Trò chơi Trí Uẩn là một trò chơi ghép hình với bảy mảnh ghép thuộc một hình chữ nhật có kích thước 8 cm x 10 cm[1] quen thuộc với nhiều học sinh, sinh viên Việt Nam những năm 1960–1970.[2]

Trí Uẩn
Loại trò chơiGhép hình
Thời gian chuẩn bịTùy chọn
Thời gian chơiTùy thuộc khả năng
Vật liệu cần thiếtGỗ, Giấy

Hoàn cảnh ra đời

sửa

Trong thời gian hoạt động cách mạng bí mật tại Hà Nội vào những năm 1940, Nguyễn Trí Uẩn (1916–1995) tìm cách giải trí bằng cách cắt các tấm bìa thành các mảnh nhỏ hơn rồi ghép hình. Từ một hình chữ nhật có chiều dài 8 cm và chiều rộng 10 cm, ông cắt thành bảy miếng nhỏ rồi xếp thành nhiều hình khác nhau. Sau này, Trí Uẩn chuyển sang dùng gỗ mít để phát triển trò chơi này.[3]

Ghép hình

sửa

Trí Uẩn được cấu thành từ hai hình tam giác, bốn hình thang và một hình ngũ giác. Từ bảy mảnh hình học này, người chơi có thể xếp thành 1.000 hình ảnh khác nhau, như hình trái tim (28 cách), hình kim cương (66 cách), hình quả tạ (88 cách), cũng như 10 chữ số tự nhiên và 24 chữ cái.[3]

Ứng dụng khác

sửa

Từ trò chơi Trí Uẩn, chương trình tiểu học Việt Nam có đưa một số bài toán ghép hình với 5–7 miếng ghép cho học sinh.[4] Trí Uẩn được đưa vào làm đề tài cho cuộc thi cho học sinh phổ thông,[5] cũng như được làm thành ứng dụng số cho hệ điều hành Android và Apple.[3]

Trong một bài báo, Trí Uẩn được cho là có tiềm năng để giúp các chuyên gia tổ chức các hoạt động nhằm phát triển khả năng tư duy toán học, khả năng sáng tạo của trẻ nhỏ.[6]

Trò chơi tương tự

sửa

Từ những năm 1890, người Đức đã sáng tạo ra một trò chơi ghép hình tương tự tên là Kreuzspiel,[7] trong khi Trí Uẩn công bố trò chơi này trong thập niên 1940.[1]

Ngoài ra, ở Trung Quốc từ thời nhà Tống cũng xuất hiện một trò chơi có cách chơi tương tự Trí Uẩn là Tangram.[8] Bên cạnh đó, từ thế kỉ thứ 3 TCN, nhà toán học của Hy Lạp cổ đại Archimedes đã thiết kế một bộ ghép hình tương tự tangram và đặt tên cho nó là Loculus Archimedius hoặc Stadderion.[9]

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b “Những người gìn giữ, phục dựng "Trò chơi Trí Uẩn". Thể thao & Văn hóa. 29 tháng 3 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 11 năm 2019. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2020.
  2. ^ “Trò chơi Trí Uẩn”. VOV giao thông. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2020.
  3. ^ a b c “Trí Uẩn - bảy mảnh gỗ mộc thành phần mềm trò chơi trí tuệ”. nhandan.com. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2020.
  4. ^ “Trí Uẩn - bảy mảnh gỗ mộc ghép thành 1000 hình”. Hội đồng bộ môn tin học An Giang.
  5. ^ “Lần đầu tiên thi lập trình tin học trẻ trên trò chơi ghép hình Trí Uẩn”. Sở Khoa học và Công nghệ Vĩnh Phúc. 11 tháng 7 năm 2014. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2020.
  6. ^ Chu Cẩm Thơ, Vũ Anh Tuấn, Nguyễn Tiến Đạt. “Tiềm năng phát triển tư duy hình học cho trẻ em thông qua trò chơi Trí Uẩn, phần 3”. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2020.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  7. ^ Đại học Brandeis
  8. ^ Slocum, Jerry (2001). The Tao of Tangram, tr. 16
  9. ^ “Tangram, the incredible timeless 'Chinese' puzzle” [Tangram, trò xếp hình bất hủ của Trung Quốc]. Archimedes Lab (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2020.

Đọc thêm

sửa
  • “Phỏng vấn với con trai của Trí Uẩn”. VOV Giao Thông.
  • Nguyễn Trí Uẩn (1957). Trí Uẩn: Trò chơi 7 quân chắp ra 1000 hình: Sách đố. Thư viện Quốc Gia Việt Nam.
  • Nguyễn Trí Uẩn (1959). Trò chơi Trí Uẩn. Thư viện Quốc Gia Việt Nam.
  • Nguyễn Trí Uẩn (1960). Tân Trí Uẩn. Thư viện Quốc Gia Việt Nam.