chủ đề không đáng chú ý như đã được khẳng định.

Tóm lại, "chất lượng" của kết quả từ các cỗ máy tìm kiếm chỉ là những con số đơn thuần. Miêu tả chi tiết về những vấn đề có thể gặp phải khi sử dụng một cỗ máy tìm kiếm để xác định độ nổi bật có thể tìm thấy ở: Wikipedia:Search engine test.

Cần lưu ý rằng những tìm kiếm sử dụng công cụ đặc biệt của Google Google Book Search, Google ScholarGoogle News có thể đưa kết quả về những nguồn đáng tin cậy với khả năng hữu ích trong việc cải thiện bài viết hơn là chỉ dùng tìm kiếm web mặc định của Google.

Tuổi của đề tài

sửa

Mời xem thêm phần mở đầu của bài này nếu như bạn đến được đây nhờ một liên kết ngắn (shortcut).

Ví dụ

  • Giữ Đề tài này rất nổi năm 2004. – Qua thời hoàng kim 01:10, 1 January 2010 (UTC)
  • Giữ Bài này chỉ vừa mới tạo ngày hôm qua. Tôi vẫn đang viết nó! – Hãy khám phá những điều mới 12:10, 25 May 2010 (UTC)

Sự bao hàm không phải là một chỉ số đo độ nổi bật. Việc tồn tại một thời gian dài trên Wikipedia không bảo đảm một bài viết một chỗ cố định. Bài viết đó có thể đạt được độ tuổi cao có thể vì sự thiếu nổi bật của nó mới được phát hiện gần đây, hoặc ý kiến tập thể về tiêu chí bao hàm đã thay đổi. Đồng thuận có thể thay đổi và một bài viết từng được chấp nhận dưới hướng dẫn của Wikipedia hoặc do thực tế vẫn có thể bị đem ra biểu quyết xóa.

Thống kê truy cập trang

sửa

Mời xem thêm phần mở đầu của bài này nếu như bạn đến được đây nhờ một liên kết ngắn (shortcut).

Ví dụ:

  • Xóa, Wikipedia không cần những trang mà chỉ có người rảnh hơi mới truy cập (chỉ có 3 người/ngày) để tìm thông tin. – Người đứng đầu bộ thông tin 12:35, 11 October 2008 (UTC)
  • Giữ, đây hoàn toàn là một bài quan trọng với 14.000 người truy cập mỗi ngày khiến nó trở thành trang nổi tiếng đứng thứ 115 của Wiki. – Người có đầu óc đen tối 13:37, 1 May 2008 (UTC)

Nguồn không chính xác

sửa

Mời xem thêm phần mở đầu của bài này nếu như bạn đến được đây nhờ một liên kết ngắn (shortcut).

Ví dụ:

  • Giữ Tôi tìm thấy nó trên các phiên bản wiki khác. – Người am hiểu Wiki 13:13, 08 June 2007 (UTC)
  • Giữ Trang web chủ đề này có rất nhiều thông tin. – Trang web của chính chủ đề 13:13, 08 June 2007 (UTC)
  • Giữ Trang web này cả website nói về vấn đề đó – Siêu nhãn dò tàng hình 13:13, 08 June 2007 (UTC)
  • Giữ Mọi người trên các blog đều nói về vấn đề này. – Lang thang trên Blog 13:13, 08 June 2007 (UTC)
  • Giữ Facebook bàn luận rất nhiều về nó. – Mạng xã hội là chân lý 13:13, 08 June 2007 (UTC)
  • Giữ Hãy xem những gì tôi tìm thấy trên Twitter. – Mê tin nóng hổi 13:13, 08 June 2007 (UTC)
  • Giữ Có rất nhiều trên các từ điển của thế giới. – Từ điển thế giới dẫn đường 13:13, 08 June 2007 (UTC)

Tiêu chí độ nổi bật yêu cầu rằng một chủ đề thỏa mãn độ nổi bật cần được dẫn nhiều nguồn đáng tin cậy, độc lập với chủ thể. Đọc thêm: requires. Một chủ đề có thể được được nhiều người kiểm chứng thông tin, tuy nhiên chưa chắc trang web mà bạn kiểm chứng là phù hợp. Trang web mà để cho bất cứ ai mà không có sự kiểm duyệt nội dung, giới hạn cho phép thì trang web đó thông thường không được coi là nguồn thông tin đáng tin cậy. Kể cả khi những trang web đấy được những người tốt bụng, mong muốn cống hiến sáng lập, viết nội dung, văn phong trung lập thì cũng quá ít, thâm chí không có sự kiểm duyệt nội dung. Nhỡ đâu chính những người viết cho trang web đấy lại đang tạo bài và sửa bài trên Wikipedia, và có thể họ đang sử dụng nguồn tự xuất bản để làm nguồn tham khảo trên Wikipedia.

Thông tin nóng hổi

sửa

Mời xem thêm phần mở đầu của bài này nếu như bạn đến được đây nhờ một liên kết ngắn (shortcut).

Ví dụ:

  • Giữ Tôi lên đây để xem việc bắt giữ và kết quả của phiên tòa... nên cập nhật thường xuyên. – Rảnh hơi nhất 13:13, 08 June 2007 (UTC)
  • Giữ Lên truyền hình tối qua và trang nhất tất cả các báo hôm nay. – Fan Khá BảnH 08:45, 13 December 2008 (UTC)
  • Giữ Khi tôi thấy tôi ngay lập tức lên đây để tìm nó/ chúng giống như nhiều người khác. – Mê thời sự:) 16:39, 31 October 2009 (UTC)
  • Giữ Rất nhiều thông tin đại chúng nói về cuộc tình này... vì thế chúng ta nên tạo ra một bài riêng. – Ngồi lê đôi mách 21:24, 1 April 2006 (UTC)

Wikipedia không phải là tờ báo, bài viết sẽ không được đăng lên và giữ lại với lý do đơn thuần chỉ là hiện tượng tức thời. Do ở vị trí đầu danh sách trong công cụ tìm kiếm, Wikipedia chính là nơi mọi người đăng lên những thông tin nóng hổi hay những sự kiện nghe thấy nhiều. Wikipedia có mục tin tức, có cả một khung riêng trên Trang Chính. Nhưng Wikipedia là bách khoa toàn thư, không phải là báo chí, nơi đăng lên những tranh cãi, những bài giật tít hay nơi bình phẩm. Nếu bạn muốn đăng tin tức, hãy tham gia dự án Wikinews.

Vị trí địa lý

sửa

Mời xem thêm phần mở đầu của bài này nếu như bạn đến được đây nhờ một liên kết ngắn (shortcut).

Ví dụ:

  • Giữ Nó được toàn thế giới quan tâm. – Ngắm Trái Đất từ mặt trăng 13:13, 08 June 2007 (UTC)
  • Giữ Người dân ở cách đây 3000 dặm có thể biết về nó. – Thông tin liên lạc hỏng 13:13, 08 June 2007 (UTC)
  • Xóa Chẳng ai ngoài khu vực làng đó đã từng nghe về việc đó hoặc sẽ nghe. – Dân bản địa 13:13, 08 June 2007 (UTC)
  • Xóa Wikipedia là bách khoa toàn thư của cả thế giới chứ không chỉ của Woodsville. – Bách khoa toàn thư của mọi người 13:13, 08 June 2007 (UTC)
  • Xóa Cumbertown không phải trung tâm thế giới. – Người sống ở trung tâm thế giới 13:13, 08 June 2007 (UTC)

Nổi bật không phải là việc gán một trạng thái ưu tú cho một nhóm đối tượng được chọn. Đó là về khả năng viết thông tin trung tính, có thể kiểm chứng, theo kiểu bách khoa về chúng.

Hướng dẫn về thông báo chung của Wikipedia yêu cầu nhiều nguồn độc lập với chủ đề để bao quát chủ đề để thiết lập sự nổi bật. Nhưng hướng dẫn này không chỉ định địa phương của phạm vi bảo hiểm. Có các nguồn mà trong mọi trường hợp đáp ứng hướng dẫn này có nghĩa là nó đáng chú ý, và do đó, xứng đáng với một bài viết. Ngược lại, việc được trải ra xung quanh một khu vực lớn hơn, chẳng hạn như một quốc gia hoặc toàn thế giới, mà không đáp ứng các yêu cầu đáng chú ý không làm cho một chủ đề đáng chú ý.

Nói rằng một bài viết nên được xóa vì bạn và hầu hết thế giới không biết về nó giống như tranh luận mà tôi chưa bao giờ nghe về nó. Nhiều môn học là bí truyền, có nghĩa là chỉ một đám đông nhỏ quen thuộc với họ. Ví dụ, ít người biết hoặc quan tâm đến một số dạng sống, cơ thể không gian hoặc khái niệm khoa học tối nghĩa và ít người sẽ biết về chúng ngay từ đầu để thậm chí mong muốn đọc về chúng. Tuy nhiên, có thông tin có nguồn gốc về họ, vì vậy họ đủ điều kiện để được bao gồm.

Điều tương tự cũng đúng về các chủ đề chỉ quan tâm đến những người trong một thành phố, thị trấn hoặc khu vực. Những người sống bên ngoài khu vực chưa bao giờ đến đó hoặc thực hiện bất kỳ nghiên cứu nào về khu vực này rõ ràng sẽ không bao giờ nghe nói về họ. Nhưng Wikipedia không giới hạn ở những môn học mà mọi người trên thế giới đều biết hoặc sẽ có cơ hội biết. Là một bách khoa toàn thư toàn cầu, các bài báo có thể bao gồm nhiều chủ đề, nhiều trong số đó liên quan đến văn hóa của một quốc gia, ngôn ngữ hoặc một nhóm dân tộc sống ở một nơi trên thế giới. Những người sống trong một thành phố hoặc thị trấn duy nhất và mọi thứ họ đã xây dựng xung quanh họ cũng giống như một nền văn hóa và xã hội của riêng họ.

Một câu hỏi khác là nơi để vẽ đường thẳng trên một chủ đề là "cục bộ". Địa phương có thể có nghĩa là giới hạn trong một thành phố hoặc thị trấn. Nhưng những người khác có thể xem một tiểu bang, tỉnh hoặc khu vực tương tự khác là địa phương. Và sự phân chia như vậy khác nhau về kích thước trên toàn thế giới. Và mặc dù ranh giới của khu vực tài phán được xác định một cách hợp pháp, việc xác định khoảng cách từ vị trí đó trong đó phạm vi bảo hiểm sẽ không mang tính địa phương là không thể.

Người ta có thể hỏi: không có nghĩa là một phần của thế giới có nhiều bài viết về lợi ích địa phương của nó hơn phần khác với dân số đông hơn? Nếu vậy, điều này không phải là vì Wikipedia được dự định theo cách này. Số lượng bài viết không được viết theo tỷ lệ trực tiếp với sự phân bố dân số trên thế giới. Mỗi bài viết được viết bởi vì chỉ một người sống ở bất cứ nơi nào chọn để viết bài đó. Và một số lĩnh vực đơn giản là có nhiều người viết về nó hơn. Bất cứ ai, kể cả bạn, đều có thể viết về quê hương của bạn.

Số lượng người nói về chủ đề

sửa

Mời xem thêm phần mở đầu của bài này nếu như bạn đến được đây nhờ một liên kết ngắn (shortcut).

Ví dụ:

  • Giữ Diễn đàn mạng với 3.000 thành viên, tạp chí với 37.000 người sử dụng, một nước với 9.400 là nổi bật. – Ấn tượng với số học 04:56, 7 August 2006
  • Xóa Diễn đàn mạng với 3.000 thành viên, tạp chí với 37.000 người sử dụng, một nước với 9.400 là chưa nổi bật. – Chưa đủ lớn để phải đếm 04:56, 7 August 2006
  • Giữ Người này trên youtube có đến 1.000.000 hit và 1.000 đoạn nêu ý kiến hẳn phải nổi bật. – Fan Bà tân Vlog 04:56, 7 August 2006

Một lập luận thường thấy khi biểu quyết xóa bài là "Chủ thể này có số lượng X đã làm việc Y, như thế nó nổi bật/không nổi bật". Độ nổi bật không được quyết định bởi số lượng thành viên của một hội đoàn nào đó, mà bởi chất lượng của nguồn nói về chủ thể đó mà nguồn đó phải có khả năng kiểm chứng thông tin, và đáng tin cậy. Một bài viết dễ dàng được xem là nổi bật khi chỉ cần một bài viết về nó xuất hiện trên Bách khoa thư Encyclopedia Britannica hơn là nó có 1 triệu lượt xem trên YouTube.

Quy định này không áp dụng đối với các trường hợp được đề cập tới trong Wikipedia:Độ nổi bật (con số).

Độ quan trọng của chủ đề

sửa

Mời xem thêm phần mở đầu của bài này nếu như bạn đến được đây nhờ một liên kết ngắn (shortcut).

Ví dụ:

  • Xóa Tôi chưa từng nghe về nó hẳn phải là tin đồn. – Tôi chẳng biết gì 00:07, 1 April 2004 (UTC)
  • Xóa Mọi người trong thành phố của tôi chưa từng nghe về cô ta vì thế cô ta không nổi bật. – Dân tỉnh lẻ 15:55, 24 January 2007 (UTC)
  • Xóa Ai ngoài (tên vùng nào đó) đã từng nghe về người/nơi/cái đó không? – Chưa từng đi du lịch 14:12, 18 June 2007 (UTC)
  • Giữ Tôi biết rất rõ. Nó ở ngay đường tôi đến trường. – Hàng xóm tốt bụng 14:12, 18 June 2007 (UTC)
  • Giữ John là người cao nhất trong làng tôi anh ta nên có bài. – Quê hương là chùm khế ngọt 05:05, 5 May 2005 (UTC)
  • Giữ Nó chỉ là một ngôi trường tiểu học ở đường Clubbington tại Eastgrove. – Mê đi học 07:57, 30 July 2008 (UTC)

Rất nhiều điều được biết đến với một nhóm người được chọn. Một người phụ nữ có thể được coi là người bán hàng vĩ đại nhất trong một nhóm đan móc địa phương, có thể khiến cô ấy nổi tiếng trong cộng đồng đó, nhưng điều đó không nhất thiết cho thấy cô ấy đủ đáng chú ý cho một bài viết trên Wikipedia. Như đã đề cập trong một trong các chính sách chính thức của Wikipedia, Wikipedia không phải là một bộ sưu tập thông tin bừa bãi, có nghĩa là một số thứ không phù hợp để đưa vào Wikipedia. Mọi thứ trong Wikipedia cần phải là thông tin có thể kiểm chứng được công bố trong các nguồn đáng tin cậy trước khi một bài viết thậm chí có thể được xem xét để đưa vào, nếu không nó có thể được coi là nghiên cứu ban đầu. Wikipedia là một bách khoa toàn thư về lợi ích chung và vì vậy cần có một số bằng chứng cho thấy một chủ đề đã thu hút sự chú ý ngoài một cộng đồng nhỏ; nếu các nguồn duy nhất viết về một chủ đề là những nguồn trong một cộng đồng nhỏ thì đó là bằng chứng tốt cho thấy chủ đề đó không đủ quan trọng để đảm bảo đưa vào một cuốn bách khoa toàn thư nói chung.

Ngược lại, sự đáng chú ý của một số đối tượng có thể bị giới hạn ở một quốc gia, khu vực hoặc văn hóa cụ thể. Tuy nhiên, các lập luận nói rằng vì một chủ đề không được biết hoặc không được nhiều người đọc tiếng Anh biết đến nên không có bài viết khuyến khích sự thiên vị hệ thống trên Wikipedia. Để tránh sự thiên vị hệ thống này, Wikipedia nên bao gồm tất cả các chủ đề đáng chú ý, ngay cả khi chủ đề không đáng chú ý trong cộng đồng nói tiếng Anh hoặc trong các quốc gia đông dân hơn hoặc kết nối Internet. Tương tự như vậy, các lập luận nói rằng vì một chủ đề ít được biết đến hoặc thậm chí hoàn toàn không biết bên ngoài một địa phương nhất định không có nghĩa là chủ đề không đáng chú ý.

Lập luận này không đủ sức thuyết phục trong các cuộc thảo luận xóa.

Tiên đoán

sửa

Mời xem thêm phần mở đầu của bài này nếu như bạn đến được đây nhờ một liên kết ngắn (shortcut).

Ví dụ:

  • Giữ Vấn đề này có thể còn chưa được biết hiện nay nhưng nó sẽ trở nên rất nổi tiếng nhanh thôi. – Bạn sẽ thấy 18:49, 13 June 2007 (UTC)
  • Giữ Tất nhiên tác phẩm này sẽ nổi tiếng. Vì nó được thực hiện bởi một tác giả nổi tiếng. – Sự kiện tất nhiên 01:40, 10 March 2010 (UTC)
  • Xóa Sẽ chẳng ai còn nhớ đến việc này trong vài ngày/tháng/năm nữa. – Không để ý sự đời 18:49, 13 June 2007 (UTC)

Wikipedia không phải là một quả cầu pha lê dùng để tiên đoán và các biên tập viên nên tránh sử dụng nó khi bình luận trong một cuộc thảo luận xóa. Thật khó để xác định chính xác những gì mọi người tin vào hiện tại, thậm chí còn khó dự đoán hơn về cách nhận thức sẽ thay đổi trong tương lai và hoàn toàn không cần thiết để thậm chí cố gắng. Đáng chú ý là dựa trên bằng chứng khách quan về việc liệu các nguồn đáng tin cậy đã được thông báo chưa, không dựa trên các đánh giá chủ quan về việc mọi người có nên chú ý trong tương lai hay không. Tập trung vào các bằng chứng khách quan giúp cuộc thảo luận xóa là kết luận hợp lý; dự đoán cá nhân của bạn thì không.

Tính nổi bật kế thừa

sửa

Mời xem thêm phần mở đầu của bài này nếu như bạn đến được đây nhờ một liên kết ngắn (shortcut).

Ví dụ:

  • Giữ Cô ta làm việc với vài người nổi tiếng. – Người chuyên giữ bài 14:15, 03 March 2009 (UTC)
  • Giữ Thứ gì có dính tới Sơn Tùng thì hẳn nhiên cũng nổi bật theo. –Nhà phân loại 01:15, 03 January 2006 (UTC)
  • Xóa Mọi thứ liên quan tới Tùng Sơn đều vô dụng cả. –Cuộc chiến phân loại 11:22, 3 July 2007 (UTC)
  • Giữ Nó có hẳn một chương trình phát thanh do một nhà đài nổi tiếng phát, vậy thì dĩ nhiên là nổi bật rồi. – Khi nào thì chương trình này kết thúc đây 15:46, 9 March 2007 (UTC)
  • Giữ Anh trai anh ta là một vận động viên nổi tiếng. – Nhà gia phả học 19:44, 29 October 2007 (UTC)
  • Giữ Có nhiều người nổi tiếng trong danh sách này, cho nên người này nổi bật. – Nhà lập danh sách Adrian 18:20, 26 March 2009 (UTC)

Sự nổi bật của một hoặc nhiều thành viên của một số nhóm của các đối tượng có thể có hoặc có thể không áp dụng cho các thành viên khác trong nhóm đó. Cần thảo luận dựa trên các đối tượng cá nhân, không thảo luận trên phân loại hoặc các loại bao quát của đối tượng. Nếu một chủ đề được thảo luận là đáng chú ý một cách độc lập, hãy cung cấp các bằng chứng cho thấy điều đó.

Ngoài ra, sự đáng chú ý của một thực thể cha mẹ hoặc chủ đề (của "cây" cha-con) không phải lúc nào cũng bao hàm sự đáng chú ý của các thực thể cấp dưới. Điều đó không có nghĩa là luôn luôn như vậy (ba trong số các hướng dẫn đáng chú ý, đối với sách, phim và âm nhạc, không cho phép sự đáng chú ý được thừa hưởng trong một số trường hợp nhất định), hoặc chủ đề cấp dưới không thể được đề cập trong bách khoa toàn thư. Thông thường, một bài viết riêng được tạo ra cho mục đích định dạng và hiển thị; tuy nhiên, điều này không có nghĩa là "sự đáng chú ý được kế thừa" theo từng se, nhưng thường được chấp nhận trong bối cảnh dễ định dạng và điều hướng, chẳng hạn như với sách và album.

Tương tự, sự đáng chú ý của phụ huynh nên được thiết lập độc lập; sự đáng chú ý không được kế thừa "lên", từ cấp dưới đáng chú ý đến cha mẹ, hoặc: không phải mọi nhà sản xuất một sản phẩm đáng chú ý đều đáng chú ý; không phải mọi tổ chức mà một người đáng chú ý thuộc về (hoặc một người đáng chú ý lãnh đạo) đều đáng chú ý.

Các thành viên gia đình của những người nổi tiếng cũng phải đáp ứng các tiêu chí đáng chú ý của Wikipedia về giá trị của chính họ - thực tế là họ có người thân nổi tiếng, về bản chất, không đủ để biện minh cho một bài báo độc lập. Thông thường, người thân của một người nổi tiếng chỉ nên có bài viết độc lập của riêng họ nếu và khi có thể tin tưởng rằng họ đã làm một việc đáng kể và đáng chú ý theo cách riêng của họ, và do đó sẽ có một bài báo độc lập ngay cả khi họ không có người thân nổi tiếng. Lưu ý rằng điều này cũng bao gồm những đứa trẻ sơ sinh của những người nổi tiếng: mặc dù những đứa trẻ như vậy thường nhận được một loạt các báo chí, điều này chứng tỏ sự đáng chú ý của cha mẹ, không phải đứa trẻ.

Tuy nhiên, lưu ý rằng điều này không áp dụng cho các tình huống trong đó thực tế có mối quan hệ với người khác vốn đã xác định một vị trí công khai đáng chú ý theo đúng nghĩa của nó, chẳng hạn như Đệ nhất phu nhân quốc gia.

See also Wikipedia: NotabilityWikipedia:Summary Style.

Có nhiều nguồn

sửa

Mời xem thêm phần mở đầu của bài này nếu như bạn đến được đây nhờ một liên kết ngắn (shortcut).

Ví dụ:

Mặc dù chủ thể trong bài được đề cập đến trong nhiều nguồn, không phải tất cả các nguồn đó đều đáng tin cậy và có khả năng chủ thể chỉ được nhắc qua loa. Các công cụ tìm kiếm cũng có thể gộp các bình luật của người xem vào trong kết quả tìm kiếm của mình. Vì vậy, điều quan trọng là phải nêu ra cụ thể được nguồn thật sự khả dụng thay vì chỉ đơn thuần đặt liên kết tới một trang mạng tìm kiếm nào đó. Điều này cũng được áp dụng trong việc lập danh sách trong phần 'Media Coverage/In the News' trên các trang mạng.

Wikipedia ngôn ngữ khác

sửa

Mời xem thêm phần mở đầu của bài này nếu như bạn đến được đây nhờ một liên kết ngắn (shortcut).

Ví dụ

  • Giữ đã có 6 liên kết interwiki (de:Foo, es:Foo, fr:Foo, it:Foo, la:Foo, pt:Foo). Chúng không thể nào sai được. – Hãy thêm vào (talk) 14:54, 11 tháng 8, 2009 (UTC)
  • Xóa Không có liên kết interwiki nào. – Nhà interwiki (talk) 01:15, 8 tháng 10, 2009 (UTC)

Một chủ đề nổi bật thường sẽ có nhiều bài viết ở các Wikipedia ngôn ngữ khác ngoài tiếng Việt, tuy nhiên, sự tồn tại các bài viết như vậy không có nghĩa rằng bản thân bài viết đó là một chủ đề nổi bật.

Những phiên bản khác của Wikipedia có thể có những tiêu chuẩn chọn lựa khác với Wikipedia tiếng Việt. Độ nổi bật cần phải được đảm bảo bởi các nguồn thứ cấp đáng tin cậy. Những phiên bản khác của Wikipedia không phải là nguồn đáng tin cậy. Nhiều bài viết ở Wikipedia khác dựa trên bản dịch từ các bài viết thuộc Wikipedia ngôn ngữ khác, có thể là từ tiếng Anh. Hơn nữa, với sự phổ biến của các công cụ dịch thuật trực tuyến, rất dễ dàng để tạo hàng loạt bài liên wiki. Tất nhiên, nếu các bài viết ở Wikipedia khác có trích dẫn các nguồn lạ, có thể là chúng đã được thêm vào sau khi biên dịch.

Mặt khác, việc bài viết không có liên kết interwiki không có nghĩa là bài ​​viết phải bị xóa.

So sánh về đề tài

sửa

Thế đề tài kia thì sao?

sửa

Mời xem thêm phần mở đầu của bài này nếu như bạn đến được đây nhờ một liên kết ngắn (shortcut).

Ví dụ:

  • Giữ Chúng ta có bài về đề tài X, và đề tài này còn nổi tiếng hơn nó. – Ông hoàng phán 04:04, 4 April 2004 (UTC)
  • Giữ Coi nào nếu như chúng ta có bài về các nhân vật của Pokemon, thì chúng ta cũng nên có bài cho nhóm nhạc này. – Chuyên gia so sánh:O 04:04, 4 April 2004 (UTC)
  • Giữ Bạn nói rằng bài viết này là quảng cáo, nhưng có nhiều bài khác cũng giống như thế này.Chống độc quyền 04:04, 25 December 2010 (UTC)
  • Xóa Chúng ta không có bài về đề tài Y, vì thế chúng ta không nên có bài về đề tài này. – Bà hoàng phán 04:04, 4 April 2004 (UTC)
  • Xóa Mọi người đã xóa bài về vị giám đốc kia, vì thế nên mọi người phải cho tôi xóa bài về nhà hoạt động này. – Không công bằng 04:04, 4 April 2004 (UTC)

Bản chất của Wikipedia có nghĩa là bạn không thể đưa ra một lập luận thuyết phục chỉ dựa trên những gì các bài viết khác làm hoặc không tồn tại; bởi vì không có gì ngăn cản bất cứ ai tạo ra bất kỳ bài viết nào. (Đây có thể là một lập luận rằng bài viết này không đủ tệ để bị xóa nhanh chóng; nhưng điều đó không có nghĩa là nó nên được giữ lại.) Trong khi những so sánh này không phải là một bài kiểm tra kết luận, chúng có thể là một phần của một cuộc tranh luận chung; toàn bộ bình luận không nên bị bác bỏ vì nó bao gồm một tuyên bố so sánh như thế này.

Rất nhiều bài viết tồn tại mà có lẽ không nên tồn tại. Tương tự, bởi vì các bài viết phải chờ một người quan tâm đến chủ đề thông báo rằng chúng bị thiếu trước khi chúng được tạo, rất nhiều bài viết không tồn tại mà có lẽ nên có. Vì vậy, chỉ ra rằng một bài viết về một chủ đề tương tự tồn tại không chứng minh rằng bài báo đang đề cập cũng nên tồn tại; hoàn toàn có thể là bài viết khác cũng nên bị xóa nhưng không ai chú ý đến nó và liệt kê nó để xóa. Đôi khi các lập luận được đưa ra rằng các bài viết khác đã được đưa ra cho AfD và sống sót / bị xóa; đây có thể là những lý lẽ hiệu quả, nhưng ngay cả ở đây cũng nên thận trọng khi sử dụng. Tuy nhiên, một số lượng nhỏ các cuộc tranh luận đã nhận được sự tham gia rộng rãi và dẫn đến một quyết định có hiệu lực cuối cùng, cho đến khi có bằng chứng mới. Nếu bạn tham khảo một cuộc tranh luận trong quá khứ và rõ ràng đây là một trường hợp rất giống với cuộc tranh luận hiện tại, thì đây có thể là một lập luận mạnh mẽ không nên được giảm giá vì một quan niệm sai lầm rằng phần này là cấm sử dụng để tham khảo các bài báo khác hoặc các cuộc tranh luận xóa .

Deletion debates can sometimes be faulty, and even if the debate was correct it can be hard to draw comparisons: would the fact that there is an article on every Grey's Anatomy character mean there necessarily should be an article on every character on The Office? Comparisons can be highly subjective, and so it is better to look at the debates in question and see what policies were cited and make an argument based on how they apply to the current debate than just say "x was kept so this should be too". However such an argument may be perfectly valid if such can be demonstrated in the same way as one might demonstrate justification for an article's creation. It would be ridiculous to consider deleting an article on Yoda or Mace Windu, for instance. If someone were, as part of their reasoning for keep, to say that every other main character in Star Wars has an article, this may well be a valid point. In this manner, using an "Other Stuff Exists" angle provides for consistency. Unfortunately, most deletion discussions are not as clear-cut, but the principles are the same.

Though a lot of Wikipedia's styles are codified in policy, to a large extent minor details are not. In categories of items with a finite number of entries where most are notable, it serves no useful purpose to endlessly argue over the notability of a minority of these items.

The generic form of this argument, that "there are lots of other bad articles" is also common. However, Wikipedia recognizes that it suffers from systemic bias (see WP:BIAS). Sometimes the nomination of one of a series of articles that have relatively equal merit would further the bias (e.g., deletion of Fooian this but not XYZian this if XYZian represents the majoritarian culture at Wikipedia) – note that this argument differs from Fooian this vs. Fooian that or Fooian this vs. XYZian that.

See also Wikipedia:Inclusion is not an indicator of notabilityWikipedia:Pokémon test

Nhất chín nhì bù

sửa

Mời xem thêm phần mở đầu của bài này nếu như bạn đến được đây nhờ một liên kết ngắn (shortcut).

Ví dụ:

  • Giữ Nếu xóa bài này hãy xóa tất cả các bài trong Thể loại:Bài viết Wikipedia. – Tất cả hoặc không có gì 12:04, 3 August 2006 (UTC)
  • Xóa Chúng ta đã xóa bài trong Thể loại:Bài viết Wikipedia, thì những bài còn lại cũng nên như thế. – Không có gì hoặc tất cả 03:12, 10 March 2007 (UTC)

Trạng thái của các bài viết có cùng chủ đề không cần thiết phải ảnh hưởng lên một bài viết cụ thể khác. Quá trình có thể áp dụng không hợp lý, mọi người có thể chưa xem các bài viết khác, hoặc đơn giản là ý kiến của cộng đồng đã thay đổi qua thời gian. Đồng thời, các bài viết có chung điểm chung không nhất thiết phải đáp ứng tất cả các yêu cầu cần thiết để viết một bài viết bách khoa toàn thư trung lập, được tham khảo nhiều. Trong khi một số nghệ sĩ biểu diễn tiên phong, hoặc giáo sư đại học, hoặc trường tiểu học, hoặc blog (ví dụ) được đề cập trong đủ các tài liệu tham khảo độc lập, rộng rãi để viết một bài báo, thì những người khác thì không. Sự tồn tại của thông tin có thể kiểm chứng, đáng tin cậy mà từ đó một bài viết trung lập, được tham khảo tốt có thể được viết là một tiêu chí quan trọng trong các cuộc thảo luận xóa, không phải là sự hiện diện của nó trong một thể loại Wikipedia hoặc tương tự với các bài viết khác. Tương tự, một số bài viết về một chủ đề liên quan đã bị từ chối không có nghĩa là bài viết này không phù hợp. Điều đó nói rằng, có những tiền lệ có thể có tác động đến một cuộc thảo luận xóa.

Biện luận thứ cấp

sửa

Wikipedia nên nói về tất cả mọi thứ

sửa

Mời xem thêm phần mở đầu của bài này nếu như bạn đến được đây nhờ một liên kết ngắn (shortcut).

Ví dụ:

  • Giữ Tôi nghĩ rằng mục đích của Wikipedia đã là cung cấp thông tin về mọi thứ. – Tất cả mọi thứ 12:04, 3 August 2006 (UTC)
  • Giữ Bạn đang cố gắng xóa đi những thông tin đúng! – Tin mọi thứ 15:45, 17 December 2006 (UTC)
  • Giữ Điều này tồn tại, vì thế nó nên được thêm vào. – Không nên thiếu 01:14, 14 June 2007 (UTC)

Phải, Wikipedia là một bách khoa toàn thư, và như vậy, nó phải truyền tải thông tin về tất cả những nhánh kiến thức. Tuy nhiên, "tất cả những nhánh kiến thức" không có nghĩa là "tất cả mọi thứ". Wikipedia tuyệt đối không phải là một mớ bừa bãi các thông tin, có nghĩa là có những tiêu chuẩn cho những gì cấu thành thông tin nên có ở Wikipedia. Điều này là để ngăn chặn Wikipedia trở nên không duy trì nổi. Hãy tưởng tượng một quyển bách khoa thư về mọi thứ sẽ lớn như thế nào: tất cả mọi thứ sẽ bao gồm tất cả các ý tưởng, con người, tổ chức, bản sao của một đối tượng, trang web,... dù tất cả từng tồn tại hoặc đang tồn tại hoặc sẽ tồn tại. Các ngưỡng cơ bản nhất để đưa vào là khả năng kiểm chứng chứ không phải sự thật hay không. Yêu cầu kiểm chứng sẽ ngăn việc viết về mọi thứ nhỏ nhặt và giới hạn thông tin có thể đưa vào đối với từng cá nhân. Hơn nữa, cộng đồng đã quyết định không liệt kê tất cả các thông tin có thể kiểm tra được và đã lập ra quy định về độ nổi bật để làm tiêu chí cho việc giữ bài. Tuy rằng quy định trên còn rộng hơn quy định của một bách khoa toàn thư bằng giấy, nó cũng không bao hàm hết mọi thứ. Do vậy cần suy nghĩ thật kỹ lưỡng và quyết định chính chắn khi đánh giá bài viết có nên có mặt trên wikipedia hay không.

see also WP:NOTHING

Đừng làm mất thông tin hoặc các nỗ lực

sửa

Mời xem thêm phần mở đầu của bài này nếu như bạn đến được đây nhờ một liên kết ngắn (shortcut).

Ví dụ:

  • Giữ, bởi vì nếu không chúng ta sẽ làm mất thông tin. – Cần thiết cần thiết 13:19, 18 January 2007 (UTC)
  • Xóa, vì thông tin đã có ở nơi khác. – Dư thừa dư thừa 13:19, 18 January 2007 (UTC)
  • Giữ, nhiều người đã đầu tư công sức vào chủ đề này. – Ai cũng góp phần 16:15, 1 March 2006 (UTC)

Thật không may là các biên tập viên đã nỗ lực viết hoặc duy trì các bài viết không đáp ứng chính sách hoặc hướng dẫn của Wikipedia. Nhiều biên tập viên đã thấy các bài báo mà họ đầu tư thời gian và năng lượng để bị xóa, và không có nghi ngờ rằng điều này có thể làm nản lòng. Tuy nhiên, thực tế của nỗ lực đưa vào một bài viết không loại trừ bài viết khỏi các yêu cầu của chính sách và hướng dẫn.

Trong một số trường hợp, nội dung có thể được hợp nhất với các bài viết liên quan khác hoặc đóng góp cho các wiki khác. Lưu ý rằng một đối số từ WP: PRESERVE có trọng số trong các cuộc thảo luận về việc xóa bài viết hoàn toàn khi tài liệu đã được hợp nhất, vì tất cả thông tin đóng góp có thể bị mất, làm mất hiệu lực cấp phép cho bài viết.

Bài đã xóa có thể được khôi phục vào trang cá nhân của bạn theo yêu cầu cho quản trị viên. Thông tin cũng có thể được khôi phục nếu bài viết vượt qua đánh giá xóa, với điều kiện là kho lưu trữ xóa chưa bị xóa.

Tốt hơn việc nằm ở chỗ khác

sửa

Mời xem thêm phần mở đầu của bài này nếu như bạn đến được đây nhờ một liên kết ngắn (shortcut).

Ví dụ:

  • Giữ Nếu bài này bị xóa thì những gì ghi trong bài này cũng sẽ trở về với trang bài chính. – Giữ nó ở chỗ này không phải chỗ kia 13:19, 18 January 2007 (UTC)

Tài liệu không bách khoa không thuộc về bất kỳ bài viết nào. Tài liệu đôi khi được gọi là "đố" hoặc "trong văn hóa đại chúng" có thể hoặc không phù hợp để đưa vào, như là một phần của bài viết chính hoặc trong một bài báo phụ. Nhưng tài liệu không quan trọng hoặc hoàn toàn không quan trọng cũng không thuộc về một trong hai bài viết chính cũng không phải là một bài viết phụ tách ra để tách nó khỏi bài viết chính. Các phần lặt vặt tiểu tiết trong bài viết nên tránh, vì Wikipedia không phải là kho lưu trữ những chi tiết lặt vặt. Foo trong các bài báo văn hóa phổ biến có thể khả thi, cũng như các bài viết dành riêng cho các khía cạnh như "sử dụng trong tiểu thuyết" hoặc "ảnh hưởng văn hóa", nếu các nguồn đáng tin cậy cho rằng đó là một chủ đề bách khoa toàn thư. Nhưng tài liệu không có nội dung không quan trọng không có chỗ trên Wikipedia. Kết hợp tài liệu trong bài viết chính với các nguồn thích hợp, tìm các biện minh và nguồn thích hợp cho bài viết phụ hoặc xem xét rằng tài liệu đó không phù hợp với Wikipedia.

Chỉ là hướng dẫn hoặc bài luận

sửa

Mời xem thêm phần mở đầu của bài này nếu như bạn đến được đây nhờ một liên kết ngắn (shortcut).

Ví dụ:

  • Giữ WP:EXAMPLE chỉ là một bài luận, nó không phải là luật. – Quan điểm bất đồng 18:49, 13 June 2007 (UTC)
  • Xóa WP:XYZ chỉ là một hướng dẫn. – Không cần hướng dẫn 18:49, 13 June 2007 (UTC)
  • Giữ Bởi vì chúng ta nên bỏ qua mọi quy tắc. – Chủ nghĩa tự do 01:41, 2 August 2008 (UTC)

Wikipedia không phải là một hệ thống luật pháp. Quá trình xóa là một cuộc thảo luận chứ không phải là kiểm phiếu, và chúng ta khuyến khích mọi người nêu ra ý kiến của mình. Thỉnh thoảng họ sẽ tìm ra một trang dự án nào đó nói và lý luận như họ đã nghĩ, và khi đó thay vì nói lại những gì họ nói thì họ chỉ đưa đường dẫn đến trang đó với giải thích thêm lý do tại sao trang đó lại được áp dụng. Nếu ai đó đưa đường dẫn tới một bài luận hoặc một quy định, họ không có ý bảo rằng "WP:EXAMPLE nói rằng chúng ta phải làm thế này" mà là "Tôi tin rằng chúng ta nên làm điều này, WP:EXAMPLE giải thích lý do vì sao".

Các bài luận, nói chung, là để tóm tắt một vị trí, ý kiến ​​hoặc lập luận. Thông thường, điều này được thực hiện với sự tham khảo các chính sách và hướng dẫn, vì vậy để khẳng định chúng là "chỉ một bài luận" có thể gây hiểu nhầm. Một số người cũng có thể coi đó là xúc phạm, vì về cơ bản nó cho thấy ý kiến ​​của họ (cũng như của những người ban đầu viết trang) là không hợp lệ khi có thể không đúng. Có nhiều lý do tại sao một số đối số được trình bày tại các cuộc tranh luận xóa là không hợp lệ, dựa trên nội dung của đối số hoặc logic được sử dụng để tiếp cận nó. "Trang bạn liên kết đến là một bài luận" không phải là một trong số đó.

Hướng dẫn thực sự có ngoại lệ; tuy nhiên, thật vô ích khi đề xuất "WP: VÍ DỤ chỉ là một hướng dẫn, chúng tôi không phải tuân theo nó". Wikipedia có các chính sách cho chúng ta biết phải làm gì và tại sao phải làm điều đó và các hướng dẫn để giúp chúng ta làm thế nào để làm điều đó. Thay vì sử dụng chỉ định "hướng dẫn" của một trang làm lý do để tạo một ngoại lệ, hãy đề xuất lý do tại sao nên tạo một ngoại lệ.

Đặc biệt, trong khi các tiền lệ như được định nghĩa tại WP: OUTCOMES không phải là chính sách thực tế, do thực tế là một tiền lệ tồn tại, bạn nên cung cấp một lý do thực tế tại sao trường hợp trong tay khác với hoặc nên được coi là một ngoại lệ đối với nó, thay vào đó hơn là bỏ qua hoặc loại bỏ nó chỉ dựa trên cơ sở rằng đó không phải là một chính sách ràng buộc.

Bây giờ, có một người nào đó sẽ là người đề xuất tuân theo một số nguyên tắc đáng chú ý mà không có ngoại lệ. Các hướng dẫn nói rõ ràng rằng sẽ có những ngoại lệ thông thường đối với họ. Trong những trường hợp đó, thật công bằng khi chỉ ra rằng không cần thiết phải tuân theo 100% thời gian nếu có lý do chính đáng để phá vỡ chúng. Nhưng bạn nên cố gắng đưa ra một lập luận hợp lý cho lý do tại sao trường hợp cụ thể này là một trong những trường hợp ngoại lệ. Hướng dẫn thường được tuân theo vì lý do tốt, vì vậy nên có một lý do tốt để phá vỡ nó.

Tranh luận về người tạo bài hay đề cử xoá

sửa

Mời xem thêm phần mở đầu của bài này nếu như bạn đến được đây nhờ một liên kết ngắn (shortcut).

Ví dụ:

  • Giữ Người tạo bài này có một lịch sử đóng góp những bài viết rất tốt, do đó bài này hẳn phải tốt và nên giữ lại. – Người tạo bài tốt 11:10, 31 July 2008 (UTC)
  • Xóa Tính tới nay người tạo bài mới có 27 sửa đổi. – Vài sửa đổi 11:10, 31 July 2008 (UTC)
  • Giữ Người đề cử trước đây đã đề cử nhiều bài được giữ lại, vì thế hay đưa ra những lựa chọn sai lầm. – Người đề cử lởm khởm 11:10, 31 July 2008 (UTC)
  • Xóa Người tạo bài này trước đây đã tạo ra những bài viết từng bị xoá, cho nên bài này cũng nên xoá. – Người tạo bài non kém 11:10, 31 July 2008 (UTC)
  • Giữ Người đề cử xoá là một thành viên bị cấm đang cố tình phá hoại Wikipedia. – Nhân viên bảo vệ mẫn cán 04:18, 2 August 2008 (UTC)

Một cuộc thảo luận xóa bài tập trung vào bài viết mà thôi. Mặc dù sự phù hợp của bài viết liên quan khác có thể được đề cập trong thảo luận, và một số đề nghị xóa đi kèm với các bài viết khác, cuộc tranh luận không tập trung vào tác giả hoặc bất kỳ biên tập viên khác của bài viết, cũng không phải về người đề cử xóa hoặc về bất cứ ai đã nhận xét trên biểu quyết xóa bài. Một bài viết sẽ được đánh giá dựa trên giá trị riêng của nó và không phải dựa trên những biên tập viên của bài hoặc những người không ưa thích bài viết. Ngay cả biên tập viên được tôn trọng đôi khi tạo ra các trang mà những người khác cảm thấy cần xóa, và tương tự như vậy, người mới và những người đã tạo ra nhiều bài viết không xứng đáng vẫn có tiềm năng đóng góp bài viết tốt và có nhiều đóng góp thực sự tốt.

Không có gì đáng xấu hổ trong việc nỗ lực cá nhân bị đa số phản đối. Wikipedia không phải là một câu lạc bộ của người chiến thắng và kẻ thua cuộc. Nếu người dùng làm rối loạn bách khoa toàn thư bằng cách liên tục tạo bài viết bị đề nghị xóa hoặc liên tục đề cử xóa các bài viết tốt, một cuộc điều tra có thể được thực hiện để xem xét hành vi của người đó; đây là một vấn đề độc lập và kết quả dù sao đi nữa không nên ảnh hưởng đến cuộc thảo luận xóa bài.

Hãy nhớ rằng, khi tham gia thảo luận, công kích cá nhânbuộc tội lẫn nhau chẳng đem lại lợi ích gì.

Bỏ phiếu lại do không đủ phiếu

sửa

Mời xem thêm phần mở đầu của bài này nếu như bạn đến được đây nhờ một liên kết ngắn (shortcut).

Ví dụ:

  • Giữ Chẳng phải chúng ta đã từng quyết định điều này hôm qua sao? – Deja Vu 04:04, 4 April 2004 (UTC)
  • Chắc chắn phải giữ Bài này đã từng tồn tại sau lần biểu quyết trước vì thế không nên mang nó vô đây thêm lần nữa. – Ngáp muốn rụng răng 12:35, 17 June 2006 (UTC)
  • Xóa Tôi không quan tâm nó có tồn tại qua ba lần biểu quyết hay không, tôi sẽ tiếp tục mang nó lên đây cho đến khi nào nó bị xóa. – Người kiên trì 16:32, 29 May 2007 (UTC)

Nếu một bài viết đã được nhiều lần đề cử cho xóa, đôi khi người dùng sẽ đề nghị "Giữ", lập luận rằng vì có nhiều lần thất bại trong việc đạt được một sự đồng thuận để xóa trước đó, không có lý do gì để tiếp tục đề nghị xóa nó. Lập luận này là tốt trong một số trường hợp nhưng xấu trong một số trường hợp khác. Một bài viết đã được giữ trong một cuộc thảo luận xóa trong quá khứ vẫn có thể bị xóa nếu các yêu cầu xóa được hỗ trợ bởi các lý do mạnh mẽ mà không được giải quyết triệt để ở thảo luận xóa trước đó; dù sao thì quan điểm sẽ thay đổi theo thời gian.

Nếu một bài viết bị đề cử xóa một cách vô lý, thì các thành viên có quyền chống việc xóa bài. Các đề nghị xóa vô lý có thể bao gồm phá hoại wikipedia chỉ để chứng minh một quan điểm, đặc biệt là khi đã có đồng thuận để giữ bài trên trong quá khứ, hoặc khi chỉ một thời gian ngắn trôi qua kể từ lần đề cử xóa lần cuối cùng.

Nếu một bài viết đã được giữ lại, vì nó có tiềm năng là bài bách khoa và có thể được cải thiện hoặc mở rộng, ta nên dành thời gian để biên tập để cải thiện nó. Vì vậy, các biên tập viên có thể phản đối tái đề cử xóa bài khi mà không dành đủ thời gian cho các biên tập viên khác cải thiện bài viết.

Phủ nhận lai lịch bài

sửa

Mời xem thêm phần mở đầu của bài này nếu như bạn đến được đây nhờ một liên kết ngắn (shortcut).

Ví dụ:

  • Giữ Bài cho dù là một nghiên cứu chưa công bố hay không có dẫn chứng cũng chẳng quan trọng vì nó nổi bật. – Nhà khoa học 00:44, 10 October 2009 (UTC)
  • Giữ Nó có dẫn chứng, nó không phải là nghiên cứu chưa công bố. – Dễ bị lừa 00:49, 11 October 2009 (UTC)

Phủ nhận lai lịch được xem là một ngụy biện hình thức (formal fallacy). Về cơ bản nó bao hàm sự mập mờ trong việc nêu ra điều kiện cần và điều kiện đủ. Tất cả các quy định của wikipedia là điều kiện cần nhưng chưa chắc là điều kiện đủ. Nếu bài viết thỏa mãn một điều kiện, điều này không có nghĩa là nó mặc nhiên thỏa mãn điều kiện còn lại, đó là: nghiên cứu chưa được công bố thì cần phải kiểm chứng được; các bài viết có vẻ như nổi bật có thể là một nghiên cứu chưa được công bố, còn một bài viết về tiểu sử cá nhân nổi bật có thể vi phạm WP:BLP. Các điều kiện này phải đi cùng nhau chứ không thể tách rời.