Thủy điện Nậm Chiến

(Đổi hướng từ Thủy điện Nậm Chiến 1)
Thủy điện Nậm Chiến 1 trên bản đồ Việt Nam
Thủy điện Nậm Chiến 1
Thủy điện Nậm Chiến 1
Thủy điện Nậm Chiến 1 (Việt Nam)

Thủy điện Nậm Chiến là nhóm thủy điện xây dựng trên dòng Nậm Chiến ở vùng đất các xã Ngọc Chiến, Chiềng MuônChiềng San huyện Mường La, tỉnh Sơn La, Việt Nam [1][2][3][note 1].

Năm 2018 Thủy điện Nậm Chiến có 3 bậc hoạt động liên hoàn, tổng công suất lắp máy 235,1 MW.

Thông số kĩ thuật chính

sửa
  • Dung tích hồ chứa 154 triệu m3 mước.
  • Là thủy điện đập Vòm đầu tiên ở Việt Nam.
  • Nhà máy sử dụng Tua bin Pelton.
  • Đường kính ống dẫn nước áp lực 3,8m chiều dài tuyến năng lượng 10km, đường ống áp lực có 02 đoạn hầm ngang, mỗi đoạn hầm ngang có 01 giếng nghiêng sâu 175m, tháp điều áp sâu 462m.
  • Cột nước áp lực theo tính toán là 638m.
  • Tháp điều áp cao 22m, đường kính 12m
  • Cửa nhận nước đặt ở cao độ 894,5m đường dẫn nước đến giếng nghiêng hạ nức cốt xuống 550m đến giếng nghiêng 2 cốt cao độ 482m hạ cấp xuống cốt 370m nước dẫn qua ống áp lực đến cao độ 278m là nơi đạt tuốc bin phát điện.

Nậm Chiến

sửa

Nậm Chiến là một phụ lưu của sông Đà, bắt nguồn từ các suối ở dãy núi phía đông xã Nậm Khắt 21°41′8″B 104°16′35″Đ / 21,68556°B 104,27639°Đ / 21.68556; 104.27639 (Nậm Chiến) huyện Mù Cang Chải tỉnh Yên Bái.

Sông chảy sang xã Ngọc Chiến huyện Mường La tỉnh Sơn La, chảy hướng tây nam và đổ vào bờ trái sông Đà ở thị trấn Ít Ong 21°28′21″B 104°02′13″Đ / 21,47242°B 104,037076°Đ / 21.472420; 104.037076 (NChiến-d).

Cửa sông Nậm Chiến cách Thủy điện Sơn La không xa.

Nghịch lý Ngọc Chiến

sửa

Tại lưu vực Nậm Chiến có đến 4 thủy điện, còn tại xã Ngọc Chiến nơi đặt hai thủy điện là Nậm Chiến 1 và Nậm Khốt thì năm 2014 dân của 18 bản trong xã chưa được cấp điện, và được gọi là "Nghịch lý Ngọc Chiến" [10].

Sự cố liên quan

sửa

Thủy điện Nậm Chiến 2 đã xả lũ vào các ngày từ 23 - 25/06/2011, làm vùi lấp nhiều ruộng lúa và hư hỏng một số công trình thủy lợi, cầu treo, công trình dân sinh tại xã Chiềng San, huyện Mường La, tỉnh Sơn La. Do sự không thống nhất được giữa nhà máy và xã về việc đến bù thiệt hại mà sự việc đáng tiếc đã xảy ra vào ngày 25/6 người dân kéo lên mặt đập thủy điện, đuổi cán bộ công nhân viên của nhà máy đang làm nhiệm vụ xả lũ. Sự việc chỉ dịu lại khi UBND huyện Mường La đến giải quyết [11][12].

Chỉ dẫn

sửa
  1. ^ Trong tiếng Tày-Thái "Nậm" đã có nghĩa là nước, sông, suối.

Tham khảo

sửa
  1. ^ Tập bản đồ hành chính Việt Nam. Nhà xuất bản Tài nguyên – Môi trường và Bản đồ Việt Nam. Hà Nội, 2013.
  2. ^ Bản đồ tỷ lệ 1:50.000 tờ F-48-53 C & D.
  3. ^ Sơn La. Đưa vào hoạt động 16 nhà máy thủy điện. EVN News, 30/07/2012. Truy cập 20/07/2016.
  4. ^ Công trình Thủy điện Nậm Chiến. Songda5, 2014. Truy cập 11/07/2016.
  5. ^ Công trình thủy điện Nậm Chiến. Hội đập lớn và phát triển nguồn nước Việt Nam, 2012. Truy cập 11/07/2016.
  6. ^ Cty CP Đầu tư và phát triển điện Tây Bắc Lưu trữ 2018-05-21 tại Wayback Machine. dientaybac, 2013. Truy cập 11/07/2016.
  7. ^ Phê duyệt 07 PDD theo CDM Lưu trữ 2018-05-21 tại Wayback Machine. Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo thực hiện Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu và Nghị định thư Kyoto, 2007. Truy cập 11/07/2016.
  8. ^ Khánh thành Nhà máy thủy điện Nậm Chiến 2. baoxaydung, 10/12/2009. Truy cập 20/07/2016.
  9. ^ Thủy điện Nậm Chiến 3. Tin Công ty, 24/06/2019.
  10. ^ Sơn La: Xã có 2 thủy điện, 18 bản không có điện(!?) Lưu trữ 2016-08-22 tại Wayback Machine. Lao động, 13/03/2014. Truy cập 11/07/2016.
  11. ^ Dân bức xúc vì thủy điện Nậm Chiến 2 xả lũ. Tin tức, 01/07/2011. Truy cập 20/07/2016.
  12. ^ Chung quanh việc xả lũ đập thủy điện Nậm Chiến 2 Lưu trữ 2016-08-18 tại Wayback Machine. baolangson, 05/07/2011. Truy cập 20/07/2016.

Liên kết ngoài

sửa