Thẻ vé tích hợp là hệ thống cho phép hành khách thực hiện các chuyến đi có sự trung chuyển giữa các tuyến trong một loại hình giao thông công cộng hoặc giữa các loại hình khác nhau, mà chỉ cần sử dụng một loại vé hợp lệ duy nhất cho toàn bộ chuyến đi đó.[1] Những loại hình này bao gồm xe buýt, tàu hỏa, tàu điện ngầm, phà, v.v. Mục đích của thẻ vé điện tử là khuyến khích sử dụng giao thông công cộng bằng cách đơn giản hóa việc chuyển đổi giữa các loại hình khác nhau và cải thiện hiệu quả của dịch vụ.

Trong nhiều trường hợp, thẻ vé tích hợp được áp dụng thông qua các công nghệ vé điện tử như thẻ dải từ, thẻ thông minh hoặc thẻ thông minh không tiếp xúc. Một số hệ thống thẻ thông minh, ví dụ như thẻ Octopus của Hồng Kông, cũng được dùng cho các giao dịch ngoài lĩnh vực giao thông, ví dụ như mua hàng hóa hoặc dịch vụ.[2] Mặc dù các phương thức điện tử đang chiếm đa số, một số hệ thống giao thông công cộng vẫn sử dụng vé giấy, cho phép hành khách trung chuyển trong phạm vi một khu vực nhất định hoặc, ở một số trường hợp, cho phép di chuyển không giới hạn trong một khoảng thời gian nhất định, ví dụ như hệ thống Transperth FamilyRider tại Úc.

Một số nước như Thụy Sỹ đã thiết lập hệ thống thẻ vé tích hợp trên toàn quốc, mở rộng quy mô ra ngoài lĩnh vực giao thông nhằm đi kèm khả năng tiếp cận tới những điểm giải trí, bảo tàng, và các dịch vụ khác.[3] Một số quốc gia khác như Anh Quốc, Úc và Thụy Điển cũng triển khai những hệ thống tương tự trong phạm vi các thành phố và vùng đô thị lớn.

Việc áp dụng thành công thẻ vé tích hợp đòi hỏi sự phối hợp và hợp tác quy mô lớn giữa các nhà vận hành vận tải công cộng và nhà cung cấp công nghệ. Những thách thức về chính trị, kỹ thuật và quản lý dự án đã khiến một số dự án bị chậm trễ đáng kể. Ví dụ, hệ thống thẻ vé tích hợp tại Sydney từng bị buộc phải được tái khởi động lại,[4] còn tại Dublin, dự án đã phải đối mặt với tình trạng trì hoãn đáng kể sau khi khởi động vào năm 2002, và hệ thống TFI Leap Card phải tới tháng 12 năm 2011 mới được chính thức hoạt động.[5] Tương tự như vậy, quá trình thay thế thẻ dải từ sang mẫu thẻ thông minh mới tại Stockholm cũng đã phải mất một vài năm, và phải tính tới năm 2008 mới gần hoàn thành sau khi dự án được bắt đầu vào năm 2002.[6]

Ví dụ

sửa

Ví dụ về các hệ thống thẻ vé tích hợp trên thế giới:

Châu Á Thái Bình Dương

sửa
Khu vực Cơ quan giao thông Tên hệ thống Loại vé Hoạt động từ Loại hình vận tải Ghi chú
Adelaide Adelaide Metro MetroCARD Thẻ thông minh Tháng 11 năm 2012 Xe buýt, tàu hỏa & xe điện mặt đất
Auckland Auckland Transport AT HOP card 27 tháng 10 năm 2012 Xe buýt, phà & tàu hỏa
Thẻ Snapperd 2011[7] Xe buýt (chỉ các dịch vụ do NZ Bus vận hành) Bị loại bỏ dần từ tháng 4 năm 2013
Canberra Transport Canberra MyWay Tháng 2 năm 2011 Xe buýt, đường sắt nhẹ
Jakarta PT Jakarta Lingko Indonesia Jak Lingko Tháng 12 năm 2017 Đường sắt ngoại ô, LRT, MRT, BRT, Angkot
Kuala Lumpur Land Public Transport Commission Touch 'n Go 1997 Đường sắt ngoại ô, LRT, MRT, Monorail, BRT, Xe buýt, Đỗ xe, Phí đường bộ
Melbourne Public Transport Victoria myki 2009 Xe buýt, tàu hỏa, xe điện mặt đất & một số dịch vụ đường sắt vùng Thay thế hệ thống Metcard tại vùng đô thị Melbourne vào năm 2012
Perth Transperth[8] SmartRider Tháng 1 năm 2007 Xe buýt, phà & tàu hòa Thay thế hệ thống thẻ dải từ MultiRider. Vé giấy vẫn có thể được sử dụng. SmartRider cũng có thể sử dụng tại Bunbury, Busselton, Geraldton & Kalgoorlie[9]
Singapore Land Transport Authority EZ-Link 2001 MRT (tàu điện ngầm), xe buýt, đỗ xe Các mẫu thẻ EZ-Link tuân thủ tiêu chuẩn CEPAS đã thay thế mẫu thẻ ban đầu vào năm 2009
Đông Nam Queensland Translink[10] Thẻ go Tháng 1 năm 2008[11] Xe buýt, phà, xe điện mặt đất & tàu hỏa
Sydney Transport for NSW Thẻ Opal Tháng 12 năm 2012 Xe buýt, phà, đường sắt nhẹ, tàu hỏa

Châu Âu

sửa
Khu vực Cơ quan giao thông Tên hệ thống Loại vé Hoạt động từ Loại hình vận tải Ghi chú
Hà Lan Trans Link Systems[12] OV-chipkaart[13] Thẻ thông minh 2002 Toàn bộ giao thông công cộng trên lãnh thổ đất liền của Hà Lan (tàu hỏa, metro, xe điện mặt đất, xe buýt, phà, tàu thủy, v.v.).[14] OV-chipkaart được ra mắt vào năm 2002[15] nhưng chỉ thay thế hoàn toàn hệ thống strippenkaart quốc gia từ những năm 1980 cho xe buýt, xe điện mặt đất và metro vào năm 2011,[16] và hệ thống vé giấy của đường sắt vào tháng 7 năm 2014.[17] Vào năm 2022, một hệ thống mới có tên gọi là OVpay đã bắt đầu được triển khai, cho phép hành khách sử dụng thẻ ngân hàng, điện thoại và đồng hồ thông minh song song với mẫu thẻ thông minh hiện có để sử dụng hệ thống vận tải công cộng.[18]
Vùng Đại Dublin Cơ quan Giao thông Quốc gia TFI Leap Card[19] 2011 Xe buýt, tàu hỏa, LUASMetro trong tương lai[20]
Đại Luân Đôn TfL[21] Thẻ Oyster Tháng 7 năm 2003 Xe buýt, tàu điện ngầm, xe điện mặt đất, DLR, London Overground & hầu hết dịch vụ National Rail[21]
Travelcard Vé giấy, hoặc nạp vào thẻ Oyster
Vùng đô thị Stockholm SL[22] SL-kort Thẻ thông minh May 2022 Xe buýt, Metro, đường sắt, xe điện mặt đất, phà Thay thế hệ thống thẻ thông minh SL Access.
Lombardia (vùng hành chính của Ý) Regione Lombardia Io Viaggio Ovunque[23] Vé giấy / Vé giấy nam châm điện tử (SBME) / Thẻ thông minh (Io Viaggio) 2011 Dùng cho toàn bộ mạng lưới giao thông công cộng địa phương tại vùng Lombardy: xe buýt đô thị, ngoại ô và liên thành phố, xe điện mặt đất, tàu điện ngầm/metro, đường sắt vùng,[24] thuyền (chỉ trên Hồ Iseo), v.v. Các loại vé 1 đến 7 ngày có thể được mua bởi bất cứ ai;[25] các loại vé tháng trở lên[26] có những đặc điểm khác, và yêu cầu hành khách đăng ký thẻ thông minh cá nhân.
Bắc Ireland Translink[27] Smartlink Thẻ thông minh Tháng 10 năm 2009 Các dịch vụ xe buýt tại BelfastDerry, xe buýt vùng & liên thành phố, đường sắt[27]
Paris RATP/SNCF Thẻ Navigo, vé một ngày Mobilis/Jeunes Thẻ thông minh / vé từ 2006 Tàu điện ngầm, đường sắt ngoại ô (RER và Transilien), xe điện mặt đất, xe buýt
Thụy Sỹ Đường sắt Liên bang Thụy Sỹ[28] Swiss Pass Thẻ dải từ 1989[29] Xe buýt, tàu hỏa, tàu thủy và xe điện mặt đất
Subotica Subotica-Trans[30] SuBus Thẻ thông minh 2012 Xe buýt

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ “Integrated Ticketing”. Dublin Bus. 7 tháng 2 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 4 năm 2009. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2009.
  2. ^ “Octopus Products”. Octopus Cards Limited. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 2 năm 2007. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2009.
  3. ^ Ví dụ về vé kết hợp cho phép sử dụng các dịch vụ spa khoáng nóng tại Valais, Thụy Sỹ: http://www.carpostal.ch/en/pag-startseite/pag-kundenservice/pag-postauto-in-ihrer-naehe/pag-wallis/pag-sparangebote-wallis.htm
  4. ^ “Tcard: here we go again”. The Sydney Morning Herald. 3 tháng 7 năm 2008. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2009.
  5. ^ “Integrated ticket chaos”. The Sunday Business Post Online. 18 tháng 11 năm 2007. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2009.[liên kết hỏng]
  6. ^ Grahn, Albin (1 tháng 9 năm 2008). “SL sjösatte försenat biljettsystem”. Svenska Dagbladet (bằng tiếng Thụy Điển). SvD. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2009.
  7. ^ “Auckland Integrated Fares System (AIFS) Programme”. Auckland Regional Transport Authority. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 4 năm 2009. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2009.
  8. ^ “General Fare Information”. Transperth. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2009.
  9. ^ Regional town services Transperth
  10. ^ “go card”. TransLink. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 4 năm 2009. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2009.
  11. ^ Phipps, Julia (29 tháng 1 năm 2008). “TransLink GoCard finally launched”. couriermail.com.au. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2009.
  12. ^ ons, Over. “Over ons”. www.translink.nl. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2024.
  13. ^ “Personal OV-chipkaart - OV-Chipkaart.nl”. www.ov-chipkaart.nl. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2024.
  14. ^ “Personal OV-chipkaart - OV-Chipkaart.nl”. www.ov-chipkaart.nl. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2024.
  15. ^ Dekker, Vincent (22 tháng 4 năm 2008). “OV-chip was in 1992 prachtidee”. Trouw (bằng tiếng Hà Lan). Truy cập ngày 5 tháng 3 năm 2024.
  16. ^ janvdm (3 tháng 11 năm 2011). “Strippenkaart disappears from all buses, trams and metros”. DutchNews.nl (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2024.
  17. ^ Pascoe, Robin (9 tháng 7 năm 2014). “Paper train tickets vanish”. DutchNews.nl (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2024.
  18. ^ Sanou, Hanneke (26 tháng 1 năm 2023). “OV-chipkaart out? Pay for your train trip by phone or bank card”. DutchNews.nl (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2024.
  19. ^ “Great Leap forward as commuter card unveiled”. Independent.ie. 11 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 13 tháng 8 năm 2011.
  20. ^ “Dublin Metro North and Metro West, Republic of Ireland”. Kable, a trading division of Kable Intelligence Limited. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2009.
  21. ^ a b “What is Oyster?”. Transport for London. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2009.
  22. ^ “Travelling with SL”. Storstockholms Lokaltrafik. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 4 năm 2010. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2009.
  23. ^ (bằng tiếng Ý) Io Viaggio / Io Viaggio Ovunque http://www.ioviaggio.regione.lombardia.it/
  24. ^ Vé "Io Viaggio Ovunque in Lombardia" chỉ có thể sử dụng cho những chuyến đi giữa các địa điểm trong vùng Lombardia với những loại tàu sau: Regionale Veloce "RV", Regio Express "RE", Regionale / TiLo "R" (áp dụng một số hạn chế cho hành trình đi từ hoặc kết thúc tại các ga Sân bay Malpensa, xem tập tin .pdf về hạn chế "MXP" ở đường dẫn bên dưới), Suburbano "S", và một số trường hợp cho tàu đặc biệt Malpensa Express "MXP" (thường không cho phép các hành trình từ hoặc tới Sân bay Malpensa; không được sử dụng các vé 1 đến 7 ngày; xem thông tin hạn chế - bằng tiếng Ý - tại http://www.trenord.it/media/1979484/avvisotrenord_2017_059_prosp_tab_mxp-mi_rl_new.pdf Lưu trữ 2020-06-05 tại Wayback Machinehttp://www.trenord.it/media/1979487/avvisotrenord_2017_060_prosp_tab_bellinz-_mxp_t2_rl.pdf[liên kết hỏng], được liên kết trong trang web http://www.trenord.it/it/circolazione-e-linee/le-linee/malpensa-express.aspx Lưu trữ 2015-01-06 tại Wayback Machine). Các vé từ 1 đến 7 ngày cho phép sử dụng hạng 1 và 2 (hạng 1 có trên hầu hết chuyến tàu "RV" và "RE", rất hiếm thấy trên tàu "R", chưa từng áp dụng trên tàu "S"; hạng 1 cũng được triển khai trên tàu "MXP", nhưng cần chú ý rằng các vé "Io Viaggio" 1-7 ngày chỉ dành cho hành trình không bắt đầu hoặc kết thúc tại Ga Sân Bay Malpensa. Gói đăng ký từ hàng tháng trở lên chỉ cho phép dùng hạng 2.
  25. ^ “Trenord - Single Tickets - MULTI-DAY PASSES [Io Viaggio in Lombardia] (Io Viaggio Ovunque in Lombardia, I.V.O.L., IVOL). TRENORD S.r.l. Truy cập ngày 13 tháng 11 năm 2016.
  26. ^ “Trenord - Integrated Rail Passes - IO VIAGGIO OVUNQUE IN PROVINCIA/IO VIAGGIO OVUNQUE IN LOMBARDIA”. TRENORD S.r.l. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2016.
  27. ^ “Swiss Travel System”. Switzerland Travel Centre. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2009.
  28. ^ Furlaud, Alice (29 tháng 9 năm 1991). “TRAVEL ADVISORY; City Rides Added To Swiss Pass”. The New York Times. Truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2010.
  29. ^ “Subotica-Trans”. Subotica Trans. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 9 năm 2009. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2014.