Tiếng Đức chuẩn, tiếng Thượng Đức hoặc chính xác hơn là tiếng Thượng Đức chuẩn (tiếng Đức: Standarddeutsch, Hochdeutsch; tiếng Thụy Sĩ: Schriftdeutsch), là dạng chuẩn của tiếng Đức được sử dụng trong bối cảnh chính thức và để giao tiếp giữa các khu vực phương ngữ khác nhau. Nó là một ngôn ngữ đa trung tâm với ba biến thể khu vực cụ thể được chuẩn hóa: tiếng Đức chuẩn Đức, tiếng Đức chuẩn Áotiếng Đức chuẩn Thụy Sĩ.

Tiếng Đức chuẩn
Tiếng Thượng Đức
Tiếng Thượng Đức chuẩn
Standarddeutsch, Hochdeutsch, Standardhochdeutsch
Khu vựccộng đồng Đức ngữ châu Âu
Tổng số người nói69,8 triệu
8 triệu người nói ngôn ngữ thứ hai (2012)
Phân loạiẤn-Âu
Dạng chuẩn
Hệ chữ viếtchữ Latinh (bảng kí tự tiếng Đức)
chữ nổi tiếng Đức
Ngôn ngữ kí hiệu Đức, LBG
(Lautsprachbegleitende/Lautbegleitende Gebärden)
Địa vị chính thức
Ngôn ngữ chính thức tại
Áo
Bỉ
Đức
Nam Tirol (Ý)
Liechtenstein
Luxembourg
Thụy Sĩ
Danh sách các thực thể lãnh thổ mà tiếng Đức là ngôn ngữ chính thức
Quy định bởiKhông có quy định chính thức
(Chữ viết tiếng Đức quy định bởi Hội đồng chữ viết tiếng Đức)[1]
Mã ngôn ngữ
ISO 639-1de
ger (B)
deu (T)
ISO 639-3deu
Glottologstan1295[2]
Một người nói tiếng Đức chuẩn, được ghi lại tại Nam Phi cho Wikitongues.

Tính đến năm 2020, có 132 triệu người nói tiếng Đức Chuẩn, chủ yếu tập trung ở cộng đồng Đức ngữ châu Âu.[3]

Nguồn gốc

sửa

Tiếng Đức chuẩn không phải bắt nguồn từ một phương ngữ truyền thống của một khu vực cụ thể mà là một ngôn ngữ viết được phát triển trong quá trình vài trăm năm, trong đó các nhà văn đã cố gắng viết theo cách hiểu ở khu vực lớn nhất. Cho đến khoảng năm 1800, tiếng Đức chuẩn gần như hoàn toàn là một ngôn ngữ viết. Những người ở miền Bắc nước Đức chủ yếu nói các ngôn ngữ Hạ Saxon rất khác với tiếng Đức chuẩn sau đó học nó như một ngoại ngữ. Tuy nhiên, sau đó cách phát âm miền Bắc (của tiếng Đức chuẩn) được coi là tiêu chuẩn và lan rộng về phía nam; ở một số vùng (như Hannover), tiếng địa phương đã hoàn toàn lụi tàn ngoại trừ các cộng đồng nhỏ những người nói tiếng Hạ Đức.

Thuật ngữ

sửa

Trong tiếng Đức, tiếng Đức chuẩn thường được gọi là Hochdeutsch (tiếng Thượng Đức). Tuy nhiên, thuật ngữ này hơi sai lệch vì có thể gây nhầm lẫn về mặt địa lý rằng nó được nói ở vùng cao niền Nam nước Đức được gọi là ngôn ngữ Đức cao địa. Nhóm ngôn ngữ Đức cao địa ở vùng cao phía nam và dãy Alps (bao gồm Áo, Thụy Sĩ, Liechtensteinmột phần của miền bắc Italy cũng như miền nam nước Đức) tương phản với tiếng Hạ Đức ở vùng hạ du kéo dài về Biển Bắc. Để tránh sự nhầm lẫn này, một số người gọi tiếng Đức chuẩn là Standarddeutsch ("tiếng Đức chuẩn"), deutsche Standardsprache ("tiếng chuẩn Đức") hoặc nếu trong ngữ cảnh mà tiếng Đức được chỉ rõ, nó chỉ đơn giản là Standardsprache ("tiếng chuẩn"). Tuy nhiên, từ "chuẩn" hạ thấp địa vị của ngôn ngữ hàng ngày được nói ở Thụy Sĩ và Áo, và mọi người ở đó thường gọi là "Hochdeutsch" hoặc "Thượng Đức" vì nó có địa vị thấp hơn so với tiếng Đức chuẩn Thụy Sĩtiếng Đức Áo.

Xem thêm

sửa

Chú thích

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ “Rat für deutsche Rechtschreibung – Über den Rat”. Rechtschreibrat.ids-mannheim.de. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2010.
  2. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “German”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  3. ^ Standard German, Ethnologue, 2020

Bản mẫu:Ngôn ngữ tại Ý Bản mẫu:Ngôn ngữ tại Áo

Bản mẫu:Ngôn ngữ tại Đức