Trưng cầu ý dân Macedonia 2018
Một cuộc trưng cầu ý dân được tổ chức ở Cộng hòa Macedonia vào ngày 30 tháng 9 năm 2018 về Hiệp định Prespa giữa Macedonia và Hy Lạp được ký kết vào tháng 6 năm 2018. Hiệp định nhằm giải quyết tranh chấp đặt tên Macedonia đã ngăn Macedonia gia nhập Liên minh châu Âu và NATO.[1][2] Kết quả cho thấy 94% cử tri bỏ phiếu đồng ý nhưng chỉ khoảng 37% cử tri đã đăng ký đi bỏ phiếu, không đạt ngưỡng 50% cần thiết để kết quả có hiệu lực ràng buộc.[3]
| ||||||||||||||||||||||
Bạn có ủng hộ gia nhập Liên minh châu Âu và NATO bằng cách chấp nhận hiệp định giữa Cộng hòa Macedonia và Cộng hòa Hy Lạp không? | ||||||||||||||||||||||
Chế độ bỏ phiếu | Phổ thông đầu phiếu | |||||||||||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Kết quả | Kết quả không có hiệu lực vì tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu dưới 50% | |||||||||||||||||||||
Kết quả | ||||||||||||||||||||||
| ||||||||||||||||||||||
Kết quả theo xã |
Cả phe đối lập và chính phủ đều tuyên bố chiến thắng, phe đối lập cho rằng đề xuất bị bác bỏ vì tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu thấp, chính phủ phản bác rằng kết quả không mang tính ràng buộc nên yêu cầu về tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu là không liên quan. Việc đổi quốc hiệu cần phải sửa đổi hiến pháp nên phải được Quốc hội quyết định.[4] Thủ tướng Macedonia Zoran Zaev cam kết thúc đẩy Quốc hội sửa đổi hiến pháp.[5] Ngày 19 tháng 10 năm 2018, 80 trong số 120 đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành đề xuất đổi quốc hiệu, đạt được đa số hai phần ba cần thiết.
Bối cảnh
sửaTừ khi Cộng hòa Macedonia giành được độc lập khỏi Nam Tư vào năm 1991, Hy Lạp phản đối việc Cộng hòa Macedonia sử dụng tên "Macedonia" vì cho rằng có hàm ý yêu sách đòi lãnh thổ của Hy Lạp trong vùng Macedonia. Năm 1993, Cộng hòa Macedonia được kết nạp vào Liên Hợp Quốc với tên gọi tạm thời là "Cộng hòa Nam Tư cũ Macedonia",[6] trong khi hầu hết các quốc gia công nhận quốc hiệu hiến pháp của Cộng hòa Macedonia.
Nhiều nỗ lực đàm phán để giải quyết tranh chấp thất bại trong gần ba thập kỷ. Năm 2018, Macedonia và Hy Lạp tiến hành các cuộc tiếp xúc cấp cao, với Phó Thủ tướng Macedonia Bujar Osmani đến Athens để đàm phán về tên gọi vào ngày 9 tháng 1[7] và Thủ tướng Macedonia Zoran Zaev gặp Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras bên lề Diễn đàn Kinh tế thế giới tại Davos, Thụy Sĩ vào ngày 24 tháng 1, là cuộc họp đầu tiên giữa người đứng đầu chính phủ hai nước sau bảy năm.[8][9][10] Tại Davos, hai bên nhất trí giải quyết tranh chấp tên gọi và cải thiện mối quan hệ giữa hai nước: Zaev đồng ý thực hiện các biện pháp nhằm xoa dịu mối lo ngại của Hy Lạp về chủ nghĩa dân tộc Macedonia, Tsipras đồng ý chấp thuận Macedonia tham gia các tổ chức, hiệp định khu vực.
Ngày 12 tháng 6 năm 2018, Tsipras tuyên bố đã đạt được một hiệp định với Zaev "đáp ứng tất cả các điều kiện tiên quyết do phía Hy Lạp đặt ra".[11] Hiệp định quy định Cộng hòa Macedonia sẽ đổi tên thành Cộng hòa Bắc Macedonia,[12] tiếng Macedonia sẽ được công nhận tại Liên Hợp Quốc và người có quốc tịch Macedonia sẽ được gọi là người Macedonia/công dân Cộng hòa Bắc Macedonia.[13][14] Zaev tuyên bố "hiệp định này hoàn toàn khẳng định, củng cố bản sắc dân tộc và văn hóa Macedonia, tiếng Macedonia, quốc tịch Macedonia, đảm bảo an ninh cho đất nước và mang lại tương lai an toàn cho công dân Cộng hòa Macedonia".[15] Ngoài ra, hiệp định quy định Cộng hòa Macedonia sẽ ngừng sử dụng biểu tượng Mặt trời Vergina ở nơi công cộng và thành lập một ủy ban để xem xét sách giáo khoa và bản đồ trường học ở Hy Lạp và Macedonia nhằm loại bỏ nội dung phục quốc chủ nghĩa theo các tiêu chuẩn của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc và Ủy hội châu Âu.[16] Hiệp định được ký kết tại Hồ Prespa, một hồ ở ngã ba biên giới của Albania, Hy Lạp và Bắc Macedonia nên được gọi là Hiệp định Prespa.
Hiệp định Prespa quy định chính phủ Macedonia có thể trưng cầu ý dân về hiệp định. Đầu tháng 7, Quốc hội mở đường cho cuộc trưng cầu ý dân bằng cách phê chuẩn hiệp định lần thứ hai.[17] Đảng đối lập Tổ chức Cách mạng nội bộ Macedonia - Đảng Dân chủ Đoàn kết dân tộc Macedonia (VMRO-DPMNE) trì hoãn việc trưng cầu ý dân cho đến cuối tháng 7 bằng cách không cho phép Quốc hội bầu Ủy ban bầu cử nhà nước.[18][19] Quốc hội dự toán 1,3 triệu euro cho các đảng vận động trưng cầu ý dân nhưng chỉ chi 900.000 euro cho 66 cơ quan truyền thông của phe ủng hộ hiệp định vì VMRO-DPMNE từ chối sử dụng quỹ vận động.[20]
Nội dung
sửaPhiếu trưng cầu ý dân có nội dung sau:
Bạn có ủng hộ gia nhập Liên minh châu Âu và NATO bằng cách chấp nhận hiệp định giữa Cộng hòa Macedonia và Cộng hòa Hy Lạp không?[21]
Vận động
sửaỦng hộ
sửaThủ tướng Macedonia Zoran Zaev phát động chiến dịch trực tuyến vận động bỏ phiếu ủng hộ. Nhiều lãnh đạo Liên minh châu Âu và quan chức cấp cao kêu gọi bỏ phiếu ủng hộ vì hiệp định sẽ đưa Macedonia đến gần hơn với Liên minh châu Âu và NATO. Thủ tướng Đức Angela Merkel, Thủ tướng Áo Sebastian Kurz,[22][23] Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ Jim Mattis[24] và Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg đến thăm Macedonia để kêu gọi người dân Macedonia bỏ phiếu ủng hộ.[25][26] Tổng thống Albania Ilir Meta, Thủ tướng Albania Edi Rama và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Albania Ditmir Bushati kêu gọi người Albania ở Macedonia bỏ phiếu ủng hộ hiệp định.[27][28][29] Tại Macedonia, các đảng người Albania như Liên minh Dân chủ vì Hội nhập, Đảng Dân chủ người Albania, Phong trào Besa và Liên minh người Albania kêu gọi bỏ phiếu ủng hộ hiệp định.[30]
Phản đối và tẩy chay
sửaĐảng đối lập chính VMRO-DPMNE đe dọa tẩy chay cuộc trưng cầu ý dân và tuyên bố Hiệp định Prespa là một hành động phản quốc. Tuy nhiên, vào đầu tháng 9, chủ tịch VMRO-DPMNE Hristijan Mickoski khuyến khích người dân tùy tâm bỏ phiếu và nói rằng đảng sẽ tôn trọng quyết định của cử tri.[31] VMRO-DPMNE không tham gia vận động trưng cầu ý dân, trong khi một số đảng viên cấp cao lên tiếng ủng hộ tẩy chay hoặc ủng hộ Hiệp định Prespa. Tháng 9, một bức điện tín ngoại giao bị rò rỉ từ Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Cộng hòa Macedonia cho thấy chính phủ VMRO-DPMNE vào năm 2008 đề xuất chấp nhận sử dụng tên gọi Cộng hòa Bắc Macedonia về đối ngoại với điều kiện là tiếng Macedonia và quốc tịch Macedonia được công nhận[32] nhưng bị Hy Lạp bác bỏ.[33] VMRO-DPMNE phủ nhận điều này[34][35] và tuyên bố chỉ chấp nhận thay đổi danh xưng Cộng hòa Nam Tư cũ Macedonia thành Bắc Macedonia trong khi giữ nguyên quốc hiệu hiến pháp. Ngày 23 tháng 9, Tổng thống Macedonia Gjorge Ivanov của VMRO-DPMNE lên án Hiệp định Prespa và kêu gọi người dân tẩy chay cuộc trưng cầu ý dân.
Cáo buộc Nga can thiệp
sửaMột số quan chức và nhà phân tích,[36] bao gồm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ Jim Mattis,[37] cáo buộc Nga phá hoại cuộc trưng cầu ý dân. Nga phản đối bất kỳ quốc gia nào gia nhập NATO hoặc Liên minh châu Âu.[38] Hàng ngàn tài khoản Twitter và Facebook giả mạo kêu gọi người dân Macedonia tẩy chay cuộc trưng cầu ý dân.[36] Một số bài đăng trên Facebook cố gắng lợi dụng sự chia rẽ sắc tộc ở Macedonia với nội dung như "bạn có định để người Albania đổi tên không?".[39] Phe phản đối tiến hành một cuộc tẩy chay nhằm khiến kết quả trưng cầu ý dân trở nên vô nghĩa.[37] Hai nhà ngoại giao Nga bị trục xuất khỏi Hy Lạp do bị cáo buộc phá hoại quan hệ giữa Hy Lạp và Macedonia.[36]
Thăm dò ý kiến
sửaThời gian khảo sát | Đồng ý | Không đồng ý | Chưa quyết định | Không đi bỏ phiếu | Biên độ sai số | Cỡ mẫu | Tổ chức | Phương pháp |
---|---|---|---|---|---|---|---|---|
28 tháng 6 – 15 tháng 7 năm 2018 | 49% | 22% | 13% | 16% | ± 3,0% | 1.100 người trả lời từ 18 tuổi trở lên | IRI | Phỏng vấn trực tiếp |
24 tháng 7 – 1 tháng 8 năm 2018 | 41,5% | 35,1% | 9,2% | 12,4% | ± 3,1% | 1.026 người có khả năng cao đi bỏ phiếu | MCIC | Phỏng vấn qua điện thoại |
Kết quả
sửaMặc dù 94,18% cử tri bỏ phiếu ủng hộ hiệp định, tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu chỉ đạt 36,89%, thấp hơn mức 50% để kết quả trưng cầu ý dân có hiệu lực.[40] Tuy dân tộc thiểu số người Albania có lập trường ủng hộ Liên minh châu Âu, NATO và Thủ tướng Zaev nhưng chỉ 233.000 người Albania đi bỏ phiếu ở 15 địa phương có đa số là người Albania, thấp hơn cuộc bầu cử địa phương 2017.[41][42][43]
Lựa chọn | Phiếu bầu | % | |
---|---|---|---|
Đồng ý | 609.427 | 94.18 | |
Không đồng ý | 37.687 | 5.82 | |
Tổng cộng | 647.114 | 100.00 | |
Phiếu bầu hợp lệ | 647.114 | 97.11 | |
Phiếu bầu không hợp lệ/trống | 19.230 | 2.89 | |
Tổng cộng phiếu bầu | 666.344 | 100.00 | |
Cử tri phiếu bầu đã đăng ký | 1.806.336 | 36.89 | |
Nguồn: Ủy ban bầu cử nhà nước |
Phản ứng
sửaCác lãnh đạo thế giới phương Tây hoan nghênh kết quả trưng cầu ý dân mặc dù tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu thấp. Ủy viên Liên minh châu Âu phụ trách láng giềng và mở rộng Johannes Hahn gọi kết quả là "rất có ý nghĩa" và kêu gọi Macedonia "tôn trọng và thực hiện quyết định này với trách nhiệm cao nhất". Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg đăng bài trên Twitter gọi kết quả là một "cơ hội lịch sử" và tái khẳng định rằng "NATO luôn rộng mở" đối với Macedonia. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hoan nghênh kết quả và kêu gọi Quốc hội Macedonia "vượt lên trên chính trị đảng phái và nắm bắt cơ hội lịch sử này" trong việc thực hiện Hiệp định Prespa và giúp Macedonia trở thành "một bên tham gia đầy đủ vào các thể chế phương Tây".[44] Bộ Ngoại giao Hy Lạp hoan nghênh kết quả nhưng chỉ ra nó "mâu thuẫn" với tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu thấp[45] và Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras gọi điện chúc mừng Thủ tướng Macedonia Zoran Zaev ngay sau khi có kết quả.[46]
Mặt khác, Nga, một quốc gia phản đối mạnh mẽ việc Macedonia gia nhập Liên minh châu Âu và NATO, ám chỉ rằng Nga có thể phủ quyết Hiệp định Prespa tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Macedonia bác bỏ các mối đe dọa của Nga vì hiệp định song phương không thuộc thẩm quyền của Hội đồng Bảo an.[47][48]
Hậu quả
sửaNgày 19 tháng 10 năm 2018, Quốc hội biểu quyết tiến hành quy trình đổi quốc hiệu thành Cộng hòa Bắc Macedonia. Tổng cộng 80 đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành đề xuất đổi quốc hiệu, vừa đủ để đạt được đa số hai phần ba cần thiết để sửa đổi hiến pháp.[49] Ngày 3 tháng 12 năm 2018, Quốc hội thông qua dự thảo sửa đổi hiến pháp, với 67 phiếu thuận, 23 phiếu chống và 4 phiếu trắng.[50]
Ngày 11 tháng 1 năm 2019, Quốc hội Macedonia chính thức đổi quốc hiệu thành Cộng hòa Bắc Macedonia.[51] Ngày 25 tháng 1 năm 2019, Quốc hội Hy Lạp phê chuẩn Hiệp định Prespa với 153 phiếu thuận và 146 phiếu chống.[52] Các lãnh đạo quốc tế, bao gồm Thủ tướng Canada Justin Trudeau, Thủ tướng Bulgaria Boyko Borisov, Tổng thống Kosovo Hashim Thaçi, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Đức Heiko Maas, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Albania Ditmir Bushati và Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg hoan nghênh việc phê chuẩn hiệp định.[53][54][55][56][57][58][59]
Xem thêm
sửa- Trưng cầu ý dân về hiến pháp Nagorno-Karabakh 2017
Tham khảo
sửa- ^ “Macedonia Sets 'Name' Referendum for September”. www.balkaninsight.com (bằng tiếng Anh). Balkan Insight. 30 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2018.
- ^ “Macedonia, Greece Sign 'Historic' Name Deal”. www.balkaninsight.com (bằng tiếng Anh). Balkan Insight. 17 tháng 6 năm 2018. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2018.
- ^ “Macedonia name referendum fails to reach turnout threshold: election commission”. reuters.com (bằng tiếng Anh). Reuters. 30 tháng 9 năm 2018. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2018.
- ^ “No Disputing Macedonia Is at a Watershed Moment – Analysis”. www.eurasiareview.com (bằng tiếng Anh). Eurasia Review. 23 tháng 9 năm 2018. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2018.
- ^ Sekularac, Ivana. “Macedonia leader vows to press on with name change despite...”. Reuters. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2018.
- ^ “United Nations Security Council Resolution 817”. United Nations Security Council. 7 tháng 4 năm 1993. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2018.
- ^ “Macedonian Deputy PM in Athens For Talks on Name Dispute”. www.rferl.org. RFERL. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2018.
- ^ “Greece and FYROM PMs to meet over 'Macedonia' name dispute”. www.neoskosmos.com. Neos Kosmos. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2018.
- ^ “PMs to meet after 'Macedonia' name dispute rally in Greece”. www.sbs.com. SBS. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2018.
- ^ “Tsipras and Zaev unblock Euro-integration process”. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 1 năm 2018. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2018.
- ^ “'We have a deal,' Greek PM says over FYROM name row”. www.ekathimerini.com (bằng tiếng Anh). Η Καθημερινή. 12 tháng 6 năm 2018. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2018.
- ^ “Greece ends 27-year Macedonia name row”. www.bbc.com. BBC News. 12 tháng 6 năm 2018. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2018.
- ^ “Republic of North Macedonia with Macedonian language and identity, says Greek media”. www.eta.mk. Meta. 12 tháng 6 năm 2018. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2018.
- ^ “Κλείδωσε το "Βόρεια Μακεδονία" - Το διάγγελμα Τσίπρα για τη συμφωνία” [Agreed on "North Macedonia" – Tsipras' speech to the nation about the deal]. kathimerini.gr (bằng tiếng greek). Kathimerini. 12 tháng 6 năm 2018. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2018.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
- ^ “Zaev:We made a deal - Republic of North Macedonia, with Macedonian language and Macedonian identity”. www.kajgana.com (bằng tiếng Macedonia). Кајгана. 12 tháng 6 năm 2018. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2018.
- ^ “Χάνεται και "ο Ηλιος της Βεργίνας": Τι ορίζει η συμφωνία για το σήμα” [The "Sun of Vergina" is also being lost: what the agreement states]. www.crashonline.gr (bằng tiếng Hy Lạp). Crash Online. 14 tháng 6 năm 2018. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2018.
- ^ “Macedonia MPs ratify Greece deal, paving way for referendum”. www.rappler.com (bằng tiếng Anh). Rappler. 6 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2018.
- ^ “Macedonia Opposition Puts 'Name' Referendum at Risk”. www.balkaninsight.com (bằng tiếng Anh). Balkan Insight. 10 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2018.
- ^ “Macedonia Starts Work on Referendum Preparations”. www.balkaninsight.com (bằng tiếng Anh). Balkan Insight. 26 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2018.
- ^ Apostolov, Vlado (14 tháng 2 năm 2019). “Macedonia Reveals Cost of Referendum Media Adverts”. www.Balkaninsight.com. Balkaninsight. Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2019.
- ^ “Macedonia sets question for name referendum” (bằng tiếng Anh). 30 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2018.
- ^ “Merkel Urges Macedonians To Vote For Name Change, Possibility For EU, NATO Membership”. Radio Free Europe/Radio Liberty. RFERL. 8 tháng 9 năm 2018. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2018.
- ^ “Kurz will visit Macedonia to support the referendum on 7th of September”. www.meta.mk. Meta. 6 tháng 8 năm 2018. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2018.
- ^ “U.S. Defense Secretary warns of Russian meddling in Macedonia referendum”. www.reuters.com. Reuters. 17 tháng 9 năm 2018. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2018.
- ^ “Stoltenberg and Kurz in Macedonia before Merkel”. www.europeanwesternbalkans.com. European Western Balkans. 4 tháng 9 năm 2018. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2018.
- ^ “West in Diplomatic Push to Boost Macedonia Referendum”. www.balkaninsight.com. Balkan Insight. 5 tháng 9 năm 2018. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2018.
- ^ “Meta Urges Macedonia Albanians to Vote 'Yes' to Deal”. www.balkaninsight.com. Balkan Insight. 30 tháng 8 năm 2018. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2018.
- ^ Iljazi, Bashkim (13 tháng 9 năm 2018). “Bushati: Qytetarët e Maqedonisë ta mbështesin procesin e anëtarësimit të vendit në NATO dhe BE”. www.telegrafi.com. Telegrafi. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2018.
- ^ Iljazi, Bashkim (30 tháng 9 năm 2018). “Edi Rama mesazh shqiptarëve të Maqedonisë: Sot votohet për të ardhmen e fëmijëve”. www.telegrafi.com. Telegrafi. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2018.
- ^ “Referendumi për emrin, liderët e partive shqiptare në Maqedoni votojnë 'pro'”. www.shqiptarja.com. Shqiptarja. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2018.
- ^ “Mickoski: The majority of VMRO-DPMNE supporters would either abstain or vote 'against'”. www.nezavisen.mk (bằng tiếng Anh). Nezavisen. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 9 năm 2018. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2018.
- ^ “Wikileaks: FYROM would have accepted 'North Macedonia' in 2008”. www.ekathimerini.com (bằng tiếng Anh). Kathimerini. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2018.
- ^ “Wikileaks: FYROM would have accepted new name in 2008”. www.euobserver.com (bằng tiếng Anh). EU Observer. 4 tháng 9 năm 2018. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2018.
- ^ “Груевски не прифати ни "Северна" ни "ерга омнес"” [Gruevski did not accept neither "north" nor "erga omnes"]. www.kurir.mk (bằng tiếng Macedonia). Kurir. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2018.
- ^ “Викиликс: "Северна Македонија" било прифатливо уште во 2008-ма, но со една важна разлика - Bukefal” [WikiLeaks: "North Macedonia" was acceptable in 2008, but with one important difference]. www.bukefal.club (bằng tiếng Anh). Bukefal. 3 tháng 9 năm 2018. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 9 năm 2018. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2018.
- ^ a b c Squires, Nick (27 tháng 9 năm 2018). “Russia 'orchestrating covert campaign to wreck Macedonia name change vote'”. The Telegraph. Truy cập ngày 4 tháng 10 năm 2018.
- ^ a b “Updated: Largest Opposition Party in Macedonia is Not Boycotting Name Referendum”. www.polygraph.info (bằng tiếng Anh). Polygraph. 17 tháng 9 năm 2018. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2018.
- ^ Perrigo, Billy (4 tháng 10 năm 2018). “How the Renaming of Country Became A Battleground Between Russia and the West”. Time (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 4 tháng 10 năm 2018.
- ^ Tisdall, Simon (tháng 10 năm 2018). “Result of Macedonia's referendum is another victory for Russia”. The Guardian. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2018.
- ^ “FYROM referendum: the day after”. www.neoskosmos.com. Neos Kosmos. 5 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2019.
- ^ Trpkovski, Goce (3 tháng 10 năm 2018). “Albanian Vote Not Crucial in Macedonia Referendum Shortfall”. www.Balkaninsight.com. Balkaninsight. Truy cập ngày 4 tháng 10 năm 2018.
- ^ “Referendumi/ Mbi 260 mijë shqiptarë votuan pro marrëveshjes”. www.balkanweb.com. BalkanWeb. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2019.
- ^ Bechev, Dimitar. “What next after the failed Macedonian referendum?”. Aljazeera. Truy cập ngày 4 tháng 10 năm 2018.
- ^ “EU and NATO hail Macedonia's referendum result despite low turnout”. EURACTIV.com with AFP and Reuters. tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 4 tháng 10 năm 2018.
- ^ “Greek Ministry of Foreign Affairs: the outcome of the referendum in the Republic of Macedonia is contradictory (Original: Ελληνικό Υπουργείο Εξωτερικών: Αντιφατικό το αποτέλεσμα του δημοψηφίσματος στην πΓΔΜ)”. Huffington Post. 30 tháng 9 năm 2018. Truy cập ngày 4 tháng 10 năm 2018.
- ^ “Tsipras congratulates Zaev on determination to implement the agreement”. ANMA. 1 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 4 tháng 10 năm 2018.
- ^ “Name deal in the balance as Russia hints at UN veto”. Kathimerini. 2 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 4 tháng 10 năm 2018.
- ^ “Macedonia Dismisses Russian 'Threat' to Name Deal”. BalkanInsight. 4 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 4 tháng 10 năm 2018.
- ^ “Welcome to North Macedonia: parliament votes for name change”. The Guardian. 20 tháng 10 năm 2018.
- ^ “Macedonian Lawmakers OK Draft Language For Name-Change Amendment”. Radio Free Europe/Radio Liberty. 4 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 5 tháng 12 năm 2018.
- ^ “Macedonian parliament agrees to change country's name”. Reuters | Editorial. 11 tháng 1 năm 2019.
- ^ “Υπερψηφίστηκε με 153 "ναι" η συμφωνία των Πρεσπών”. www.kathimerini.gr. Kathimerini. 25 tháng 1 năm 2019. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2019.
- ^ “Canada "welcomes" the Prespa agreement (Original: "Ο Καναδάς "χαιρετίζει" τη συμφωνία των Πρεσπών")”. www.kathimerini.gr. Kathimerini. 25 tháng 1 năm 2018. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2018.
- ^ “Jens Stoltenberg welcomes the Prespa agreement's ratification (Original:"Την υπερψήφιση της συμφωνίας των Πρεσπών χαιρετίζει ο Γενς Στόλτενμπεργκ")”. www.kathimerini.gr. Kathimerini. 25 tháng 1 năm 2018. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2018.
- ^ “Joint Declaration by Juncker, Mogherini and Commissioner Hahn on Prespa (Original: "Κοινή δήλωση Γιούνκερ, Μογκερίνι και του Επιτρόπου Χαν για τις Πρέσπες")”. www.kathimerini.gr. Kathimerini. 25 tháng 1 năm 2018. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2018.
- ^ “Tusk's and Moskovski's messages on the ratification of the Prespa agreement (Original: "Τα μηνύματα Τουσκ και Μοσκοβισί για την ψήφιση της συμφωνίας των Πρεσπών")”. www.kathimerini.gr. Kathimerini. 25 tháng 1 năm 2018. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2018.
- ^ “German Foreign Minister: The approval of the Prespa agreement, an amazing news for Europe (Original: "Γερμανός υπ. Εξωτερικών: Καταπληκτική είδηση για την Ευρώπη η έγκριση της συμφωνίας των Πρεσπών")”. www.kathimerini.gr. Kathimerini. 25 tháng 1 năm 2018. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2018.
- ^ “Bulgaria's PM hails Greek Parliament decision to ratify Prespa Agreement”. www.mia.mk. MIA. 25 tháng 1 năm 2018. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 1 năm 2019. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2018.
- ^ “Albania, Kosovo applaud name deal adoption that will stabilize region”. www.ekathimerini.com. Ekathimerini. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2019.
Liên kết ngoài
sửaTư liệu liên quan tới Macedonian referendum, 2018 tại Wikimedia Commons