Vorkuta (tiếng Nga: Воркута́; tiếng Komi: Вӧркута, Vörkuta) là một thành phố phía bắc vòng Bắc Cực ở phần châu Âu của Nga. Vorkuta có 70.548 cư dân (tính đến ngày 14 tháng 10 năm 2010).

Vorkuta
Воркута
—  Thị trấn  —
Chuyển tự khác
 • KomiВӧркута
Trung tâm thành phố Vorkuta

Hiệu kỳ

Huy hiệu
Vị trí của Vorkuta
Map
Vorkuta trên bản đồ Nga
Vorkuta
Vorkuta
Vị trí của Vorkuta
Quốc giaNga
Chủ thể liên bangCộng hòa Komi
Thành lập4 tháng 1 năm 1936[1]
Vị thế Thị trấn kể từ26 tháng 11 năm 1943[1]
Chính quyền
 • Administration Manager[2]Yaroslav Shaposhnikov[2]
Diện tích
 • Tổng cộng29,8 km2 (115 mi2)
Độ cao180 m (590 ft)
Dân số (Điều tra 2010)[3]
 • Tổng cộng70 548
 • Thứ hạngHạng 224 năm 2010
 • ThuộcThành phố Liên bang Vorkuta
 • Thủ phủ củaThị trấn Vorkuta
 • Okrug đô thịVorkuta Okrug
 • Thủ phủ củaVorkuta Okrug
Múi giờUTC+3
Mã bưu chính[5]169900
Mã điện thoại82151
Thành phố kết nghĩaAntananarivo, Vologda, Shakhty, Kirkenes, Veliky Novgorod, Sankt-Peterburg
Thành phố kết nghĩaAntananarivo, Vologda, Shakhty, Kirkenes, Veliky Novgorod, Sankt-PeterburgSửa đổi tại Wikidata
OKTMO87710000001
Websitexn--80adypkng.xn--p1ai/english/

Vị trí địa lý

sửa

Vorkuta nằm ở Cộng hòa Komi ở cuối phía bắc của dãy núi Ural trên sông Vorkuta. Dãy núi Pai Choi trải dài từ phía đông bắc của Vorkuta. Dãy núi này là phần tiếp nối phía tây bắc dãy núi Ural.

Lịch sử

sửa

Vào năm 1930, nhà địa chất người Nga Georgy Chernov (1906–2009) đã phát hiện ra các mỏ than lớn bên sông Vorkuta. Cha của Georgy Chernov, nhà địa chất Alexander Chernov (1877–1963), đã thúc đẩy sự phát triển của bể than Pechora cùng với các mỏ đất của Vorkuta. Sau khi được phát hiện, ngành công nghiệp khai thác than bắt đầu. Năm 1931, một khu định cư của các nhà địa chất được thành lập bởi những người quản lý mỏ than. Hầu hết những cư dân là những tù nhân từ trại Gulag Ukhta-Pechora.[6]

Trong suốt thập kỷ 1930, Vorkutlag, một trong những trại cải tạo lao động (Gulag) khét tiếng nhất Liên Xô. Vorkutlag được thành lập vào năm 1932 với việc bắt đầu khai thác mỏ và trại này là trại Gulag lớn nhất trong số các trại Gulag ở phần châu Âu của Nga và đóng vai trò là trung tâm hành chính cho một số lượng lớn các trại và tiểu trại nhỏ hơn, trong số đó có Kotlas, Pechora và Izhma (Sosnogorsk ngày nay).

Vào năm 1941, Vorkuta được kết nối với đường sắt Pechora và vào ngày 26 tháng 11 năm 1943, Vorkuta được trao quyền thành phố[6] và sau đó đóng một vai trò quan trọng như một trung tâm cho các trại cải tại lao động. Vào mùa hè năm 1953, ngay sau khi Stalin qua đời, các tù nhân trong trại đã nổi dậy nhưng cuộc nổi dậy của họ đã bị đàn áp đẫm máu sau những thành công ngắn ngủi. Tuy nhiên, cuộc nổi dậy này đã buộc những nhà lãnh đạo Liên Xô phải ân xá cho tội phạm và sau đó là cho một số tù nhân chính trị.

Trong thời gian diễn ra trại lao động, gần hai triệu tù nhân đã bị trục xuất đến Vorkuta và bị buộc phải làm việc nặng nhọc ở đó.

Khí hậu

sửa

Vorkuta có khí hậu cận Bắc Cực (Köppen Dfc) với mùa hè mát mẻ ngắn và mùa đông rất lạnh cùng với tuyết. Nhiệt độ trung bình vào tháng 2 là khoảng −20°C và vào tháng 7 là khoảng +13°C. Khí hậu của Vorkuta bị ảnh hưởng bởi cả khoảng cách từ Đại Tây Dương và gần Bắc Băng Dương. Điều này khiến mùa đông kéo dài đến tháng 5 và hơi ấm mùa hè đặc trưng của Nga bị cản trở đến thành phố ngoại trừ một số trường hợp hiếm hoi. Mặc dù vậy, Vorkuta có mùa đông ít khắc nghiệt hơn so với các khu vực xa hơn rất nhiều về phía nam Siberia nhờ sự điều tiết hàng hải. Điều này cũng có nghĩa là nhiệt độ dưới −50°C chưa từng được ghi nhận trong bất kỳ tháng mùa đông nào trừ tháng 12. Với mùa đông ẩm ướt, tuyết rơi phổ biến hơn nhiều so với các khu vực xa hơn về phía đông và một lớp tuyết lớn được hình thành mỗi năm. Do có mùa hè ấm áp và vừa phải, Vorkuta nằm dưới đường giới hạn cây gỗ Bắc Cực.

Ngày vùng cực ở Vorkuta kéo dài từ ngày 30 tháng 5 đến ngày 14 tháng 7 và đêm vùng cực kéo dài từ ngày 17 tháng 12 đến ngày 27 tháng 12.

Dữ liệu khí hậu của Vorkuta
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm
Lượng Giáng thủy trung bình mm (inches) 36
(1.4)
34
(1.3)
33
(1.3)
27
(1.1)
35
(1.4)
52
(2.0)
55
(2.2)
63
(2.5)
57
(2.2)
57
(2.2)
40
(1.6)
42
(1.7)
531
(20.9)
Lượng tuyết rơi trung bình cm (inches) 47
(19)
66
(26)
81
(32)
84
(33)
53
(21)
4
(1.6)
0
(0)
0
(0)
0
(0)
6
(2.4)
17
(6.7)
30
(12)
388
(153.7)
Số ngày mưa trung bình 1 0 1 3 9 16 19 22 19 10 2 1 103
Số ngày tuyết rơi trung bình 25 21 23 19 16 4 0 0 4 18 24 26 180
Độ ẩm tương đối trung bình (%) 81 80 81 79 79 72 74 82 85 88 84 82 81
Nguồn: Pogoda.ru.net[7]

Tình hình dân số

sửa
Năm Dân số
1959 55 668
1970 89 742
1979 100 210
1989 115 646
2002 84 917
2010 70 548
2021 52 292

Người nổi tiếng

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b “Информационный портал администрации Воркуты - История Воркуты 1930-1945 годы” (bằng tiếng Nga). Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 10 năm 2011. Đã bỏ qua tham số không rõ |ngay truy cập= (trợ giúp)
  2. ^ a b Глава городского округа (bằng tiếng Nga). Tháng 5 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 7 năm 2023. Truy cập 23 tháng 2 năm 2013.
  3. ^ Cục Thống kê Quốc gia Liên bang Nga (2011). “Всероссийская перепись населения 2010 года. Том 1” [2010 All-Russian Population Census, vol. 1]. Всероссийская перепись населения 2010 года [Kết quả sơ bộ Điều tra dân số toàn Nga năm 2010] (bằng tiếng Nga). Cục Thống kê Quốc gia Liên bang Nga.
  4. ^ “Об исчислении времени”. Официальный интернет-портал правовой информации (bằng tiếng Nga). 3 tháng 6 năm 2011. Truy cập 19 tháng 1 năm 2019.
  5. ^ Почта России. Информационно-вычислительный центр ОАСУ РПО. (Russian Post). Поиск объектов почтовой связи (Postal Objects Search) (tiếng Nga)
  6. ^ a b “история Воркуты,история ГУЛаг Воркута”. www.vorkuta-tour.ru. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 21 tháng 2 năm 2023.
  7. ^ “Pogoda.ru.net” (bằng tiếng Nga). Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2012.
  8. ^ Дегтярёв Григорий Григорьевич, infosport.ru (tiếng Nga)
  9. ^ Иваненко Анастасия Викторовна, infosport.ru (tiếng Nga))

Liên kết ngoài

sửa