Trần Hùng (nhà quay phim)

NSƯT, Nhà quay phim điện ảnh Việt Nam

Trần Hùng (1957 - ) là nhà quay phim người Việt Nam ông giành hai Giải Cánh diều hạng mục Quay phim xuất sắc với hai bộ phim điện ảnh Thời xa vắngChuyện của Pao. Ngoài vai trò là nhà quay phim ông còn là một họa sĩ.[1]

Nghệ sĩ ưu tú
Trần Hùng
Biệt danhHùng "Quýt"
Thông tin cá nhân
Sinh
Ngày sinh
1957 (66–67 tuổi)
Nơi sinh
Hà Nội, Việt Nam
Giới tínhnam
Quốc tịch Việt Nam
Nghề nghiệpNhà quay phim
Gia đình
Bố
Trần Cam
Danh hiệuNghệ sĩ ưu tú
Sự nghiệp điện ảnh
Vai tròNhà quay phim
Năm hoạt động1977 - nay
Đào tạoTrường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội
StudioHãng phim truyện Việt Nam
Giải thưởng
Giải Cánh diều lần thứ 2 (2005)
Quay phim xuất sắc
Giải Cánh diều lần thứ 3 (2006)
Quay phim xuất sắc
Website

Cuộc đời

sửa

Trần Hùng sinh năm 1957 tại Hà Nội[1] là con của nhà chủ nhiệm phim Trần Cam của Hãng phim truyện Việt Nam.[2] Ông nộp hồ sơ thi vào Khoa Quay phim hệ Đại học của Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội năm 1977 nhưng không theo học vì được khuyên nên thực tập để vững tay nghề trước.[1] Sau thời gian làm phó cho các nhà quay phim Nguyễn Hữu Tuấn, Khánh Dư, Trần Trung Nhàn, Trần Quốc Dũng,[1] ông chính thức theo học Quay phim tại Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh và tốt nghiệp vào năm 1990.[3][4] Khi ra trường, ông làm việc tại Hãng phim truyện Việt Nam, khi vừa lập gia đình thì một tai nạn xảy ra khiến ông mất trí nhớ trong vài năm.[4] Trí nhớ dần phục hồi, trong những năm tiếp theo Trần Hùng phó quay phim và trải qua các thú chơi sưu tầm đồ cổ, sưu tập và vẽ tranh, bộ phim đầu tiên ông làm quay phim chính là Thiếu phụ chưa chồng của đạo diễn Vũ Châu phát hành năm 2001.[3][4]

Năm 1999 Trần Hùng tham gia hai bộ phim truyền hình của đạo diễn Lê Đức Tiến là Sống mãi với Thủ đôSóng ở đáy sông. Trong khi đang hoàn tất các cảnh quay của bộ phim Chuyện tình biển xa, Trần Hùng nhận được lời mời của đạo diễn Hồ Quang Minh thực hiện bộ phim điện ảnh Thời xa vắng, dự án mà vị đạo diễn Việt kiều đã chuẩn bị suốt 15 năm.[2] Sau Thời xa vắng Trần Hùng được mời thực hiện bộ phim điện ảnh khác là Chuyện của Pao nhưng vì bận một dự án phim khác nên ông từ chối, một nữ nhà quay phim tài liệu người Úc đã nhận vị trí này, vì khác sở trường nên các thước phim cô quay không đáp ứng được yêu cầu của đạo diễn Ngô Quang Hải. Trần Hùng một lần nữa được mời thực hiện bộ phim với vai trò chỉnh sửa các cảnh đã quay và ghi hình nốt 30% thời lượng của Chuyện của Pao.[2][5] Với Thời xa vắngChuyện của Pao, Trần Hùng giành được hai giải Quay phim xuất sắc liên tiếp tại hạng mục Phim truyện điện ảnh của hai kỳ tổ chức Giải Cánh diều.[6][7] Năm 2009, dự án phim Nếu anh còn được sống, chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Văn Lê được phê duyệt,[8] đến năm 2011 Trần hùng xác nhận sẽ là tay máy chính của bộ phim[9] nhưng dự án chưa bao giờ được thực hiện.[10]

Tính đến năm 2023, Trần Hùng đã tham gia khoảng 600 tập phim truyền hình và 5 bộ phim truyện điện ảnh.[2]

Tác phẩm

sửa

Truyền hình

sửa
Năm Phim Đạo diễn Chú thích
1999 Sống mãi với Thủ đô Lê Đức Tiến
2000 Sóng ở đáy sông
2004 Chim Phí bay về cội nguồn Đặng Lưu Việt Bảo
2007 Ký túc xá Châu Huế
Lửa đáy hồ
2009 Thiên sứ lông bông Võ Tấn Bình
2011 Huyền sử Thiên Đô Tất Bình, Phạm Thanh Phong
2015 Nợ ân tình Phi Tiến Sơn, Nguyễn Thành Vinh

Điện ảnh

sửa
Năm Phim Đạo diễn Chú thích
2003 Chuyện tình biển xa Lê Đức Tiến
2004 Thời xa vắng Hồ Quang Minh
2005 Chuyện của Pao Ngô Quang Hải
Hải Quỳ Nguyễn Thế Vĩnh
2006 Em tôi Vũ Xuân Hưng phim video

Tác phẩm khác

sửa
  • Phim tài liệu: Hạ Long - Đá và Nước (2000)
  • Bài báo: Cùng Hồ Quang Minh làm 'Thời xa vắng'[11]

Giải thưởng

sửa
Năm Giải thưởng Phim Hạng mục Cùng đề cử Kế quả Chú thích
2004 Giải Cánh diều lần thứ 2 Thời xa vắng Quay phim xuất sắc - Phim truyện điện ảnh Không Đoạt giải [6]
2005 Giải Cánh diều lần thứ 3 Chuyện của Pao Coordelia Beresford Đoạt giải [7]

Tham khảo

sửa

Liên kết ngoài

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b c d Nguyễn Hữu Hồng Minh (16 tháng 8 năm 2020). “Nhà quay phim Trần Hùng: 'Mỗi cuộc đời có giá trị với chính mình...'. Duyên Dáng Việt Nam. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2024.
  2. ^ a b c d Nông Hồng Diệu (21 tháng 6 năm 2023). “NSƯT Trần Hùng và ký ức 'Thời xa vắng'. Báo điện tử Tiền Phong. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2024.
  3. ^ a b Kim Yến (31 tháng 8 năm 2009). “Nhà quay phim Trần Hùng: 'Kẻ lang thang vướng cánh diều'. Tuổi Trẻ online. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2024.
  4. ^ a b c Phạm Ngọc (21 tháng 5 năm 2005). “Nhà quay phim Trần Hùng - Đọc được ánh sáng trong bóng tối”. Báo Thanh Niên. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2024.
  5. ^ A.T (14 tháng 4 năm 2006). “Trần Hùng và món 'quay chỉnh sửa'. Tuổi Trẻ online. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2024.
  6. ^ a b L.Thoại (16 tháng 3 năm 2005). “Phim Thời xa vắng đoạt giải Cánh diều bạc 2004”. Tuổi Trẻ online. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2024.
  7. ^ a b Lê Bảo (19 tháng 3 năm 2006). 'Chuyện của Pao' đoạt 4 Cánh diều vàng”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2024.
  8. ^ Hà Giang (21 tháng 3 năm 2009). "Nếu anh còn được sống" - Mang dáng dấp trường ca bi tráng”. Sài Gòn Giải Phóng. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2024.
  9. ^ “3 NSƯT "rủ nhau" làm phim về các liệt sĩ vô danh”. VOV.VN. 30 tháng 4 năm 2011. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2024.
  10. ^ Hải Phương. "Nếu anh còn được sống": Hơn 4 năm bị "ngâm", vì sao?”. Báo Người Lao Động Online. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2024.
  11. ^ Trần Hùng (25 tháng 10 năm 2020). “Cùng Hồ Quang Minh làm 'Thời xa vắng'. Báo điện tử Tiền Phong. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2024.