Tháp Vĩnh Hưng
Tháp Vĩnh Hưng là một di tích tọa lạc tại ấp Trung Hưng 1B, xã Vĩnh Hưng A, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu[1][2]. Đây là một trong số các kiến trúc tháp thuộc nền văn hóa Óc Eo còn sót lại tại Nam Bộ Việt Nam.
Tháp Vĩnh Hưng | |
---|---|
Thông tin chung | |
Tên cũ |
|
Dạng | Tháp |
Phong cách | Văn hóa Óc Eo |
Địa điểm | Xã Vĩnh Hưng A, huyện Vĩnh Lợi |
Quốc gia | Việt Nam |
Thành phố | Bạc Liêu |
Địa chỉ | Ấp Trung Hưng 1B, xã Vĩnh Hưng A, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu |
Tọa độ | 9°23′31″B 105°34′41″Đ / 9,392035°B 105,578109°Đ |
Sử dụng | Khảo cổ |
Xây dựng | |
Khởi công | Khoảng thế kỷ thứ 9 sau Công nguyên |
Trùng tu | Năm 2002, 2005, 2011, 2013 |
Diện tích sàn | 100m |
Diện tích nền | 1.000 m² |
Kích thước | |
Kích thước | Chiều dài: 6,9m Chiều rộng: 5,6m Tường chân Tháp dày: 1,8m |
Đường kính | 9,44m x 9,36 m |
Chiều cao | 8,2m |
Mô tả
sửaTháp cổ Vĩnh Hưng được xây dựng trên một doi đất có diện tích khoảng 100 m, cửa tháp quay về hướng Tây Nam. Cuộc khai quật đã làm lộ diện chân tháp có bình đồ gần vuông (9,44 x 9,36 m), chiều cao khoảng 10 m. Chiều cao và bình diện chân tháp tạo nên một tải trọng rất lớn lại được xây trên vùng đất yếu, và việc sử dụng móng dàn trải trên một không gian rộng để chống sụt lún. Vật liệu kiến trúc của tháp chủ yếu là gạch, đá và ngói. Gạch có nhiều loại, nhiều kích cỡ nhưng phổ biến nhất là loại gạch hình chữ nhật.[2][3]
Lịch sử
sửaNăm 1911, ông Lunet de Lajonquiere phát hiện ra tháp và đặt tên là tháp Trà Long. Đến năm 1917, ông Henri Parmentier tiếp tục khảo sát và công bố kết quả trong tập san của Trường Viễn Đông Bác Cổ Pháp với tên gọi mới là tháp Lục Hiền. Đến tháng 5 năm 1990, các nhà khảo cổ thuộc Viện Khoa học xã hội Thành phố Hồ Chí Minh (nay là Viện phát triển bền vững vùng Nam bộ) phối hợp với Bảo tàng tỉnh Minh Hải đã đến khảo sát và tìm thấy một số bàn nghiền, tượng đồng, tượng đá sa thạch...[3][4]
Năm 1992, tháp Vĩnh Hưng được Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.[5]
Vào các năm 2002 và 2011, để phục vụ công tác trùng tu tháp, Trung tâm Nghiên cứu khảo cổ phối hợp với Bảo tàng tỉnh Bạc Liêu tiến hàng khai quật xung quanh tháp, làm xuất lộ kết cấu móng tháp[2][4][6]. Móng của tháp được làm bằng một khối gạch nhỏ trộn với một loại keo thực vật, bốn gốc của chân tháp được kê 4 tảng đá ong.[1]
Ngày 18 tháng 7 năm 2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 694/QĐ-TTg[7] về việc xếp hạng Di tích khảo cổ Vĩnh Hưng là di tích quốc gia đặc biệt.[8]
Xem thêm
sửaChú thích
sửa- ^ a b “Tháp cổ Vĩnh Hưng – Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia”. Cổng thông tin điện tử huyện Vĩnh Lợi. 7 tháng 11 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 24 tháng 8 năm 2021.
- ^ a b c “Tháp cổ Vĩnh Hưng: Giá trị văn hóa - lịch sử - du lịch”. Báo Bạc Liêu điện tử. 20 tháng 7 năm 2016.
- ^ a b “Bản tin Trí thức Bạc Liêu số 34/2017”. Cổng thông tin điện tử Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bạc Liêu. 28 tháng 4 năm 2017. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 24 tháng 8 năm 2021.
- ^ a b “Từ Tháp cổ Vĩnh Hưng: Con đường du lịch rộng mở”. Báo Bạc Liêu điện tử. 15 tháng 1 năm 2018.
- ^ “Tháp cổ Vĩnh Hưng”. Cổng thông tin điện tử tỉnh Bạc Liêu. 2 tháng 7 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 24 tháng 8 năm 2021.
- ^ “Kiến trúc đền tháp trong văn hóa Óc Eo”. Cổng thông tin điện tử tỉnh An Giang - Chuyên trang di sản văn hóa Óc Eo.
- ^ “Xếp hạng 3 di tích quốc gia đặc biệt” (PDF). Cổng thông tin điện tử Chính phủ. 18 tháng 7 năm 2024. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 18 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2024.
- ^ “Xếp hạng 3 di tích quốc gia đặc biệt”. Báo Điện tử Chính phủ. 18 tháng 7 năm 2024. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2024.