Truông Nhà Hồ

địa danh nằm giữa tỉnh Quảng Trị và Quảng Bình, Việt Nam

Truông Nhà Hồ[1] (Chữ Hán: 胡舍林) là một địa danh nằm giữa xã Vĩnh Chấp, Vĩnh Linh, Quảng Trị và xã Sen Thủy, Lệ Thủy, Quảng Bình, Việt Nam.

Lịch sử

sửa

Truông nhà Hồ là một địa danh vào đầu thế kỷ 17 của một vùng mà ngày nay người dân địa phương gọi là "rú Cát", "rú Lịnh" hoặc "rú Tứ Chính" vì địa danh này gần với làng Tứ Chính mới được khai hoang.

Trước đây vào đầu thế kỷ 17, truông nhà Hồ là một vùng rừng rậm liền kề với khu vực Hồ xá, trong mộc bản triều Nguyễn nó thường được gọi với cái tên "rừng Hồ Xá".

Vào đầu thế kỷ 17, Hồ Xá là tên gọi gắn với một thương cảng được chúa Nguyễn Phúc Tần cho đào vào năm 1600.

Ngày nay Hồ Xá là tên gọi của một thị trấn huyện lỵ của tỉnh Vĩnh Linh.

Theo Giáo sư Tôn Thất Bình, một nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Trung Bộ, thì trước đây khu vực được gọi là Truông Nhà Hồ vốn là một vùng đất rộng bạt ngàn, cây cối um tùm, là sào huyệt của một băng cướp rất nguy hiểm, ai đi qua đó cũng thường bị chúng bắt bớ, giết chóc để cướp của đòi tiền mãi lộ. Được lệnh Chúa Nguyễn, quan Nội tán Nguyễn Khoa Đăng vào đánh dẹp thành công. Từ đó truông nhà Hồ trở nên yên bình.[2]

Truông Nhà Hồ còn là nơi trú ngụ của các nghĩa sĩ Cần Vương đi theo vua Hàm Nghi và tướng Tôn Thất Thuyết chống thực dân Pháp. Trong cuộc chiến tranh Việt Nam, truông nhà Hồ không còn là truông vắng mà trở thành đường lớn, tấp nập xe pháo hành quân, và được đặt tên mới là "Dốc 6 độ".

Trong dân gian lưu truyền câu ca dao về Truông nhà Hồ:[3][4]

Thương em, anh cũng muốn vô

Sợ truông nhà Hồ, sợ phá Tam Giang

Phá Tam Giang ngày rày đã cạn

Truông nhà Hồ nội tán cấm nghiêm.

Văn hóa đại chúng

sửa

Văn học

sửa

Truông Nhà Hồ trở thành bối cảnh trong Tiểu thuyết Tết ở làng Địa Ngục của nhà văn Thảo Trang. Lấy bối cảnh xã hội Việt Nam thế kỷ XVI - XVII, câu chuyện xoay quanh ngôi làng Địa Ngục nằm sâu trong cánh rừng già heo hút trên núi cao. Nơi đây cây cối rậm rì, sương mù che phủ quanh năm trên đỉnh núi, là nơi cư ngụ của hậu duệ băng cướp khét tiếng từng hoành hành ở truông nhà Hồ. Do tội ác chất chồng của thế hệ trước, dân làng luôn lo sợ nghiệp báo sẽ quay trở lại "báo thù". Người dân sống trong làng này không thể xuống núi, ngoại trừ trưởng làng. Tết năm ấy, có nhiều chuyện lạ xảy đến với người dân và những cái chết oan ức đầy đẫm máu mà một số dân làng chứng kiến đã khiến trưởng làng cần phải tìm cách ngăn chặn tai ương.

Phim ảnh

sửa

Tiểu thuyết Tết ở làng địa ngục được chuyển thể thành bộ phim truyền hình cùng tên do đạo diễn Trần Hữu Tấn và nhà sản xuất Hoàng Quân và được công chiếu vào cuối năm 2023.

Âm nhạc

sửa

Trường ca cũng có đoạn Trường ca Con đường:

À á ơ a a à á ơi

Ai vô xứ Huế thì vô

Chớ sợ Truông nhà Hồ, chớ sợ Phá Tam Giang à ơi

À á ơ a a à á ơi

Ngó ra quê cha đường xa sông rộng

Ngó về quê mẹ núi lộng đèo cao

À á ơ a a à á ơi

Nhưng con ơi, con ngủ ngủ sâu

Chứ nối lại nhịp cầu

Chứ đã có o ó ư... người đi

À á ơ a a à á ơi.

Liên kết ngoài

sửa
    1. ^ Truông là vùng đất hoang, có
    2. ^ Quốc sử quán (nhà Nguyễn), Phạm Trọng Điềm; Duy Anh, Đào (2006). Đại Nam nhất thống chí. 1. Viện Sử Học & Nhà xuất bản Thuận Hóa. tr. 164. Truông Nhà Hồ: Ở phía Bắc huyện Minh Linh, rừng dài 3 dặm. Tương truyền, ngày trước rừng cây rậm rạp, có nhiều côn đồ tụ họp, cướp bóc người đi đường, Hiển Tông Hoàng Đế sai Nội tán Nguyễn Khoa Đăng kinh lý đất này, Khoa Đăng bèn sai người chém chặt cây rừng, lùng bắt côn đồ, do đấy trộm cướp im hơi, buôn bán đi lại được thuận tiện, người ta đều ca tụng
    3. ^ Tân, Minh (10 tháng 5 năm 2022). “Truông nhà Hồ - theo dấu tích xưa”. Báo Kinh tế đô thị - Đọc tin tức thời sự kinh tế 24h mới nhất. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2024.
    4. ^ “Thương em anh cũng muốn vô...”. Trang thông tin điện tử tổng hợp Khám Phá Huế. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2024.