Thiện Hội (? -900), tự gọi là Tổ Phong, tu tại chùa Định Thiền [1] làng Siêu Loại [2]. Người làng Điển Lãnh, là đời (hay thế hệ) thứ 2, dòng Vô Ngôn Thông.

Thiền sư
Thiện Hội
Pháp tựTổ Phong
Hoạt động tôn giáo
Tôn giáoPhật giáo
Trường pháiĐại thừa
Tông pháiThiền tông
Lưu pháiVô Ngôn Thông
Tu tập tạiChùa Định Thiền
Thông tin cá nhân
Sinh
Nơi sinhLàng Điển Lãnh
Mất
Ngày mất900
Nơi mấtChùa Định Thiền
Giới tínhnam
icon Cổng thông tin Phật giáo

Cơ duyên và hành trạng

sửa

Thiện Hội lúc nhỏ xuất gia với sư Tiệm Nguyên tại chùa Đông Lâm cùng làng. Sư rảo khắp cõi ngoài, cầu học Thiền chỉ. Khi đến chùa Kiến Sơ gặp Thiền sư Cảm Thành bèn xin ở lại và hầu hạ Cảm Thành hơn mười năm.

Một hôm Sư vào thất hỏi: "Trong kinh nói: Đức Thích Ca Như Lai, nhân địa tu hành trải qua ba tăng kỳ kiếp mới được thành Phật, nay Đại đức lại luôn luôn bảo: Tức tâm tức Phật. Tôi thật chưa hiểu, xin một phen khai thị cho."

Cảm Thành hỏi: "Trong kinh đó là do ai nói?" Sư thưa: "Há chẳng phải Phật nói sao?"

Thành hỏi: "Nếu là Phật nói thì tại sao trong kinh Văn Thù bảo: Ta ở đời 49 năm, chưa từng nói một chữ cho ai. Vả lại cổ đức nói: Người tìm văn lấy chứng, thì thêm vướng mắc. Người khổ hạnh cầu Phật thì đều lầm mê. Người lìa tâm cầu Phật là ngoại đạo. Người chấp tâm tức Phật là ma."

Sư hỏi: "Như vậy tâm này là cái gì? Cái chẳng phải Phật là cái gì? Như vậy tâm này là Phật gì?"

Thành đáp: "Xưa có người hỏi Mã Tổ: Tâm tức là Phật, cái nào là Phật?. Mã Tổ dạy: Ông nghĩ cái nào không phải là Phật chỉ ra xem?. Người ấy không trả lời. Tổ dạy Hiểu được khắp nơi có, không hiểu mãi xa sai. Chỉ một câu thoại đầu nầy, ngươi lại hiểu chưa?"

Nghe lời đó xong, Sư thưa: "Con đã hiểu rồi." Thành hỏi: "Ngươi hiểu như thế nào?"

Sư thưa: "Khắp cả mọi nơi, không chỗ nào là chẳng phải tâm Phật." Nói xong Sư liền sụp xuống lạy.

Cảm Thành bảo: "Cần phải làm thế a?"

Nhân đó đặt tên cho Sư là Thiện Hội.

Thiền sư Thiện Hội mất tại chùa Định Thiền, năm Canh thân, Đường Quang Hoá thứ 3 (900).

Nguyên bản Hán văn

sửa

第二世一人□□□□□□□□

善會禪師

超類鄉定禪寺善會禪師典冷人也蚤依本 鄉東林寺僧漸源出家自號祖風徧逰方外 求學禪要後遇建初感誠便委事之一十餘 年路無倦色嘗一日入室問曰教中道釋迦 如來因地修行歷三大阿僧祗劫始得成佛 今大德每謂即心即仸某甲未明願一開示

誠曰教中是什麽人說師云豈不是仸說耶 誠曰若是佛說為什麽文殊經云吾住世四 十九年未嘗說一字與人且古德道尋文取 證者益滯苦行求佛者俱迷離心求佛者外道 執心是佛(1)者為魔師云如是則此心是那箇 不是佛者為麽(2)師云如是則此心是那箇佛 誠曰昔有人於馬祖問即心即仸那箇是佛 祖云汝疑那箇不是佛指出看其人無對祖 云達即徧境是不悟永乖踈秪遮話頭汝還會 麽師於言下應云某甲會也誠曰汝作麽生 會師云徧一切處無非仸心便禮拜誠曰直

須與麽因以善會名焉後於本寺示寂即唐 光化三年庚申也□□□□□□□□□□

  1. 執心是佛: Bản Nguyễn, 2767; LMT 執心求佛
  2. 佛者為麽: Bản Nguyễn, 2767; LMT 佛者為魔

Chú thích

sửa
  1. ^ Đây chắc là một viết đảo của tên chùa Thiền Định tại làng Khương Tự huyện Siêu Loại ngày xưa, nay thuộc tỉnh Bắc Ninh. Theo Đại nam nhất thống chí, khi viết về tỉnh Bắc Ninh có đoạn: Chùa Diên Ứng ở tại xã Khương Tự, huyện Siêu Loại, có bốn pho tượng Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi và Pháp Điện rất có dấu thiêng.... Có người con gái của Tu Định tên A Man bị Sư phạm đến mà có thai, sinh ra một đứa con gái. Sư đem dấu trong một cây to giữa núi sâu, sau bị gió mưa lớn, cây trốc gốc, nổi trong nước trôi đến bến Luy Lâu. Người ta cho là lạ, vớt cây lên bờ rồi đẽo thành bốn pho tượng Phật, rồi cất chùa tên là Thiền Định, tức nay là chùa Diên Ứng để đặt bốn tượng ấy mà thờ.
  2. ^ Tức huyện Siêu Loại. Đại nam nhất thống chí viết: Huyện Siêu Loại, từ đông sang tây 27 dặm, từ nam xuống bắc 9 dặm, đông đến địa phận huyện Lương Tài 7 dặm, tây đến địa phận huyện Gia Lâm thuộc phân phủ 6 dặm, bắc đến địa giới huyện Gia Bình 3 dặm, thuộc đất Luy Lâu đời Hán.

Tham khảo

sửa
Bảng các chữ viết tắt
bo.: Bod skad བོད་སྐད་, tiếng Tây Tạng | ja.: 日本語 tiếng Nhật | ko.: 한국어, tiếng Triều Tiên |
pi.: Pāli, tiếng Pali | sa.: Sanskrit संस्कृतम्, tiếng Phạn | zh.: 中文 chữ Hán