Vũ khúc con cò (tiếng Pháp: La Danse de la cigogne; tiếng Anh: Song of the Stork) là bộ phim truyện điện ảnh đề tài chiến tranh phát hành năm 2002, do Việt NamSingapore hợp tác sản xuất. Bộ phim được thực hiện bởi đạo diễn của hai nước là Jonathan Foo và Nguyễn Phan Quang Bình. Các câu truyện trong phim được viết bởi Nguyễn Quang Sáng, Thu Bồn, Nguyễn Duy và một phần trải nghiệm của nhà văn - cựu binh Mỹ Waynes Karlin. Kịch bản của Vũ khúc con cò được hoàn thiện bởi Nguyễn Phan Quang Bình, Ngô Thị Bích Hạnh, Jonathan Foo, Peggy Lim.

Vũ khúc con cò
(Song of the Stork)
Đạo diễnJonathan Foo Singapore
Nguyễn Phan Quang Bình Việt Nam
Kịch bản
Nguyễn Quang Sáng
Sản xuấtPeggy Lim Singapore
Ngô Thị Bích Hạnh Việt Nam
Hà Phạm Phú Việt Nam
Diễn viên
Chi Bảo
Người dẫn chuyệnNhân vật Vinh
Quay phimMohd Jeffri Mohd Yusof (D.O.P)Singapore
Dựng phimSean Ashley
Âm nhạcNguyễn Thiện ĐạoPháp
Joshua HongSingapore
Hãng sản xuất
Mega Media Pte Ltd.Singapore
Hãng phim Hội Nhà văn Việt Nam Việt Nam
Phát hànhQuốc tế:

BV International Na Uy
VietNam Media Corporation Việt Nam
Việt Nam:

Công ty BHD Việt Nam
Công chiếu
22 tháng 13 năm 2002 (ra mắt)
4 tháng 1 năm 2003 (công chiếu VN)
Thời lượng
98 phút
Quốc gia Việt Nam
 Singapore
Ngôn ngữTiếng Việt
Tiếng Anh

Các diễn viên chính Chi Bảo, Quang Hải, Mai Nguyên, Ngọc Hiệp, Đỗ Hải Yến, Tạ Ngọc Bảo.[1][2]

Nội dung

sửa

Vũ khúc con cò được dẫn dắn với kể của nhân vật nhà quay phim Vinh khi về già, cùng những cuộc trò chuyện và tự sự của đạo diễn Trần Văn Thủy với hai cựu binh từ hai phía trong chiến tranh Việt Nam: Waynes Karlin và Dương Quang Vượng.

Bối cảnh

sửa

Bộ phim lấy mốc thời gian từ năm 1968 đến 1975, tập trung vào 4 chiến sĩ của một tiểu đội gồm: Mạnh một thanh niên khai gian tuổi để được ra chiến trường; May một người vui tính, cùng quê Thanh Hóa với Mạnh. Văn là một thiếu gia Hà Nội bỏ dở việc học, để lại người vợ mới cưới để lên đường nhập ngũ. Và Lâm, một thanh niên miền Nam tập kết ra Bắc.

Tuyến truyện 1

sửa

Trên đường hành quân vào chiến trường, những người lính trẻ trong tiểu đội lập tức phải đối mặt với sự sự khốc liệt và chết chóc của cuộc chiến. Đến khu vực thuộc Quảng Bình, Lâm được đưa hẳn vào miền Nam làm nhiệm vụ đặc biệt, trong khi tiểu đội tiếp tục bộ hành vào Nam. Văn được trở về với vợ con sau bị trọng thương trong một chiến dịch. Khi tiến đến được Sài Gòn thì May bị trúng đạn vào tim và hy sinh, chỉ còn lại Mạnh sống sót, sau cuộc chiến anh trở thành một thương nhân và luôn bị ám ảnh với sự hy sinh của đồng đội.

Tuyến truyện 2

sửa

Lâm được tổ chức sắp xếp làm biệt động thâm nhập vào nội thành Sài Gòn với danh phận là một chủ thầu xây dựng. Anh tiếp cận được Thúy Lan, một nữ sinh thường tham gia các phong trào phản chiến, sau đó lấy được lòng tin của ba Thúy Lan là một vị tướng tên Đức của phía Việt Nam Cộng hòa. Lâm và Thúy An kết hôn và có hai cô con gái. Vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, Lâm lấy lí do đi làm ăn để tham gia mở đường cho lính Việt Cộng vào nội thành, Thúy Lan và gia đình chờ không thấy anh về nên cô đi tìm và tình cờ nhìn thấy anh đang bắn giết lính Cộng hòa, cô lập tức trở về nhà, cùng ba mẹ và hai con lên trực thăng rời khỏi Việt Nam.

Diễn viên

sửa
  • Phạm Gia Chi Bảo trong vai Lam
  • Ngô Quang Hải trong vai Văn
  • Trịnh Mai Nguyên trong vai May
  • Nguyễn Ngọc Hiệp trong vai Thúy Lan
  • Đỗ Hải Yến trong vai Hoài
  • Tạ Ngọc Bảo trong vai Mạnh
  • Lưu Quang Vinh trong vai Vinh
  • Lê Dũng Nhi trong vai Thủ trưởng
  • Xuân Tân trong vai Mẹ Mạnh
  • Ngọc Nhật trong vai Bố Mạnh
  • Hữu Phước trong vai Thủ trưởng tình báo
  • Thanh Bình trong vai
  • Ánh Hoa trong vai Bà Hai
  • Hoàng Yến trong vai Bà Thúy
  • Thu An trong vai Mẹ May
  • Nguyễn Văn Đây trong vai Đại tá Đức
  • Tú Trinh trong vai Vợ Đại tá Đức
  • Nguyễn Văn Bé trong vai Ba Hòa
  • Anh Thư trong vai Vợ Ba Hòa
  • Phương Bằng trong vai Thiếu úy Tòng
  • Thanh Hà vai Hoa (cô gái cụt tay)
  • Đức Trung lồng tiếng Vinh lúc già (dẫn truyện)
  • nhóm lồng tiếng Tiến Mộc

Sản xuất

sửa

Năm 1997, công ty BHD của Nguyễn Phan Quang Bình trở thành đại diện của MTV tại Việt Nam, Vũ khúc con cò là bộ phim đầu tiên mà ông đạo diễn, cùng với đối tác là Jonathan Foo, Giám đốc sản xuất của MTV châu Á.[4] Đây là bộ phim đầu tiên về cuộc chiến tranh Việt Nam được quay ngay tại Việt Nam, với mục đích đem lại cho khán giả trên thế giới một cái nhìn khác với những bộ phim của Mỹ sản xuất.[1]

Các nhà biên kịch Việt Nam đảm nhận sáng tạo các nhân vật riêng, gồm nhà văn Nguyễn Quang Sáng phụ trách nhân vật Lâm, nhà thơ Nguyễn Duy viết về hai nhân vật anh chàng May và Mạnh, nhà thơ Thu Bồn đảm nhận viết về Văn và Hoài. Riêng nhà văn - cựu chiến binh Mỹ Wayne Karlin viết về chính những gì ông trải qua trong cuộc chiến tranh Việt Nam.[5]

Vì kinh phí chỉ ngang các bộ phim điện ảnh sản xuất tại Việt Nam[2] nên dù đội ngũ sản xuất của bộ phim có đến hơn 200 người[1] với 15 quốc tịch khác nhau như Singapore, Úc, Mỹ, Pháp, Brazil[1][5] thì có khoảng 80 người là dân không chuyên.[2] Các diễn viên quần chúng của bộ phim đã tham gia mà không lấy tiền công.

Toàn bộ khâu hậu kỳ được thực hiện tại Singapore và Thái Lan.[5]

Nhạc phim

sửa
STTNhan đềSáng tácThể hiệnThời lượng
1."Con cò" (biên tập: Nguyễn Thiện Đạo)(dân ca)Thanh HoàiVNSO 
2."Tình nhớ[6]" (biên tập: Bảo Phúc)Trịnh Công SơnNgân Quỳnh 
3."Tự Nguyện (piano)"Trương Quốc KhánhJoshua Hong 
4."Đêm buồn tỉnh lẻ"Tú Nhi, Bằng Giang   

Hậu trường

sửa

Một trong bốn biên kịch của Vũ khúc con cò, nhà văn - cựu chiến binh Mỹ Wayne Karlin, từng là xạ thủ súng máy trên trực thăng, ông từng có mặt trên chiến trường miền Trung hầu như cùng thời điểm và địa điểm với nhà quay phim - đạo diễn Trần Văn Thủy. Hai người họ cũng tham gia diễn lại bản thân mình trong bộ phim.[2]

Bộ phim được thực hiện thu âm trực tiếp tại hiện trường nên không tránh khỏi tạp âm, trong đó có những cảnh quay bị giám đoạn bởi chiếc loa phường. Dù đoàn làm phim đã xin chính quyền địa phương dừng phát thanh nhưng không thành công, trợ lý đạo diễn Nguyễn Quang Dũng đã phải trực tiếp cắt dây tín hiệu để đoàn tiếp tục cảnh quay và nối lại sau khi hoàn tất.[7]

Trợ lý đạo diễn Nguyễn Quang Dũng là con của thành viên biên kịch bộ phim, nhà văn Nguyễn Quang Sáng. Nhân vật nhà quay phim Vinh được diễn xuất bởi Lưu Quang Vinh, một nhà phim.[5] Nguyễn Phan Linh Đan con gái đạo diễn Nguyễn Phan Quang Bình tham gia với vai diễn con gái nhân vật Thúy Lan.

 
poster Vũ khúc con cò tại thị trường Pháp

Phát hành

sửa

Vũ khúc con cò do Công ty BV International của Na UyVietnam Media Corp phát hành phạm vi quốc tế. Nhiều nước đã ký hợp đồng phát hành như: Nhật Bản, Hồng Kông, Singapore, Malaysia, Na Uy, Hy Lạp, Ba Lan...[2] Tại Pháp, bộ phim được chiếu tại 8 rạp ở thủ đô Paris trong 2 tuần, sau đó được trình chiếu tại 13 thành phố khác.[8] Vũ khúc con cò được đưa đi giới thiệu tại hơn 20 sự kiện điện ảnh và bán được bản quyền phát hành tại 30 quốc gia[1] và là phim châu Á đầu tiên được chọn vào Official Selection trong Liên hoan phim Taormina ở Sicile.[2]

Tại Việt Nam, Công ty BHD là đơn vị độc quyền phát hành bộ phim này vào trung tuần tháng 1 năm 2003.[2] Năm 2008, bộ phim được chiếu lại với hai suất chiếu tại IDECAF.[9][10]

Đón nhận

sửa

Đánh giá

sửa

Thu Tâm Nhà của báo Người Lao Động và nhà báo Thu Hương của trang VnExpress cùng nhận xét tình tiết, kết cấu của bộ phim rời rạc.[2][5] Theo nhà thơ Nguyễn Duy, biên kịch của phim: “(Vũ khúc con cò) một tác phẩm hoàn toàn ngẫu hứng, một cuộc dạo chơi về thế giới ký ức”, rằng “người viết đã gửi hết tâm huyết vào kịch bản. Nhưng ê-kíp làm phim là những người thuộc thế hệ khác nên không thể có sự hòa đồng 100% được”[2]

Nhà báo Thu Hương của trang VnExpress: Phim có nhiều nhân vật nên trong số họ có người chỉ xuất hiện thoáng qua và mờ nhạt. Chỉ có nhân vật Lâm và Thúy Lan tạo được ấn tượng.[5] Diễn xuất của Hải Yến còn khô và nhạt[5] vì đây mới chỉ là bộ phim thứ hai trong sự nghiệp của cô.[11][12][5] Dù đã được chuẩn bị nhưng bộ phim còn những hạt sạn là những chi tiết thiếu logic như trang phục còn quá mới, những mẩu đối thoại bằng hai ngôn ngữ nhưng các nhân vật (Trần Văn Thủy, Waynes Karlin) vẫn nghe hiểu lẫn nhau hay chiếc xe tải có biển số K29.[5]

Giải thưởng

sửa
Năm Giải thưởng Đề cử Kết quả Chú thích
2002 Liên hoan phim Milano lần thứ 7 Phim dài hay nhất Đoạt giải [1][2]

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b c d e f Quỳnh Hân (15 tháng 1 năm 2017). “Biến điều không thể thành có thể”. Báo Lao Động. Truy cập ngày 13 tháng 11 năm 2024.
  2. ^ a b c d e f g h i j Thu Tâm (25 tháng 12 năm 2002). “Phim Vũ khúc con cò - ký ức về chiến tranh...”. Báo Người Lao Động Online. Truy cập ngày 13 tháng 11 năm 2024.
  3. ^ kiêm cố vấn biên kịch
  4. ^ Dương Vân Anh (5 tháng 2 năm 2011). “Bộ đôi 'thế lực' nhất làng giải trí 2010”. Thẻe thao & Văn hóa. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2024.
  5. ^ a b c d e f g h i Thu Hương (25 tháng 12 năm 2002). "Vũ khúc con cò" - chiến tranh VN dưới góc nhìn lạ”. VnExpress. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2024.
  6. ^ danh đề ghi sai tựa
  7. ^ “Bi hài nghề thu tiếng phim”. Znews.vn. 19 tháng 9 năm 2008. Truy cập ngày 13 tháng 11 năm 2024.
  8. ^ toquoc.vn. “Phim Việt Nam công chiếu quốc tế: Cơ hội để phim Việt chinh phục khán giả ngoại”. toquoc.vn. Truy cập ngày 13 tháng 11 năm 2024.
  9. ^ H. Nhu (13 tháng 4 năm 2008). “Cơ hội xem lại phim Vũ khúc con cò”. Báo Người Lao Động Online. Truy cập ngày 13 tháng 11 năm 2024.
  10. ^ ONLINE, TUOI TRE (15 tháng 4 năm 2008). “Vũ khúc con cò”. TUOI TRE ONLINE. Truy cập ngày 13 tháng 11 năm 2024.
  11. ^ “Sau 20 năm làm nghệ thuật, gia tài điện ảnh của Đỗ Thị Hải Yến có những gì? - Tạp chí Đẹp”. dep.com.vn. Truy cập ngày 13 tháng 11 năm 2024.
  12. ^ Elle. “Diễn viên Đỗ Hải Yến - ELLE Network - ELLE Việt Nam”. elle.vn. Truy cập ngày 13 tháng 11 năm 2024.