Vua Chăm Pa

bài viết danh sách Wikimedia
(Đổi hướng từ Vua Chiêm Thành)

Vua Champa là danh sách các vị vua trong lịch sử Champa. Họ sử dụng hai tước hiệu, một là Raja-di-raja (Hindi: राजाओं का राजा) từ năm 192 đến năm 1474, và Po-tana-raya (Hindi: भूमि का स्वामी) từ năm 1474 đến khi Champa chính thức bị giải thể vào năm 1832[1].

Vua của Champa
Mũ vàng của Po Klong M'hnai
Chi tiết
Quân chủ đầu tiênSri Mara
Quân chủ cuối cùngPo Phaok The
Thành lập192
Bãi bỏ1832
Dinh thựXem trong bài
Vương vị lâm thờiLưu Kế Tông

Đặc điểm

sửa
 
Bích họa về Quốc vương Po Klong Garai của Panduranga tại Bayon, Campuchia.

Tước hiệu đầu tiên với "Raja" là một tước hiệu có từ ngôn ngữ Ấn Độ, đăng đối với King của tiếng Anh cùng Quốc vương của vùng văn hóa chữ Hán, mà Raja-di-raja nghĩa là "Raja của các Raja", cho nên nó tương đương với Great King cùng Đại vương, hoặc "Vua của mọi vị vua" khi dịch ra[2]. Sau năm 1474, quốc gia Champa trở nên suy yếu đáng kể, tước hiệu của các vị vua được đổi thành Po-tana-raya với ý nghĩa "Vua của mọi lãnh địa", trong đó "Po" là vua theo tiếng Chăm. Điều này cũng phần nào cho thấy quốc gia Champa thiên về một nhà nước quân chủ phân quyền và có một người đại diện liên minh, chính là những "Vị vua Champa" mà bài viết liệt kê.

Khi lên ngôi, các vị Vua Champa thường sẽ xưng tôn hiệu tương tự các vị vua của văn hóa Châu Âu cùng Ấn Độ. Tôn hiệu của các vị quân chủ Champa được khởi nguyên từ truyền thống Ấn giáo, thường gồm tước và hiệu. Tước (tiền tố) thường thấy có: Jaya (जय / 勝利 / nghĩa là "Thắng lợi"), Maha (महा / 偉大 / nghĩa là "Vĩ đại"), Sri (श्री / 聖 / nghĩa là "Đấng thánh"). Hiệu bao gồm các Bhadravarman, Vikrantavarman, Rudravarman, Simhavarman,... Trong đó, hậu tố -varman[3] (वर्मा / nghĩa là "Tấm khiên") xuất hiện trong hiệu của họ thuộc về đẳng cấp Kshatriya và chỉ dành cho những người đứng đầu liên minh quốc gia Champa.

Nước Champa bị diệt vong, di tích và sử ký không đủ để xác định tất cả các đời vua và các thông tin chi tiết về năm cai trị của tất cả các vua. Các nhà nghiên cứu căn cứ vào nhiều nguồn tài liệu, trong đó có cả các bia khảo cổ, di tích của người Chăm, tới nay xác định được khoảng 10 triều đại với gần 100 vị vua Champa. Trong số các vị vua này, có nhiều vị được đưa vào danh sách nhưng không liên tiếp kế tục nhau. Một số vua Champa được gọi tên phiên âm theo tiếng Hán, theo cách gọi của các thư tịch cổ của An NamTrung Hoa. Một số vị có cả tên bằng tiếng Phạntiếng Hán, do được lưu lại trong cả bi ký Chăm và thư tịch Hán cổ.

Danh sách tên và niên đại các vị vua Champa dưới đây vẫn là chưa đầy đủ, giữa nhiều vị có một số khoảng thời gian trống.

Danh sách

sửa

Lâm Ấp (192 - 757)

sửa
Thời kỳ Phạn văn Hán văn Thống trị
Triều đại I - Kandapurpura Sri Mara Khu Liên 192 - 220
? Phạm Hùng 220 - 230
? Phạm Duật ? – 336
Triều đại II - Kandapurpura ? Phạm Văn 336–349
? Phạm Phật 349–377
Bhadravarman I Phạm Hồ Đạt 380-413
Triều đại Gangaraja - Kandapurpura Gangaraja Phạm Địch Chớn ?-?
Manorathavarman Phạm Địch Văn ?-?
Triều đại III - Kandapurpura ? Phạm Dương Mại I 421-431
? Phạm Dương Mại II 431-446
? Phạm Thần Thành 455-472
? Phạm Đang Căng Thuần 472-492
? Phạm Chư Nông 492-498
? Phạm Văn Tẩn 498-510
? Phạm Thiên Khởi 510-526
? Phạm Bật Tôi Bật Ma 526-529
Triều đại Gangaraja - Kandapurpura Rudravarman I Luận Đà La Bạt Ma 529-572
Triều đại Gangaraja - Simhapura Sambhuvarman Phạm Phạn Chi 572-629
Kandarpadharmavarman Phạm Đầu Lê 629-645
Prabhasadharma Phạm Trấn Long 645-?
Bhadresvaravarman Bạt Đà La Thú La Bạt Ma ? -?
Isanavarman ? ? -653
Vikrantavarman I Chư Cát Địa 653-686
Vikrantavarman II Kiến Đa Thế Ma 686-731
Không rõ ? Lô Đà La 731-758
Thời kỳ Phạn văn Hán văn Thống trị
Triều đại Vicitrasagara - Kauthara Prithindravarman Tất Để Bân Đà La Bạt Ma 757-770
Satyavarman Tát Đa Bạt Ma 770-787
Indravarman I Nhân Đà La Bạt Ma 787-803
Harivarman I Ha Lê Bạt Ma 803- ?
Vikrantavarman III Bì Kiến Đà Bạt Ma ? -854
Triều đại Bhrgu - Indrapura Rudravarman ? khoảng 800–830
Bhadravarman II ? khoảng 830–854
Thời kỳ Phạn văn Hán văn Thống trị
Triều đại Bhrgu - Indrapura Jaya Indravarman II Nhân Đà La bạt Ma 854-898
Jaya Simhavarman I Tăng Gia Bạt Ma 898-903
Saktivarman ? 904–905
Bhadravarman III Ha La Bạt Ma 905-917
Jaya Indravarman III Nhân Đà La Bạt Ma 918-960
Jaya Indravarman I Nhân Di Bàn 959-965
Jaya Paramesvaravarman I Phê Mị Thuế 965–982
? Nhân Đà La Bạt Ma 982–986
Người Việt không có Lưu Kế Tông 986-988
Triều đại VII - Indrapura Harivarman II Băng Vương La 989–997
Yang Pu Ku Vijaya Sri Bì Xà Đa Bạt Ma 997-1007
Harivarman III Ha Lê Bạt Ma 1007-1018
unknown Thi Nặc Bài Ma Diệp 1018-1030
Vikrantavarman IV Bì Kiến Đà Bạt Ma 1030-1041
Jaya Simhavarman II Sạ Đẩu 1041–1044
Triều đại Uroja - Kauthara Jaya Paramesvaravarman I Ứng Ni 1044–1060
Bhadravarman IV ? 1060–1061
Rudravarman III Chế Củ 1061–1074
Triều đại Pralayeshvara - Vijaya Harivarman IV ? 1074–1080
Jaya Indravarman II Chế Ma Na 1080–1081
Paramabhodhisatvavarman Bàng Quan Giả 1081–1086
Jaya Indravarman II (lên ngôi lần 2) Chế Ma Na 1086-1113
Harivarman V ? 1114–1129
Jaya Indravarman III ? 1139-1145
Triều đại XI - Vijaya Rudravarman IV[4] (phiên thuộc của Đế quốc Khmer) ? 1145–1147
Jaya Harivarman I[4] Chế Bì La Bút 1147–1166
Jaya Harivarman II[4] ? 1166-1167
Jaya Indravarman IV[4] ? 1167–1190
Vidyanandana[4] (vua Khmer tại Vijaya) ? 1190–1191
Jaya Indravarman V[4] (vua Champa tại Vijaya) ? 1191-1192
Vidyanandana[4] (vua Khmer lên ngôi lần 2 tại Panduranga) 1192–1203
Thuộc Đế quốc Khmer[4] 1203–1220
Jaya Paramesvaravarman II (ly khai khỏi Đế quốc Khmer) ? 1220-1254
Jaya Indravarman VI ? 1252-1257
Jaya Indravarman V ? 1257–1285
Jaya Simhavarman III Chế Mân 1285–1307
Jaya Simhavarman IV Chế Chí 1307–1312
Jaya Simhavarman V Chế Năng 1312–1318
Triều đại XII - Vijaya ? Chế A Nan 1318–1342
? Trà Hòa 1342–1360
? Chế Bồng Nga 1360 - 1390
Triều đại Vr̥ṣu - Vijaya Jaya Simhavarman VI La Ngai 1390–1400
Indravarman VI Ba Đích Lại 1400–1441
Virabhadravarman ? 1441–?
Triều đại XIV - Vijaya Maha Vijaya Bí Cai 1441–1446
Maha Kali[4] Quý Lai 1446–1449
Maha Kaya Quý Do 1449–1458
Maha Saya Trà Duyệt 1458–1460
Maha Sajan Trà Toàn 1460–1471
Maha Sajai[4] Trà Toại 1471-1474
Thời kỳ Phạn văn Hán văn Thống trị
Triều đại I - Băl Sri Banoy Po Uwaluah[5] Ô Ngõa Lư A Chi Hậu ? - ?
Po Binnasur[5] Bì Nạp Tư ? - ?
Po Putik[5] Phổ Phổ Đế Khắc ? - ?
Po Sulika[5] Bà Gia Nễ Các Đáp ? - 1167
Po Klong Garai Bà Khắc Lượng Gia Lai 1167 - 1205
Triều đại II - Băl Hangâu Sri Agarang Kế Khả 1205 - 1247
Cei Anâk Kế Lực 1247 - 1281
Triều đại III - Băl Anguai Po Dobatasuar Bà Điệp 1281 - 1306
Po Patarsuar Bà Bức 1306 - 1328
Po Binnasuar Bà Bính 1328 - 1373
Triều đại IV - Băl Anguai Po Parican Bà Phát 1373 - 1397
Triều đại V - Băl Cau Po Kasit Bà Khiết 1433 - 1460
Po Kabrah Bà Kế 1460 - 1494
Po Kabih Bà Cấp 1494 - 1530
Po Karutdrak Bà Khứ 1530 - 1536
Triều đại VI - Băl Cau Maha Sarak Trà Lộc 1536 - 1541
Po Kunarai Bà Bãi 1541 - 1553
Po At Bà Ất 1553 - 1579
Triều đại VII - Băl Canar Po Klong Halau Bà Khắc-lượng Khất-lưu 1579 - 1603
Po Nit Bà Nhiếp 1603 - 1613
Po Jai Paran Bà Thái 1613 - 1618
Po Aih Khang Bà Ưng 1618 - 1622
Triều đại VIII - Băl Canar Po Klong M'hnai Bà Khắc-lượng Như-lai 1622 - 1627
Po Rome Bà Lâm 1627 - 1651
Po Nraop Bà Thấm 1651 - 1653
Po Saktiraydapaghoh Bà Thích 1654 – 1657
Po Jatamah Bà Chất 1657 – 1659
Po Saot Bà Tranh 1659 - 1692
Thời kỳ Phạn văn Hán văn Thống trị
Triều đại VIII - Băl Canar Po Saktiraydapatih Bà Tử 1695 - 1727
Po Ganuhpatih Bà Thị 1627 - 1730
Po Thuntiraidaputih Nguyễn Văn Thuận 1730 - 1732
Po Rattiraydaputao Nguyễn Văn Đạt 1732 - 1763
Po Tisundimahrai Nguyễn Văn Thiết 1763 - 1765
Po Tisuntiraydapaghoh Nguyễn Văn Tịch 1768 - 1780
Po Tisuntiraydapuran[4] Nguyễn Văn Tá 1780 - 1781
Cei Brei Nguyễn Văn Chiêu 1783 - 1786
Po Tisuntiraydapuran[4] (đăng cơ lần 2) Nguyễn Văn Tá 1786 - 1793
Po Chongchan[4] Nguyễn Văn Tòng 1786
Triều đại IX - Băl Canar Po Ladhuanpaghuh[4] Nguyễn Văn Hào 1793 - 1799
Po Saong Nyung Ceng Nguyễn Văn Chấn 1799 - 1822
Po Bait Lan[4] Nguyễn Văn Lân 1822
Po Klan Thu[4] Nguyễn Văn Vĩnh 1822 - 1828
Po Phaok The[4] Nguyễn Văn Thừa 1828 - 1832
Po War Palei[4] Bà Hóa Ba-lai 1834 - 1835

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ Quốc sử quán triều Nguyễn, Cao Xuân Dục (chủ biên) Quốc triều chánh biên toát yếu, 1908, quyển III, trang 81.
  2. ^ Tuy cao hơn Vương nhưng các "Đại vương" chưa phải Hoàng đế. Tương tự "Đại vương", thì các "Maharaja" cùng "Raja-di-raja" đều cao hơn "Raja" thông thường, nhưng danh hiệu cao nhất ứng với "Hoàng đế" lại là 「Chakravarti」 cùng 「Samraat
  3. ^ Deb, Raja Radhakanda (2006). Shabdakalpa druma. Nag publishers.
  4. ^ a b c d e f g h i j k l m n o p q r Không có thực quyền.
  5. ^ a b c d Chưa kiểm chứng được độ chân thực.