Ván Cờ Lớn
Ván cờ Lớn[1][2], hay Bàn cờ Lớn,[3] là cuộc tranh chấp chiến lược và xung đột giữa Đế quốc Anh và Đế quốc Nga cho uy quyền tối cao ở Trung Á. Giai đoạn Ván cờ Lớn cổ điển thường được xem là kéo dài từ Hiệp Ước Ba Tư-Nga năm 1813 đến Công Ước Anh-Nga năm 1907. Một giai đoạn ít cường độ theo sau cuộc Cách mạng Bolshevik năm 1917. Trong giai đoạn sau Đệ Nhị Thế Chiến hậu thuộc địa, thuật ngữ này tiếp tục được sử dụng để mô tả những mưu địa chính trị của các cường quốc và các cường quốc khu vực vì họ tranh giành quyền lực và ảnh hưởng địa chính trị trong khu vực.[4][5]
Tên gọi
sửaNgười Anh gọi là "The Great Game" tạm dịch sát nghĩa là Trò chơi Lớn.[6] Thuật ngữ chính trị này do Huân tước Rudyard Kipling, nhà văn và nhà tình báo Anh, đưa ra lần đầu tiên trong thế kỷ XIX, khi bàn về sự đối đầu chiến lược giữa Đế quốc Anh và Nga hoàng ở Trung Đông.[3]
Người Nga gọi là "Война́ тене́й" (chuyển tự Latinh: Vojna tenej) tạm dịch là Trận thư hùng Bóng Đêm.
Chú thích
sửa- ^ Cuộc chiến chống buôn lậu vũ khí của Đế quốc Anh - Kỳ I: Súng trong quan tài Lưu trữ 2016-03-04 tại Wayback Machine. Truy cập 2015-07-17.
- ^ "Trung Á: Bàn cờ mới của ván cờ lớn". Việt Báo. Truy cập 2015-07-17.
- ^ a b "Bàn cờ lớn" ở Kavkaz, truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2015.
- ^ Golshanpazhooh 2011.
- ^ Gratale 2012.
- ^ BIẾN ĐỘNG TRONG QUAN HỆ AFGANISTAN-ẤN ĐỘ-PAKISTAN, Tháng Năm 13, 2015. Truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2015.
Tham khảo
sửa- Golshanpazhooh, Mahmoud Reza (ngày 22 tháng 10 năm 2011), Review: Post Modern Imperialism: Geopolitics and the Great Games by Eric Walberg, Iran Review website, truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2012 Liên kết ngoài trong
|publisher=
(trợ giúp) - Gratale, Joseph Michael (tháng 1 năm 2012), “Reviews 2012-1, document 9: Walberg, Eric. Postmodern Imperialism: Geopolitics and the Great Games”, European journal of American studies [Online], ISSN 1991-9336, truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2012