Gia Bình

Huyện thuộc tỉnh Bắc Ninh

Gia Bình là một huyện nằm bên bờ nam sông Đuống thuộc tỉnh Bắc Ninh, Việt Nam.

Gia Bình
Huyện
Huyện Gia Bình
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Hồng
TỉnhBắc Ninh
Huyện lỵThị trấn Gia Bình
Trụ sở UBNDĐường Huyền Quang, thị trấn Gia Bình
Phân chia hành chính2 thị trấn, 12 xã
Thành lập1/9/1999
Tổ chức lãnh đạo
Chủ tịch UBNDNguyễn Công Ký
Chủ tịch HĐNDNguyễn Bá Tài
Bí thư Huyện ủyĐặng Đình Mạch
Địa lý
Tọa độ: 21°3′29″B 106°10′19″Đ / 21,05806°B 106,17194°Đ / 21.05806; 106.17194
MapBản đồ huyện Gia Bình
Gia Bình trên bản đồ Việt Nam
Gia Bình
Gia Bình
Vị trí huyện Gia Bình trên bản đồ Việt Nam
Diện tích107,6 km²
Dân số (2020)
Tổng cộng105.015 người
Mật độ976 người/km²
Khác
Mã hành chính263[1]
Biển số xe99-H1
Websitegiabinh.bacninh.gov.vn

Địa lý

sửa

Huyện Gia Bình nằm ở phía đông tỉnh Bắc Ninh, nằm cách thành phố Bắc Ninh khoảng 25 km, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 35 km, có vị trí địa lý:

Hành chính

sửa

Huyện Gia Bình có 14 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 2 thị trấn: Gia Bình (huyện lỵ), Nhân Thắng và 12 xã: Bình Dương, Cao Đức, Đại Bái, Đại Lai, Đông Cứu, Giang Sơn, Lãng Ngâm, Quỳnh Phú, Song Giang, Thái Bảo, Vạn Ninh, Xuân Lai.

Danh sách các đơn vị hành chính thuộc huyện Gia Bình
Tên Dân số (người) Diện tích
Thị trấn (2)
Gia Bình 8.552 4,37 km²
Nhân Thắng 10.572 8,18 km²
Xã (12)
Bình Dương 5.902 6,88 km²
Cao Đức 11,4 km²
Đại Bái 9.219 6,19 km²
Đại Lai 7.689 8,19 km²
Tên Dân số (người) Diện tích
Đông Cứu 9.298 6,38 km²
Giang Sơn 7,92 km²
Lãng Ngâm 8.290 6,35 km²
Quỳnh Phú 7.017 7,93 km²
Song Giang 7.377 7,13 km²
Thái Bảo 7.676 7,08 km²
Vạn Ninh 7.206 8,27 km²
Xuân Lai 8.669 11,21 km²

Lịch sử

sửa

Gia Bình là vùng đất cổ phù sa màu mỡ bên sông Đuống, nên từ ngàn xưa đã có cư dân Việt cổ về đây sinh cơ lập nghiệp và để lại dấu ấn là những khu cư trú mộ táng, địa danh, di tích và tín ngưỡng. Các nhà khảo cổ học đã phát hiện ở xã Lãng Ngâm có di chỉ cư trú và mộ táng với những di vật bằng đồng như: rìu, búa, giáo, mác thuộc văn hóa Đông Sơn (cách ngày nay khoảng 4000 năm). Đó còn là hiện tượng tín ngưỡng, hàng loạt các làng xã nằm ven sông Đuống và sông Bái Giang thờ "Lạc Thị đại vương" (tức dòng dõi Lạc Long Quân) là các bậc thủy tổ dân tộc, tiêu biểu là đình Văn Lãng của thôn Đại Bái thờ "Lạc Thị đại vương" còn giữ được sắc phong niên đại Cảnh Hưng 44 (1783) cho biết khá rõ về người được thờ như sau: "Sắc phong cho ba vị đại vương thuộc dòng dõi Lạc Long Quân linh thiêng ở Đại Việt. Là tinh khí tạo thành, do núi sông hun đúc. Gốc từ trăm trứng mà ra, lập ra cơ đồ ở cõi trời Nam. Mở nền thịnh trị một phương, từ phía Bắc trở lại trừ diệt tai ách, khiến cho mạch nước được yên, từng che chở cho dân ta, tiếng tăm lừng lẫy, thật là đáng được ca ngợi. Vì nhà vua mới lên ngôi báu, trông coi việc chính sự, xét về lễ là được nâng bậc, nhà vua phong cho mỹ tự, lại gia phong cho là Đại Việt Lạc Thị linh ứng phong công trí đức cương nghị ba vị đại vương".

Thời Hùng Vương - An Dương Vương, vùng đất Gia Bình thuộc bộ Vũ Ninh và để lại dấu ấn đậm nét ở ngôi đền thờ Cao Lỗ Vương (xã Cao Đức). Theo thần tích cho biết ông là tướng tài giúp An Dương Vương xây dựng quốc gia Âu Lạc, xây thành Cổ Loa, có công chế tạo "nỏ thần" đánh giặc giữ nước.

Ngày 5 tháng 8 năm 1472, Lê Thái Tông mất tại Lệ Chi Viên (nay thuộc xã Đại Lai), thọ 20 tuổi. Nguyễn Trãi và vợ là Nguyễn Thị Lộ bị kết tội giết vua. Ba họ nhà Nguyễn Trãi bị tru di. (Xem Vụ án Lệ Chi Viên).

Thời chống Bắc thuộc, vùng đất này thuộc hai huyện An Bình và Nam Định. Đời Lý Trần thuộc huyện An Định lộ Bắc Giang. Thời Lê sơ, huyện An Định được đổi là Gia Định, thuộc phủ Thuận An, trấn Kinh Bắc. Thời Nguyễn, vua Minh Mệnh năm thứ nhất (1820) huyện đổi tên là Gia Bình. Xưa kia, lỵ sở của huyện Gia Bình ở xã Bảo Khám. Năm 1820 được chuyển về xã Đông Bình. Năm 1888 chuyển đến xã Nhân Hữu. Năm 1841 chuyển về xã Khoái Khê. Năm 1920 chuyển về núi Nghĩa Thắng thuộc dãy Thiên Thai, xã Đông Cứu ngày nay.

Trong kháng chiến chống Pháp, để phù hợp với tình hình kháng chiến, tháng 8/1950, huyện Gia Bình và Lương Tài sáp nhập làm một lấy tên là huyện Gia Lương, thuộc tỉnh Bắc Ninh.

Năm 1962, tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Bắc Giang hợp nhất thành một tỉnh lấy tên là tỉnh Hà Bắc, huyện Gia Lương thuộc tỉnh Hà Bắc.

Năm 1997, tỉnh Bắc Ninh được tái lập, huyện Gia Lương thuộc tỉnh Bắc Ninh.

Theo Nghị định số 68/1999/NĐ-CP[2] huyện Gia Bình được tách ra từ huyện Gia Lương với 13 xã: Bình Dương, Cao Đức, Đại Bái, Đại Lai, Đông Cứu, Giang Sơn, Lãng Ngâm, Nhân Thắng, Quỳnh Phú, Song Giang, Thái Bảo, Vạn Ninh, Xuân Lai.

Theo Nghị định số 37/2002/NĐ-CP[3], thành lập thị trấn Gia Bình - thị trấn huyện lỵ huyện Gia Bình trên cơ sở 213,08 ha diện tích tự nhiên và 3.198 nhân khẩu của xã Xuân Lai; 71,92 ha diện tích tự nhiên và 1.389 nhân khẩu của xã Đại Bái; 151,39 ha diện tích tự nhiên và 3.085 nhân khẩu của xã Đông Cứu.

Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập thị trấn Gia Bình: xã Xuân Lai còn lại 1.084,35 ha diện tích tự nhiên và 8.251 nhân khẩu; xã Đại Bái còn lại 627,46 ha diện tích tự nhiên và 8.665 nhân khẩu; xã Đông Cứu còn lại 666,28 ha diện tích tự nhiên và 7.301 nhân khẩu; thị trấn Gia Bình có 436,39 ha diện tích tự nhiên và 7.672 nhân khẩu.

Ngày 24 tháng 10 năm 2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 1255/NQ-UBTVQH15[4] về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2023–2025 (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 12 năm 2024). Theo đó, thành lập thị trấn Nhân Thắng trên cơ sở toàn bộ xã Nhân Thắng.

Huyện Gia Bình có 2 thị trấn và 12 xã như hiện nay.

Kinh tế - xã hội

sửa

Làng nghề

sửa

Gia Bình thuộc vùng đất Kinh Bắc cũng có một số làng nghề từ lâu, với làng Đại Bái là nổi tiếng. Nhóm nghề dịch vụ chưa phát triển nhiều ngay cả những nơi như trung tâm thị trấn và ở Ngụ, Bùng là nơi phát triển nhất huyện cũng chỉ dừng lại ở việc kinh doanh các mặt hàng thiết yếu. Nông nghiệp với nhiều loại cây vụ đông và cây màu như cà rốt, dưa, hành, tỏi, chuối bãi... Huyện không có nhiều các làng nghề. Các nghề như mây tre đan Lập Ái, bột lọc Ngụ hầu như đến nay đã không còn tồn tại. Các làng còn lại cần khôi phục để tạo nét văn hóa, đặc trưng của vùng đất Gia Bình:

  • Làng nghề đúc đồng ở Đại Bái
  • Làng may, tre trúc Xuân Lai (Xuân Lai)
  • Mây tre đan Lập Ái (Song Giang)
  • Trồng dưa thôn Yên Việt (Đông Cứu)
  • Nghề làm trống An Quang (Lãng Ngâm)
  • Nghề làm nón Môn Quảng (Lãng Ngâm).
  • Làng Ngụ: nghề Bột lọc, có truyền thống hơn 700 năm nay.
  • Làng Đại Bái: đúc đồng (hiện nay làng nghề này đang rất phát triển. Sản phẩm là các đồ vật bằng đồng như nồi đồng, lư hương (rất nhiều), đồ thờ cúng (rất nhiều),...
  • Làng Xuân Lai: làng nghề mây tre trúc. Hiện những nghề thủ công tại đây phát triển rất mạnh như mây tre đan, thang xào, dát giường, găng tay, khẩu trang, đồ thủ công mỹ nghệ xuất khẩu trong và ngoài nước.
  • Làng Môn Quảng: Làng nghề nón lá.
  • Làng Yên Việt: Làng nghề trồng dưa.

Giáo dục

sửa
  • Trường THPT Gia Bình số 1
  • Trường THPT Lê Văn Thịnh
  • Trường THCS Lê Văn Thịnh.

Văn hóa

sửa

Lễ hội

sửa
  • Lễ hội Cao Lỗ Vương
  • Hội thập đình Lê Văn Thịnh
  • Lễ hội đền Vua Bà.

Công trình

sửa
  • Trung tâm văn hóa thể thao huyện Gia Bình (Gia Bình)[5]
  • Đài tưởng niệm Liệt sỹ huyện Gia Bình (Gia Bình)[6]
  • Công viên và hồ điều hòa trung tâm (Gia Bình)[7]
  • Quảng trường Chiến thắng Cầu Đào (Nhân Thắng)
  • Công viên hồ trên núi (Xã Đông Cứu)
  • Sân vận động huyện Gia Bình[8]

Di tích lịch sử

sửa
STT Tên Di tích Xếp hạng văn hóa cấp Năm xếp hạng
1 Đền Cao Lỗ Vương Quốc gia Ví dụ
2 Đền Côn Nương Quốc Gia Ví dụ
3 Đền Vua Bà Tỉnh 1995

Giao thông

sửa

Đường bộ

sửa
  •  :
    • Hướng tuyến: Đại Bái - Gia Bình - Xuân Lai - Ngụ - Bình Dương -> Cầu Kênh Vàng
    • Chiều dài: 17,7 km
  • ĐT.280:
    • Hướng tuyến: Lãng Ngâm - Đông Cứu - Gia Bình - Quỳnh Phú
    • Chiều dài: 8,3 km
  • ĐT.284:
    • Hướng tuyến: Lãng Ngâm - Đại Bái - Quỳnh Phú
    • Chiều dài: 5,6 km
  • ĐT.285:
    • Hướng tuyến: Đại Lai - Thái Bảo - Ngụ
    • Chiều dài: 5,3 km
  • ĐT.282B:
    • Hướng tuyến: Lãng Ngâm - Đông Cứu - Xuân Lai - Đại Lai - Thái Bảo - Vạn Ninh
    • Chiều dài: 14,5 km
  • ĐT.285B:
    • Hướng tuyến: Cầu Bình Than - Vạn Ninh - Bình Dương
    • Chiều dài: 5,5 km
  • ĐT.279:
    • Hướng tuyến: Giang Sơn - Song Giang - Đông Cứu - Gia Bình - Quỳnh Phú.

Cầu

sửa
  • Cầu Bình Than (Gia Bình - Quế Võ): Khánh thành 1.1.2016, nằm trên QL.17
  • Cầu Chì (Gia Bình - Quế Võ): Đã phê duyệt phương án thiết kế thi công, nằm trên ĐT.291
  • Cầu Lệ Chi (Gia Bình - Quế Võ): Nằm trong định hướng quy hoạch giao thông tỉnh Bắc Ninh, nằm trên ĐT.285.

Đường thủy

sửa

Hàng không

sửa

Sân bay Gia Bình của Bộ Công An đã được quy hoạch nằm trên địa phận xã Xuân Lai.

Danh nhân

sửa

Chú thích

sửa
  1. ^ “Đơn vị hành chính”. danhmuchanhchinh.gso.gov.vn.
  2. ^ “Tái lập huyện Gia Bình”. Cổng thông tin huyện Gia Bình. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 6 năm 2019. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2019.
  3. ^ “Thành lập thị trấn Gia Bình”. Cổng thông tin huyện Gia Bình. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 6 năm 2019. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2019.
  4. ^ “Nghị quyết số 1255/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2023–2025”. Cổng thông tin điện tử Quốc hội Việt Nam. 24 tháng 10 năm 2024. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 11 năm 2024. Truy cập ngày 2 tháng 11 năm 2024.
  5. ^ “Trung tâm văn hoá huyện Gia Bình”.
  6. ^ “Đài tưởng niệm liệt sĩ”.
  7. ^ “Công viên trung tâm”.
  8. ^ “Sân vận động huyện Gia Bình”.
  9. ^ “HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT TỈNH BẮC NINH”. nguoikinhbac.vn.

Tham khảo

sửa