Trần Húc (chính khách)

Chính trị gia Trung Quốc
(Đổi hướng từ Trần Húc (nữ học giả))

Trần Húc (tiếng Trung giản thể: 陈旭, bính âm Hán ngữ: Chén Xù, sinh ngày 1 tháng 7 năm 1963, người Hán) là nữ học giả điện tử học, chính trị gia nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.[1] Bà là Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XX, Ủy viên dự khuyết khóa XIX, hiện là Bí thư Đảng tổ, Chủ nhiệm Ủy ban Kiều vụ Quốc vụ viện. Bà nguyên là Phó Bộ trưởng Bộ Công tác Mặt trận thống nhất Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc; Bí thư Đảng ủy Đại học Thanh Hoa; Phó Bí thư thường vụ, Phó Hiệu trưởng Thanh Hoa.

Trần Húc
陈旭
Trần Húc năm 2024
Chức vụ
Nhiệm kỳ24 tháng 6 năm 2022 – nay
2 năm, 187 ngày
Tổng lýLý Khắc Cường
Tiền nhiệmPhan Nhạc
Kế nhiệmđương nhiệm
Bí thư Đảng ủy Đại học Thanh Hoa
Nhiệm kỳ30 tháng 12 năm 2013 – 28 tháng 2 năm 2022
8 năm, 60 ngày
Bộ trưởngViên Quý Nhân
Trần Bảo Sinh
Hoài Tiến Bằng
Tiền nhiệmHồ Hòa Bình
Kế nhiệmKhâu Dũng
Nhiệm kỳ24 tháng 10 năm 2017 – nay
7 năm, 65 ngày
Dự khuyết khóa XIX
Tổng Bí thưTập Cận Bình
Kế nhiệmđương nhiệm
Thông tin cá nhân
Quốc tịch Trung Quốc
Sinh1 tháng 7, 1963 (61 tuổi)
Bảo Định, Hà Bắc, Trung Quốc
Nghề nghiệpNhà khoa học
Chính trị gia
Dân tộcHán
Tôn giáoKhông
Đảng chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc
Học vấnGiáo sư, Tiến sĩ Điện tử học
Alma materĐại học Thanh Hoa

Trần Húc là đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc, học vị Kỹ sư Vô tuyến điện, Tiến sĩ Điện tử học, học hàm Giáo sư ngành Điện tử học. Bà có sự nghiệp giáo dục và nghiên cứu khoa học chủ đạo ở ngành điện tự, chân không, xuất phát điểm từ khi học cho đến khi trở thành lãnh đạo Đại học Thanh Hoa trước khi bước vào chính trường Trung Quốc.

Xuất thân và giáo dục

sửa

Trần Húc sinh ngày 1 tháng 7 năm 1963 tại huyện Bảo Định, nay là địa cấp thị Bảo Định, tỉnh Hà Bắc, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Bà lớn lên và tốt nghiệp phổ thông ở Bảo Định, trúng tuyển Đại học Thanh Hoa rồi tới thủ đô Bắc Kinh để nhập học Khoa Điện tử học vô tuyến điện (无线电电子学系, nay là Khoa Công trình điện tử) từ tháng 9 năm 1981, tốt nghiệp Kỹ sư Vô tuyến điện vào tháng 7 năm 1986, được kết nạp Đảng Cộng sản Trung Quốc trong quá trình học vào tháng 1 năm 1984. Sau đó, bà được miễn thi và được tiến cử học cao học thuộc diện giữ lại trường để giảng dạy, bắt đầu học từ tháng 9 năm 1986 ở Khoa Điện tử học vô tuyến điện, nhận bằng thạc sĩ vào tháng 7 năm 1989. Vào tháng 9 năm 2002, bà bắt đầu là nghiên cứu sinh của Khoa Công trình điện tử – đơn vị cũ được đổi tên của Đại học Thanh Hoa – và trở thành Tiến sĩ Điện tử học vào tháng 7 năm 2005.[2]

Sự nghiệp

sửa

Giáo dục

sửa

Tháng 7 năm 1986, sau khi tốt nghiệp Đại học Thanh Hoa, Trần Húc được trường giữ lại, vừa là giảng viên tập sự, vừa tham gia học cao học. Trong những năm giảng dạy ở Thanh Hoa, bà lần lượt là giảng viên, được phong học hàm phó giáo sư rồi giáo sư, chủ yếu công tác ở Khoa Điện tử học vô tuyến điện rồi Khoa Công trình điện tử từ năm 1989, và liên tiếp là tổ phó, tổ trưởng, phó bí thư và Bí thư Đảng Đảng ủy Tổ Công tác sau đại học của khoa. Bên cạnh đó, bà cũng từng được cử sang Canada, làm học giả thỉnh giảng của Khoa Vật lý, Đại học Laval từ tháng 8 năm 1996 đến tháng 8 năm 1997.[3] Tháng 5 năm 2005, bà được bổ nhiệm làm Phó Chủ nhiệm Ủy ban Chỉ đạo Công tác sinh viên của Đại học Thanh Hoa, được bầu làm Phó Bí thư Đảng ủy Đại học Thanh Hoa từ tháng 2 năm 2006. Đến tháng 12 năm 2007, Trần Húc là Thường vụ Đảng ủy trường, được bổ nhiệm làm Phó Hiệu trưởng Đại học Thanh Hoa, rồi Phó Bí thư thường vụ kiêm Phó Hiệu trưởng từ tháng 6 năm 2009, chuyên chức công tác đảng từ tháng 12 năm này. Những năm giảng dạy và nghiên cứu khoa học, bà tập trung vào lĩnh vực công nghệ chân không siêu cao, phân tích khối phổ và công nghệ phát hiện rò rỉ, từng là Tổng Thư ký Hiệp hội Chân không Trung Quốc; Phó Chủ tịch Hiệp hội Thể thao và Sức khỏe đại học Trung Quốc; cũng như từng là Phó Chủ nhiệm Ủy ban chuyên môn nghiên cứu xây dựng Đảng trường đại học của Hội nghiên cứu Xây dựng Đảng toàn quốc Trung Quốc.[4][5]

Chính trường

sửa

Tháng 12 năm 2013, Trần Húc được bầu làm Bí thư Đảng ủy Đại học Thanh Hoa, cấp phó bộ, tỉnh, tham gia chính trường với nhiệm vụ lãnh đạo công tác đảng của Thanh Hoa, kế nhiệm Hồ Hòa Bình, chính trị gia được chuyển chức làm Bộ trưởng Bộ Tổ chức Tỉnh ủy Chiết Giang.[6] Tháng 10 năm 2017, bà tham gia đại hội đại biểu toàn quốc, được bầu làm Ủy viên dự khuyết Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIX tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 19.[7][8][9] Ngày 28 tháng 2 năm 2022, bà được miễn nhiệm chức vụ ở Thanh Hoa, được điều tới trung ương, bổ nhiệm làm Phó Bộ trưởng Bộ Công tác Mặt trận Thống nhất Trung ương Đảng.[10][11][12] Đến ngày 24 tháng 6 năm 2022, Quốc vụ viện quyết định bổ nhiệm Trần Húc làm Chủ nhiệm Văn phòng Kiều vụ Quốc vụ viện, cấp bộ trưởng, kế nhiệm Phan Nhạc.[13] Cuối năm 2022, bà tham gia Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XX từ đoàn đại biểu khối cơ quan trung ương Đảng và Nhà nước.[14] Trong quá trình bầu cử tại đại hội,[15][16][17] bà được bầu là Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XX.[18][19]

Xem thêm

sửa

Chú thích

sửa
  1. ^ 岳怀让; 蒋晨锐; 陈飞燕 (ngày 28 tháng 2 năm 2022). “清华大学党委原书记陈旭出任中央统战部副部长”. The Paper (bằng tiếng Trung). Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2022.
  2. ^ “陈旭(女)被任命为清华大学党委书记”. 凤凰网 (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 30 tháng 12 năm 2013.
  3. ^ “清华大学党委原书记陈旭出任中央统战部副部长”. K Sina (bằng tiếng Trung). ngày 28 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2022.
  4. ^ “反腐学者过勇出任清华大学党委副书记,班子里唯一的75后”. Thanh Hoa (bằng tiếng Trung). ngày 8 tháng 7 năm 2017. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2022.
  5. ^ 蒋晨锐; 陈飞燕; 岳怀让 (ngày 28 tháng 2 năm 2022). “清华大学党委原书记陈旭出任中央统战部副部长”. The Paper (bằng tiếng Trung). Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2022.
  6. ^ “中共中央任命陈旭为清华大学党委书记”. 中新网 (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 30 tháng 12 năm 2013.
  7. ^ “中国共产党第十九届中央委员会委员名单” [Danh sách Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc khóa XIX]. Đảng Cộng sản Trung Quốc. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 7 năm 2020. Truy cập Ngày 15 tháng 10 năm 2019.
  8. ^ 聂晨静 (ngày 24 tháng 10 năm 2017). “十九大受权发布:中国共产党第十九届中央委员会候补委员名单”. Tân Hoa Xã (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 2 năm 2019. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2021.
  9. ^ “十九大受权发布:中国共产党第十九届中央委员会候补委员名单”. 新华网 (bằng tiếng Trung). 新华网. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2021.
  10. ^ “清华大学党委原书记陈旭出任中央统战部副部长”. 澎湃新闻 (bằng tiếng Trung). Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2022.
  11. ^ 曹建 (ngày 25 tháng 2 năm 2022). “邱勇任清华大学党委书记 王希勤任清华大学校长”. Bộ Giáo dục (bằng tiếng Trung). Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2022.
  12. ^ “陈旭任国务院侨务办公室主任”. 国务院侨务办公室 (bằng tiếng Trung). 24 tháng 6 năm 2022. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2022.
  13. ^ “国务院:李飞任商务部部长助理”. Thế Diện (bằng tiếng Trung). ngày 24 tháng 6 năm 2022. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2022.
  14. ^ “中央和国家机关选举产生出席中国共产党第二十次全国代表大会代表”. 共产党员网. 27 tháng 7 năm 2022. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2022.
  15. ^ “中国共产党第二十次全国代表大会开幕会文字实录”. Tân Hoa Xã (bằng tiếng Trung). 16 tháng 10 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2022.
  16. ^ 任一林; 白宇 (ngày 22 tháng 10 năm 2022). “中国共产党第二十次全国代表大会在京闭幕”. Đảng Cộng sản (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2022.
  17. ^ 牛镛; 岳弘彬 (ngày 16 tháng 10 năm 2022). “奋力开创中国特色社会主义新局面(社论)”. CPC News (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2022.
  18. ^ 李萌 (ngày 22 tháng 10 năm 2022). “中国共产党第二十届中央委员会委员名单”. Chính phủ Nhân dân Trung ương (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2022.
  19. ^ 牛镛; 袁勃 (ngày 22 tháng 10 năm 2022). “中国共产党第二十届中央委员会委员名单”. Đại 20 (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2022.

Liên kết ngoài

sửa
Chức vụ nhà nước
Tiền vị:
Phan Nhạc
Chủ nhiệm Văn phòng Kiều vụ Quốc vụ viện
2022–nay
Đương nhiệm
Chức vụ Đảng
Tiền vị:
Hồ Hòa Bình
Bí thư Đảng ủy Đại học Thanh Hoa
2013–2022
Kế vị:
Khâu Dũng