Wikipedia:Ứng cử viên bài viết tốt/Sherlock Holmes
Đây là một cuộc biểu quyết đã kết thúc, xin đừng sửa chữa nó! Mọi ý kiến xin ghi bên ngoài khung!
Kết quả: Đề cử thành công
Kết quả: Đề cử thành công
Who am I? Alice in Wonderland 18:09, ngày 13 tháng 12 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Khái lược: Sherlock Holmes là một nhân vật thám tử tư hư cấu do nhà văn người Anh Sir Arthur Conan Doyle sáng tạo nên. Tuy không phải là nhân vật thám tử hư cấu đầu tiên nhưng ông vẫn được mọi người ưu ái xem là nhân vật nổi tiếng nhất. Tính đến đầu thập niên 90 của thế kỉ trước, đã có hơn 25,000 tác phẩm chuyển thể bao gồm kịch, phim, chương trình truyền hình và ấn phẩm mang danh vị thám tử này. Chưa kể đến Sách kỷ lục Guinness còn liệt Sherlock Holmes vào hàng những nhân vật văn học được khắc họa nhiều nhất trong lịch sử điện ảnh lẫn truyền hình. Vì sự phổ biến và danh tiếng của mình, Holmes đã khiến bao người lầm tưởng rằng ông là một nhân vật có thực.
- Giới thiệu: Bài do thành viên Tàn Kiếm viết và bổ sung thêm gần 90.000 bytes từ con số hơn 20.000 bytes ban đầu. Đây cũng là thành viên từng xây dựng bài viết chất lượng Ted Bundy và được cộng đồng đánh giá cao. Mong chờ những ý kiến đóng góp chân thành từ tất cả các bạn. 🅻🅾🅽🅴🅻🆈 🆆🅾🅻🅵 15:54, ngày 13 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Đồng ý
- Đồng ý Với tư cách người dịch bài. Tôi tự thấy bài viết đủ chất lượng trở thành một Bài viết tốt. --Tào Mạnh Đức (thảo luận) 09:06, ngày 18 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Đồng ý Đã đọc bài, tuy không phải sở trường nên có 1 số từ khó hiểu, tuy nhiên tổng quan thì bài này xứng đáng là BVT A tám 08:13, ngày 21 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Đồng ý Tôi nghĩ nên có một tiêu chí cho những bài dịch về văn học là một số chỗ không nên gò ép quá mà phải dịch cho có sắc thái văn học xíu. NGUYỄN THẢO LUẬN 10:18, ngày 29 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Đồng ýBài này rất tốt, nhưng tôi xin ý kiến là theo kiến thức cảu tôi, Holmes xuất hiện lần cuối vào năm 1928 nha! Con mọt sách- @Nguyenhai314: anh xem lại dùm, phiếu bạn này dường như không hợp lệ, tài khoản chưa đủ 200 sửa đổi tối thiểu, hình như còn ko đủ 50 sửa đổi trước ngày mở bq nữa. Hihihi - Hahaha Lê Hoàng Khánh - Kim cương xanh 07:14, ngày 10 tháng 12 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Cảm ơn sự hỗ trợ của bạn. Đã gạch phiếu không hợp lệ. ~ Nguyenhai314 (thảo luận) 07:23, ngày 10 tháng 12 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- @Nguyenhai314: anh xem lại dùm, phiếu bạn này dường như không hợp lệ, tài khoản chưa đủ 200 sửa đổi tối thiểu, hình như còn ko đủ 50 sửa đổi trước ngày mở bq nữa. Hihihi - Hahaha Lê Hoàng Khánh - Kim cương xanh 07:14, ngày 10 tháng 12 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Chưa đồng ý
Ý kiến
- Ý kiến Tôi có các góp ý sau:
- "Holmes cho rằng gần đây Watson hay bị ướt" -> dịch sai. Nên dịch là "Holmes cho rằng Watson bị ướt mới đây."
- Đồng ý sửa đổi. Nhiều khi các câu dễ hay bị dịch sai vì không cẩn thận khi viết lại. --Tào Mạnh Đức (thảo luận) 20:47, ngày 17 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- "contamination" -> nên dịch là "dấu vết" vì chưa chắc gì dấu vết là vết bẩn.
- Chắc là anh SicMundusCreatusEst hơi nhạy cảm từ ngữ quá. Chứ tôi nghĩ dạng vết mà bám lên quần áo rồi thì gọi là vết bẩn hết cũng chẳng có gì sai. Tôi thì luôn muốn hạn chế tránh lặp từ và lại tra từ điển thấy cũng ghi là "nhiễm bẩn". Tôi thấy không phải vấn đề lớn. Anh thấy sao? --Tào Mạnh Đức (thảo luận) 20:51, ngày 17 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Thêm 2 vết không phải là vết bẩn. Vết ướt (nước sạch) và vết phai màu. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 05:03, ngày 18 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Dấu tích với dấu vết thì đâu có bị lặp từ đâu bạn? Tôi nghĩ có thể ghi rõ hơn là "dấu vết trên đồ vật." Bản thân chữ contamination nó có hàm ý rộng lắm chứ không riêng gì vết bẩn đâu. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 10:56, ngày 18 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Thêm 2 vết không phải là vết bẩn. Vết ướt (nước sạch) và vết phai màu. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 05:03, ngày 18 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Tôi thường tra bằng từ điển tiếng Anh (đọc nghĩa tiếng Anh rồi dịch qua tiếng Việt tương ứng). Vết rỉ trên sắt (contamination) có gọi là vết bẩn được? Vậy vết cháy có là vết bẩn? Vết phóng xạ thì sao (có thể nghi phạm làm ở nhà máy điện hạt nhân)? Vết cháy là "dấu vết" để Holmes có thể suy luận + với nhiều quan sát khác. Khi dò bài, tôi đối chiếu từng chữ một (không thiếu chữ nào). Đó là điều tôi nghĩ bạn muốn. Và, tôi nghĩ những kiểu dò "hời hợt" không giúp bài cải thiện được chất lượng. Tôi là người nổi tiếng là "khó tính" nhất trong mảng dịch từ en nên bạn đừng buồn khi tôi góp ý. Khó tính nên nhiều bạn mới lên trình tiếng Anh được. Do đó, bạn nói tôi nhạy cảm quá cũng không hoàn toàn sai haha. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 21:41, ngày 17 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Chắc là anh SicMundusCreatusEst hơi nhạy cảm từ ngữ quá. Chứ tôi nghĩ dạng vết mà bám lên quần áo rồi thì gọi là vết bẩn hết cũng chẳng có gì sai. Tôi thì luôn muốn hạn chế tránh lặp từ và lại tra từ điển thấy cũng ghi là "nhiễm bẩn". Tôi thấy không phải vấn đề lớn. Anh thấy sao? --Tào Mạnh Đức (thảo luận) 20:51, ngày 17 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- "Anh cũng thường dựa vào phong cách, tình trạng quần áo" -> dịch chưa sát nghĩa lắm. Nên dịch thành "Anh cũng thường dựa vào phong cách, tình trạng quần áo đang mặc." Quần áo đang mặc chứ không phải quần áo của nghi phạm trong tủ đồ.
- Đồng ý sửa đổi. --Tào Mạnh Đức (thảo luận) 20:52, ngày 17 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- "để suy ra nguồn gốc và lịch sử gần đây của họ" -> dịch chưa đúng lắm. Nên dịch là "để suy ra những nơi họ mới đến và lịch sử gần đây của họ." Holmes đâu có muốn suy luận ra là họ là người nước nào (nguồn gốc của họ)?
- @Nguyentrongphu: Chưa đồng ý, tôi nghĩ là "nguồn gốc" ở đây ý chỉ công việc, địa vị của nhân vật. Nếu anh từng đọc Sherlock Holmes thì sẽ thấy cái mô típ Holmes nhìn sơ qua ngoại hình nhân vật rồi quay qua nói vanh vách với Watson về nghề nghiệp của họ là rất quen thuộc. Tương tự, có thể lấy ví dụ như trong "Hội tóc hung", Holmes cũng chỉ nhìn phong cách, phụ kiện của ông chủ tiệm cầm đồ mà đoán được nghề nghiệp cũng như việc ông này từng làm việc ở Trung Quốc, khiến ông ta vô cùng bất ngờ. Có thể cân nhắc dịch origins mềm một chút thành "lý lịch" nhưng chắc chắn thành "nơi họ mới đến" là sai. --Tào Mạnh Đức (thảo luận) 19:35, ngày 17 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Công việc thì sao gọi là "nguồn gốc" được nhỉ? Địa vị nghi phạm thì thường đã được biết sẵn. Có thể dựa vào "contamination" để biết họ mới từ đâu đến (nếu họ nói dối thì sẽ biết). Origin cũng có thể là "origin of destination" (địa điểm mới tới ngay trước khi tới gặp Holmes). Không ít phim Sherlock Holmes tôi coi thì tôi thấy Holmes có thể suy luận được nghi phạm mới từ đâu đến chỉ qua quan sát. Bạn không nên nói người khác "chắn chắn" là sai (nghe có vẻ không được thiện chí cho lắm). Không có gì là chắc chắn. Tôi vẫn có lúc sai; đó là chuyện bình thường. Đồng ý là Holmes có thể suy luận được cả ba: lý lịch, địa điểm mới đến và lịch sử gần đây dựa vào quan sát của ông. Nếu là lý lịch thì có lẽ người viết bên en đã viết là "background". SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 20:19, ngày 17 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Trước hết xin lỗi vì cái từ "chắc chắn" kia, mong anh hiểu là tôi không có ý gì cả. Nhưng thực sự là nếu dịch thành "nơi họ mới đến" thì với cái trải nghiệm trước đây đọc truyện của tôi thì thấy không thỏa đáng, tất nhiên là hoàn toàn cá nhân thôi. Tôi vẫn đề xuất là nên để nguyên, người ta viết "origins" mình dịch là "nguồn gốc", hoặc phương án khác là thay thế bằng từ "lý lịch" hoặc "lai lịch". Anh nghĩ thế nào SicMundusCreatusEst ?
- Trên vé máy bay, "origin" có nghĩa là địa điểm xuất phát (xem). Còn ngữ cảnh trong truyện Holmes thì được hiểu là địa điểm nghi phạm tới gần nhất trước khi tới gặp Sherlock Holmes để Holmes hỏi các câu hỏi điều tra. Thường xảy ra vụ án gì, Holmes lập tức điều tra liền chứ không có đợi tới ngày mai (tác giả muốn vậy). Nhiều khi tội phạm mới trốn thoát khỏi hiện trường gây án thì đã bị Holmes gọi tới để tra hỏi. Tôi mới nghĩ ra phương án tốt hơn là ghi cả ba: lý lịch, địa điểm mới đến và lịch sử gần đây của họ (đúng với những gì tôi thấy trong phim Sherlock Holmes). Bên en, người viết cũng là người. Đôi lúc họ viết câu lủng củng, tối nghĩa, hoặc câu văn không được hay cho lắm. Tôi luôn tự cải thiện bản dịch nếu bản gốc bên en ngữ pháp và câu cú có vấn đề. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 20:39, ngày 17 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Đồng ý sửa đổi. --Tào Mạnh Đức (thảo luận) 20:42, ngày 17 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Origins là số nhiều nên tôi nghĩ là các địa điểm trước khi tới gặp Holmes. Nếu là hung thủ thật thì 1 trong các địa điểm đó sẽ là hiện trường gây án. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 22:00, ngày 17 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Đồng ý sửa đổi. --Tào Mạnh Đức (thảo luận) 20:42, ngày 17 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Trên vé máy bay, "origin" có nghĩa là địa điểm xuất phát (xem). Còn ngữ cảnh trong truyện Holmes thì được hiểu là địa điểm nghi phạm tới gần nhất trước khi tới gặp Sherlock Holmes để Holmes hỏi các câu hỏi điều tra. Thường xảy ra vụ án gì, Holmes lập tức điều tra liền chứ không có đợi tới ngày mai (tác giả muốn vậy). Nhiều khi tội phạm mới trốn thoát khỏi hiện trường gây án thì đã bị Holmes gọi tới để tra hỏi. Tôi mới nghĩ ra phương án tốt hơn là ghi cả ba: lý lịch, địa điểm mới đến và lịch sử gần đây của họ (đúng với những gì tôi thấy trong phim Sherlock Holmes). Bên en, người viết cũng là người. Đôi lúc họ viết câu lủng củng, tối nghĩa, hoặc câu văn không được hay cho lắm. Tôi luôn tự cải thiện bản dịch nếu bản gốc bên en ngữ pháp và câu cú có vấn đề. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 20:39, ngày 17 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Trước hết xin lỗi vì cái từ "chắc chắn" kia, mong anh hiểu là tôi không có ý gì cả. Nhưng thực sự là nếu dịch thành "nơi họ mới đến" thì với cái trải nghiệm trước đây đọc truyện của tôi thì thấy không thỏa đáng, tất nhiên là hoàn toàn cá nhân thôi. Tôi vẫn đề xuất là nên để nguyên, người ta viết "origins" mình dịch là "nguồn gốc", hoặc phương án khác là thay thế bằng từ "lý lịch" hoặc "lai lịch". Anh nghĩ thế nào SicMundusCreatusEst ?
- Công việc thì sao gọi là "nguồn gốc" được nhỉ? Địa vị nghi phạm thì thường đã được biết sẵn. Có thể dựa vào "contamination" để biết họ mới từ đâu đến (nếu họ nói dối thì sẽ biết). Origin cũng có thể là "origin of destination" (địa điểm mới tới ngay trước khi tới gặp Holmes). Không ít phim Sherlock Holmes tôi coi thì tôi thấy Holmes có thể suy luận được nghi phạm mới từ đâu đến chỉ qua quan sát. Bạn không nên nói người khác "chắn chắn" là sai (nghe có vẻ không được thiện chí cho lắm). Không có gì là chắc chắn. Tôi vẫn có lúc sai; đó là chuyện bình thường. Đồng ý là Holmes có thể suy luận được cả ba: lý lịch, địa điểm mới đến và lịch sử gần đây dựa vào quan sát của ông. Nếu là lý lịch thì có lẽ người viết bên en đã viết là "background". SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 20:19, ngày 17 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- @Nguyentrongphu: Chưa đồng ý, tôi nghĩ là "nguồn gốc" ở đây ý chỉ công việc, địa vị của nhân vật. Nếu anh từng đọc Sherlock Holmes thì sẽ thấy cái mô típ Holmes nhìn sơ qua ngoại hình nhân vật rồi quay qua nói vanh vách với Watson về nghề nghiệp của họ là rất quen thuộc. Tương tự, có thể lấy ví dụ như trong "Hội tóc hung", Holmes cũng chỉ nhìn phong cách, phụ kiện của ông chủ tiệm cầm đồ mà đoán được nghề nghiệp cũng như việc ông này từng làm việc ở Trung Quốc, khiến ông ta vô cùng bất ngờ. Có thể cân nhắc dịch origins mềm một chút thành "lý lịch" nhưng chắc chắn thành "nơi họ mới đến" là sai. --Tào Mạnh Đức (thảo luận) 19:35, ngày 17 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- "Như thế chứng tỏ anh vừa gặp thời tiết xấu vừa có một cô hầu gái chăm rạch giày chủ nhất Luân Đôn" -> dịch chưa đúng lắm. Nên đổi thành "đã gặp" (chuyện này có thể đã xảy ra vài ngày trước theo cách hiểu của tôi). Phần cô người hầu thì dịch chưa sát nghĩa lắm. Nên dịch là "Như thế chứng tỏ anh đã gặp thời tiết xấu và có một cô hầu gái chà giày rất hậu đậu ở London."
- @Nguyentrongphu: Về cái này thì chắc là anh hiểu nhầm từ "vừa". "vừa" ở đây không phải là "vừa mới xảy ra" mà là ý chỉ hai cái sự việc đồng thời. Chẳng hạn "Mạnh Đức vừa học giỏi vừa đẹp trai". --Tào Mạnh Đức (thảo luận) 19:44, ngày 17 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Đồng ý. Nhưng vế sau có ý chê cô người hầu hậu đậu chứ không phải khen cổ là "chăm rạch giày". SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 19:52, ngày 17 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Đoạn gốc bên en không hề có hàm ý ẩn dụ gì cả cho nên nếu tự ý thêm thắt ý ẩn dụ tôi nghĩ là không phù hợp cho lắm. Tuy nhiên, nếu bạn thích câu cũ của bạn thì nên thay chữ "chăm" thành "chuyên" là ổn. Cộng với nên thay chữ "nhất" thành chữ "ở" vì chữ "chuyên" đã đủ hàm ý rồi, và bản gốc không hề có chữ nào có thể dịch thành "nhất". Ở London có rất nhiều người hầu hậu đậu, chắc gì cô người hầu này là hậu đậu nhất? SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 04:32, ngày 18 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Đồng ý. Nhưng vế sau có ý chê cô người hầu hậu đậu chứ không phải khen cổ là "chăm rạch giày". SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 19:52, ngày 17 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- @Nguyentrongphu: Về cái này thì chắc là anh hiểu nhầm từ "vừa". "vừa" ở đây không phải là "vừa mới xảy ra" mà là ý chỉ hai cái sự việc đồng thời. Chẳng hạn "Mạnh Đức vừa học giỏi vừa đẹp trai". --Tào Mạnh Đức (thảo luận) 19:44, ngày 17 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- "Hắn làm cái trò chen ngang vào ý nghĩ của bạn bè bằng một lời bình luận đúng lúc" -> dịch chưa sát nghĩa lắm. Nên dịch là "Chiêu đọc được suy nghĩ của bạn hắn chỉ bằng một lời bình luận đúng lúc..." Breaking in ở đây có nghĩa là đọc được suy nghĩ.
- @Nguyentrongphu: Không đồng ý, tôi vừa tham khảo bản truyện "Án mạng trên phố Morgue". Bản dịch tiếng Việt (in trong một tập truyện ngắn cùng tác giả) viết: Cả hai chúng tôi đang suy tưởng, ít nhất tới 15 phút không ai thốt ra một lời... Bất chợt, Dupin nói:... . Trong bản gốc tiếng Anh: Both of us were busy with our thoughts. Neither had spoken for perhaps fifteen minutes... Suddenly he said:... . Đọc toàn văn cảnh, thì rõ ràng ông Dupin này đột nhiên cất lời chen ngang vào dòng suy nghĩ của bạn thân mình khi cả hai ông này đã đi bộ trong im lặng suốt 15 phút. Quan trọng là phải sau khi nghe người bạn vô thức đáp lại câu chen ngang thì Dupin mới biết được suy nghĩ của ông này. Thiết nghĩ, để như cũ mới là sát ý. Tào Mạnh Đức (thảo luận) 19:28, ngày 17 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Lấy gì chắc chắn là người bạn đó đang suy nghĩ vào lúc Dupin bắt đầu nói? Lỡ 14 phút suy nghĩ rồi phút cuối không suy nghĩ nữa thì sao?
- Giả sử dịch theo ý của bạn. Vậy xin hỏi Dubin xen ngang vào ý nghĩa của bạn ông bằng một lời bình luận đúng lúc để làm gì? Trên thực tế, Dubin đã đọc được suy nghĩ của bạn hắn rồi mới chọn thời điểm để bình luận đúng lúc để "xác nhận" xem là ông có đọc đúng suy nghĩ của bạn ông hay không. "Trick" ở đây là chọn thời điểm đúng lúc để xác nhận. Cách dịch của bạn sẽ phát sinh ra 1 câu hỏi không có câu trả lời. Chỉ khi nào Dubin đã "xác nhận" bạn ông đang suy nghĩ cái gì thì khi đó ông mới có thể nói là "đọc suy nghĩ" thành công. Lỡ đọc suy nghĩ sai thì sao? SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 21:04, ngày 17 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Anh @Nguyentrongphu: chắc hơi chuẩn chỉnh quá chăng, dịch truyện nó cũng không cần quá cứng nhắc. Hơn nữa, nguyên văn cảnh Dupin đi bộ cùng bạn đây: Both of us were busy with our thoughts. Neither had spoken for perhaps fifteen minutes. It seemed as if we had each forgotten that the other was there, at his side. I soon learned that Dupin had not forgotten me, however. Suddenly he said: ... Nếu không phải đang chìm trong dòng suy nghĩ, thì làm gì tới mức quên mất cả bạn đang đồng hành với mình được. Văn học thì có ẩn dụ, hoán dụ (y như cái ý trên kia không phải là "khen" như anh hiểu). Theo kiểu anh giải thích 14 phút suy nghĩ rồi phút cuối không suy nghĩ thì nó hơi ... chắc cú quá. Tất nhiên là vẫn mong thuyết phục được anh vì như anh nói thì gọi là dịch chưa sát chứ không sai hẳn. Tào Mạnh Đức (thảo luận) 21:18, ngày 17 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Ý là ta không thể chắc được. Có thể có hoặc không. Mà thôi, luận điểm đó chỉ là phụ thôi chứ không quan trọng lắm. Thường nếu là xen ngang vào thì người ta sẽ viết là "interrupting his friend's thoughts". Mời bạn trả lời câu hỏi trên "Dubin xen ngang vào ý nghĩa của bạn ông bằng một lời bình luận đúng lúc để làm gì?" Hình như đoạn thứ hai của tôi bạn chưa phản biện lại thì phải. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 21:48, ngày 17 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- @Nguyentrongphu: Vấn đề nằm ở chỗ tôi KHÔNG thấy câu dịch cũ làm nảy sinh câu hỏi mà anh đề ra. Bối cảnh trong Cuộc điều tra màu đỏ là Watson chỉ nhắc thoáng qua tới Dupin thôi "À, không ngờ ngoài đời cũng có dạng người bá như Dupin" và sau đó chính Holmes là người đề cập thoáng qua tình tiết về Dupin và bạn của ông ấy chứ không phải Watso. Holmes cũng không phải đang phân tích phương pháp đoán suy nghĩ của Dupin. Cái câu "Hắn làm cái trò chen ngang vào ý nghĩ của bạn bè bằng một lời bình luận đúng lúc", nó không bàn tới phương pháp xác định giả thuyết đoán của Dupin, mà ý của Holmes là: Dupin là kiểu nông cạn và khoa trương vì nếu đoán được suy nghĩ của bạn rồi thì có thể từ từ diễn dịch cho ông ta nghe, chứ việc gì phải làm cái kiểu chen ngang suy nghĩ bất ngờ ấy để mà tự đánh bóng tên tuổi của bản thân. Trong truyện gốc, ngay trước câu này, Holmes cũng thẳng thắn chê Dupin là hạng xoàng. Đấy theo ý tôi hiểu là như vậy đấy. Tào Mạnh Đức (thảo luận) 22:34, ngày 17 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Đồng ý là Holmes chỉ đánh giá Dupin là hạng xoàng. Holmes không có phân tích phương pháp đoán suy nghĩ của Dupin. Holmes đang bình luận về cách xác nhận của Dupin. Tôi không thấy nó liên quan gì đến việc "đánh bóng tên tuổi của bản thân." Tình tiết đó trong câu chuyện là do chính bạn của Dupin tường thuật lại. Đánh bóng tên tuổi cho ai và để làm gì?
- Breaking in on his mind trong một mẫu truyện được viết bởi tác giả người Anh cũng vào thời kỳ Sherlock Holmes được viết. "Breaking in on" có thể được dịch nôm na là "xâm nhập vào". "Chen ngang" chỉ có nghĩa là đang suy nghĩ thì bị cắt ngang đoạn suy nghĩ chứ không có nghĩa là "xâm nhập vào". Đoạn này dịch nôm na là Dupin "xâm nhập vào" suy nghĩ của bạn Dupin. Điều đó đồng nghĩa với việc Dupin "đọc được suy nghĩ" của bạn Dupin. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 07:13, ngày 18 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Tổng hợp lại ý của hai ta, tôi nghĩ để thoả hiệp thì tôi sẽ sửa lại: "xâm nhập" thay cho "chen ngang". Ý anh SicMundusCreatusEst thế nào?
- @Nguyentrongphu: Vấn đề nằm ở chỗ tôi KHÔNG thấy câu dịch cũ làm nảy sinh câu hỏi mà anh đề ra. Bối cảnh trong Cuộc điều tra màu đỏ là Watson chỉ nhắc thoáng qua tới Dupin thôi "À, không ngờ ngoài đời cũng có dạng người bá như Dupin" và sau đó chính Holmes là người đề cập thoáng qua tình tiết về Dupin và bạn của ông ấy chứ không phải Watso. Holmes cũng không phải đang phân tích phương pháp đoán suy nghĩ của Dupin. Cái câu "Hắn làm cái trò chen ngang vào ý nghĩ của bạn bè bằng một lời bình luận đúng lúc", nó không bàn tới phương pháp xác định giả thuyết đoán của Dupin, mà ý của Holmes là: Dupin là kiểu nông cạn và khoa trương vì nếu đoán được suy nghĩ của bạn rồi thì có thể từ từ diễn dịch cho ông ta nghe, chứ việc gì phải làm cái kiểu chen ngang suy nghĩ bất ngờ ấy để mà tự đánh bóng tên tuổi của bản thân. Trong truyện gốc, ngay trước câu này, Holmes cũng thẳng thắn chê Dupin là hạng xoàng. Đấy theo ý tôi hiểu là như vậy đấy. Tào Mạnh Đức (thảo luận) 22:34, ngày 17 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Ý là ta không thể chắc được. Có thể có hoặc không. Mà thôi, luận điểm đó chỉ là phụ thôi chứ không quan trọng lắm. Thường nếu là xen ngang vào thì người ta sẽ viết là "interrupting his friend's thoughts". Mời bạn trả lời câu hỏi trên "Dubin xen ngang vào ý nghĩa của bạn ông bằng một lời bình luận đúng lúc để làm gì?" Hình như đoạn thứ hai của tôi bạn chưa phản biện lại thì phải. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 21:48, ngày 17 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Anh @Nguyentrongphu: chắc hơi chuẩn chỉnh quá chăng, dịch truyện nó cũng không cần quá cứng nhắc. Hơn nữa, nguyên văn cảnh Dupin đi bộ cùng bạn đây: Both of us were busy with our thoughts. Neither had spoken for perhaps fifteen minutes. It seemed as if we had each forgotten that the other was there, at his side. I soon learned that Dupin had not forgotten me, however. Suddenly he said: ... Nếu không phải đang chìm trong dòng suy nghĩ, thì làm gì tới mức quên mất cả bạn đang đồng hành với mình được. Văn học thì có ẩn dụ, hoán dụ (y như cái ý trên kia không phải là "khen" như anh hiểu). Theo kiểu anh giải thích 14 phút suy nghĩ rồi phút cuối không suy nghĩ thì nó hơi ... chắc cú quá. Tất nhiên là vẫn mong thuyết phục được anh vì như anh nói thì gọi là dịch chưa sát chứ không sai hẳn. Tào Mạnh Đức (thảo luận) 21:18, ngày 17 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- @Nguyentrongphu: Không đồng ý, tôi vừa tham khảo bản truyện "Án mạng trên phố Morgue". Bản dịch tiếng Việt (in trong một tập truyện ngắn cùng tác giả) viết: Cả hai chúng tôi đang suy tưởng, ít nhất tới 15 phút không ai thốt ra một lời... Bất chợt, Dupin nói:... . Trong bản gốc tiếng Anh: Both of us were busy with our thoughts. Neither had spoken for perhaps fifteen minutes... Suddenly he said:... . Đọc toàn văn cảnh, thì rõ ràng ông Dupin này đột nhiên cất lời chen ngang vào dòng suy nghĩ của bạn thân mình khi cả hai ông này đã đi bộ trong im lặng suốt 15 phút. Quan trọng là phải sau khi nghe người bạn vô thức đáp lại câu chen ngang thì Dupin mới biết được suy nghĩ của ông này. Thiết nghĩ, để như cũ mới là sát ý. Tào Mạnh Đức (thảo luận) 19:28, ngày 17 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 19:02, ngày 17 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- "Holmes cho rằng gần đây Watson hay bị ướt" -> dịch sai. Nên dịch là "Holmes cho rằng Watson bị ướt mới đây."
- Ý kiến Tôi chưa có thời gian để đọc kĩ toàn bài của bạn Tàn Kiếm. Nhưng có một số góp ý như sau:
- Thiếu hẳn đề mục "đọc thêm" (Further reading) bên wiki tiếng Anh.
- Các cước chú cần Việt hóa ở một vài tham số, VD như "cite web" --> "chú thích web", "cite news" --> "chú thích báo", "accessdate=10 March 2016" --> "accessdate=10 tháng 3 năm 2016"... Đại loại thế.
- Ở đề mục "cuộc sống với Watson", hãy dùng bản mẫu pull quote cho các đoạn dẫn lời của nhân vật.
- Ở đề mục "Kiến thức và kĩ năng", từ chỗ "Ngay khi gặp Holmes... luật pháp Anh Quốc" hãy dùng bản mẫu quote box. Có thể tham khảo mẫu trình bày tại đề mục "chủ đề và diễn giải" của bài Con đường ảo mộng.
- Về "Đọc thêm" và "Chú thích" thì mình làm xong hết rồi. Về pull quote, mình nghĩ là nên dùng cho lời trực tiếp của nhân vật hơn, mình xin phép không dùng. Quote box mình cũng không dùng vì nhìn nó hơi màu và cảm giác lạc điệu trong cả bài nhiều trích dẫn. Bạn Mintu Martin nhé. Tào Mạnh Đức (thảo luận) 05:52, ngày 19 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Trước mắt là như vậy, có thời gian rà bài kĩ hơn tôi sẽ bổ sung sau. Jimmy Blues ♪ 13:56, ngày 18 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Phần pull quote thì có thể giữ nguyên tôi thấy không vấn đề gì, nhưng ở đoạn đầu "kiến thức và kĩ năng" tôi nói phía trên thì cần thiết dùng bản mẫu quote. Trong cả bài viết vốn toàn viết đoạn văn, tự dưng mọc ra một đoạn liệt kê đánh số thứ tự - đoạn này mới làm lạc điệu văn phong của toàn bài. Cái quote box có chế độ chuyển màu bằng mã wiki, bạn không thích màu này thì có thể thay bằng màu khác tùy ý, đâu có ảnh hưởng gì. Hơn nữa quote box cũng sẽ giúp giải quyết vấn đề lạc điệu bài mà tôi vừa nói. Nếu gặp khó khăn trong việc sử dụng quote box thì có thể nhắn tôi luôn để hỗ trợ. Ngoài ra cái mấy chỗ tham số "accessdate" tôi thấy nhiều chỗ bạn chưa sửa lắm, tôi vừa mới sửa thêm vài chỗ rồi đấy. Phiền bạn check lại toàn bài những chỗ như vậy (tips: với máy tính dùng tổ hợp phím "ctrl+F", gõ cụm từ tìm kiếm là "accessdate" để tìm ra lỗi trong bài nhanh và đỡ sót hơn). Jimmy Blues ♪ 09:12, ngày 19 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- @Mintu Martin: có thể là có chút nhầm lẫn rồi bạn ơi. Đoạn liệt kê không phải dạng liệt kê tự viết, mà chính là nguyên văn đoạn viết của bác sĩ Watson trong Cuộc điều tra màu đỏ, nghĩa là nó cũng là một dạng trích đoạn như các trích đoạn phía trên ([https://www.gutenberg.org/files/244/244-h/244-h.htm#link2HCH0002
Đây là một cuộc biểu quyết đã kết thúc, xin đừng sửa chữa nó! Mọi ý kiến xin ghi bên ngoài khung!