Thiếc disulfide

(Đổi hướng từ Thiếc disulfua)

Thiếc disulfide hay đisulfide thiếc là một hợp chất hóa học có công thức SnS2. Hợp chất này kết tinh theo kiểu mô hình kết tinh của iodide cadmi, với Sn (IV) nằm ở các "hốc bát diện" xác định bởi 6 trung tâm sulfide[1]. Nó có trong tự nhiên ở dạng khoáng vật hiếm berndtit[2].

Thiếc disulfide
Tin(IV) sulfide
Tên khácThiếc đisulfide, Sulfide thiếc (IV), Thiếc (IV) sulfide, Vàng khảm
Nhận dạng
Số CAS1 tháng 1 năm 1315 ngày 1 tháng 1 năm 1315
Thuộc tính
Công thức phân tửSnS2
Khối lượng mol182,81 g/mol
Bề ngoàiBột không mùi màu vàng kim
Khối lượng riêng4,5 g/cm³, rắn
Điểm nóng chảy<680 °C
Điểm sôi
Độ hòa tan trong nướcKhông hòa tan
Cấu trúc
Cấu trúc tinh thểTrực thoi, hP3
Nhóm không gianP-3m1, số 164
Tọa độBát diện
Các nguy hiểm
Phân loại của EUKhông liệt kê
NFPA 704

0
1
0
 
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).

Hợp chất này kết tủa ở dạng chất rắn màu nâu khi cho H2S vào dung dịch chứa ion thiếc (IV). Phản ứng này thuận nghịch ở pH thấp. SnS2 kết tinh có màu vàng đồng và được sử dụng để sơn phủ trang trí cho màu vàng gần giống như của vàng kim loại[3], vì thế mà nó có tên gọi khác là vàng khảm.

Hóa chất này cũng phản ứng với các muối sulfide để tạo ra một loạt các thiostannat với công thức [SnS2]m[S]n2n−. Phương trình đơn giản hóa cho phản ứng khử polymer này là:

SnS2 + S2− → 1/x{SnS32−}x.

Chú thích

sửa
  1. ^ Wells A.F. (1984) Structural Inorganic Chemistry, Oxford: Clarendon Press. ISBN 0-19-855370-6.
  2. ^ Vaughan D. J.; Craig J. R. "Mineral Chemistry of Metal Sulfides", Nhà in Đại học Cambridge, Cambridge: 1978. ISBN 0-521-21489-0.
  3. ^ Holleman A. F.; Wiberg E. "Inorganic Chemistry" Academic Press: San Diego, 2001. ISBN 0-12-352651-5.

Tham khảo

sửa