Tomiyamichthys russus

loài cá

Tomiyamichthys russus là một loài cá biển thuộc chi Tomiyamichthys trong họ Cá bống trắng. Loài cá này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1849.

Tomiyamichthys russus
Phân loại khoa học edit
Vực: Eukaryota
Giới: Animalia
Ngành: Chordata
Lớp: Actinopterygii
Bộ: Gobiiformes
Họ: Gobiidae
Chi: Tomiyamichthys
Loài:
T. russus
Danh pháp hai phần
Tomiyamichthys russus
(Cantor, 1849)
Các đồng nghĩa
  • Gobius russus Cantor, 1849
  • Cryptocentrus russus (Cantor, 1849)

Từ nguyên

sửa

Tính từ định danh russus trong tiếng Latinh nghĩa là “đỏ”, hàm ý đề cập đến phần thịt có màu cá hồi (đỏ cam nhạt) của loài cá này.[2]

Phân bố và môi trường sống

sửa

Từ quần đảo Yaeyama (Nhật Bản) và Hồng Kông (Trung Quốc), T. russus có phân bố trải rộng trên khắp Đông Nam Á, bao gồm Việt Nam (vịnh Hạ Long[3]vịnh Nha Trang[4]), Thái Lan (tỉnh Ranongtỉnh Songkhla), Malaysia (đảo Penang), Indonesia (các đảo SumatraSulawesi), Philippines (đảo PalawanCebu), phía đông đến Papua New Guinea (vịnh MilneNew Britain),[1] phía tây đến quần đảo Andaman.[5]

T. russus sống trên nền đáy bùn ở độ sâu đến khoảng 20 m, nhưng thường được tìm thấy gần các cửa sông có độ sâu khoảng 5 m.[1]

Tình trạng phân loại

sửa

Lỗ trên xương trước nắp mang, số lượng vảy cá và màu sắc có sự khác biệt giữa các quần thể T. russus. Ở Nhật, một số mẫu vật có 2 lỗ ở mỗi bên trước nắp mang, số khác có đến 3 lỗ, thậm chí nhiều mẫu lại có 2 lỗ ở bên này và 3 lỗ ở bên kia.[6] Tương tự như vậy, trong mẫu vật ở Andaman, không thể xác định được các lỗ trước nắp mang, tuy nhiên số lượng vảy của mẫu Andaman trùng khớp với mẫu Nhật, Việt và Thái.[5] Để hiểu rõ hơn về phân bố và các biến dị kiểu hình của chúng, cần có những phương pháp liên quan đến mã vạch DNA.

Mô tả

sửa

Chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận ở T. russus là 12 cm.[7] Loài này có màu trắng xám với bốn đốm đen lớn dọc theo giữa bên đến gốc vây đuôi. Lưng có các vệt nâu không đều. Nắp mang có vệt nâu sẫm. Đầu có vạch nâu sẫm ngay dưới mắt, nhiều chấm cam viền đen bao phủ. Vây lưng trước có một đốm đen viền trắng rất lớn ở cuối.

Số gai vây lưng: 7; Số tia vây lưng: 10; Số gai vây hậu môn: 1; Số tia vây hậu môn: 10; Số gai vây bụng: 1; Số tia vây bụng: 5; Số tia vây ngực: 17–19.[8]

Sinh thái

sửa

T. russus sống cộng sinh trong hang với tôm gõ mõ Alpheus.[1]

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b c d Samaniego, B.; Stiefel, K. M. & Williams, J.T. (2024). Tomiyamichthys russus. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2024: e.T241133358A241133361. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2024.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  2. ^ Christopher Scharpf biên tập (2024). “Order Gobiiformes: Family Gobiidae (r-z)”. The ETYFish Project Fish Name Etymology Database.
  3. ^ Phạm Văn Long; Đặng Thị Thanh Hương; Hà Lương Thái Dương; Nguyễn Quang Huy; Trần Đức Hậu (2022). “Tổng quan thành phần loài cá bống (Actinopterygii: Gobiiformes) ở khu vực ven biển Bắc Việt Nam”. Báo cáo khoa học về Nghiên cứu và Giảng dạy Sinh học ở Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và Công nghệ: 414–426. doi:10.15625/vap.2022.0046.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  4. ^ Prokofiev, A. M. (2016). “Gobies (Gobioidei) of soft bottoms from Nha Trang and Van Phong bays (South China Sea, Vietnam)”. Journal of Ichthyology. 56 (6): 799–817. doi:10.1134/S0032945216060096. ISSN 1555-6425.
  5. ^ a b Praveenraj, J.; Rajan, P. T.; Kiruba-Sankar, R.; Roy, S. Dam (2017). “Record of ocellated shrimp goby, Tomiyamichthys russus (Actinopterygii: Perciformes: Gobiidae), from the Andaman Islands, India” (PDF). Acta Ichthyologica et Piscatoria. 47: 407–410. doi:10.3750/AIEP/02233. ISSN 1734-1515.
  6. ^ Hoese, Douglass F.; Shibukawa, Kochi; Johnson, Jeffrey W. (2016). “Description of a new species of Tomiyamichthys from Australia with a discussion of the generic name” (PDF). Zootaxa. 4079 (5): 582–594. doi:10.11646/zootaxa.4079.5.5. ISSN 1175-5334.
  7. ^ Ranier Froese và Daniel Pauly (chủ biên). Thông tin Tomiyamichthys russus trên FishBase. Phiên bản tháng 6 năm 2024.
  8. ^ Shibukawa, Koichi; Suzuki, Toshiyuki; Senou, Hiroshi; Yano, Korechika (2005). “Records of Three Shrimp-gooby Species (Teleostei, Perciformes, Gobiidae) from the Ryukyu Archipelago, Japan” (PDF). Bulletin of The National Science Museum, Series A. 31 (4): 191–204.