Vận động hành lang đối với nhiên liệu hóa thạch

vận động hành lang nhằm ủng hộ ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch

Nhóm vận động hành lang đối với nhiên liệu hóa thạch bao gồm các đại diện của các tập đoàn tham gia vào ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch (dầu mỏ, khí đốt, than đá) và các ngành công nghiệp liên quan như hóa chất, nhựa, hàng không và các ngành vận tải khác.[1] Do sự giàu có và tầm quan trọng của các ngành công nghiệp năng lượng, vận tải và hóa chất đối với nền kinh tế địa phương, quốc gia và quốc tế, những nhóm vận động hành lang này có khả năng và tiền bạc để cố gắng gây ảnh hưởng quá mức đến chính sách của chính phủ. Đặc biệt, các nhóm vận động hành lang đã cản trở các chính sách liên quan đến bảo vệ môi trường, sức khỏe môi trườnghành động vì khí hậu.[2]

Trạm xăng tại Hiroshima, Nhật Bản

Các nhóm vận động hành lang hoạt động tích cực ở hầu hết các nền kinh tế sử dụng nhiều nhiên liệu hóa thạch với chế độ quản lý dân chủ, trong đó các nhóm vận động hành lang nổi bật nhất chủ yếu ở Canada, Úc, Hoa Kỳ và Châu Âu, tuy nhiên các nhóm vận động hành lang này cũng hiện diện ở nhiều nơi trên thế giới. Các công ty dầu mỏ lớn như ExxonMobil, Shell, BP, TotalEnergies, Chevron CorporationConocoPhillips nằm trong số những công ty lớn nhất có liên quan đến nhóm vận động hành lang nhiên liệu hóa thạch.[3] Viện Dầu khí Hoa Kỳ là một tổ chức vận động hành lang công nghiệp mạnh mẽ cho Big Oil có ảnh hưởng đáng kể ở Washington, D.C..[4][5][6] Tại Úc, Hiệp hội Sản xuất Năng lượng Úc, trước đây được gọi là Hiệp hội Sản xuất và Khai thác Dầu khí Úc (APPEA), có ảnh hưởng đáng kể ở Canberra và giúp duy trì các thiết lập chính sách thuận lợi cho Dầu khí.[7]

Sự hiện diện của các công ty nhiên liệu hóa thạch lớn và các công ty dầu khí quốc gia tại các diễn đàn toàn cầu được tổ chức để quyết định các vấn đề quan trọng liên quan đến môi trường như các cuộc đàm phán của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu,[8] Thỏa thuận Paris về khí hậu[8] và các Hội nghị Liên Hợp Quốc về Biến đổi Khí hậu đã bị chỉ trích.[9] Nhóm vận động hành lang này đã có những hoạt động lợi dụng các cuộc khủng hoảng quốc tế, chẳng hạn như đại dịch COVID-19,[10] hoặc cuộc xâm lược Ukraine của Nga năm 2022[11][12] để cố gắng bãi bỏ các quy định hiện hành hoặc biện minh cho việc phát triển nhiên liệu hóa thạch mới.[10][11] Mục đích của những người thực hiện vận động hành lang là cố gắng duy trì trợ cấp nhiên liệu hóa thạch.[13]

Ảnh hưởng

sửa
Những tập đoàn tiếp tục đầu tư vào thăm dò nhiên liệu hóa thạch mới, khai thác nhiên liệu hóa thạch mới, thực sự vi phạm trắng trợn nghĩa vụ ủy thác của họ vì khoa học đã chứng minh rõ ràng rằng đây là điều chúng ta không thể tiếp tục làm.

Christiana Figueres, thư ký điều hành của Công ước khung Liên Hợp Quốc về Biến đổi Khí hậu[14]

Trên toàn cầu, thu nhập ròng của ngành dầu khí đạt mức kỷ lục 4 nghìn tỷ đô la Mỹ vào năm 2022.[15]
Sau đại dịch COVID-19, lợi nhuận của công ty năng lượng tăng lên do giá nhiên liệu tăng cao do cuộc xâm lược Ukraine của Nga, mức nợ giảm, xóa thuế của các dự án bị đóng cửa ở Nga và việc rút lui khỏi các kế hoạch nhằm giảm phát thải khí nhà kính trước đó.[16]

Nhóm vận động hành lang năng lượng có lịch sử xung đột với các lợi ích quốc tế và nền quản trị toàn cầu dân chủ. Theo Tổ chức Năng lượng Bền vững Quốc tế (ISEO) về Năng lượng Tái tạo và Hiệu quả Năng lượng, Hội nghị Khí hậu Thế giới lần thứ hai "đã bị Hoa Kỳ và các nhóm vận động hành lang dầu mỏ phá hoại",[17] sau đó ISEO tiến hành lập ra Hiến chương Năng lượng Toàn cầu để "bảo vệ sự sống, sức khỏe, khí hậu và tầng sinh quyển khỏi khí thải". Theo tổ chức này, chính những "nhóm vận động hành lang năng lượng phản động này đã cố gắng tẩy chay Hiến chương này với sự giúp đỡ của các quốc gia sản xuất dầu mỏ và than đá và đã thành công trong việc ngăn chặn quá trình chuyển đổi năng lượng tái tạo tại Hội nghị Môi trường và Phát triển Rio (Hội nghị Thượng đỉnh Trái Đất) năm 1992, để rồi tiếp tục trò chơi này trong tất cả các Hội nghị Khí hậu ở Berlin, Kyōto, Den HaagMarrakech, nơi Hoa Kỳ đã tẩy chay Nghị định thư Kyōto và vẫn phớt lờ Hiến chương".[17] Người ta ước tính rằng trong những năm 2010, năm công ty dầu khí lớn nhất cùng các nhóm ngành của họ đã chi ít nhất 251 triệu euro để tiến hành vận động hành lang Liên minh châu Âu về các chính sách khí hậu.[18] Hoạt động vận động hành lang cũng có ảnh hưởng ở Canada và Úc trong những năm 2010.[19][20]

Trong phiên họp thứ 14 của Ủy ban Phát triển Bền vững của Liên Hợp Quốc, theo Bulletin của Viện Phát triển Bền vững Quốc tế, "Một bộ trưởng được cho là đã thách thức nhóm vận động năng lượng tái tạo của miền Bắc bằng những lời lẽ: tại sao không 'thắp sáng' những vùng tối tăm của thế giới bằng cách 'dập tắt một số ngọn nến' trong thế giới của các ông?"[21]

Theo UNFCCC, 636 nhà vận động hành lang nhiên liệu hóa thạch đã tham dự COP27.[22]

Với công chúng, các tập đoàn nhiên liệu hóa thạch tuyên bố rằng họ ủng hộ Thỏa thuận Paris về khí hậu nhằm hạn chế sự nóng lên toàn cầu dưới 2°C vào năm 2100.[23] Các báo cáo nội bộ của BPShell cho thấy họ đã lập kế hoạch mô hình kinh doanh dự phòng cho tình trạng nóng lên toàn cầu hơn 3°C của sự nóng lên toàn cầu vào năm 2050.[23]

 
Các nhà máy lọc dầu do các công ty năng lượng sở hữu tạo ra một lượng lớn ô nhiễm không khí.

Tác động lên môi trường của các công ty được đại diện

sửa

Tính đến năm 2015, nhiều thành viên có ảnh hưởng nhất của nhóm vận động hành lang năng lượng đã nằm trong số những công ty gây ô nhiễm hàng đầu tại Hoa Kỳ, với Conoco, Exxon và General Electric xếp hạng trong sáu công ty hàng đầu.[24] Theo Dự án toàn vẹn môi trường, một tổ chức phi đảng phái, phi lợi nhuận được thành lập vào tháng 3 năm 2002 bởi các luật sư cũ tại Cục Bảo vệ Môi sinh Hoa Kỳ, "các công ty như ExxonMobil và Sunoco vẫn báo cáo lợi nhuận kỷ lục trong khi tăng lượng khí thải hoặc nhiều hóa chất gây ung thư hơn từ các nhà máy lọc dầu của họ."[25] Nhóm vận động hành lang năng lượng đã bị các nhà môi trường chỉ trích vì sử dụng ảnh hưởng của mình để cố gắng ngăn chặn hoặc làm loãng các đạo luật về biến đổi khí hậu toàn cầu.[26]

Năm 2023, Hội đồng Năng lượng Úc đã vận động hành lang chống lại việc thêm thành phần môi trường vào Mục tiêu Điện quốc gia.[27] Các cải cách đối với Cơ chế Bảo vệ đã bị các Nhà sản xuất Năng lượng Úc và Hội đồng Khoáng sản Úc phản đối.[28]

Hoa Kỳ

sửa
 
Biểu ngữ "Tách bạch dầu khí và nhà nước" tại Cuộc diễu hành vì khí hậu của nhân dân (2017)

Trong cuộc bầu cử năm 2000, hơn 34 triệu đô la đã được đóng góp, trong đó 78% số tiền đó thuộc về đảng Cộng hòa. Năm 2004, các công ty dầu khí đã đóng góp hơn 25 triệu đô la cho các chiến dịch chính trị, trong đó 80% số tiền đó dành cho đảng Cộng hòa. Trong kỳ bầu cử năm 2006, các công ty dầu khí đã đóng góp hơn 19 triệu đô la cho các chiến dịch chính trị. 82% số tiền đó thuộc về các ứng cử viên Đảng Cộng hòa, trong khi 18% còn lại thuộc về đảng Dân chủ. Các công ty điện cũng rất ủng hộ đảng Cộng hòa; đóng góp của họ gần đây dao động trong khoảng 15–20 triệu đô la.[29][30] Từ năm 2003 đến năm 2006, nhóm vận động năng lượng cũng đã đóng góp 58,3 triệu đô la cho các chiến dịch cấp tiểu bang. Để so sánh thì các lợi ích năng lượng tái tạo đã đóng góp khoảng nửa triệu đô la trong cùng kỳ.[31]

Trong cuộc bầu cử Hoa Kỳ năm 2012 bao gồm cả cuộc bầu cử tổng thống, đã có rất nhiều chi tiêu của các nhóm vận động hành lang.[32]

Năm 2022, ngành nhiên liệu hóa thạch đã chi khoảng 125,05 triệu đô la để tác động đến chính phủ.[33]

Tham khảo

sửa
  1. ^ “Why fossil fuel lobbyists are dominating climate policy during Covid-19”. Greenhouse PR. 23 tháng 7 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2020.
  2. ^ Welle (www.dw.com), Deutsche (5 tháng 11 năm 2021). “Lobbying threat to global climate action”. DW.COM. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2022.
  3. ^ Laville, Sandra (22 tháng 3 năm 2019). “Top oil firms spending millions lobbying to block climate change policies, says report”. The Guardian. ISSN 0261-3077. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2019.
  4. ^ The Guardian, 19 July 2021 "How a Powerful U.S. Lobby Group Helps Big Oil to Block Climate Action" Lưu trữ 6 tháng 9 năm 2021 tại Wayback Machine
  5. ^ Yale Environment 360, 19 July 2019 "Fossil Fuel Interests Have Outspent Environmental Advocates 10:1 on Climate Lobbying" Lưu trữ 6 tháng 9 năm 2021 tại Wayback Machine
  6. ^ Reuters Events, 23 November 2015 "Lobbying: Climate Change—Beware Hot Air" Lưu trữ 6 tháng 9 năm 2021 tại Wayback Machine
  7. ^ “Gaslighting: How APPEA and its members continue to oppose genuine climate action”. ACCR (bằng tiếng Anh). 14 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2024.
  8. ^ a b “IPCC: We can tackle climate change if big oil gets out of the way”. The Guardian. 5 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2022.
  9. ^ 'Pushes us closer to the abyss': Former Azerbaijani oil executive to head COP29”. France 24 (bằng tiếng Anh). 7 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2024.
  10. ^ a b Welle (www.dw.com), Deutsche (16 tháng 4 năm 2020). “Oil and gas companies exploit coronavirus to roll back environmental regulations”. DW.COM. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2022.
  11. ^ a b “US fossil fuel industry leaps on Russia's invasion of Ukraine to argue for more drilling”. The Guardian. 26 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2022.
  12. ^ Manjoo, Farhad (24 tháng 3 năm 2022). “Opinion. We're in a Fossil Fuel War. Biden Should Say So”. The New York Times. ISSN 0362-4331. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2022.
  13. ^ “Fossil fuel and agriculture handouts climb to $1.8tn a year, study says”. www.ft.com. Truy cập ngày 20 tháng 1 năm 2024.
  14. ^ Cited in Tim Flannery, Atmosphere of Hope. Solutions to the Climate Crisis, Penguin Books, 2015, pp. 123–24 (ISBN 9780141981048).
  15. ^ “World Energy Investment 2023” (PDF). IEA.org. International Energy Agency. tháng 5 năm 2023. tr. 61. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 7 tháng 8 năm 2023.
  16. ^ Bousso, Ron (8 tháng 2 năm 2023). “Big Oil doubles profits in blockbuster 2022”. Reuters. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 3 năm 2023. ● Details for 2020 from the more detailed diagram in King, Ben (12 tháng 2 năm 2023). “Why are BP, Shell, and other oil giants making so much money right now?”. BBC. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 4 năm 2023.
  17. ^ a b “International Sustainable Energy Organization”. www.uniseo.org.
  18. ^ Laville, Sandra (24 tháng 10 năm 2019). “Fossil fuel big five 'spent €251m lobbying EU' since 2010”. The Guardian. ISSN 0261-3077. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2020.
  19. ^ “Canadian fossil fuel industry exerts 'consistent and steady' pressure on government: report – 660 NEWS”. www.660citynews.com. 11 tháng 11 năm 2019. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2020.
  20. ^ Knaus, Christopher (12 tháng 2 năm 2020). “Fossil-fuel industry doubles donations to major parties in four years, report shows”. The Guardian. ISSN 0261-3077. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2020.
  21. ^ “IISD Bulletin”. iisd.ca. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2007.
  22. ^ “636 fossil fuel lobbyists granted access to COP27”. Global Witness. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2023.
  23. ^ a b Ben Chapman (27 tháng 10 năm 2017). “BP and Shell planning for catastrophic 5°C global warming despite publicly backing Paris climate agreement”. The Independent. Truy cập ngày 30 tháng 12 năm 2018.
  24. ^ “PERI: Home”. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 10 năm 2011. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2015.
  25. ^ “EIP: Worst oil refineries produce significantly more carcinogenic air pollution than other facilities, raising questions about consistency of oil industry reporting” (PDF). Environmental Integrity Project. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 8 tháng 5 năm 2007. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2007.
  26. ^ Administrator. “Global Warming & the Energy Corporations”. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2015.
  27. ^ Parkinson, Giles (7 tháng 2 năm 2023). "We might get sued:" Fossil fuel lobby wants environmental objective watered down”. RenewEconomy. Truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2023.
  28. ^ InfluenceMap. “Fossil Fuels Climate Lobbying Update: October 2022”. lobbymap.org. Truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2023.
  29. ^ “Electric Utilities”. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 4 năm 2008. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2015.
  30. ^ “Oil & Gas”. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 4 năm 2008. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2015.
  31. ^ Moore, Megan (2007). Energy & Environmental Giving in the States (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 26 tháng 3 năm 2009.
  32. ^ Eric Lipton; Clifford Krauss (13 tháng 9 năm 2012). “Fossil Fuel Industry Ads Dominate TV Campaign”. The New York Times.
  33. ^ A 501tax-exempt; Street, charitable organization 1100 13th; NW; Washington, Suite 800; Dc 20005857-0044. “Oil & Gas Lobbying Profile”. OpenSecrets. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2023.

Liên kết ngoài

sửa