Vĩnh Lợi
Vĩnh Lợi là một huyện nằm ở phía đông tỉnh Bạc Liêu, Việt Nam.
Vĩnh Lợi
|
|||
---|---|---|---|
Huyện | |||
Huyện Vĩnh Lợi | |||
Hành chính | |||
Quốc gia | Việt Nam | ||
Vùng | Đồng bằng sông Cửu Long | ||
Tỉnh | Bạc Liêu | ||
Huyện lỵ | Thị trấn Châu Hưng | ||
Trụ sở UBND | Đường Hoa Lư, ấp Xẻo Chích, thị trấn Châu Hưng | ||
Phân chia hành chính | 1 thị trấn, 7 xã | ||
Thành lập | 1/1/1900 | ||
Tổ chức lãnh đạo | |||
Chủ tịch UBND | Từ Minh Phúc | ||
Chủ tịch HĐND | Nguyễn Quốc Khởi | ||
Chánh án TAND | Nguyễn Thị Thu Hương | ||
Viện trưởng VKSND | Phan Trường Giang | ||
Bí thư Huyện ủy | Nguyễn Bình Tân | ||
Địa lý | |||
Tọa độ: 9°20′10″B 105°38′32″Đ / 9,33611°B 105,64222°Đ | |||
| |||
Diện tích | 252,25 km²[1] | ||
Dân số (31/12/2022) | |||
Tổng cộng | 118.737 người[1] | ||
Mật độ | 470 người/km² | ||
Dân tộc | Kinh, Hoa, Khmer | ||
Khác | |||
Mã hành chính | 958[2] | ||
Mã bưu chính | 96xxxx | ||
Mã điện thoại | 291 | ||
Biển số xe | 94-C1/K1/K2/L1 | ||
Website | vinhloi | ||
Địa lý
sửaHuyện Vĩnh Lợi nằm ở phía đông tỉnh Bạc Liêu, huyện nằm ở cửa ngõ đi vào thành phố Bạc Liêu, có Quốc lộ 1 chạy qua khoảng 10 km, nằm cách thành phố Bạc Liêu hơn 10 km[3], có vị trí địa lý:
- Phía đông giáp huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng
- Phía tây giáp huyện Hòa Bình và huyện Phước Long
- Phía nam giáp thành phố Bạc Liêu và thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng
- Phía bắc giáp thị xã Ngã Năm và huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng.
Huyện Vĩnh Lợi là huyện cửa ngõ phía Đông của tỉnh Bạc Liêu, kết nối với tỉnh Sóc Trăng qua tuyến hành lang kinh tế quốc gia là Quốc lộ 1. Là vùng huyện thuộc vùng kinh tế trung tâm của tỉnh gắn với không gian kinh tế của thành phố Bạc Liêu, huyện Hòa Bình và huyện Phước Long. Là vùng phát triển về nông nghiệp hướng tới phát triển nông nghiệp công nghệ cao kết hợp với công nghiệp chế biến, thương mại dịch vụ và du lịch của tỉnh. Là vùng phát triển các loại hình năng lượng tái tạo, trong đó ưu tiên phát triển năng lượng gió.[3]
Huyện có nhiều kênh rạch chảy ra biển, trong đó: kênh Cà Mau – Bạc Liêu chảy qua huyện lỵ song song với đường ô tô, có đường rẽ đi huyện Hồng Dân. Địa thế này giúp huyện có điều kiện thuận lợi để giao lưu, phát triển kinh tế với các huyện, thị xã, thành phố lân cận.
Hành chính
sửaHuyện Vĩnh Lợi có 8 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Châu Hưng (huyện lỵ) và 7 xã: Châu Hưng A, Châu Thới, Hưng Hội, Hưng Thành, Long Thạnh, Vĩnh Hưng, Vĩnh Hưng A.
Bản đồ hành chính huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu
Danh sách các đơn vị hành chính trực thuộc huyện Vĩnh Lợi | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Đề án số 02/ĐA-UBND về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 – 2025 của tỉnh Bạc Liêu[1]
|
Lịch sử
sửaNguồn gốc địa danh Vĩnh Lợi
sửaBan đầu, địa danh Vĩnh Lợi chỉ là tên một làng thuộc tổng Thạnh Hòa, tỉnh Bạc Liêu. Sau này, thực dân Pháp thành lập quận và đặt tên là quận Vĩnh Lợi do lấy theo tên gọi làng Vĩnh Lợi vốn là nơi đặt quận lỵ.
Lúc bấy giờ, địa bàn làng Vĩnh Lợi rất rộng lớn, chiếm phần lớn diện tích thành phố Bạc Liêu ngày nay (ngoại trừ các xã Vĩnh Trạch và Vĩnh Trạch Đông) cùng với một phần thị trấn Châu Hưng thuộc huyện Vĩnh Lợi ngày nay.
Thời Pháp thuộc
sửaVào thời nhà Nguyễn độc lập, vùng đất Vĩnh Lợi ngày nay thuộc tổng Thạnh Hưng, huyện Phong Thạnh, phủ Ba Xuyên, tỉnh An Giang.
Sau khi chiếm hết được các tỉnh Nam Kỳ vào năm 1867, thực dân Pháp dần xóa bỏ tên gọi tỉnh An Giang cùng hệ thống hành chính phủ huyện cũ thời nhà Nguyễn, đồng thời đặt ra các hạt Thanh tra. Tổng Thạnh Hưng lúc này thuộc hạt Thanh tra Ba Xuyên và sau đó là hạt Thanh tra Sóc Trăng.
Năm 1876, hạt Thanh tra Sóc Trăng đổi thành hạt tham biện Sóc Trăng.
Năm 1882, thực dân Pháp thiết lập hạt tham biện Bạc Liêu trên cơ sở tách 3 tổng Quảng Long, Quảng Xuyên và Long Hưng của hạt tham biện Rạch Giá hợp với 2 tổng: Thạnh Hòa và Thạnh Hưng tách từ hạt tham biện Sóc Trăng chuyển sang.
Ngày 20 tháng 12 năm 1899, Toàn quyền Đông Dương ban hành Nghị định kể từ ngày 1 tháng 1 năm 1900 tất cả các đơn vị hành chính cấp tỉnh ở Đông Dương điều thống nhất gọi là "tỉnh", trong đó có tỉnh Bạc Liêu. Lúc bấy giờ tỉnh Bạc Liêu chỉ có 2 quận: Vĩnh Lợi và Cà Mau. Quận Vĩnh Lợi khi đó gồm 2 tổng: Thạnh Hòa và Thạnh Hưng vốn trước năm 1882 cùng thuộc địa bàn hạt Sóc Trăng.
Năm 1904, tách tổng Thạnh Hưng ra khỏi quận Vĩnh Lợi đề thành lập mới quận Vĩnh Châu cùng thuộc tỉnh Bạc Liêu. Quận Vĩnh Châu có một tổng duy nhất là Thạnh Hưng với 5 làng trực thuộc: Vĩnh Châu, Vĩnh Phước, Lai Hòa, Lạc Hòa, Khánh Hòa; quận lỵ đặt tại làng Vĩnh Châu.
Ngày 5 tháng 10 năm 1917, quận Vĩnh Lợi có một tổng là Thạnh Hoà với 5 làng trực thuộc: Vĩnh Lợi, Long Thạnh, Hoà Bình, Vĩnh Trạch, Hưng Hội. Quận lỵ đặt tại làng Vĩnh Lợi. Thời Pháp thuộc, làng Vĩnh Lợi đóng hai vai trò là quận lỵ quận Vĩnh Lợi và là tỉnh lỵ tỉnh Bạc Liêu.
Ngày 18 tháng 12 năm 1928, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định thành lập các thị xã Bạc Liêu, Cần Thơ, Rạch Giá và Mỹ Tho trực thuộc các tỉnh cùng tên gọi. Các thị xã này đều có Ủy ban thị xã, thị trưởng do chủ tỉnh bổ nhiệm và có ngân sách riêng. Thị xã Bạc Liêu lúc đó được thành lập trên phần đất làng Vĩnh Lợi.
Việt Nam Cộng hòa
sửaSau năm 1956, các làng gọi là xã. Ngày 22 tháng 10 năm 1956, tỉnh Bạc Liêu bị giải thể, sáp nhập vào địa bàn tỉnh Ba Xuyên (tức tỉnh Sóc Trăng trước đó). Quận Vĩnh Lợi khi đó thuộc tỉnh Ba Xuyên. Lúc này, xã Vĩnh Lợi chỉ còn đóng vai trò là quận lỵ quận Vĩnh Lợi.
Năm 1957, quận Vĩnh Châu bị giải thể, sáp nhập vào quận Vĩnh Lợi cùng thuộc tỉnh Ba Xuyên. Quận Vĩnh Lợi lúc bấy giờ có 2 tổng, 10 xã:
- Tổng Thạnh Hòa có 5 xã: Vĩnh Lợi, Long Thạnh, Hòa Bình, Hưng Hội, Vĩnh Trạch
- Tổng Thạnh Hưng có 5 xã: Vĩnh Châu, Vĩnh Phước, Lai Hòa, Lạc Hòa, Khánh Hòa.
Ngày 5 tháng 12 năm 1960, quận Vĩnh Châu được tái lập trên cơ sở tổng Thạnh Hưng của quận Vĩnh Lợi.
Ngày 8 tháng 9 năm 1964, Thủ tướng chính quyền mới của Việt Nam Cộng hòa ký Sắc lệnh số 254/NV quy định kể từ ngày 01 tháng 10 năm 1964 tái lập tỉnh Bạc Liêu. Lúc này, quận Vĩnh Lợi trở lại thuộc tỉnh Bạc Liêu. Tỉnh lỵ tỉnh Bạc Liêu khi đó lại có tên là Vĩnh Lợi, do lấy theo tên xã Vĩnh Lợi thuộc quận Vĩnh Lợi là nơi đặt tỉnh lỵ. Trong giai đoạn 1964 – 1975, xã Vĩnh Lợi vẫn tiếp tục giữ hai vai trò là quận lỵ quận Vĩnh Lợi và là tỉnh lỵ tỉnh Bạc Liêu như thời Pháp thuộc.
Năm 1964, quận Vĩnh Lợi chỉ có 1 tổng là tổng Thạnh Hòa, bao gồm 5 xã: Vĩnh Lợi, Vĩnh Trạch, Hòa Bình, Long Thạnh, Hưng Hội với 59 ấp và 35.172 mẫu tây, dân số 80.622 người (thị xã Bạc Liêu có dân số 40.000 người, mật độ dân số 825 người/km²).[4]
Dân số quận Vĩnh Lợi năm 1964[4] | ||||
---|---|---|---|---|
STT | Xã | Dân số (người) | ||
Sau năm 1965, cấp tổng bị giải thể, các xã trực thuộc quận.
Dân số quận Vĩnh Lợi năm 1967 là 79.625 người.[5]
Chính quyền Cách mạng
sửaNăm 1948, tỉnh Bạc Liêu giao huyện Vĩnh Châu và làng Hưng Hội thuộc huyện Vĩnh Lợi về tỉnh Sóc Trăng. Ngày 13 tháng 11 năm 1948, chính quyền cách mạng cắt 2 làng Vĩnh Trạch, Vĩnh Lợi để thành lập thị xã Bạc Liêu thuộc tỉnh Bạc Liêu. Cùng thời điểm này, tỉnh Sóc Trăng giao làng Châu Thới về tỉnh Bạc Liêu. Làng Châu Thới hợp nhất với làng Long Thạnh thành làng Thạnh Thới.
Năm 1954, huyện Vĩnh Châu cũng trở lại thuộc tỉnh Bạc Liêu.
Năm 1957, Liên Tỉnh uỷ miền Tây giải thể tỉnh Bạc Liêu, đồng thời đưa các huyện Giá Rai, Vĩnh Lợi, Vĩnh Châu, Hồng Dân, thị xã Bạc Liêu giao về tỉnh Sóc Trăng quản lý. Tỉnh uỷ Sóc Trăng quyết định hợp nhất huyện Vĩnh Châu và huyện Vĩnh Lợi, thành huyện Vĩnh Lợi – Vĩnh Châu.
Năm 1963, Tỉnh uỷ Sóc Trăng ban hành Quyết định về việc giải thể huyện Vĩnh Lợi – Vĩnh Châu để tái lập huyện Vĩnh Châu và huyện Vĩnh Lợi.
Ngày 7 tháng 3 năm 1972, nhập xã Vĩnh Hưng của huyện Giá Rai (lúc bấy giờ thuộc tỉnh Cà Mau) vào huyện Vĩnh Lợi thuộc tỉnh Sóc Trăng của chính quyền Cách mạng.
Trong giai đoạn 1964 – 1973, địa bàn tỉnh Bạc Liêu của chính quyền Việt Nam Cộng hòa vẫn do tỉnh Sóc Trăng của chính quyền cách mạng quản lý. Chính vì vậy, huyện Vĩnh Lợi vẫn thuộc tỉnh Sóc Trăng. Tháng 11 năm 1973, Khu uỷ Tây Nam Bộ quyết định tái lập tỉnh Bạc Liêu. Khi đó huyện Vĩnh Lợi trở lại thuộc tỉnh Bạc Liêu cho đến đầu năm 1976.
Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, chính quyền quân quản Cộng hòa miền Nam Việt Nam ban đầu vẫn đặt huyện Vĩnh Lợi thuộc tỉnh Bạc Liêu cho đến đầu năm 1976. Lúc này, chính quyền Cách mạng cũng bỏ danh xưng "quận" có từ thời Pháp thuộc và lấy danh xưng "huyện" (quận và phường dành cho các đơn vị hành chánh tương đương khi đã đô thị hóa). Ngoài ra, xã Vĩnh Lợi và xã Vĩnh Trạch cũng được giao về thị xã Bạc Liêu; đồng thời huyện lỵ huyện Vĩnh Lợi được dời về xã Hòa Bình.
Từ năm 1976 đến nay
sửaTháng 2 năm 1976, Vĩnh Lợi trở thành huyện của tỉnh Minh Hải.
Ngày 25 tháng 7 năm 1979, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 275-CP[6] về việc:
- Chia xã Vĩnh Mỹ A thành 4 xã: Vĩnh Mỹ A, Vĩnh Thắng, Vĩnh Thịnh và Vĩnh Hậu.
- Chia xã Vĩnh Mỹ B thành 3 xã: Vĩnh Mỹ B, Vĩnh Bình và Vĩnh An.
- Chia xã Châu Thới thành 3 xã: Châu Thới, Thới Chiến và Thới Thắng.
- Chia xã Hưng Hội thành xã Hưng Hội và xã Hưng Thành.
- Chia xã Long Thạnh thành xã Long Thạnh và xã Long Hà.
- Chia xã Vĩnh Hưng thành xã Vĩnh Hưng và xã Vĩnh Hùng.
- Chia xã Minh Diệu thành xã Minh Diệu và xã Minh Tân.
- Chia xã Châu Hưng thành 3 xã: Châu Hưng, Phước Hưng và Hòa Hưng.
- Đổi tên xã Hòa Bình thành xã Vĩnh Lợi.
Ngày 14 tháng 2 năm 1987, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 33B-HĐBT[7] về việc:
- Sáp nhập xã Vĩnh An vào xã Vĩnh Mỹ B; tách một phần diện tích và dân số của xã Vĩnh Mỹ B để sáp nhập vào xã Minh Diệu.
- Sáp nhập xã Minh Tân vào xã Vĩnh Bình; tách một phần diện tích và dân số của hai xã này để sáp nhập vào xã Minh Diệu và xã Vĩnh Hùng.
- Sáp nhập xã Vĩnh Hùng vào xã Vĩnh Hưng; tách một phần diện tích và dân số của xã Minh Tân để sáp nhập vào xã Vĩnh Hưng.
- Tách một phần diện tích và dân số của xã Minh Diệu để sáp nhập vào xã Long Thạnh.
- Sáp nhập xã Thới Chiến vào xã Châu Thới; tách một phần diện tích và dân số của xã Châu Thới để sáp nhập vào xã Thới Thắng.
- Sáp nhập xã Thới Thăng và xã Phước Hưng vào xã Hòa Hưng; tách một phần diện tích và dân số của xã Hòa Hưng để sáp nhập vào xã Châu Hưng và xã Hưng Hội.
- Sáp nhập xã Long Hà vào xã Vĩnh Hậu; tách một phần diện tích và dân số của xã Vĩnh Hậu để sáp nhập vào xã Vĩnh Thịnh, xã Long Thạnh và xã Vĩnh Lợi.
- Tách ấp Láng Dài của xã Vĩnh Lợi để sáp nhập vào xã Long Thạnh; giải thể xã Vĩnh Lợi để thành lập thị trấn Hòa Bình (thị trấn huyện lỵ huyện Vĩnh Lợi).
- Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, xã Long Thạnh có 3.318 ha đất và 10.457 nhân khẩu.
Ngày 9 tháng 11 năm 1990, Ban Tổ chức Chính phủ ban hành Quyết định số 483/QĐ-TCCP[8] về việc:
- Giải thể xã Hòa Hưng để nhập vào xã Châu Hưng và xã Châu Thới.
- Sáp nhập xã Vĩnh Thắng vào xã Vĩnh Mỹ A.
Huyện Vĩnh Lợi lúc này gồm có thị trấn Hòa Bình và 12 xã: Châu Hưng, Châu Thới, Hưng Hội, Hưng Thành, Long Thạnh, Minh Diệu, Vĩnh Bình, Vĩnh Hậu, Vĩnh Hưng, Vĩnh Mỹ A, Vĩnh Mỹ B, Vĩnh Thịnh.
Ngày 6 tháng 11 năm 1996, Quốc hội ban hành Nghị quyết[9] về việc chia tỉnh Minh Hải thành tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau. Khi đó, huyện Vĩnh Lợi trực thuộc tỉnh Bạc Liêu.
Ngày 13 tháng 5 năm 2002, Chính phủ ban hành Nghị định số 55/2002/NĐ-CP[10] về việc:
- Thành lập xã Châu Hưng A trên cơ sở 2.959,21 ha diện tích tự nhiên và 9.680 nhân khẩu của xã Châu Hưng.
- Thành lập xã Vĩnh Hưng A trên cơ sở 2.080,93 ha diện tích tự nhiên và 9.380 nhân khẩu của xã Vĩnh Hưng.
Ngày 24 tháng 12 năm 2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 166/2003/NĐ-CP[11] về việc thành lập xã Vĩnh Hậu A trên cơ sở 5.150 ha diện tích tự nhiên và 7.416 nhân khẩu của xã Vĩnh Hậu.
Đến thời điểm năm 2004, huyện Vĩnh Lợi có thị trấn Hòa Bình và 15 xã: Châu Hưng, Châu Hưng A, Châu Thới, Hưng Hội, Hưng Thành, Long Thạnh, Minh Diệu, Vĩnh Bình, Vĩnh Hậu, Vĩnh Hậu A, Vĩnh Hưng, Vĩnh Hưng A, Vĩnh Mỹ A, Vĩnh Mỹ B, Vĩnh Thịnh.
Ngày 26 tháng 7 năm 2005, Chính phủ ban hành Nghị định số 96/2005/NĐ-CP[12] về việc thành lập huyện Hòa Bình trên cơ sở 41.133 ha diện tích tự nhiên và 102.063 nhân khẩu của huyện Vĩnh Lợi.
Huyện Hòa Bình có 41.133 ha diện tích tự nhiên và 102.063 nhân khẩu, có 8 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 7 xã: Minh Diệu, Vĩnh Bình, Vĩnh Mỹ A, Vĩnh Mỹ B, Vĩnh Thịnh, Vĩnh Hậu, Vĩnh Hậu A và thị trấn Hòa Bình.
Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính thành lập huyện Hòa Bình, huyện Vĩnh Lợi còn lại 24.942 ha diện tích tự nhiên và 91.915 nhân khẩu, có 8 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 8 xã: Châu Hưng, Châu Hưng A, Hưng Thành, Hưng Hội, Châu Thới, Vĩnh Hưng, Vĩnh Hưng A, Long Thạnh.
Ngày 6 tháng 4 năm 2007, Chính phủ ban hành Nghị định số 57/2007/NĐ-CP[13] về việc thành lập thị trấn Châu Hưng – thị trấn huyện lỵ của huyện Vĩnh Lợi trên cơ sở toàn bộ 3.155 ha diện tích tự nhiên và 11.311 nhân khẩu của xã Châu Hưng và điều chỉnh toàn bộ 265,23 ha diện tích tự nhiên và 1.438 nhân khẩu của ấp Xẻo Chích thuộc xã Châu Thới.
Thị trấn Châu Hưng có 3.420,23 ha diện tích tự nhiên và 12.749 nhân khẩu.
Huyện Vĩnh Lợi có 8 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 7 xã: Hưng Hội, Hưng Thành, Châu Hưng A, Châu Thới, Long Thạnh, Vĩnh Hưng, Vĩnh Hưng A và thị trấn Châu Hưng.
Kinh tế - xã hội
sửaVĩnh Lợi là huyện nông nghiệp, có sản lượng lúa gạo lớn nhất toàn tỉnh, có giống lúa Tài nguyên đặc sản, bên cạnh đó ngành chăn nuôi lợn và gia cầm (đặc biệt là vịt) khá phát triển, nhưng quy mô còn nhỏ lẻ.
Ngoài ra, trên địa bàn huyện cũng có một số xí nghiệp công nghiệp nhẹ, như xí nghiệp may của công ty Pinetree trên địa bàn xã Châu Hưng A và một số khu công nghiệp nhỏ trên địa bàn các xã Hưng Thành, Hưng Hội.
Giáo dục
sửaĐến năm 2020, toàn huyện có 28 trường Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở và Trung học phổ thông. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp năm học 2010 - 2020 ở các cấp học từ 96% trở lên. Đến nay, huyện có 100% phòng học được xây dựng cơ bản và bán cơ bản, 24/28 trường đạt chuẩn quốc gia với tỉ lệ 85,71%.[14]
Y tế
sửaHuyện Vĩnh Lợi có 1 bệnh viện là bệnh viện đa khoa Vĩnh Lợi với quy mô 100 giường bệnh ở thị trấn Châu Hưng, ngoài ra còn có một số trạm y tế xã.
Dân số
sửa
|
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bạc Liêu |
Trước đây huyện Vĩnh Lợi có diện tích 631 km². Sau khi tách phần phía tây nam để thành lập huyện Hoà Bình vào tháng 7 năm 2005, huyện Vĩnh Lợi còn lại 24.942 ha diện tích tự nhiên và 91.915 nhân khẩu. Đây là huyện có diện tích nhỏ nhất của tỉnh Bạc Liêu.
Huyện Vĩnh Lợi có tổng dân số năm 2018 là 102.173 người, thấp nhất trong các đơn vị hành chính cấp huyện thuộc tỉnh Bạc Liêu; mật độ dân số là 404 người/km². Trong đó, dân số sống ở thành thị là 14.629 người chiếm tỉ lệ 14,32% và dân số sống ở nông thôn là 87.544 người chiếm tỉ lệ 85,68%.
Năm 2019, dân số toàn huyện là 101.025 người, trong đó, dân số thành thị là 14.876 người chiếm 14,71%, dân số nông thôn là 86.261 người chiếm 85,29%; dân tộc Kinh 90.837 người chiếm 89,92%; dân tộc Khmer 9.828 người (2.169 hộ) chiếm 9,73%; dân tộc Hoa 356 người và dân tộc khác 4 người chiếm 0,35%.[15][16]
Năm 2020, dân số toàn huyện là 101.605 người, trong đó: dân số thành thị là 14.943 người chiếm 14,71%, dân số nông thôn là 86.662 người chiếm 85,29%.[17]
Theo thống kê dân số huyện Vĩnh Lợi ngày 1 tháng 11 năm 2021 là 102.169 người. Trong đó, dân số thành thị là 15.052 người (14,73%), dân số nông thôn là 87.117 người (85,27%).[18]
Huyện Vĩnh Lợi có diện tích 252,25 km², dân số quy đổi tính đến ngày 31/12/2022 là 118.737 người,[1] mật độ dân số đạt 470 người/km².
Văn hóa - du lịch
sửaĐến năm 2024, huyện Vĩnh Lợi có 4 di tích được xếp hạng di tích cấp tỉnh, 1 di tích được xếp hạng di tích cấp quốc gia: Đền thờ Bác Hồ[14] và 1 di tích quốc gia đặc biệt là Di tích khảo cổ Vĩnh Hưng.[19]
Giao thông
sửaGiao thông đường bộ
sửaHuyện nằm ở cửa ngõ đi vào thành phố Bạc Liêu, có Quốc lộ 1 chạy qua khoảng 10 km, trung tâm huyện cách thành phố Bạc Liêu hơn 10 km. Huyện có nhiều kênh rạch chảy ra biển, trong đó, kênh Cà Mau - Bạc Liêu chảy qua huyện lỵ song song với đường ô tô, có đường rẽ đi huyện Hồng Dân. Địa thế này giúp huyện có điều kiện thuận lợi để giao lưu, phát triển kinh tế với các huyện thị lân cận.
Trên địa bàn huyện có Quốc lộ 1 chạy qua xã Châu Hưng A và thị trấn Châu Hưng cùng với nhiều đường nông thôn. Trên đoạn quốc lộ qua xã Châu Hưng A có trạm thu phí BOT Bạc Liêu.
Quốc lộ 1 là trục giao thông huyết mạch đi qua địa phận tỉnh Bạc Liêu. Quốc lộ 1 qua huyện Vĩnh Lợi với tổng chiều dài là 12,53 km đã được mở rộng mặt đường 20,5 m.[14]
Đường tỉnh: Tổng chiều dài các tuyến đường tỉnh đi qua địa phận của huyện là 24,28 km:
- Đường tỉnh ĐT.976 (Bạc Liêu - Hưng Thành): Tuyến bắt đầu tại cầu Xáng (Phường 1, TP. Bạc Liêu) đi qua xã Hưng Hội và kết thúc tại xã Hưng Thành, huyện Vĩnh Lợi với tổng chiều dài qua địa bàn huyện là 13 km với quy mô cấp V đường đồng bằng, mặt đường láng nhựa 5,5m nền đường rộng 7,5m và nối vào Quốc lộ 1 tại xã Thạnh Quới, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng.
- Đường tỉnh ĐT.978 (Cầu Sập - Ninh Quới): Tuyến bắt đầu từ Quốc lộ 1 tại xã Long Thạnh, huyện Vĩnh Lợi đi qua xã Minh Diệu, huyện Hòa Bình, xã Vĩnh Hưng và kết thúc tại xã Vĩnh Hưng A, huyện Vĩnh Lợi với tổng chiều dài qua địa bàn huyện là 11,28 km với quy mô cấp IV đường đồng bằng, mặt đường láng nhựa 7,0m nền đường rộng 9,0m và nối vào Quốc lộ Quản Lộ - Phụng Hiệp thuộc xã Ninh Quới, huyện Hồng Dân.
Đường huyện: Tổng chiều dài các tuyến đường huyện đi qua địa phận của huyện là 44,94 km:
- Đường huyện ĐH.16 (Quốc lộ 1 – Châu Thới – Đền thờ Bác Hồ – Vĩnh Hưng): Mặt đường nhựa rộng 3,5÷6,0m, đường cấp IV đồng bằng, chiều dài là 14,8 km.
- Đường huyện ĐH.28 (Châu Hưng A – Hưng Thành): Mặt đường nhựa rộng 3,5m, đường cấp V đồng bằng, chiều dài là 13 km.
- Đường huyện ĐH.29 (Hưng Thành – Châu Hưng): Mặt đường nhựa rộng 3,5m, đường cấp V đồng bằng, chiều dài là 4,8 km.
- Đường huyện ĐH.29B (Cái Dầy – Nhà Thờ): Mặt đường nhựa rộng 3,5÷6,0m, nền đường rộng 9,0m, đường cấp V đồng bằng, chiều dài là 9,0 km.
- Đường huyện ĐH.30 (đường vào Chùa Hưng Thiện): Mặt đường nhựa rộng 3,5m, đường nông thôn cấp A, chiều dài là 3,34 km.
Đường xã (GTNT): Tổng chiều dài các tuyến đường GTNT đi qua địa phận của huyện là 370,0 km là các tuyến chủ yếu nằm theo cặp kênh rạch thủy lợi, phần lớn là đường đất đen mặt đường từ 1,0÷3,0m, nền đường không ổn định. Một số tuyến được bê tông hoặc nhựa hóa đạt khoảng 67%, nhưng do nằm sát bờ kênh nên thường xuyên xảy ra sạt lở và còn nhiều cây cầu gỗ tạm chỉ phụ vụ cho người đi bộ và xe hai bánh.
Bến bãi: Trên địa bàn huyện có 1 bến xe Châu Thới với diện tích là 774 m². Tuy nhiên, đây chỉ là bến tạm, huyện đã quy hoạch nhưng chưa xây dựng chỉ đáp ứng một phần nhu cầu đi lại của người dân.
Giao thông đường thủy
sửaTuyến kênh Vàm Lẽo – Bạc Liêu – Cà Mau chạy qua các xã Hưng Thành, Hưng Hội, Long Thạnh với tổng chiều dài là 18,1 km: Đây là tuyến vận tải thủy cấp III – quốc gia nối Thành phố Hồ Chí Minh – Cà Mau rất thuận lợi vận chuyển hàng hóa của huyện.
Tuyến kênh Ngan Dừa – Cầu Sập là kênh vận tải thủy cấp IV chạy song song với ĐT.978, đoạn chạy qua huyện có tổng chiều dài 17,5 km.[14]
Danh nhân
sửa- Nhà văn, nhà thơ Ngô Văn Phát (1910–1983).
- Liệt sĩ, AHLLVTNT Nguyễn Minh Nhựt (1935–?).
Kết nghĩa
sửa- Huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.
- Huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận.
Hình ảnh
sửa-
Cổng vào Đền thờ Bác Hồ thuộc xã Châu Thới
-
Khu hành chính huyện Vĩnh Lợi
-
Tháp cổ Vĩnh Hưng thuộc ấp Trung Hưng IB, xã Vĩnh Hưng A
Chú thích
sửa- ^ a b c d N.Kim Yến (20 tháng 8 năm 2024). “Đề án số 02/ĐA-UBND về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 – 2025 của tỉnh Bạc Liêu”. Cổng thông tin điện tử tỉnh Bạc Liêu. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2024.
- ^ Tổng cục Thống kê
- ^ a b “Công văn 270/UBND-KT về việc triển khai Quyết định về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 – tỷ lệ 1/25.000” (PDF). Cổng thông tin điện tử huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu. 26 tháng 1 năm 2021. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 12 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2022.
- ^ a b “Bạc Liêu xưa và nay” (PDF). Tủ sách Tiếng Việt. 1 tháng 2 năm 1994. tr. 24. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 17 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2021.
- ^ Việt Nam Cộng hòa bản đồ hành chánh. Đà Lạt: Phân cục Địa dư Quốc gia, 1967.
- ^ “Quyết định số 275-CP về việc điều chỉnh địa giới một số xã và thị trấn thuộc tỉnh Minh Hải”. Thư viện pháp luật. 25 tháng 7 năm 1979.
- ^ “Quyết định số 33B-HĐBT năm 1987 về việc phân vạch, điều chỉnh địa giới hành chính một số xã, phường, thị trấn của các thị xã Bạc Liêu, Cà Mau và các huyện Cái Nước, Đầm Dơi, Ngọc Hiển, Vĩnh Lợi, Giá Rai, Hồng Dân, Thới Bình, Trần Văn Thời thuộc tỉnh Minh Hải”. Thư viện pháp luật. 14 tháng 2 năm 1987.
- ^ Quyết định số 483/QĐ-TCCP về việc điều chỉnh địa giới một số xã thuộc các huyện Hồng Dân và Vĩnh Lợi, tỉnh Minh Hải.
- ^ “Nghị quyết về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh”. 6 tháng 11 năm 1996. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2021.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
- ^ “Nghị định số 55/2002/NĐ-CP về việc thành lập phường, xã thuộc thị xã Bạc Liêu và huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu”. 13 tháng 5 năm 2002. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2021.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
- ^ “Nghị định số 166/2003/NĐ-CP về việc thành lập xã, phường thuộc các huyện Vĩnh Lợi, Phước Long, Hồng Dân, Giá Rai, Đông Hải và thị xã Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu”. 24 tháng 12 năm 2003. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2021.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
- ^ “Nghị định số 96/2005/NĐ-CP về việc thành lập huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu”. 26 tháng 7 năm 2005. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2021.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
- ^ “Nghị định số 57/2007/NĐ-CP về việc thành lập thị trấn Châu Hưng thuộc huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu”. 6 tháng 4 năm 2007. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2021.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
- ^ a b c d “Phương án số 48/PA-UBND về việc phát triển kinh tế - xã hội huyện Vĩnh Lợi thời kỳ 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2050” (PDF). Cổng thông tin điện tử huyện Vĩnh Lợi. 4 tháng 6 năm 2021. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 10 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2022.
- ^ Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở trung ương. “Dân số đến 01 tháng 4 năm 2019 - tỉnh Bạc Liêu” (PDF). Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2020.
- ^ Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở trung ương (1 tháng 4 năm 2019). “Dân số cấp xã đến 01 tháng 4 năm 2019 - tỉnh Bạc Liêu”. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2020.
- ^ “Niên giám Thống kê năm 2020 tỉnh Bạc Liêu” (PDF). Cục thống kê tỉnh Bạc Liêu. 30 tháng 6 năm 2021.
- ^ “Báo cáo kết quả sơ bộ tổng điều tra rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2022–2025: Họp với các Sở, ngành có liên quan để nghe báo cáo kết quả điều tra rà soát hộ nghèo)”. Văn phòng UBND tỉnh Bạc Liêu. 22 tháng 11 năm 2021. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 23 tháng 11 năm 2021.
- ^ “Xếp hạng 3 di tích quốc gia đặc biệt”. Báo Điện tử Chính phủ. 18 tháng 7 năm 2024. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2024.