Giải bóng đá Vô địch Quốc gia 2010

(Đổi hướng từ V-League 2010)

Giải bóng đá Vô địch Quốc gia 2010, tên gọi chính thức là Giải bóng đá Vô địch Quốc gia PetroVietnam Gas 2010 hay PetroVietnam Gas V-League 2010 vì lý do tài trợ, là mùa giải thứ 27 và là mùa giải chuyên nghiệp thứ 10 của Giải bóng đá Vô địch Quốc gia. Giải đấu khởi tranh vào ngày 30 tháng 1 và kết thúc vào ngày 22 tháng 8 năm 2010 với 14 câu lạc bộ tham dự.[1] Đây là năm thứ tư liên tiếp Tổng công ty Dầu khí Việt Nam trở thành nhà tài trợ chính của giải đấu.

Giải bóng đá Vô địch Quốc gia 2010
PetroVietnam Gas V-League 2010
Chi tiết giải đấu
Thời gian30 tháng 1 - 22 tháng 8 năm 2010
Số đội14
Vị trí chung cuộc
Vô địchHà Nội T&T (lần thứ 1)
Á quânXi măng Hải Phòng
Hạng baTập đoàn Cao su Đồng Tháp
Xuống hạngMegastar Nam Định
Thống kê giải đấu
Số trận đấu182
Số bàn thắng514 (2,82 bàn mỗi trận)
Số thẻ vàng820 (4,51 thẻ mỗi trận)
Số thẻ đỏ44 (0,24 thẻ mỗi trận)
Số khán giả1.566.200 (8.605 khán giả mỗi trận)
Vua phá lướiArgentina Gastón Merlo (SHB Đà Nẵng) (19 bàn)
2009
2011

Thay đổi trước mùa giải

sửa

Thay dổi đội bóng

sửa
^[a] Lam Sơn Thanh Hóa (do tỉnh Thanh Hoá quản lý) mua lại Thể Công sau khi Bộ Quốc phòng quyết định xóa phiên hiệu Thể Công.
^[b] Quân khu 4 chuyển giao chủ sở hữu cho Navibank, chuyển địa bàn vào Thành phố Hồ Chí Minh và đổi tên thành Navibank Sài Gòn.
^[c] Sau đó bị UBND tỉnh Thanh Hoá giải thể và sáp nhập vào Lam Sơn Thanh Hóa.

Giải thưởng

sửa

Đội vô địch của mủa giải này nhận được tiền thưởng 1 tỷ đồng. Đội á quân và hạng ba được lần lượt 500 triệu và 250 triệu đồng.

Chuyển đổi

sửa

Mùa giải 2010 là mùa giải cuối cùng trước khi tất cả các đội phải chuyển đổi sang cơ chế doanh nghiệp theo quy định của AFC để có thể tham dự V-League 2011. Đến lúc kết thúc giải đấu, có 3 câu lạc bộ chưa chuyển đổi gồm Lam Sơn Thanh Hóa, Megastar Nam Định, Tập đoàn Cao su Đồng Tháp. Đến hạn chót, chỉ còn Megastar Nam Định không chuyển đổi kịp. Do đó, với số đội chuyên nghiệp là 13 đội ở V-League và 8 đội ở giải Hạng Nhất, V-League 2010 chỉ có một đội chính thức xuống hạng là Megastar Nam Định, còn đội đứng áp chót Navibank Sài Gòn sẽ đấu play-off với đội đứng nhì Giải hạng nhất là Than Quảng Ninh.[2]

Tóm tắt giải đấu

sửa

Hai vòng đầu tiên đã xảy ra một số bất ngờ khi Hoàng Anh Gia Lai chưa có chiến thắng, và sự ra đi của tiền vệ ngôi sao Lee Nguyễn.[3]

Ngày 26 tháng 2, tiền vệ đang thi đấu cho Bình Dương, Molina Gaston Eduardo, được phát hiện đã chết trong một phong khách sạn tại Thành phố Hồ Chí Minh do dùng ma túy quá liều.[4]

Vòng 4 là vòng đấu có nhiều sự kiện nhất kể từ đầu giải. Đầu tiên là vụ đánh nhau của 2 cầu thủ Xi măng Hải Phòng là thủ môn Quang Huy và tiền vệ Aniekan sau trận đấu trên sân Ninh Bình.[5] Hai huấn luyện viên phải ra đi sau vòng 4 là Robert Lim của Ninh Bình và Jose Luis của Đồng Tâm Long An, được thay thế lần lượt bởi Trần Tiến Đại và Trần Công Minh. SHB Đà Nẵng đã vươn lên ngôi đầu bảng sau ba vòng liên tiếp để Becamex Bình Dương dẫn đầu.

Trong trận đấu sớm của vòng 5, Hà Nội T&T có chiến thắng trước SHB Đà Nẵng để qua đó tạm vươn lên ngôi đầu bảng.[6]. Vòng đấu này Lam Sơn Thanh Hóa có chiến thắng đầu tiên trong mùa giải trước Hoàng Anh Gia Lai trên sân nhà với tỷ số 2-0.

Trước vòng thứ 6, câu lạc bộ Ninh Bình lại có sự thay đổi huấn luyện viên khi ông Lê Thụy Hải lên thay ông Trần Tiến Đại.

Sau 2 trận thua liên tiếp, Trần Công Minh đã bị Đồng Tâm Long An thay thế bằng huấn luyện viên đến từ Bồ Đào Nha, Ricardo Formosinho. Cũng sau vòng đấu cầu thủ Lê Công Vinh của Hà Nội T&T đã bị ban kỉ luật của Liên đoàn bóng đá Việt Nam ban đầu phạt treo giò 6 trận và 10 triệu đồng vì có hành vi vái lạy trọng tài Vũ Bảo Linh trong trận Hà Nội T&T thua TĐCS Đồng Tháp[7]. Tuy nhiên sau khi xem xét lại, ban kỉ luật của VFF giảm xuống còn 3 trận do Công Vinh "không xâm hại" trọng tài chính.

Tại loạt trận sớm vòng 7, các bất ngờ đã xảy ra khi Becamex Bình Dương đã có chiến thắng 4-0 trước V.Ninh Bình và Sông Lam Nghệ An thắng 5-0 trước SHB.Đà Nẵng[8]. Nam Định tiếp tục chuỗi trận thất vọng với trận thua 5-0 trước Hoàng Anh Gia Lai. Ở thế ngược lại Hà Nội T&T, dù thiếu đội trưởng Lê Công Vinh vẫn có chiến thắng trên sân khách trước Xi măng Hải Phòng để tiếp tục ngự trị ở vị trí đầu bảng.

Tại vòng 8, Hà Nội T&T có chiến thắng 2-1 trước đối thủ trực tiếp B. Bình Dương qua đó tiếp tục ở ngôi nhất bảng. Tại vòng này M.Nam Định có chiến thắng 3-1 trước Đồng Tâm Long An, đây là chiến thắng đầu tiên của đội tại mùa giải năm nay[9]

Vòng 9, Nam Định tiếp tục thi đấu khởi sắc khi có chiến thắng 1-0 trước Hòa Phát Hà Nội, trong khi đó Ninh Bình cũng có chiến thắng đầu tiên kể từ khi ông Lê Thụy Hải về dẫn dắt trước Lam Sơn Thanh Hóa.

Vòng 14 là vòng diễn ra loạt trận đầu tiên của lượt về, vòng đấu mà cả SHB Đà Nẵng và Hà Nội T&T đều thua qua đó Bình Dương tận dụng thời cơ vươn lên ngôi đầu bảng.

Vòng 15 là vòng đấu diễn ra trước quãng nghỉ cho World Cup 2010. Becamex Bình Dương tiếp tục có chiến thắng và thể hiện bước tiến mạnh mẽ trong cuộc đua ở tốp đầu, trong khi ở chiều ngược lại cả Navibank Sài Gòn và Nam Định tiếp tục mất điểm và bị bỏ lại khá xa về mặt điểm số trên bảng xếp hạng.

Với 46 điểm có được khi kết thúc mùa giải này, Hà Nội T&T đã lên ngôi vô địch V-League.[10]

Các đội bóng

sửa
Câu lạc bộ
Mùa giải 2009 Năm đầu tiên
tại V-League
Số mùa giải
tại V-League
SHB Đà Nẵng Vô địch 2001 8
Becamex Bình Dương Á quân 2004 6
Sông Lam Nghệ An Hạng 3 2000 9
Hà Nội T&T Thứ 4 2009 1
TĐCS Đồng Tháp Thứ 5 2000 6
Xi măng Hải Phòng Thứ 6 2000 7
Khatoco Khánh Hòa Thứ 7 2000 5
Hoàng Anh Gia Lai Thứ 8 2003 7
Lam Sơn Thanh Hóa Mua lại Thể Công 2010 0
Đồng Tâm Long An Thứ 10 2003 7
Navibank Sài Gòn Mua lại Quân khu 4 2010 0
Megastar Nam Định Thứ 12 2000 9
Ninh Bình   Vô địch
Giải Hạng Nhất
2010 0
Hòa Phát Hà Nội   Á quân
Giải Hạng Nhất
2003 5


Sân vận động

sửa
Đội bóng Địa điểm Sân vận động Sức chứa
Becamex Bình Dương Thủ Dầu Một, Bình Dương Sân vận động Gò Đậu 18,250
Đồng Tâm Long An Tân An, Long An Sân vận động Long An 19,975
Đồng Tháp Cao Lãnh, Đồng Tháp Sân vận động Cao Lãnh 23,000
Hòa Phát Hà Nội Đống Đa, Hà Nội Sân vận động Hàng Đẫy 22,500
Hoàng Anh Gia Lai Pleiku, Gia Lai Sân vận động Pleiku 15,000
Khatoco Khánh Hòa Nha Trang, Khánh Hòa Sân Nha Trang 25,000
Lam Sơn Thanh Hóa TP. Thanh Hóa, Thanh Hóa Sân vận động Thanh Hóa 14,000
Megastar Nam Định TP. Nam Định, Nam Định Sân vận động Thiên Trường 30,000
Navibank Sài Gòn Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh Sân vận động Thống Nhất 25,000
SHB Đà Nẵng Hải Châu, Đà Nẵng Sân vận động Chi Lăng 30,000
Sông Lam Nghệ An Vinh, Nghệ An Sân vận động Vinh 22,000
T&T Hà Nội Đống Đa, Hà Nội Sân vận động Hàng Đẫy 22,500
Xi măng Hải Phòng Ngô Quyền, Hải Phòng Sân vận động Lạch Tray 28,000
Xi măng The Vissai Ninh Bình TP. Ninh Bình, Ninh Bình Sân vận động Ninh Bình 22,000

Đổi tên

sửa

Câu lạc bộ T&T Hà Nội được đổi tên thành Câu lạc bộ bóng đá Hà Nội T&T trước khi mùa giải bắt đầu.

Thay đổi huấn luyện viên

sửa
Câu lạc bộ Huấn luyện viên cũ Hình thức Vị trí xếp hạng Ngày rời đi Huấn luyện viên mới Ngày đến
Xi măng The Vissai Ninh Bình   Robert Lim Sa thải Thứ 10 8 tháng 3[11]   Trần Tiến Đại[12] 12 tháng 3
Đồng Tâm Long An   Jose Luis Sa thải Thứ 3 9 tháng 3   Trần Công Minh 9 tháng 3
Xi măng The Vissai Ninh Bình (2)   Trần Tiến Đại Tạm quyền Thứ 6 17 tháng 3   Lê Thụy Hải 17 tháng 3
Đồng Tâm Long An (2)   Trần Công Minh Tạm quyền Thứ 8 21 tháng 3[13]   Ricardo Formosinho 21 tháng 3
Becamex Bình Dương   Mai Đức Chung Sa thải Thứ 4 12 tháng 4[14]   Đặng Trần Chỉnh 12 tháng 4
Navibank Sài Gòn   Vũ Quang Bảo Từ chức Thứ 14 10 tháng 5[15]   Mai Đức Chung 10 tháng 5
Megastar Nam Định   Nguyễn Ngọc Hảo Từ chức (sang chức GĐKT) Thứ 14 9 tháng 6[16]   Lê Văn Tuấn 18 tháng 6
Becamex Bình Dương (2)   Đặng Trần Chỉnh Từ chức Thứ 3 16 tháng 7[17]   Dương Ngọc Hùng 18 tháng 7
Becamex Bình Dương (3)   Dương Ngọc Hùng Từ chức Thứ 3 4 tháng 8[18]   Luis G. Morgado Rodrigues 5 tháng 8

Cầu thủ nước ngoài

sửa

Các câu lạc bộ được đăng ký 5 cầu thủ ngoại nhưng chỉ được sử dụng tối đa 3 cầu thủ cùng lúc trên sân, không hạn chế sử dụng cầu thủ nhập tịch.

Câu lạc bộ Cầu thủ 1 Cầu thủ 2 Cầu thủ 3 Cầu thủ 4 Cầu thủ 5 Cầu thủ nhập tịch Cầu thủ cũ
Becamex Bình Dương   Egbo Osita   Abbey Ebenzer   Elenindo de Jesus   Lee Nguyễn   Kubheka Philani   Kesley Alves   Amaobi Uzowuru Honest

  Molina Gaston Eduardo

Tập đoàn cao su Đồng Tháp   Samson Kayode   Adesope Hammed   Olushola O. Aganun   Felix Gbenga Ajala   Sunday Chibuike Ibeji
Hòa Phát Hà Nội   Justin Myers   Timothy Anjembe   François Endene   Cassiano Paulo Henrique   Anane Agyei William   Isaac Kamu Mylyanga

  Ronald Martin Katsigazi

  Eduado H. Furrier

  John Krause

  Klerber J.D. Santos

SHB Đà Nẵng   Christopher Williams   Jose Emidio de Almeida   Modou Jagne   Gastón Merlo   Nicolás Hernández   Rogerio M. Pereira   Secar Paolo Cocchi

  Diego Mendez

Navibank Sài Gòn   Pinto Da Silva   Leandro Cruz De Olivera   Fofie Pascal   Opara A. Uzomae   Marcelo Souza Porfiro   Fabio dos Santos   Abdullahi Suleiman

  Flavio L.N.D. Cruz

  Martins Trindade

Xi măng Hải Phòng   John Wole   Leandro de Oliveira   Aniekan Okon   Lazaro   Victor Adrian Reva   Đặng Văn Robert

  Maxwell Eyerakpo

  Wilians De Oliveira
T&T Hà Nội   Carlos Fangueiro Soares   Cristiano Roland   Caue C. M. Benicio   Gonzalo Marrkonle   Luciano R. S. Fonceca   Kizito Lawrence

  François Endene

Hoàng Anh Gia Lai   Tiago de Paula   Sihavy Michal   Evaldo   Dzigba B. Mawusi   Mario Mijatović   Nirut Surasiang

  Sakda Joemdee

  Lee Nguyễn

  Toledo

  Ifeanyi Uwanaka

Khatoco Khánh Hòa   Agostinho   Diego Nogues   Mustapha Kobina Essuman   Issfu Anssah   Adeolu Simon Manuwa   Jonathan Quartey   Cucic Mladen
Đồng Tâm Long An   Tshamala A. Kabanga   Mrwanda David   Eldon Maquemba   Antonio Carlos   Filip Madžovski   Issawa Singthong   Rogere Asman

  Fabio dos Santos

Xi măng The Vissai Ninh Bình   Rodrigo Mota   Dio Preye   Laerte R.A. Junior   Gustavo D.S. Dourado   Olof Hviden-Watson   Mykola Oleksandrovych Lytovka

  Jucelio Batista Da Silva

  Raphael S.R. Marques
Sông Lam Nghệ An   Rajko Vidović   Goran Brašnić   Abdulrazak M. Ekpoki   Mitrovic Dalibor   Robert Bajic   Thierry Ngale

  Hélio da Silva Assis

  Nenad Stojaković

  Mauro

Lam Sơn Thanh Hóa   Tony Kankam   Kalifa Dembele   Mauro Pereira Dos Santos   Tostao Kwashi   Kizito Lawrence   Wandwsi Rodgers   Gilson Carlos Dasilva

  Vanderlei Lima Dasilva

Megastar Nam Định   Chinedu Nweze   Gaspard Yelleduor   Inreneo Collante   Mumuni Bawa   Philip Onyeka Oroko   Lowson Adtebu

  Arnawd Nsemn


Bảng xếp hạng

sửa
VT Đội ST T H B BT BB HS Đ Giành quyền tham dự
hoặc xuống hạng
1 Hà Nội T&T (C) 26 14 4 8 35 25 +10 46 Lọt vào vòng bảng Cúp AFC 2011
2 Vicem Hải Phòng 26 14 3 9 42 34 +8 45
3 TĐCS Đồng Tháp 26 13 5 8 43 34 +9 44
4 Khatoco Khánh Hoà 26 13 4 9 42 42 0 43
5 Đồng Tâm Long An 26 13 4 9 43 31 +12 43
6 SHB Đà Nẵng 26 12 4 10 41 44 −3 40
7 Hoàng Anh Gia Lai 26 11 6 9 34 27 +7 39
8 Becamex Bình Dương 26 11 4 11 48 40 +8 37
9 Sông Lam Nghệ An 26 9 10 7 36 26 +10 37 Lọt vào vòng bảng Cúp AFC 2011[a]
10 Hoà Phát Hà Nội 26 10 6 10 41 44 −3 36
11 XM The Vissai Ninh Bình 26 8 10 8 33 34 −1 34
12 Lam Sơn Thanh Hóa 26 8 7 11 36 46 −10 31
13 Navibank Sài Gòn (O) 26 4 8 14 21 40 −19 20 Lọt vào play-off xuống hạng
14 Megastar Nam Định (R) 26 3 3 20 19 47 −28 12 Xuống hạng đến Giải hạng nhất 2011
Nguồn: Eximbank V-League
Quy tắc xếp hạng: 1) Điểm số; 2) Đối đầu trực tiếp; 3) Hiệu số bàn thắng; 4) Tổng số bàn thắng; 5) Tổng số trận thắng; 6) Bốc thăm
(C) Vô địch; (O) Thắng play-off; (R) Xuống hạng
Ghi chú:
  1. ^ Lọt vào nhờ vô địch Cúp quốc gia Việt Nam 2010.

Vị trí các đội sau mỗi vòng đấu

sửa
Đội \ Vòng đấu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26
Hà Nội T&T 4 2 2 2 1 1 1 1 1 2 1 2 2 3 2 2 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1
Xi măng Hải Phòng 11 11 7 7 3 7 11 6 8 8 5 5 7 5 6 5 3 5 6 5 5 3 2 2 2 2
TĐCS Đồng Tháp 5 9 6 11 7 4 7 5 5 7 9 8 4 4 4 3 4 2 3 2 2 4 5 4 4 3
Khatoco Khánh Hòa 2 6 10 6 9 6 3 3 3 4 4 6 6 8 9 7 8 7 5 4 4 6 4 3 3 4
Đồng Tâm Long An 9 8 5 3 5 8 12 12 12 10 11 11 12 12 12 12 12 10 10 11 11 9 7 5 5 5
SHB Đà Nẵng 3 4 3 1 2 2 4 2 2 1 3 1 1 2 3 4 5 4 4 6 6 7 9 9 7 6
Hoàng Anh Gia Lai 13 14 11 12 13 12 10 11 11 12 10 10 11 10 11 11 10 9 9 8 10 8 10 11 8 7
Becamex Bình Dương 1 1 1 5 8 5 2 4 4 3 2 3 3 1 1 1 2 3 2 3 3 2 3 6 6 8
Sông Lam Nghệ An 7 7 12 9 10 11 9 10 7 6 6 7 8 7 8 10 9 11 11 10 9 11 8 7 9 9
Hòa Phát Hà Nội 12 5 4 4 4 9 6 7 9 11 12 12 10 9 7 9 7 6 7 9 7 5 6 8 10 10
The Vissai Ninh Bình 9 3 9 10 6 3 5 9 6 5 7 4 5 6 5 6 6 8 8 7 8 10 11 10 11 11
Lam Sơn Thanh Hóa 14 13 14 14 12 10 8 8 10 9 9 9 9 11 10 8 11 12 12 12 12 12 12 12 12 12
Navibank Sài Gòn 7 12 8 8 11 13 13 13 14 14 14 13 13 13 13 14 14 14 14 13 13 13 13 13 13 13
Megastar Nam Định 5 10 13 13 14 14 14 14 13 13 13 14 14 14 14 13 13 13 13 14 14 14 14 14 14 14

Cập nhật lần cuối: 23 tháng 8 năm 2010 (UTC)
Nguồn: VFF

Lịch thi đấu và kết quả

sửa
Nhà \ Khách[1] BDFC SHBĐN ĐTLA ĐTFC HNTT HPFC HPHN HAGL KHFC NĐFC NVSG SLNA LSTH TVNB
Becamex Bình Dương

2–0

0–1

2–4

0–2

3–1

0–0

1–1

4–0

2–1

0–0

2–1

5–2

4–0

SHB Đà Nẵng

2–2

2–1

1–1

2–0

3–2

1–1

3–0

2–0

3–2

1–0

2–3

3–1

1–1

Đồng Tâm Long An

3–2

4–1

3–1

2–0

2–1

4–1

0–2

0–1

1–0

1–1

1–1

0–1

3–1

TĐCS Đồng Tháp

2–1

2–0

0–6

2–1

1–0

4–1

1–0

1–1

2–0

2–1

2–2

2–1

5–2

Hà Nội T&T

2–1

1–0

4–1

1–0

1–2

1–2

1–0

5–1

2–0

0–0

0–0

2–1

2–1

Hải Phòng

2–1

3–1

2–0

1–0

0–1

2–0

2–2

2–0

2–0

1–0

3–2

0–0

1–0

Hòa Phát Hà Nội

4–2

3–4

4–3

2–1

1–2

4–3

1–1

1–1

1–0

3–1

0–1

3–2

0–2

Hoàng Anh Gia Lai

2–0

1–0

0–2

1–0

4–1

2–0

1–2

1–0

5–0

0–1

0–0

3–1

0–1

Khatoco Khánh Hoà

5–1

4–1

2–1

2–1

1–3

2–1

1–3

4–2

1–0

4–3

0–0

0–0

2–0

Megastar Nam Định

0–2

0–2

3–1

2–2

0–1

1–2

1–0

1–2

0–1

1–2

0–3

1–3

1–1

Navibank Sài Gòn

1–3

3–1

1–2

1–4

1–0

0–1

1–1

1–1

0–2

1–4

0–0

0–0

1–2

Sông Lam Nghệ An

0–1

5–0

0–1

2–0

0–0

2–4

2–1

1–2

2–4

2–0

1–1

4–1

0–0

Lam Sơn Thanh Hóa

2–6

2–4

0–0

0–0

2–1

4–1

2–1

2–0

3–2

1–1

1–0

1–2

1–1

Vissai Ninh Bình

2–1

0–1

0–0

0–3

1–1

2–2

1–1

1–1

5–1

2–0

3–0

0–0

4–2

Nguồn: Eximbank V-League
^ Đội chủ nhà được liệt kê ở cột bên tay trái.
Màu sắc: Xanh = Chủ nhà thắng; Vàng = Hòa; Đỏ = Đội khách thắng.

Play-off xuống hạng

sửa
Than Quảng Ninh0–2Navibank Sài Gòn
Nguyễn Văn Việt (11)   45’+3'
Bùi Văn Hiếu (8)   88’'
Chi tiết Nguyễn Văn Khải   61'
Leandro   66'
Trương Đình Luật (20)   15’'
Leandro De Oliveira (33)   33’'

Tổng số khán giả

sửa

Theo vòng đấu

sửa
Vòng đấu Tổng cộng Trung bình
Vòng 1 60.000 8.571
Vòng 2 79.500 11.357
Vòng 3 75.000 10.714
Vòng 4 94.000 13.428
Vòng 5 76.000 10.857
Vòng 6 67.500 9.643
Vòng 7 66.000 9.428
Vòng 8 72.000 10.286
Vòng 9 70.500 10.072
Vòng 10 72.500 10.357
Vòng 11 79.000 11.286
Vòng 12 71.000 10.143
Vòng 13 79.000 11.286
Vòng 14 97.000 13.857
Vòng 15 67.500 9.642
Vòng 16 47.200 6.742
Vòng 17 46.500 6.642
Vòng 18 36.500 5.214
Vòng 19 40.000 5.714
Vòng 20 32.500 4.643
Vòng 21 49.000 7.000
Vòng 22 48.000 6.857
Vòng 23 29.500 4.214
Vòng 24 37.300 5.328
Vòng 25 34.500 4.929
Vòng 26 38.700 5.529
Tổng cộng 1.566.200 8.605

Theo câu lạc bộ

sửa

Số khán giả cao nhất

sửa
  • Trận đấu nhiều khán giả nhất: SHB Đà Nẵng thắng Hoàng Anh Gia Lai 3–0 (vòng 4) và Xi măng Hải Phòng thắng Đồng Tâm Long An 2–0 (vòng 5): 30 000 người.
  • Trận đấu ít khán giả nhất: Navibank SG – K.Khánh Hòa (vòng 24, 300 người).[19]

Thống kê mùa giải

sửa

Theo câu lạc bộ

sửa
Xếp hạng Câu lạc bộ Số lượng
CLB thắng nhiều nhất Hà Nội T&T, Xi măng Hải Phòng 14 trận
CLB thắng ít nhất Megastar Nam Định 3 trận
CLB hoà nhiều nhất Sông Lam Nghệ An, Xi măng The Vissai NInh Bình 10 trận
CLB hoà ít nhất Xi măng Hải Phòng, Megastar Nam Định 3 trận
CLB thua nhiều nhất Megastar Nam Định 20 trận
CLB thua ít nhất Sông Lam Nghệ An 7 trận
CLB thua nhiều nhất trên sân nhà Megastar Nam Định 9 trận
CLB thua ít nhất trên sân nhà Tập đoàn Cao su Đồng Tháp 1 trận
CLB thua nhiều nhất trên sân khách Megastar Nam Định 11 trận
Chuỗi thắng dài nhất
Chuỗi bất bại dài nhất Hà Nội T&T 8 trận
Chuỗi không thắng dài nhất
Chuỗi thua dài nhất
Chuỗi bất bại dài nhất trên sân khách Sông Lam Nghệ An 7 trận
CLB ghi nhiều bàn thắng nhất Becamex Bình Dương 48 bàn
CLB ghi ít bàn thắng nhất Megastar Nam Định 19 bàn
CLB lọt lưới nhiều nhất Megastar Nam Định 47 bàn
CLB lọt lưới ít nhất Hà Nội T&T 25 bàn
CLB ghi nhiều bàn thắng nhất trên sân khách Becamex Bình Dương 24 bàn
CLB ghi nhiều bàn thắng nhất trên sân nhà Khatoco Khánh Hòa 28 bàn
CLB lọt lưới nhiều nhất trên sân nhà Hòa Phát Hà Nội 23 bàn
Hiệu số bàn thắng bại tốt nhất Đồng Tâm Long An +12
Hiệu số bàn thắng bại kém nhất Megastar Nam Định -28
CLB nhận thẻ vàng nhiều nhất Xi măng Hải Phòng 82 thẻ
CLB nhận thẻ vàng ít nhất Lam Sơn Thanh Hóa 45 thẻ
CLB nhận thẻ đỏ nhiều nhất Megastar Nam Định 7 thẻ
CLB nhận thẻ đỏ ít nhất Hà Nội T&T 1 thẻ

Kỷ lục

sửa
  • Megastar Nam ĐịnhSông Lam Nghệ An tham dự đủ cả 10 Giải bóng đá vô địch quốc gia (từ thời kì chuyên nghiệp)
  • Trận thắng đậm nhất: cách biệt 6 bàn
  • Trận đấu nhiều bàn thắng nhất: 8 bàn
    • Becamex Bình Dương thắng Lam Sơn Thanh Hóa 6–2, vòng 1, ngày 31 tháng 1 năm 2010
  • Số bàn thắng nhiều nhất được một cầu thủ ghi trong một trận: 4
  • Đội bóng thay nhiều HLV nhất: B.Bình Dương, Xi măng The Vissai NB (cùng 4 lần)
  • Trận đấu có nhiều bàn thắng nhất: B.Bình Dương – LS.Thanh Hóa (vòng 1, tỷ số 6-2)

Theo cầu thủ

sửa

Cầu thủ ghi bàn hàng đầu

sửa

Dưới đây là danh sách cầu thủ ghi bàn hàng đầu của giải đấu.

STT Cầu thủ Câu lạc bộ Số bàn thắng
1   Gastón Merlo SHB Đà Nẵng 19
2   Evaldo R. Goncalves Hoàng Anh Gia Lai 16
3   Huỳnh Kesley Alves Becamex Bình Dương 14
  Anjembe Timothy Hòa Phát Hà Nội
4   Nguyễn Quang Hải Khatoco Khánh Hòa 13
  Samson Kayode Tập đoàn Cao su Đồng Tháp
5   Danny Mrwanda Đồng Tâm Long An 12
  Tshamala Kabanga Đồng Tâm Long An
6   Gustavo Dourado Xi măng The Vissai NInh Bình 11
  Rajko Vidovic Sông Lam Nghệ An

Phản lưới nhà

sửa
  • Navibank Sài Gòn: Phan Thanh Vân (trong trận gặp Sông Lam Nghệ An tại vòng 1)
  • SHB Đà Nẵng: Cao Cường (trong trận gặp TĐCS Đồng Tháp tại vòng 2)
  • Hoà Phát Hà Nội: Cassiano P.Henrique (trong trận gặp Hà Nội T&T tại vòng 14).

Các giải thưởng

sửa

Giải thưởng tháng

sửa
Tháng Câu lạc bộ Huấn luyện viên Cầu thủ Bàn thắng đẹp Ghi chú
Tháng 1 và 2
SHB Đà Nẵng   Lê Huỳnh Đức
(SHB Đà Nẵng)
  Gastón Merlo
(SHB Đà Nẵng)
  Caue C. M. Benicio
(Hà Nội T&T)
[20]
Tháng 3
TĐCS Đồng Tháp   Lê Huỳnh Đức
(SHB Đà Nẵng)
  Samson Kayode
(TĐCS Đồng Tháp)
  Cao Sỹ Cường
(Hà Nội T&T)
[21]
Tháng 4
Hà Nội T&T   Phan Thanh Hùng
(Hà Nội T&T)
  Evaldo R. Goncalves
(Hoàng Anh Gia Lai)
  Gaspard Yelleduor
(Nam Định)
Tháng 5
Becamex Bình Dương   Phạm Công Lộc
(TĐCS Đồng Tháp)
  Samson Kayode
(TĐCS Đồng Tháp)
  Hà Minh Tuấn
(SHB Đà Nẵng)
[22]
Tháng 6
TĐCS Đồng Tháp   Phạm Công Lộc
(TĐCS Đồng Tháp)
  Gonzalo D. Marronkle
(Hà Nội T&T)
  Dzigba B. Mawusi
(Hoàng Anh Gia Lai)
[23]
Tháng 7
Hà Nội T&T   Phan Thanh Hùng
(Hà Nội T&T)
  Anjembe Timothy
(Hòa Phát Hà Nội)
  Tiago de Paula
(Hoàng Anh Gia Lai)
[24]
Tháng 8
Xi măng Hải Phòng   Phan Thanh Hùng
(Hà Nội T&T)
  Mrwanda David
(Đồng Tâm Long An)
-
[25]

Giải thưởng chung cuộc

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ “Vietnam - List of Cup Winners”. RSSSF.com.
  2. ^ Thông báo số 34 Giải Vô đich quốc gia 2010 của VFF
  3. ^ HAGL cắt hợp đồng với ngôi sao Lee Nguyễn
  4. ^ “Tiền đạo Molina của B. Bình Dương đột tử”. dantri.vn. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2010.
  5. ^ Hải Phòng chỉ phạt tiền hai cầu thủ đánh nhau
  6. ^ “Cập nhật kết quả 2 trận đấu sớm vòng 5 giải VĐQG PetroVietnam Gas 2010”. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 4 năm 2010. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2010.
  7. ^ Công Vinh bị treo giò 6 trận, phạt 10 triệu đồng
  8. ^ Thông tin Cập nhật kết quả 2 trận đấu vòng 7 giải VĐQG PetroVietnam Gas 2010 vff.org.vn truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2010
  9. ^ “Vòng 8 giải VĐQG PetroVietnam Gas 2010: HN T&T vững ngôi đầu, M.NĐ có chiến thắng đầu tay”. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 4 năm 2010. Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2010.
  10. ^ Tổng hợp số liệu sau 26 vòng đấu-Giải VĐQG PetroVietnam Gas 2010 vff.org.vn truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2010
  11. ^ “V. Ninh Bình thẳng tay "trảm" thầy Lim”. Báo điện tử Dân trí. 08 tháng 3 năm 201. Truy cập 8 tháng 3 năm 2010. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  12. ^ “Tân hlv trưởng CLB The Vissai Ninh Bình Trần Tiến Đại: "Lãnh đạo tin thì mình làm". Thể thao & Văn hóa Online. ngày 12 tháng 3 năm 2010.
  13. ^ “ĐT.LA có người 'cầm lái' mới”. Báo điện tử Vietnamnet. 22 tháng 3 năm 2010. Truy cập 23 tháng 3 năm 2010.
  14. ^ “Bình Dương sa thải hlv Mai Đức Chung”. Báo điện tử Vnexpress. 12 tháng 4 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 4 năm 2010. Truy cập 12 tháng 4 năm 2010.
  15. ^ Trí, Dân (10 tháng 5 năm 2010). “HLV Mai Đức Chung chính thức chèo lái Navibank.SG”. Báo điện tử Dân Trí. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2023.
  16. ^ “Nam Định thay hlv trưởng”. Báo điện tử Dân trí. 8 tháng 6 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 6 năm 2010. Truy cập 9 tháng 6 năm 2010.
  17. ^ Nguyệt Thanh (17 tháng 7 năm 2010). “Đặng Trần Chỉnh từ chức HLV CLB Bình Dương”. Pháp Luật TP.HCM. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 7 năm 2010. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2010. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày= (trợ giúp)
  18. ^ “Bị thảm bại, Becamex Bình Dương lại thay "tướng". VietnamPlus. 5 tháng 8 năm 2010. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2023.
  19. ^ “VFF - Nhìn lại PetroVietnam Gas V-League 2010 qua những con số”. VFF. 24 tháng 8 năm 2010. Truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2024.
  20. ^ “SHB Đà Nẵng giành giải thưởng xuất sắc nhất tháng”. dantri.vn. Truy cập ngày 11 tháng 3 năm 2010.
  21. ^ “Huỳnh Đức lần thứ hai liên tiếp đoạt giải hlv xuất sắc nhất tháng”. vff.org.vn. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 4 năm 2010. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2010.
  22. ^ “B.Bình Dương xuất sắc nhất tháng 5 giải VĐQG PetroVietnam Gas 2010”. vff.org.vn. Truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2010.
  23. ^ “TĐCS Đồng Tháp xuất sắc nhất tháng 6 giải VĐQG PetroVietnam Gas 2010”. vff.org.vn. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2010.
  24. ^ “Hà Nội T&T lập cú đúp giải thưởng tháng 7 PetroVietnam Gas V-League 2010”. vff.org.vn. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2010.
  25. ^ “XM Hải Phòng xuất sắc nhất tháng 8 giải VĐQG PetroVietnam Gas 2010”. vff.org.vn. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2010.
  26. ^ “VFF - Hội CĐV Hà Nội T&T được bầu chọn là Hội CĐV tốt nhất mùa giải 2010”. VFF. 12 tháng 10 năm 2010. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2023.

Xem thêm

sửa

Liên kết ngoài

sửa