Thảo luận Thành viên:Ti2008/Lưu 7

Bình luận mới nhất: 14 năm trước bởi Sholokhov trong đề tài Việt Nam Dân quốc

Lưu trữ

sửa

Tên gọi

sửa

Những tên đó trước tôi vẫn thường quen nghe, quen gọi. Có tên Peter của Nga thì trước hình như người ta có gọi là Pi-ốt (Piotr-Pyotr). Không rõ hiện nay người ta gọi chính thức là gì. Việc đổi tên nước có vần id, ic tôi không rõ bạn định nêu các trường hợp nào. Rotceh (thảo luận) 09:38, ngày 24 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tôi không rành về tên Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng tôi có thể hỏi mấy người bạn của tôi là người Hy Lạp và Thổ, như một cách tham khảo. Rotceh (thảo luận) 09:57, ngày 24 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Thôi mà, lạc đề làm gì chứ ? Cũng không nên dồn ép thày quá. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 10:36, ngày 24 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Wikipedia không phải là nơi thử nghiệm về dân chủ, tôi luôn quan niệm ở là wikipedia chúng ta cần đạt được đồng thuận thay vì hơi tí lại đem ra bỏ phiếu, chân lý không phải lúc nào cũng thuộc về số đông. Ti2008 có thể để biểu quyết ở đó để mọi người tham gia, tôi sẽ không tham gia việc bỏ phiếu đâu. GV (thảo luận) 10:51, ngày 24 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Bác Mekong tài giỏi thật, nhưng tội là bác ấy là Việt kiều, sống ở nước ngoài từ bé (đã hơn 50 năm) nên bác ấy không rành rẽ chuyện gọi tên ở VN.:D Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 10:53, ngày 24 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Thầy là nhà cách mạng rất cuồng tín, bạn cứ đi chiêu hồi thầy thế không sợ phí công à ? Dầu sao cũng cảm ơn bạn đã bỏ công khai sáng, giúp thầy thoát khỏi bến mê. Mà em sợ bây giờ thầy ấy vẫn còn mê sảng chưa tỉnh dậy đâu ạ. 137.132.3.7 (thảo luận) 13:14, ngày 24 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Thầy cứ xưng là thầy dạy sử nên đám học trò trên wiki cứ bảo là thầy ấy thôi, mà bảo thì bảo thế em cũng chả biết thầy là thầy thật hay không nữa. Mà bạn lo làm gì, thầy ấy giờ chắc cũng chỉ quanh quẩn ở trường mà nhồi sọ đám con nít thôi, thầy về wiki là bị coi như rác, cùng đường rồi.137.132.3.7 (thảo luận) 13:28, ngày 24 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

À mà bạn khỏi nhắn tin vào trang của IP để làm gì, cứ trả lời ở trang của bạn, IP hay thay đổi, cùng người đó hôm nay IP thế này nhưng mai nó lại đổi thành thế khác. 137.132.3.7 (thảo luận) 13:28, ngày 24 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Re:Lý Tiểu Long

sửa

Nhờ các bqv khoá bài này lại-- nói chuyện-đóng góp 13:11, ngày 24 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Đế vương

sửa

"... Tông/Tổ là miếu hiệu của một số vị vua chúa VN và TQ...". Nguyên câu mở đầu này đã xác định rõ phạm vi đối tượng sẽ nêu trong bài. OK, ta có thể mở rộng đến các chúa Nguyễn là những người cai trị 1 cõi - và đưa vào mục "truy tôn" như hiện nay có thể coi là tạm được.

Với Tào Tháo hay Tư Mã Chiêu, dù sao khi sống đã là Ngụy vương, Tấn vương. Xét kỹ hơn về bản chất, bạn xem bài Tào Tháo sẽ thấy rằng, ngay cả khi chưa cướp ngôi nhà Hán, Tào Tháo đã cắt 9 quận Ký châu ra lập 1 nước Ngụy nho nhỏ trong lòng nhà Hán - rõ ràng là chúa 1 cõi thực sự. Vì thế tương tự với Tư Mã Chiêu, có thể đưa vào mục truy tôn.

Còn những "bác nông dân" như Lê Khoáng, Lê Hối hoặc "bác chài" như Mạc Bình, Mạc Hịch hoặc ngay cả các thái úy, tướng quân như Tư Mã Ý, xin mời ra chiếu khác.--Trungda (thảo luận) 02:06, ngày 25 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Thụy hay

sửa

Thụy hay hoặc dở, như tôi từng bàn với Sholokhov, thực ra do người sau mới là quyết định. Cứ đơn cử oanh liệt như Lê Hoàn nhưng các vua chúa và sử gia sau này (thật quá đáng) ko cải cái tên Đại Hành thành Vũ Đế hay Cao Đế cho xứng; ngược lại những Thạch Kính Đường vẫn là Cao Tổ.

Hoặc bạn có thể thấy, khi Lê Uy Mục mới chết bị giáng làm Mẫn Lệ công; còn Tương Dực mới chết bị gọi là Linh Ẩn vương. Tôi ko biết chữ Hán nhưng trộm lấy nghĩa giảng giải của Kinh Xuân thu thì thấy rằng: Lệ là ngang trái, Mẫn là thương xót => rõ ràng cái này mới lột tả đúng cuộc đời Lê Tuấn (giết bà, giết em, lại bị giết). "Linh" thường là những ông chơi bời; "Ẩn" là giúp người không nên việc => đó mới là chân tướng Lê Oanh. Chẳng qua sau này Lê Chiêu Tông thấy quyền thần Trịnh Duy Sản chết rồi mới truy tôn ra những cái mỹ tự Uy Mục và Tương Dực cho ngon, chứ Mẫn Lệ và Linh Ẩn mới là sự phán xét nghiêm khắc của hậu thế!--Trungda (thảo luận) 02:39, ngày 25 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Chữ "Thế" thường dành cho các ông có võ công (Hán Thế Tổ Lưu Tú, Tấn Thế Tổ Tư Mã Viêm, Nguyễn Thế Tổ...). Chữ "Thế" thời Lê trung hưng đã dành cho Lê Thế Tông - vị vua sống qua thời điểm diệt Mạc khôi phục Thăng Long. Dù ông này ko làm nhưng cũng được tính là "võ công" của ông ấy. Còn "chúa Chổm" Duy Ninh dù là vua đầu thời khôi phục nhưng mới chỉ le lói việc duy trì dòng vua cũ mà thôi. Sử sách gọi Trang Tông và Thế Tông kể cũng là chinhs xác.--Trungda (thảo luận) 11:28, ngày 25 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

"Nợ cũ"

sửa

Tôi soạn bài mới này và tình cờ thấy tình tiết bạn hỏi về việc sứ Đông La Mã gặp Hán Hoàn Đế năm 166 trong phần "Thương mại".--Trungda (thảo luận) 16:41, ngày 25 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Re: Quan tâm

sửa

Thế mới làm tổng thống được đồng chí ạ. Mà đồng chí có rảnh thì qua xứ Nam Á làm vài phát lịch sử, vùng đó lịch sử cũng trù phú ra phết đấy. Tích Lan nhân (thảo luận) 16:51, ngày 25 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tôi vẫn thường thắc mắc một đế quốc Hung Nô hùng mạnh lại biến mất hầu như không còn dấu vết, Ti2008 có tài liệu nào không?

La Mã

sửa

Vậy hả, để tôi sửa lại.--Trungda (thảo luận) 04:28, ngày 26 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Đúng là viết càng nhiều và càng sâu mới càng cần sự tương trợ cộng đồng của người rõ bên đông và người thạo bên tây.--Trungda (thảo luận) 04:31, ngày 26 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời
Cảm ơn bạn, tôi thực chủ quan, mấy năm chưa qua thăm bên Tây.--Trungda (thảo luận) 04:34, ngày 26 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tôi "ngại" chưa sang đó với bạn cũng vì 1 lý do về ngôn ngữ như vậy: phải đối chiếu và lựa chọn giữa tiếng Anh, tiếng gốc, tiếng Latin... Vụ mấy triều đại hàng xóm nhà Kayani đã hơi kinh. Đọc một số sách tôi cũng biết bên Đông có chuyện tương tự khi đi sâu: các vua và tướng Mông Cổ ở VN phiên 1 kiểu (Cốt Đãi Ngột Lang-Ngột Lương Hợp Thai...), TQ thời Tống-Minh phiên 1 kiểu, sang đời Thanh nói theo kiểu Mãn, bắt viết lại tên tuốt tuột khi soạn sử! Người làm trong nghề sử cũng hoa mắt váng đầu khi đọc tư liệu.--Trungda (thảo luận) 04:46, ngày 26 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Cứ theo niên đại mà suy thì ông đó đã chết năm 161 trong khi việc thông hiếu 166, tức là chưa chính xác.--Trungda (thảo luận) 04:48, ngày 26 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời
Đúng vậy. Thống nhất cách gọi nào luôn là vấn đề. Xưa các cụ học tiếng Pháp nhiều nên thích gọi kiểu Pháp (đọc Inter Milan là Anh-te Mi-lăng), bây giờ lớp trẻ nhiều người sính tiếng Anh, trong khi nguyên bản và Latin cũng là 1 "thế lực" phải kể tới khi chọn lựa. Mà nhân tiện mời bạn xem thêm lịch sử bài Trường Bùi Thị Xuân đang bị mang ra biểu quyết. Cách copy chắp dán thay chữ và ghi sách tham khảo của IP giống anh thày này lắm.:D--Trungda (thảo luận) 04:53, ngày 26 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Thày hay sinh viên ko quan trọng, miễn là Kayani đừng copyvio, đừng cực đoan và đừng đem mấy cái nguồn trôi dạt trên sông Thị Vải:ra mà phản biện lịch sử, thế là mừng. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 09:36, ngày 26 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Thua, chúng ta cầu nguyện đi. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 13:27, ngày 26 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Cầu sao cho wiki này không bị hai quốc gia xâm lược cùng lúc. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 13:30, ngày 26 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Vua đồng tính

sửa

Những thông tin này nhạy cảm, với mỗi ông khi đưa ra đều cần nguồn dẫn. Tài liệu tôi có của Đặng Huy Phúc chỉ nêu những gì khái quát nhất, không nêu tới những tình tiết này. Những bài loại "vừa đủ lông cánh, thông tin cơ bản" là đều lấy từ đó. Những bài dài hơn đều phải lấy tài liệu các nơi khác, viết về những ông nổi trội hơn.

Riêng trường hợp Hán Văn Đế, tôi xem sách (hình như bản dịch Sử ký bổ sung) có nói đến tình tiết bạn tình của ông này là Đặng Thông sau bị vua con Cảnh Đế trị tội, "đến cái trâm cũng không còn". Dịch giả kết luận: trâm vốn dành cho đàn bà, Thông dùng trâm chứng tỏ người này là bạn tình đồng tính của Văn Đế. Đại loại sách xưa nói một cách gián tiếp kiểu như vậy nên đọc sử đòi hỏi rất tinh và kỹ. Các trường hợp khác thì tôi không biết ở đâu ghi.--Trungda (thảo luận) 08:03, ngày 26 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Lương Giản Văn Đế

sửa

Nhờ bạn xem hộ bài này, tôi đã treo bảng thiếu nguồn gốc.--DMT (thảo luận) 13:00, ngày 26 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Lưu ?

sửa

Thế thì đợi nó dài tí, lưu cho bõ công.:D Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 13:36, ngày 26 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Quảng Khai Thổ

sửa

Nếu Ti thấy ko còn Quảng Khai Thổ nào khác thì cứ đổi thôi, ko sao cả. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 13:42, ngày 26 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Alexandre Makedonskov

sửa

Tác phẩm Họ chiến đấu vì Tổ quốc của ông Sholokhov (xịn). Lúc đó mới thấy trình độ học vấn của các chiến sĩ Xô Viết thật là bó tay: bẩu là lão Alexandros đánh chiếm Ý, La Mã, Thuỵ Điển,... có điều đánh Nga thì bị thua tan tác:D:D:D:D Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 13:50, ngày 26 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Có gì đâu, thời đấy nước Nga Xô Viết còn "nạn mù chữ" mà, mà các chiến sĩ thì theo nghề quân, chứ có theo nghề học vấn đâu mà lị... (đời nào chẳng có chiến sĩ thế)--Huyền thoại Lý Tiểu Long (Thảo luận) 01:56, ngày 27 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Thấy. Nhưng cảm nhận của tôi là người Việt hiện nay vẫn thích dùng Pi-ốt hơn là Pi-tơ vì suốt 1 thời gian dài chúng ta có quan hệ hữu hảo với anh Liên Xô. Thêm nữa ông ấy là người Nga, nên dùng tên tiếng Nga cho ông ấy chứ, đâu phải bạ đâu cũng dùng tiếng Anh được ? Cái tên Pi-ốt cũng không quá kỳ lạ, khó biết như cái tên Ba Tư của triều Akêmênét. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 02:31, ngày 27 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Trong tiếng Pháp người ta cũng dùng là Ottoman. Peter hay Pyotr hay Pierre (tiếng Pháp), Pietro (tiếng Ý) cũng đều chỉ là biến thể của Petros (tiếng Hy Lạp: Đá) thôi. GV (thảo luận) 02:56, ngày 27 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời
Tại sao phải dùng biến thể tiếng Anh của Petros để gọi một người Nga trong khi tiếng Nga có biến thể riêng của họ? Giờ ta đổi bài Việt Nam thành Vietnam nhé? GV (thảo luận) 03:02, ngày 27 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời
Đây là tên Thánh, có nghĩa là nó xuất phát từ cùng một gốc sau đó biến đổi theo các quốc gia khác nhau (chứ không phải tên ông này ở Nga là Petros nhưng phiên âm thành Pyotr, Pyotr là tên gốc trong tiếng Nga rồi). Tôi thấy Ti2008 cứ đi ngâm cứu các bài về tên thánh bên en wiki thì sẽ rõ. GV (thảo luận) 03:08, ngày 27 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời
Ai nói là tên Pi-ốt không phổ biến ? Xin nhắc lại với Ti là Google không phải là ông thánh giải quyết mọi việc. Tranh thủ nói luôn về thủ đô của Đông La Mã, sách "lịch sử thế giới cổ đại" của giáo sư Lương Ninh gọi là Constantinopolis đấy. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 03:13, ngày 27 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

VN Dân Quốc

sửa

Tôi không rõ, nhưng mà tôi nghĩ Cộng hoà cũng là từ Hán Việt, và VNCH chưa bao giờ tự mình gọi là VN Dân quốc, nên chắc các sách báo tin cậy và PT truyền thông chính thức của Đài Loan cũng sẽ gọi là VNCH thôi. Còn dân đen nó gọi gì thì mình ko sống ở xứ Đài mình ko biết được. Bạn thừ qua wiki tiếng Khựa xem.

Còn Osman thì tôi vẫn giữ ý kiến của tôi, nhưng thôi chắc ko tranh luận nữa, xìu rồi. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 14:57, ngày 26 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

cái đó thì tôi hơi thua, tôi dốt môn lô-gíc học và triết học. Nhưng tôi tin là bác Saheed ko phải là thày Kayani đâu. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 03:22, ngày 27 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Việc này thì quá là bác Saheed nói không đúng rồi. Chú Byzantine vào thế kỷ 15 chỉ còn là 1 quốc gia nhỏ xíu mà vua chú ta cũng xưng là Hoàng đế đó thôi ? Nhưng ở đây lưu ý là 1 số quốc gia ko có Hoàng đế, thậm chí là nước cộng hoà nhưng vẫn được gọi là Empire đó nha. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 03:37, ngày 27 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Triều đại

sửa

Đêm qua tôi đã thấy và định sửa bài này, nhưng đột nhiên net bị ngắt (thật tức mình), nên đành copy đoạn đó ra ngoài, chốc nữa sẽ viết sửa tiếp. Tôi sẽ lý giải kỹ các trường hợp bên phương Đông, nhất là ta và Tàu.--Trungda (thảo luận) 03:24, ngày 27 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Trong Ỷ thiên Đồ long ký, Quang Minh tả sứ của Bái hoả giáo Trung Hoa là Dương Tiêu thấy Kỷ Hiểu Phù xinh đẹp, đã cưỡng hiếp Hiểu Phù. Hiểu Phù có mang, sinh ra con gái đặt tên là Dương Bất Hối (không hối hận). Lê Thy (thảo luận) 05:16, ngày 27 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

"Bắt mạch"

sửa

Tôi xem mấy điều bạn tâm sự tại Thảo luận thành viên:Sholokhov#Thua? và giật mình nhận ra rằng đến giờ chúng ta mới "bắt mạch" được "hệ thống mật mã" danh hiệu các "kiếp tu" của K lảo sư. Kiểm lại các danh hiệu này thấy khá nhiều chữ có gốc gác mà bạn kê. Tiếc rằng lão sư cũng dò đường tơ lụa từ khá lâu mà không giúp bạn 1 tay để viết về vua vùng đó, lại nhân danh các vị vua chúa nơi này để về đây phát tác.

Một kết luận nữa về dấu hiệu nhận dạng - dù không phải là tất cả:D--Trungda (thảo luận) 11:44, ngày 27 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Thế thì khổ, Trungda nên chuẩn bị tinh thần sớm, ngộ nhỡ một ngày nào đó các bạn bè của bác Saheed biết tiếng Việt, rồi thấy wiki ta cứ suốt ngày công kích, chỉ trích các Kayani, Askan,... lúc đó các BQV có mà thức trắng đêm để lùi sửa. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 12:17, ngày 27 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Xóa bài

sửa

Đặt tiêu bảb {{chờ xoá|lý do}}, hoặc trực tiếp nhờ 1 bảo quản viên. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 14:08, ngày 27 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

conbo tốt bụng đã xóa rồi.--Trungda (thảo luận) 18:27, ngày 27 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Nhà Minh

sửa

Một IP lại nhét thêm gần 100K nội dung tiếng Anh vào bài này rồi bỏ đó. Bạn mới dịch được vài chỗ, chắc sẽ còn mất rất nhiều thời gian. Tôi tạm khôi phục lại bản tiếng Việt như cũ. Nếu có điều kiện tiếp tục, bạn hãy dịch ra ngoài rồi thêm vào từng đoạn tiếng Việt đã dịch.

Không rõ là lần thứ mấy, bài này có hiện tượng nhồi nguyên bản bên en.wiki vào bài này như "giao việc cho cộng đồng" rồi để đó, diễn ra khá nhiều lần.--Trungda (thảo luận) 18:40, ngày 27 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Bá vương, hoàng đế

sửa

Khi lục lọi dữ liệu để thảo luận với anh, cũng như khi đọc thảo luận của những người khác như các bạn Meotrangden, Trungda, quan niệm về danh từ hoàng đế, bá vương, v.v. của tôi cũng có đôi phần thay đổi. Tuy nhiên, tôi nghĩ trong bài sultan chữ bá vương có vai trò giúp định nghĩa được rõ ràng hơn.MohamedSaheed (thảo luận) 20:40, ngày 27 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tôi có đọc hai trang thảo luận của thành viên Kayani. Thấy thành viên ấy có nhắc đến một số điều tôi nhắc. Những điều đó có lẽ hãy còn ít ai nói trên Wiki VN chăng. Tôi thấy thích những đế quốc lớn, những nền văn minh lớn cũng như thích khủng long, thích Superman, hay cùng thích những bộ truyện đặc sắc nhưng khó kiếm, thế thôi. Tôi không phải và không có quen biết với thành viên Kayani hay thành viên Askan.MohamedSaheed (thảo luận) 20:55, ngày 27 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tôi có ghi nhận các lời nhắn khác của anh. Hôm nay chưa trả lời hết được, hy vọng hôm khác sẽ tiếp tục.MohamedSaheed (thảo luận) 20:55, ngày 27 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Trước mắt thì ta cứ tạm ghi là Sultan, Khalip hoặc ghi là "vua" cho trung hoà. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 12:58, ngày 28 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Thông thường các vua Tây đều được gọi là Đại đế cả. Ví dụ như Alexandros, Phriđrích II cũng đâu có phải là Emperor mà vẫn được các bác nhà ta dịch là Đại đế đó thôi. Ta cứ để như thế đi. Còn vua bên châu Á thì ta mới cần phải suy xét sau. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 13:10, ngày 28 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

copy + paste. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 13:10, ngày 28 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Những sách tôi đọc đều gọi ông í là Suleyman II cả. Ti thử tìm xem sách VN gọi ông í là gì ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 13:12, ngày 28 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Mũi tên xanh nào ?Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 13:13, ngày 28 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Copy xong rồi thì qua bên chỗ cần dán để dán vào chứ sao. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 13:23, ngày 28 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Vậy thì chắc Suleyman Đại đế cũng ko sao vì dầu sao địa vị của ông ấy cũng xứng đáng. Tôi thì thí Vĩ đại hơn vì Great và Magnificent là 2 từ khác nhau (dù đồng nghĩa). Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 13:43, ngày 28 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

OK nhưng nhớ dịch đấy.:D thú thật dạo này tôi hơi bận ko giúp bạn được. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 14:36, ngày 28 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Translation request

sửa

Hi! I'm a Hungarian Wiki-editor, my name is Norbert Kiss. I would like to request a translation into Tieng Viet. Some years ago I wrote a really short story. I decided to have this in so many languages as I could get. Now I have 118 translations. I think, in this list must the Tieng Viet to be. Could you help me? All the version (including English) are here. I hope, you could help me. Thank you! hu:User:Eino81

OK, thank you:(--Eino81 (thảo luận) 14:29, ngày 28 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Cờ Ottoman

sửa

Đế quốc Ottoman có lá cờ có hình mặt trăng lưỡi liềm, không có hình ngôi sao, có hàng chữ Arap ở duới hình mặt trăng. Mình không có hình nó nhưng đã nhìn thấy nó trên mấy bộ phim về Thổ Nhĩ Kỳ cận đại (kênh Discavery chiếu) và phim về Chiến tranh thế giới thứ nhất nhưng vì là phim đen trắng nên không rõ màu gì. Lá cờ hiẹn này cho dù màu đỏ tươi hay đỏ đạm thì vẫn là lá cờ của Cách mạng Thổ Nhĩ Kỳ 1923, chắc chắn không phải cờ của đế quốc Ottoman. --Двина-C75MT 12:31, ngày 29 tháng 9 năm 2009 (UTC)--Trả lời

Nhớ khi xưa chơi game Medieval Total War thì cờ bọn Thổ là là cờ xanh lục có hình 1 mặt trăng lưỡi liềm màu vàng. Không rõ đó là cờ của vương triều Osman hay cờ của toàn bộ dân thổ Xen-giúc nói chung ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 12:52, ngày 29 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Latter

sửa
1- Vì Ibrahim Pasha là Thái tể (dịch từng từ là "tể tướng lớn"). Nếu thêm từ latter có thể dịch là "quan thái tể đương nhiệm".
2- Bạn dịch tương đối ổn đấy. Tôi cũng dịch thử toàn bộ đoạn này. Và nó như sau:
"Ibrahim Pasha được đưa lên làm quan thái tể vào năm 1523 và thống lĩnh toàn bộ quân đội. Suleiman cũng trao cho Ibrahim Pasha danh hiệu beylerbey của rumelia, cho Ibrahim quyền định đoạt tất cả lãnh thổ của Thổ Nhĩ Kỳ ở châu Âu, cũng như quyền điều động binh lính thường trú tại lãnh địa ấy trong thời chiến. Theo người ghi sử thế kỷ 17, Ibrahim đã yêu cầu suleiman không trao quá nhiều quyền tự trị cho những vùng đất ấy vì lo rằng như vậy sẽ mất an ninh; Suleiman trả lời rằng dưới quyền cai trị của ông ta, trong bất cứ trường hợp nào, Ibrahim sẽ không bao giờ bị phế bỏ.
Tuy nhiên, cuối cùng thì Ibrahim cũng để mất uy tín với quốc vương. Trong 13 năm làm tể tướng, sự thăng tiến nhanh về quyền lực của ông ta và hàng đống của cải to lớn đã làm Ibrahim có thêm nhiều kẻ thù trong số các quan chức của quốc vương. Bản báo cáo của Ibrahim với quốc vương về cuộc vận động chống lại đế quốc safavid Ba Tư là hành động đã đạt đến sự trơ tráo: đặc biệt là việc ông ta coi quốc vương serasker chỉ là hình thức được xem như là một sự sỉ nhục đối với suleiman.
Sự ngờ vực của Suleyman đối với Ibrahim bị làm tồi tệ hơn bởi mâu thuẫn giữa Ibrahim và Công bộ thượng thư Iskender Chelebi. Mâu thuẫn này kết thúc bằng âm mưu ám hại Chelebi, do Ibrahim đã ra sức thuyết phục Suleiman để khép vị thuợng thư này vào tội chết. Tuy nhiên, trong lời nói cuối cùng trước khi chết, Chelebi đã lên tiếng buộc tội Ibrahim đã âm mưu chống lại sultan.
Lời nói lúc hấp hối của ông này đã thuyết phục đuợc Suleiman về sự phản bội của Ibrahim, và ngày 15 tháng Ba năm 1536, cái xác không hồn của Ibrahim đã được tìm thấy trong cung điện Topkapi."
--Двина-C75MT 16:32, ngày 29 tháng 9 năm 2009 (UTC)--Trả lời


Ministry of Finance

sửa

Gửi Ti ý kiến của Trungda nhé:

Đọc bài bộ Hộ để thấy quan chế Trung Hoa của bộ này qua các thời kỳ. 123.18.99.28 (thảo luận) 00:50, ngày 30 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tôi xin rút lui ý kiến của mình. IP 123.18.99.28 đúng. Theo Từ điển bách khoa Việt Nam (tập 1 A-Đ), trang 261 thì Bộ Hộ chuyên lo công viẹc nhân khẩu, kinh tế, tài chính. Thêm nữa, "Lịch triều hiến chương loại chí" của Phan Huy Chú cũng cho biết: năm 1675, Nhà Lê quy định chức năng của Bộ Hộ là "trông coi các việc về đất đai, nhân hộ khẩu, kho tiền, tiền lương, vận chuyển, ruộng lộc, thuế má, muối, sắt". Rất xin lỗi Ti2008 vì tôi đã nhầm lẫn. --Двина-C75MT 06:20, ngày 30 tháng 9 năm 2009 (UTC)--Trả lời

Trả lời tiếp

sửa

Về các lãnh tụ nhà Ottoman, mà anh đã dịch khá nhiều, bộ anh quên rằng các ông này thường xưng rất nhiều tước hiẹu, vừa sultan, vừa khalip, vừa padishah, vừa hoàng đế Đông La Mã,... nên gọi bằng gì cũng thường trúng danh xưng hay sao:) ? Tôi thấy lúc nói chuyện thường gọi vua là "khỏe" nhất.

Tôi nhớ có đọc rằng các vua Pháp xưng là "roi de France" (vua của Pháp), mặc dù đế quốc thuộc địa của Pháp đã có ở rải rác nhiều nơi. Đến khi cách mạng Pháp lật đổ vua Louis XVI thì có thế lực bảo hoàng muốn lập lại vua, và nhờ các xứ láng giềng giúp sức. Napoléon đánh bại được nhiều xứ này, đô hộ một vài xứ nên xưng "empereur". Sau Napoléon bị bại trận, các xứ ấy lập lại vua cho Pháp, nên Louis XVIII và Charles X lại tiếp tục xưng là "roi de France".

Anh thấy tôi trước nay (bài Ai Cập dưới thời nhà Muhammad Ali và bài triều đại) vẫn nhắc đến nước Nga một cách bình thường. Với Liên Xô thì cũng vậy thôi.

Cám ơn anh đã báo tin về bài đế quốc Osman. Rất vui khi đọc được lời nhắn này. Chúc anh vui vẻ. MohamedSaheed (thảo luận) 20:58, ngày 29 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

He he, ai bảo Ti chọc giận bác ấy làm gì ?:D Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 13:09, ngày 30 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời
Ở trong các tiêu bản thì đúng là nên dùng từ "vua nhà Osman" vì có ông chỉ giữ chức này, có ông chỉ giữ chức kia.
Nhưng trong các phần khác, tôi vẫn thích dùng từ Sultan hoặc/và hoàng đế cho các vua nhà Osman. Ý kiến của tôi là: ông nào kiêm cả hai chức thì dùng Sultan bởi lẽ người ta hay gọi các ông ấy là Sultan hơn là Khalip, theo ý tôi ở quốc gia Osman thì Sultan nặng về ý nghĩa người đứng đầu bộ máy hành chính, còn Khalip là người đứng đầu tôn giáo. Còn ông nào chỉ giữ 1 chức thôi thì gọi tên chức đó.
Trong sách "các nhân vật lịch sử cận đại" của do Lê Vinh Quốc chủ biên và trong sách "lịch sử thế giới cận đại", thì đúng là các tác giả dùng từ "vua Thổ" như Saheed đề nghị. Còn trong sách "lịch sử thế giới hiện đại" của Nguyễn Anh Thái thì họ dùng "Thổ hoàng". Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 13:09, ngày 30 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời


Còn các vua Ai Cập cổ đại tôi nghĩ cứ cho là Pharaoh là khỏe nhất. Ngay cả các vua triều Ptolemy của Hy Lạp, thì nhiều tài liệu của ta cũng gọi họ là Pharaoh, và bản thân họ được người dân Ai Cập tung hô là Pharaoh, và tôi thấy họ mang nặng tính chất của một Pharaoh Ai Cập hơn là một basileos Hy Lạp. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 13:12, ngày 30 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Chính xác, cái ông bị lật đổ ấy. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 13:13, ngày 30 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Để tôi xem xem, sorry dạo này tôi khá bận, ko giúp nhiều được. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 13:16, ngày 30 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Về cái khoản chọn người kế vị thì thật ônh Suleyman này tệ hại quá, giết thằng con tài giỏi Mustafa rồi đưa anh chàng "yếu kém" Selim lên làm người kế vị. Chỉ tại cái bà Roxelana này làm hầm bà lằng lên. Tội nặng nhất là của Mehmet II, khi không lại ra cái luật cho phép anh em trong nhà chém giết nhau. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 13:22, ngày 30 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Chỉ sợ anh í sẽ hết vui khi thấy Ti nói câu này.:D Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 13:23, ngày 30 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Đúng là chết sặc, giết cả anh em trai rồi giết luôn cả chị em gái của mình, đúng là tranh cái ghế vàng bốn chân khiến cho con người biến thành con thú. Cái này giống ngày xưa Hồ Hợi giết hết anh chị em của mình ấy. Cũng may là Mehmed III ít ra là một vị vua tốt hơn Hồ Hợi rất nhiều. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 13:53, ngày 30 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tôi đã dịch xong mấy chỗ tiếng Anh rồi đấy. Nói thật là nhiều chỗ Ti dịch mắc lỗi rất nặng, gần như là dịch word-to-word translation (kiểu "không sao đâu" dịch thành "no star where"). Tôi sẽ xem lại bài này và chỉnh lại sau. Thôi tôi out, chào Ti. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 13:53, ngày 30 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Không, tôi không hè ám chỉ Ti đắc tội với anh Thang đến mức nghiệm trọng như vậy đâu:D
Cái này tùy nghi bạn đặt, nhưng tốt nhất trong phần lớn bài viết ta cứ để Suleyman I, không ghi gì thêm, phần đầu ta ghi người Anh gọi ông là... (có nghĩ là...), nói chung là tránh né dẫn biệt hiệu của ông ta ra.
Còn đồng chí Phúc Du thì chúng ta cũng đừng mắc công khai sáng cho đồng chí ấy làm gì, nên học theo châm ngôn của Livy. Dạo này thấy những châm ngôn của Livy càng ngày càng đúng:D Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 14:29, ngày 1 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Dấu ngoặc

sửa

Tôi không nhớ là những chỗ nào. Gần nhất là bài Trotsky, tôi chỉ muốn biến những đoạn trích dẫn thành chữ nghiêng. Mà dường như ở đó mã chưa ổn nên không thấy ngoặc lớn.--Trungda (thảo luận) 15:49, ngày 1 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Lạc hậu?:D

sửa

Từ điều bạn nói bên trang của Sholokhov về so sánh vua chúa, tôi thấy bạn quan tâm tới chuyện đó nên tôi trao đổi với bạn mấy lời. Tôi cũng nghĩ như bạn. Thực ra tôi thấy ý kiến của bạn thành viên đó về tôi cũng là thường tình, như người ta vừa đến nghe được 1 vài câu cuối cùng trong 1 cuộc tọa đàm từ khá lâu, rồi vội tham gia.

Cũng có người có thói quen, hễ nói tới chủ đề nào là nói thật khái quát, chuẩn mực; trong khi chủ đề chúng ta bàn khá hẹp và tôi có thói quen không bàn quá rộng ra ngoài chủ đề hẹp đó vì như vậy sẽ lan man và lạc đề.

Học trò biết phép nhân quen phản xạ với phép nhân, nghe người khác nói phép tính "bảy sáu" sẽ phản ứng là "42" mà có thể ko nghĩ tới 1 kết quả giản dị hơn nhiều: 13 - kết quả của phép cộng đã học trước đó nhiều! Chúng ta đang "đàm đạo" trong phạm vi hẹp của 1 phép cộng đơn sơ của lớp dưới, chưa cần "mượn" tới "tài" của người biết phép nhân!

Nói giới hạn chủ đề cho vừa đủ không bị thừa, không bị loãng thực ra đòi hỏi sự tỉnh táo thường trực. Tôi không để bụng bực mình câu nói kia làm gì vì đó là chuyện nhỏ. Xét khái quát thì cách nhìn nhận (trái điều tôi nói) đó không sai, chỉ có điều nó được đặt không thật hợp chỗ mà thôi.:D--Trungda (thảo luận) 16:06, ngày 1 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tôi vui miệng thì nói thôi, Ti2008 có thể tham khảo thêm Thảo luận:Lê Thái Tổ (so sánh với Thảo luận:Đinh Tiên Hoàng) và loạt bài Nhà Nguyễn, Nhà Tây Sơn, Nguyễn Ánh,... GV (thảo luận) 18:14, ngày 1 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Nói nhiều quá

sửa

Ti2008 có vẻ nói hơi nhiều. Thảo luận gì cũng nên ngắn gọn và đi thẳng vào chủ đề, không nên dài dòng quá. 222.252.199.99 (thảo luận) 16:54, ngày 1 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tôi không nghĩ giống IP về Ti2008.--Trungda (thảo luận) 17:17, ngày 1 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

IP ơi! Tôi ko hẳn là nói nhiều quá. Theo tôi, ta phải thảo luận nhiều với thành viên giỏi (như Trungda, Saheed,... chẳng hạn) mới phát huy thêm nhiều kiến thức. Còn dài dòng? Chuyện dài tôi phải nói dài.--Huyền thoại Lý Tiểu Long (Thảo luận) 06:55, ngày 2 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Việc nói ngắn phù hợp với nguời nóng tính, ưa ngắn gọn, một phát ăn ngay. Tuy nhiên, trên đời rất hiếm chuyện một phát ăn ngay (xin lỗi vì dùng từ của lĩnh vực súng đạn). Theo thống kê tâm lý học, số người nóng tính chiếm không quá 10% tổng số nhân khẩu của nhân loại. --Двина-C75MT 07:02, ngày 2 tháng 10 năm 2009 (UTC)--Trả lời

Theo tôi thấy bạn không phải motip người nóng tính. Bạn là người thẳng thắn, cương trực; còn suy nghĩ thì sâu xa, thế thôi. Còn người nóng tính thì khác. Họ hiếm khi nói chuyện bình thường được ba câu là thế nọ, thế kia chứ đừng nói là diễn thuyết đến khoảng trên chục câu trơn tru bình thản như bạn. --Двина-C75MT 07:52, ngày 2 tháng 10 năm 2009 (UTC)--Trả lời

Cái này bạn phải hỏi Khov. Khi tâm sự với tôi, Khov cũng có nói về một số nhược điểm của mình (xem tại trang thảo luận của tôi). Tôi cho rằng một trong những khuyết điểm ấy làm Khov phải đập đầu. --Двина-C75MT 07:55, ngày 2 tháng 10 năm 2009 (UTC)--Trả lời

Tôi không giỏi như bạn nghĩ. Mỗi người có thế mạnh, và hỗ trợ tương tác cho nhau chính là điều wiki cổ vũ. Chủ đề tôi và bạn hay thảo luận, nhất là so sánh từng cặp hoặc từng nhóm các vua chúa, quan tướng chính là chủ đề rất hay mà giới chuyên môn ít "động" vào, giả sử mang ra làm đề tài khoa học là viết dài lắm, những điều tôi và bạn thảo luận xem ra còn ít!
Hà hà, Gia Cát Lượng từng nói với Quan Vũ: "Nàng Tây Thi thì dù người ta khéo chê tới đâu cũng vẫn xinh; nàng Vô Diệm dù người ta khéo khen đến đâu thì vẫn xấu"; chủ đề nhan sắc tôi và bạn "tán" chỉ có thế, nhưng có người lại muốn nói sang cả tác lợi và tác hại của nó nữa, rằng Phù Sai lấy Tây Thi mà nước Ngô mất, rằng Tề Tuyên Vương lấy Vô Diệm là Tề thịnh, và kết luận rằng "chớ ham sắc mà lãnh đủ". Vâng, nói như thế (ai cũng biết là không sai, nhưng) ra ngoài chủ đề ta bàn, chẳng phải là "lạc lối" hay sao!--Trungda (thảo luận) 08:19, ngày 2 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Re: Tên các triều đại vua chúa

sửa

Dự án này chưa có quy định chính thức về cách đặt tên vua chúa, nên chức bảo quản viên chưa cò gì liên quan đến vấn đề này. Tôi cũng gặp vấn đề này khi nào cần dịch tên của một ngôn ngữ không phổ biến: thí dụ Zazaki có nên dịch là "tiếng Zaza" hay "tiếng Zazaki"? Tôi thường chọn tên gốc khi nào tên "Việt hóa" cũng không phổ biến mấy.

Vai trò của một từ điển là miêu tả cách sử dụng ngôn ngữ thay vì ra quy tắc. Một bách khoa toàn thư cũng giống như vậy, nên cuối cùng – nói chung – chúng ta phải tuân theo thuật ngữ phổ biến nhất. Trên Internet thì hình như tên Alexander Đại đế phổ biến hơn Alexandros Đại đế nhiều, nhưng có thể chỉ vì tiếng Anh có ảnh hưởng lớn trên Internet. Cách giải quyết tốt nhất là đọc qua những sách vở trong và ngoài Việt Nam, để xem nó dùng tên nào. Nhiều khi chúng ta phải dựa theo Google vì truy cập thư viện khó hơn (nhất là đối với những người ngoài nước như tôi).

Có vẻ nhiều người ở đây thích giữ tính trong trắng hoặc của tiếng Việt hoặc của ngôn ngữ gốc. Ngày xưa tôi cứ bám vào những cách đặt tên như "Ca-na-đa" hay "Gia Nã Đại" vì tưởng là người Việt vẫn nghĩ đó là chính sách. Nhưng tôi thấy kiểu viết chặt chẽ của Từ điển bách khoa Việt Nam (phiên âm bất cứ mọi tên ngoại quốc) vô lý quá. Tôi mới thấy là chỉ có hai quy tắc khi đặt tên tại đây: đặt theo cách phổ biến nhất (trừ khi cách phổ biến nhất rõ ràng sai chính tả), và giữ tính nhất quán (thí dụ không nên gọi Đệ nhất thế chiến nhưng Thế chiến thứ hai).

Nói tóm lại: hãy hỏi bạn Google rỗi. :^)

 – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 07:59, ngày 3 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Đồng ý là Alexander phổ biến hơn, nhưng Alexandros và Alexander không khác nhau nhiều, không khó để liên tưởng Alexandros đại đế chính là Alexander đại đế. Trừ phi hai cái tên khác nhau quá lớn như Hakhamanish và Achaemenes thì ta mới chọn tên thông dụng. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 12:44, ngày 3 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời
Chuyện Pi-ốt có nổi tiếng nhất hay không đối với tôi không quan trọng, vì "pi-ốt" là cách dân Nga gọi ông ta. Thêm nữa một khi nó đã đạt mức "khá nổi tiếng" thì ta không cần lăn tăn nữa. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 12:46, ngày 3 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tất nhiên phải vứt tiếp vĩ ngữ vì đó là cách gọi của người Việt Nam và cách gọi của sách báo Việt Nam. Nhưng ở đây tôi nhớ đã từng lưu ý với Ti là có một số trường hợp ngoại lệ, ví dụ tôi thấy có vẻ như ở VN khoái tên Sassanid hơn là Sassan. Lúc đó thì ta có thể để nguyên. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 12:48, ngày 3 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Cũng không có gì quá không ổn, như tôi đã nói sách báo ta gọi "đế quốc Rô-ma", "vương quốc Bactria", "vương quốc Phơ-răng" đầy ra đấy, tiếp vĩ ngữ bị vứt sạch nhưng có sao đâu ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 12:50, ngày 3 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Cũng được, nhưng nên ưu tiên cách vứt bỏ tiếp vĩ ngữ, vì đó là cách gọi của VN. Bạn cũng biết là tiếng Anh có các từ như Ukrainian, Vietnamese, Pakistani, Bactrian, Parthian, Iraqi, Irani, Persian nhưng VN thì không. Họ chỉ gọi "người Iran", "người Iraq", "người Ukraina"... chứ không gọi "người Irani", "người Iraqi", "người Ukrainian". Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 12:58, ngày 3 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Thế mình hỏi bạn "Mu-ham-mát II" và "Mê-hờ-mét II" ai phổ biến hơn ? Thập đại tùng thư ghi là mu ham mát đấy. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 13:00, ngày 3 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Một hai thảo luận cuối của tôi và bạn bắt đầu đi lạc đề và hơi có vẻ lung tung beng tí. Có vẻ như có hiểu lầm gì đó trong cuộc thảo luận này, thôi tôi chốt lại quan điểm của mình cho bạn dễ hình dung và dễ phản biện hơn:
  1. Tên gốc và tên tiếng Anh: tôi thì tôi ưu tiên tên gốc, tuy nhiên
    1. nếu tên tiếng Anh nổi bật hơn tên gốc rất nhiều (dạng như Achaemenes và Hakhamanish, một thằng nổi tiếng còn một thằng thì ít ai biết) thì ta xài tên tiếng Anh cho khỏe:D.
    2. nếu tên tiếng Anh và tên gốc không quá khác nhau, có thể suy ra được (Alexander và Alexandros, Constantinople và Constantinopolis, Napoleon và Napoléon), tôi ưu tiên dùng tên gốc.
  2. Tiếp vĩ ngữ: người Việt ta không đặt thêm tiếp vĩ ngữ như người Anh. Dân VN gọi "người Ukraina", "người Algeria", "người Italia" chứ không nói "người Ukrainian", "người Algerian", "người Italian". Vì vậy khi viết tên các vương triều tôi cho là ta nên viết dạng "danh từ", ko gắn tiếp vĩ ngữ vì đó là cách gọi VN.
    1. Tuy nhiên theo tôi nhớ thì có một số tên (có tiếp vĩ ngữ) có vẻ như dùng phổ biến ở VN. Ví dụ như tên Sassanid, ít nhất tôi thấy trong cuốn "Lịch sử thế giới Cổ đại" của ông Lương Ninh (đây là textbook của Đại học đấy, ko phải giỡn chơi đâu), và sách "lịch sử Trung Cận đông" thì dùng tên Sassanid. Lúc này nếu ta đặt Sassanid làm tên bài thì cũng không có vấn đề gì.

Đôi điều trao đổi. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 13:20, ngày 3 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

p/s: à những tật xấu của tôi mà tôi có nói ở trang của Minh Tâm có đó là: ngu ngốc, bảo thủ, kiêu ngạo. Bạn xem cái nào khiến tôi đập đầu vào tường. Hay là cả 3 ?:D Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 13:20, ngày 3 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Thú thật tôi không được tiếp xúc với nhiều tài liệu tiếng Việt về các tên như thế này nên tôi không biết chắc lắm. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 13:26, ngày 3 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Riêng về Achaemenes thì tôi rất tự tin về cái tên "không có tiếp vĩ ngữ này", không biết tại sao (sách của ông Lương Ninh thì hầu như chỉ ghi "đế quốc Ba Tư cổ đại", chỉ duy nhất 1 chỗ ghi "nhà Akêmênét", lúc mới đọc thì cóc hiểu đó là nhà nào). Còn "lịch sử Trung Cận Đông" cũng có nói đến nhà Safavi/vid đấy, bạn tìm và xem thử họ ghi thế nào. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 13:30, ngày 3 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

OK lah, tôi không vấn đề gì với tên Safavid hay Sassanid. Còn các ông người Hy Lạp (không tính các danh nhân, học giả Hy Lạp sống vào thời kỳ bị La Mã đô hộ) thì tôi có cảm tình với các tên Hy Lạp nhiều hơn là tên bị "Rôma hóa". Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 14:11, ngày 3 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Về chuyện đó thì thú thật là tôi không nhớ nữa:D, và cũng không muốn mắc công nhớ lại nó:D:D Nhưng hiện giờ thì tôi không nghĩ bạn hay Ledinhthang đắc tội với nhau. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 14:15, ngày 3 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Vậy thì cứ ghi "vương quốc/đế quốc Parthia" (heh, những tài liệu VN tôi biết thì dùng "vương quốc Parthia") vì cái chữ Parthia nó thông dụng hơn. Ta cũng đã có bài "nhà Arsaces" rồi. Tôi thì tôi nghĩ thế này, ghi "nước" Parthia, nhưng nên ghi "vương triều" Arsaces/Askan. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 14:19, ngày 3 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Chỉ sợ là tôi hơi bận, với lại hiện tôi đang tập trung cho Tokyo Mew Mew. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 14:56, ngày 3 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tôi muốn nhấn mạnh rằng chúng ta không thể tuân theo một bộ quy tắc nhất định về cách đặt tên. Mặc dù độ phổ biến của một cách gọi là lý do chính để chọn tên, nhưng chúng ta cũng cần phải nghĩ đến tính nhất quán và tên chính thức chẳng hạn.

Sholokhov nói đúng về một điều quan trọng: nhiều khi (thí dụ trong tính từ quốc gia ngày nay) người Việt hay bỏ những âm tiết cuối cùng. Bạn có thể nhận thấy hiện tượng này ngay cả trong những tên quốc gia Hán-Việt: xưa đến nay không ai gọi nước Úc là "Úc Đại Lợi Á" mà lại gọi "Úc Đại Lợi". Vì thế tôi không nghĩ nói "người Iraq" thay vì "người Iraqi" có sao. May là nếu dựa theo độ phổ biến thì chuyện này không gây ra vấn đề mấy.

Khi nhìn vào trang kết quả Google, chúng ta vẫn cần phải ngừng lại và đoán rằng những kết quả này có ảnh hưởng bao nhiêu từ tiếng Anh. Thí dụ báo chí tiếng Việt thường dịch Pope John Paul thành "Giáo hoàng John Paul", trong khi tên chính thức trong tiếng Việt là "Gioan Phaolô". Một nhân viên ở nhật báo Việt Nam có thể không biết đến (hay có thì giờ tìm ra) cách đặt tên của người Công giáo.

Ngoài ra, Google đôi khi đếm kết quả kỳ cục:

Vậy tên phổ biến nhất là gì? Cho nên cũng phải cẩn thận khi dựa trên Google.

 – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 08:59, ngày 4 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Còng

sửa

Còng vô hạn luôn rồi mà.--Trungda (thảo luận) 08:54, ngày 4 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Lùi sửa phá hoại

sửa

Ti giúp Trungda và tôi lùi sửa phá hoại đi, dễ đến hơn 30 bài. --Двина-C75MT 08:57, ngày 4 tháng 10 năm 2009 (UTC)--Trả lời

Hay hay, câu nhận xét "điên rồ, phá hoại" quả là hay ! Nhưng mà lần sau không cần phải nói như thế đâu. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 09:04, ngày 4 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Ti, Minh Tâm, Trungda, mình là 4, còn 1 người nữa là 5. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 09:07, ngày 4 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Ok. Dzô dzô. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 09:15, ngày 4 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời
Ti có xe tăng không, nếu không thì lên xe của tớ, T-59 đàng hoàng nhé:D -Двина-C75MT 09:17, ngày 4 tháng 10 năm 2009 (UTC)--Trả lời

Dunno, nhưng chiến sĩ cố gắng nhé, good luck. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 12:31, ngày 4 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Re:Đế quốc Ottoman

sửa

Đối với tôi tên nào cũng được, do tôi không phải thành viên lịch sử để có thể tranh luận trong lĩnh vực này. Nhưng tôi thấy rằng cái tên Đế quốc Osman không nổi bật bằng Đế quốc Ottoman. Nếu bạn muốn sử dụng Đế quốc Ottoman thì bạn hay đề nghị một của biểu quyết, tôi sẽ ủng hộ bạn.--DMT (thảo luận) 15:38, ngày 4 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

<dụ dỗ>Tôi thì ủng hộ phía bên kia: Osman. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 15:43, ngày 4 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Vua Ai Cập, basileos nhà Ptolemy

sửa

(Tôi quả thật đã lầm lẫn khi nói tên gốc của Hungary là Magyar)

Bác Sholokhov đề nghị gọi tất cả là pharaoh. Tôi thấy không ổn ở chỗ là danh từ pharaoh chỉ xuất hiện từ thời vương triều 12 trở đi. Nếu gọi vua các vương triều trước 12 là pharaoh thì cũng như gọi các vua nhà Chu là đế trong khi họ không có xưng như vậy.

Nhà Ptolemaios đem văn hóa Hy Lạp đến cai trị và cố gắng đồng hóa Ai Cập. Ngôn ngữ chính thức trong lãnh thổ là tiếng Hy Lạp. Vì vậy, mặc dù họ xưng là pharaoh với người Ai Cập, chúng ta cũng nên tôn trọng danh xưng của họ trong tiếng Hy Lạp: basileos, mà tiếng Pháp dịch là empereur ==> tự điển Pháp Việt dịch là hoàng đế. Tôi nghĩ đôi lúc nên gọi họ là pharaoh/pharaông, lúc khác gọi họ là basileos để tôn trọng sự đa dạng. Cũng như các chúa Nguyễn trên thực chất là vua một cõi, nhưng ta thường gọi nhất là chúa, rồi đi vào trường hợp đặc biệt của của chúa Nguyễn Hoàng chẳng hạn, cũng nên nhắc đến chức của vua Lê chúa Trịnh phong cho ông là Đoan Quận Công, rồi cũng nhắc đến dân gian gọi ông là "chúa Tiên". Tùy khoảng cách nhìn, mà ta dùng danh từ tổng quát hay danh từ đặc biệt. Các sách tiếng Việt các bạn đã trích dẫn tôi thấy cũng theo tinh thần đó.

Mặc dù chúng ta đồng ý với bác Meotrangden là emperor không phải là ánh xạ 1:1 của hoàng đế, nhưng nếu ta xem lại các sách tiếng Việt đang hiện hành thì phần nhiều các soạn giả cũng dịch emperor là hoàng đế thôi. Nếu để kính lúp vào nhìn thật kỹ một người hay một triều đại thì nên phân biệt chi tiết, còn như nhắc phớt qua từ một bài có chủ đề khác tôi thiển nghĩ tạm dùng "hoàng đế" cho vua có chư hầu hoặc cho chữ emperor, "vua" cho chữ king thì cũng được rồi. Tôi nghĩ đây là những gì phần đông người khác đã và đang dùng trong những bài wiki.vn, nhất là những bài không phải chủ đề lịch sử.MohamedSaheed (thảo luận) 21:14, ngày 4 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Lãi nhỏ-lãi lớn

sửa

Các ông vua đó đều có lãi về danh hiệu. Nguyễn Hoàng có tước công, nhưng "chúa Tiên" được nhắc mãi về sau này, thế là lãi 1 bậc. Những người như Mạc Bình, Mạc Hịch hay Lê Hối chỉ có tước "phó thường dân" nhưng được lên "Đế", song rốt cuộc cái "Đế" đó chỉ có hiệu lực thời Lê, thời Mạc mà thôi, dẫu lãi lớn nhưng nhất thời rồi tắt. Nguyễn Hoàng (và nhiều chúa sau) cũng lên "Đế", nhưng cũng chỉ "hiệu lực" trong thời nhà Nguyễn mà thôi. Chẳng lãi nhiều thì cũng lãi ít, chẳng lãi lâu thì cũng lãi 1 thời, có phải ai muốn cũng được đâu?:D

Còn các thời vua chư hầu thời Đông Chu bạn nêu, tôi chưa rõ bạn so với Nguyễn Hoàng trên góc độ nào?--Trungda (thảo luận) 10:08, ngày 5 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Hiển nhiên rồi. Tào Tháo, Tư Mã Chiêu, Cao Hoan, Vũ Văn Thái... đều là người khai lập các triều đại nhưng "tránh tiếng xấu" nên (xui khôn chứ ko hề xui dại) để cho con mình làm cái việc "thất đức" (:D) đó. Họ giống Trịnh Kiểm, Nguyễn Hoàng ở vai người khai lập, dù chưa có danh nhưng quyền là thực (hữu thực vô danh).
Trường hợp Tề Hoàn, Tần Mục, thực ra các ông này không lãi mấy. Họ phải tự tạo dựng cơ nghiệp cho mình, rồi rốt cục cũng không được truy tôn lên "vương, đế" gì cả mà chỉ có thực quyền ngôi "bá chư hầu" mà thôi. Ngôi "bá" họ bỏ mồ hôi công sức ra, là chính đáng, không lãi không lỗ.
Còn chuyện các lãnh chúa châu Âu, tôi cho rằng đó là quá trình "lạm phát" danh hiệu. Bạn có xem bên Tàu: thời Xuân Thu thì chư hầu chỉ là "công" (có vài nước lớn), hầu, bá (hai tước này mới đông và chiếm đa số. Thế mà sang Chiến Quốc 9 nước xưng vương (cả Tống và Việt). Danh hiệu nhàm đến mức Tần Chính đòi xưng hoàng đế mới là khác người! Sang tới các triều sau, vua làm đế, phong cho các hoàng tử lên thẳng tước vương, ko ai qua "công" hay "hầu". Cũng như thời Pháp thuộc, người có bằng cấp 2 là hiếm, nhưng bây giờ đại học nhan nhản! Đó chẳng những là tiến hóa của thời đại, mà còn do ý muốn "phổ cập" danh hiệu của người cầm quyền nữa. Nhiều bước sơ khởi được "bỏ qua" hoặc chuyển tiếp nhanh hơn...--Trungda (thảo luận) 10:34, ngày 5 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Có thể bạn chưa hiểu các gọi danh hiệu trong nguyên bản và dịch thuật có sự khái quát. Trong tiếng Việt gọi chung là "vua", nhưng có nhiều loại vua và trong nguyên bản chữ Hán, tôi chắc 100% rằng các danh hiệu của họ khác nhau: Tần vương, Tề hầu, Lỗ công, Tào bá, Hứa nam, Từ quân... dịch ra tiếng Việt khái quát đều là "vua nước Tề", "vua nước Tần", "vua nước Từ"... Không phải chữ "vua" nào cũng từ "vương" mà ra, mà chỉ dùng để chỉ người đứng đầu 1 nước theo nghĩa khái quát. Hiển nhiên Nguyễn Hoàng cũng bỏ công sức gây dựng, như Tề Hoàn công, nhưng Tề Hoàn muôn đời sau đâu có được lên "vương" đến 1 ngày?--Trungda (thảo luận) 10:43, ngày 5 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Nữ hoàng Ai Cập

sửa

Chuyện nữ hoàng Ai Cập, tôi cũng chưa thấy đâu lên tiếng phê phán, chỉ là tôi góp đôi lời mình (nên mới ghi ra thảo luận trong bài đó). Chỉ nói ngắn gọn cho đời bà này bằng mấy chữ "càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều"! Gieo trái đắng rồi ăn quả đắng, sử gia hay dùng mấy chữ "chẳng phải báo ứng hay sao"!--Trungda (thảo luận) 10:49, ngày 5 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Cảm ơn bạn, tôi rõ ra thêm 1 điều nữa về nguồn gốc bà này. Như vậy bà ta có thân thế dạng như vua các triều đại Ngũ Hồ thập lục quốc ở Trung Quốc - ngoại tộc vào cai trị và đồng hóa dần thành "người bản địa". Khi đã xác định thân thế bà ta như vậy, ta hãy vẫn cứ coi như bà ta là nữ hoàng Ai Cập đi, nếu không thì coi là "nữ hoàng Hy Lạp tại Ai Cập" cũng không sao, không ảnh hưởng gì đến điều chúng ta bàn.
Cũng như trong lời bàn luận về bà này (thảo luận bài Cleopatra), tôi không có ý định lên án, mà chỉ bác những quan điểm coi bà này như anh hùng và khó hiểu vì sự nổi danh sau ngàn năm mà thôi. Không ai trách bà ta thua trận (như Bà Triệu, Bà Trưng), tôi chỉ "ngán" cách bà ta duy trì ngôi vị nhưng cuối cùng vẫn không giữ được nó và buồn thay, cái thất bại của bà ta không những trên con đường chính trị, trên con đường quân sự mà còn trên cả tư cách cá nhân: trên con đường tình ái. Bà ta có kết cục thua toàn diện mà bản thân tôi thấy đau thay cho bà ta nếu trong cương vị của bà ta.
"Hơi tanh" như mẹ con hoàng hậu Vương Chí (bỏ chồng thẳng cánh, để con lại, đi "lừa" thái tử), nhưng kết cục trọn vẹn; "tanh hơn" như Lã Hậu (cặp bồ và chuyên quyền, không khóc con) nhưng giúp chồng dẹp chư hầu để "yên thiên hạ" tắt lửa chiến, lại chưa từng hại Lưu Bang hay anh bồ Thẩm Tự Cơ; "cực tanh" như Vũ Tắc Thiên (giết con vu cho người, phế con giành ngôi) nhưng Đại Đường thái bình, thịnh vượng mở về Tây. Cleopatra VII thì sao? Hại em - vừa là chồng - cướp quyền, phản nhân tình cũ theo nhân tình mới rồi rốt cuộc bị lừa tình mà mất tất, có "tanh" đấy nhưng chỉ nhục mà không vinh! Nếu không phải điện ảnh tô vẽ lên thì bà ta hơn gì Vi hoàng hậu của Đường Trung Tông!--Trungda (thảo luận) 11:54, ngày 5 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời
Tôi xem 1 cuốn sách (ko nhớ tên, nhưng đại loại về các vị vua nổi tiếng thế giới) nói sâu về cuộc đời cá nhân bà này như vậy. Còn cuốn Lịch sử thế giới tôi chưa xem, nhưng rất có thể vì tính chất "đại quy mô khái quát" của nó, người ta sẽ không đi vào những tình tiết đời tư. Bảo sao đọc sử không những cần sách khái quát như LS VN, LS thế giới,... lại vẫn phải cần những "bản kỷ", "liệt truyện" về cá nhân mới hiểu "thấu lý đạt tình".--Trungda (thảo luận) 12:13, ngày 5 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời
Con Hollywood hay phim nước nào cũng vậy mà thôi. Học sử qua phim và sân khấu rất nguy hiểm vì tính "sáng tạo" "hư cấu" không bờ bến của nó, vì mục đích thương mại người ta luôn gắn tình ái gần như với mọi nhân vật lịch sử, dù người này "khô" đến đâu.--Trungda (thảo luận) 12:16, ngày 5 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Chi tiết sai rõ nhất là trận Hysdapes. Ở đây Alexandros đã phá tan đạo quân Ấn Độ của vua Porus, đây là một chiến thắng quyết định của Alexandros, nhưng phim lại mô tả trận đánh này là hòa. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 14:22, ngày 5 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Đợi khoảng tối thứ 3 hay thứ 4 nha, mình đang oải vì extreme workload. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 14:53, ngày 5 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Pyrros của Ipiros

sửa

See for yourself: Battle of the Hydaspes. Remember to compare the casualties of the two sides, you will see the casualties of the Indian army is much higher. In this battle the Porus was clearly defeated and Alexandros took control of the Punjab region, made Porus submitted tho Alexandros. However, you are right in two points:

  1. The casualties of the Macedonian is much higher than the previous battle, Hysdapes really exhausted the Macedonian troops and damaged the Macedonian morale, thus the Macedonian would not allow Alexandros to continue this war.
  2. Alexander really respected his enemy, King Porus because of his brave and talent. Thus after the battle, Alexander reconciled with Porus and allowed Porus to rule a big kingdom. Look, Alexander allowed Porus, that means Porus was Alexander's vassal after the battle, thus the Hysdapes Campaign was a sucessful battle for Alexandros.

In "Thập đại tùng thư", the Hysdapes Battle is aslo described to be a sucessful victory for Alexandros, of course the cost is really high, though. But this casulaties is not as high as a typical Pyrrhic victory. If it had been really a Pyrrhic victory, Alexander would not have been planned for the next campaign and he would have said the same word as Pyrros, I guess. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 14:52, ngày 6 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

{sorry, hôm nay tự nhiên nổi hứng viết tiếng Anh, ko phải khoe đâu mà là đầu mình hơi tửng tửng hôm nay. Thông cảm nhé. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 14:52, ngày 6 tháng 10 năm 2009 (UTC))Trả lời

Yeah, that is right, I also have the same question as you. But in the Battle of Hydaspes, the casualties of Porus's army is even much higher than the Roman Army's ones (12000 killed compared with Roman's 6000-7000 casulaties, mean KIA, MIA, WIA). The Roman after two lost battle still had many strength to fight (the extraordinary tenacity of the Roman is very famous), but after Hydaspes, Porus's army was clearly defeated, even Porus himself was captured. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 15:29, ngày 6 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời
Pyrros was a very talented general after all, but his advantage mainly focused on the tactical field, not the strategical field. He had the ability to create victory, but he could not create the strategical and decisive victory, and he did not know his limit, either. To make things worse, his enemy, the Romans, was a very tenacious faction, who could stand up and fight to the end even though they suffered many defeats. The defeat at Cannae was much more disastrous for the Romans, but the Romans were still able to fight and they were the winner in the after all. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 15:35, ngày 6 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

No, mình 0 bị ám ảnh bởi câu so sánh khập khiễng của thày Kayani đâu:D Thuận miệng nói thế thôi. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 15:36, ngày 6 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Exactly, Quang Trung is not only a skillful warrior. Even in military art, for specific, he is both very good in tactical field and strategical field, but Pyrros lacks the strategical vision of Quang Trung hence Pyrros lost in many of his campaigns. I think Pyrros even is not as talented as Hannibal. Both were the losers, but Hannibal proved his great tactics and his great strategical vision in the war against the Romans, Hannibal lost because his enenmy, the Roman were too strong for him. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 15:50, ngày 6 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

No no, I didn't think that about you. I just made some mere comparison between the generals, that's all. Just some ideas exchanging between two friend, don't be so serious and sensitive, OK ? And just beacause I have a bad habit: I usually do not very highly assess Pyrros's talent in military and in administration, that is all.

Cheers. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 15:58, ngày 6 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Re:Biểu quyết Thảo luận:Đế quốc Ottoman

sửa

Tôi đã biểu quyết và nêu nên ý kiến của mình trong biểu quyết.--DMT (thảo luận) 06:47, ngày 6 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Nói thật tôi chịu hết xiết về thái độ dao động và không có chính kiến rõ ràng của chú Ti rồi đó. Chú làm trang thảo luận dài quá mức rồi đấy, ngừng lại đi. 137.132.3.11 (thảo luận) 16:21, ngày 7 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Chính kiến tôi không đổi. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 16:24, ngày 7 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Về việc tiếp vĩ ngữ bị vứt thì ý tôi ngược lại, chỉ giữ lại tiếp vĩ ngữ khi độ nổi bật của tên (có tiếp vĩ ngữ) áp đảo tên kia, vì người Việt có nguyên tắc viết tên của mình, tôi thấy quá vô lý khi phải tuân theo nguyên tắc viết của tiếng Anh trong khi đây là wiki tiếng Việt. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 16:26, ngày 7 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Ko có chính kiến rõ ràng? Tôi chỉ toàn đưa những lý lẽ lên bài thôi. Tôi ko hẳn/phải là kẻ có tính "cố chấp cố hữu", nên tôi chỉ đưa ý kiến có lý thế thôi. Tuy nhiên, tôi vẫn ủng hộ tên bài là Đế quốc Ottoman nhất, nhưng bạn Khov (luôn luôn) ko chịu bên phải biểu quyết. Anh nói được, là anh có ý ủng hộ 1 tên nào đó của bài, thì cho vào trang thảo luận bài đó đi. Tôi ghét nhất là những kẻ chỉ giỏi "ghét" người khác thế này thế nọ, còn mình rảnh tay mà ko tham gia vào chuyện. Tôi bây giờ rất bận suy nghĩ với các tên bài triều đại đấy, nên chỉ nói thế thôi chứ chẳng có thời gian cố chấp với anh nữa đâu. Hà hà.--Huyền thoại Lý Tiểu Long (Thảo luận) 16:26, ngày 7 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Hề hề! Nếu tôi có 1 chính kiến thì ko biết cái anh Tí này còn bảo thủ và dễ làm các t/v khác tưởng mình kiêu ngạo đến đâu nữa. Good bye IP.--Huyền thoại Lý Tiểu Long (Thảo luận) 16:27, ngày 7 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời
Tôi tóm lại 1 lần nữa, và cuối, là anh có tức bực thì giỏi vào cho ý kiến để tên bài Ottoman hay Osman, đừng đòi người khác phải ngưng khi lẽ phải chưa ra nữa. Tôi nhận thấy cộng đồng chưa ai phục 1 trong hai tên lắm thôi.--Huyền thoại Lý Tiểu Long (Thảo luận) 16:30, ngày 7 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Nhưng tôi thấy hơi ngược: những sách tôi đọc thì chỉ thấy có mỗi cái Thập đại tùng thư là xài Achaemenid. Và xin phép trích câu nói của Trungda trong bài Pi-ốt đại đế.

Tiếng Anh chiếm ưu thế, nhưng là trong giao dịch quốc tế chứ không phải trong mọi chuyện; mà người Hoa sẽ cãi rằng tiếng Trung mới có nhiều người nói nhất trên quả đất, không lẽ đổi Stalin thành Tư Đại Lâm? Ở nước ngoài, Hồ Chí Minh được biết đến là Ho Chi Minh hơn, và chắc có nhiều hơn 90 triệu người trên thế giới (= số dân VN) nói thế... |--Trungda (thảo luận) 16:27, ngày 7 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Ờ nhỉ, nhớ nhầm:D Còn cái Sassanid tôi ko có ý kiến. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 16:38, ngày 7 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Chú Ti cho thằng IP này nó vào trang chú mà Troll một chút: mấy cái tên như Seleucid Empire, Sassanid, Safavid nó cũng có độ nổi nhất định ở VN đấy chứ ko phải chơi đâu, nhưng cái nổi bật này có 90% nguồn gốc từ một thứ khá nguy hiểm: các tài liệu tiếng Việt về các quốc gia này khá ít, giới trẻ ta chơi game tiếng Anh, đọc sách tiếng Anh nên thấy toàn là Ottoman, Seleucid, John, Sassanid, đầu bị nhồi các tên tiếng Anh chứ không biết đúng ra là phải ghi Osman, Seleukus, Ioannes, Sassan. Cũng khó trách vì trong số đám trẻ chơi game Rome Total War hay Medieval Total War, đâu có ai có hiểu biết tương đối vững chắc về lịch sử như các chú Khộp, Ti, các bác Trungda, Saheed, GV; họ cũng chả muốn mất công tìm hiểu thêm mấy cái đó, nên thấy người ta viết sao thì cứ dập khuôn mà nghe thế thoai, đâu có biết cách gọi ở VN nó khác với cách gọi của bọn Anh, không thể dập khuôn bừa được. Chứ thật ra thì gọi tên theo các của chú Khộp và bác Saheed là chính xác hơn cả. Tớ thấy đã đến lúc trả cái gì của Xê-da lại cho Xê-da roài đó. 137.132.3.11 (thảo luận) 16:52, ngày 7 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời
Thêm tí nữa là chú Ti cũng để ý thấy là nhiều thanh niên hiện giờ chỉ biết/quen viết tên Nhật theo kiểu tên trước - họ sau, chứ ko nghĩ rằng phải viết tên Nhật theo kiểu họ trước-tên sau, đây mới là cách viết đúng và wiki đang áp dụng cách viết đúng này. Ta không thể thấy cách viết tên trước - họ sau xuất hiện nhiều trên gúc gồ mà đòi sửa lại cách viết tên này được, đúng không ? 137.132.3.11 (thảo luận) 17:02, ngày 7 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời
Dạo này tôi bận nên cũng không có thời gian thảo luận về vấn đề tên tuổi, xin Ti2008 tham khảo người khác giúp. Nhưng cũng nói thêm là đừng có dựa vào tiếng Anh quá làm gì, kẻo Biển Đông lại thành Biển Nam Trung Hoa đấy. GV (thảo luận) 19:38, ngày 7 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Đúng đấy IP ạ. Nhưng tên gọi Đế quốc Ottoman thật ra cũng được vay mượn từ mấy thứ tiếng, và tiếng Pháp cũng gọi thế. Ta hãy nên nhớ tên tiếng Thổ Nhĩ Kỳ ko hẳn tên gốc: Các bạn đã nghe khái niệm tiếng Thổ Ottoman bao giờ chưa? Ko lẽ lôi tên tiếng Thổ Ottoman của đế quốc này ra làm tên gốc.--Huyền thoại Lý Tiểu Long (Thảo luận) 05:22, ngày 8 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Còn về tên gọi Ottoman, thì ko phải nó chỉ thông dụng trong game. Tôi có 2 quyển sách lịch sử nói tên này đấy, và nhiều trang nghiêm túc, bổ ích trên Google cũng nói thế.--Huyền thoại Lý Tiểu Long (Thảo luận) 05:22, ngày 8 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời
Rồi anh có "yếu hèn" gì đâu mà phải nhún nhường đến thế, sao phải xưng là "thằng"?--Huyền thoại Lý Tiểu Long (Thảo luận) 05:22, ngày 8 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Số phiếu áp đảo rồi đồng chí còn muốn gì nữa:D. Thật ra nếu bài đổi tên thành Ottoman thì tôi cũng không day dứt gì lắm đâu, nhưng đã tranh luận thì tôi có trách nhiệm bày tỏ chính kiến và suy nghĩ của mình, vậy thôi. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 09:31, ngày 8 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Thánh chế La Mã

sửa

Đính chính phát là đúng ra thì cái sách 10 Đại tùng thư mới là người nói Phriđrích từng dùng những thủ đoạn đê hèn để chiến thắng đối thủ. Còn cái điện mà bạn đề cập tên là Sans Souci có nghĩa là "vô ưu", không lo không buồn. Ông ta xây điện này để "tu" trong đó:D, "tu" ở đây ko phải ổng là thầy tu, mà vì ổng ko thích người vợ của mình - người này do phụ vương ép gả cho ông (đến mức là hai người này không có con do là Phriđrích thường lấy cớ để không "gần gũi" với bà này:D) và ổng cũng không lấy vợ mới hay đi lăng nhăng với ai cả. Chị gái ông ta, Công chúa Wilhemina từng nhận xét sao mà ông em mình giống thầy tu quá:D, còn cái điện Vô Ưu y hệt cái tu viện:D Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 10:07, ngày 8 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Nhìn bà vợ của Phriđrích thấy bà này xấu quá: vừa mập vừa vô duyên, bà này bị Phriđrích chê là phải. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 10:07, ngày 8 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Bản thân cái đó cũng có liên quan tí teo đến truyền thống của người Đức, dân tộc Đức từ xưa vốn chịu nhiều cuộc nội chiến và cuộc chiến tranh xâm lăng từ lâu đã nổi tiếng là một dân tộc kiên cường và sẵn sàng tham gia chiến tranh. Và theo tôi, nó cũng liên quan tí teo đến thiết chế của Thánh chế La Mã xưa: nơi đây chính quyền trung ương rất lỏng lẻo, các "sứ quân" cát cứ khắp nơi, chế độ phong kiến và dân trí phát triển chậm hơn hẳn các quốc gia khác, lại bị khống chế chặt chẽ bởi Giáo hội La Mã. Đây là mảnh đất tốt để chủ nghĩa quân phiệt phát triển. Còn chuyện người Đức có dã tâm thôn tính các dân tộc Xlavơ thì chuyện này đã có từ thời Thánh chế La Mã, không đợi đến thời kỳ Vương quốc Phổ hay thời kỳ Hít-le mới có. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 10:27, ngày 8 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Bạn hơi nhầm, cái mốc đánh dấu sự suy yếu của Thánh chế La Mã chính là cuộc chiến tranh 30 năm với vương triều Buốcbông (1618-1648): nói thật là trong cuộc chiến này Thánh chế mất hơn 50% dân số, chính quyền Trung ương bị suy sụp kèm theo nhiều hậu quả khác (bạn có thể xem thêm bài viết về cuộc chiến này). Còn chiến tranh với đế quốc Ottoman thì (ít nhất là trong giai đoạn trước năm 1683) chả làm thằng nào yếu đi cả, hai thằng vẫn giữ được lãnh thổ của nó, những tên nằm kẹp ở giữa như Hungary, Tiệp Khắc, Servia,... mới là kẻ chịu thiệt thật sự. Trâu bò húc nhau ruồi muỗi chết. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 10:35, ngày 8 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

?

sửa

Thế tên bài là gì vậy Ti2008, lâu rồi ko vào cổ sử nên ko biết tìm ở đâu bài đó. Dongsonvh (thảo luận) 15:59, ngày 6 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Cám ơn Ti2008, Dongsonvh (thảo luận) 16:09, ngày 6 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời
đúng lúc quá. Liên minh đi thôi.--Trungda (thảo luận) 16:01, ngày 6 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời
Lần lại lịch sử bài thì rõ. Cách đặt tên bài (cũ), tên các mục ("chinh phục", "bình định" Giao Chỉ, lấy Mã Viện làm trung tâm.--Trungda (thảo luận) 16:07, ngày 6 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Lạc

sửa

Bạn xem lịch sử bài Câu Tiễn, sẽ thấy người này nhất định gán cho Câu Tiễn họ Lạc, trong chính cụ tổ Tư Mã Thiên nước đó khẳng định Câu Tiễn là dòng dõi nhà Hạ. Tôi botay.com với người này.--Trungda (thảo luận) 07:17, ngày 7 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Si ca lo,hehe.Có gì đâu mà, thảo luận tí thôi mà, mà trình cao hêy, t thấy sai chính tả đấy nha.:D--beeline Việt Nam (thảo luận) 17:19, ngày 7 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tên của các vua

sửa

Ko có gì kỳ cả, đối với các vua ko phải vùng Á Đông thì tôi ủng hộ dùng tên của ngôn ngữ của họ. Không nhất thiết phải dùng tên tiếng Anh hay tiếng La Tinh cho những dân tộc không phải người Anh hay người La Mã. Thậm chí tôi thấy dùng tên Karl cho Hoàng đế Sác-lơ Canh cũng chả sao. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 09:44, ngày 8 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Còn về ông vua Hungary, thì tốt nhất là người Hung gọi ông ta thế nào thì chúng ta gọi theo họ, thú thật nhìn mấy vị vua Hungary, Ba Lan, Tiệp,... mà mang cái tên Tây Âu tôi thấy hơi hơi ngứa. Mà gọi Louis Đại đế có lầm lẫn với Loius Mặt Trời không nhỉ ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 10:12, ngày 8 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tự vì ông Mác là người Đức, gọi là Karl là phải đạo rồi. Trường hợp hai ông Mác và Ăng-ghen thì ko tính vì 2 ông quá nổi, với lại cách gọi phổ biến ở VN là gọi theo kiểu phiên âm thô thiển nên ko áp dụng được trên wiki này.
Còn về ông Karl của Thánh chế La Mã, tôi không thích dùng cái tên Charles đặt tên cho bài, vì đây là 1 cái tên tiếng Anh, trong khi đó ông này mang 2 dòng máu trong người: Habsburg Đức và Habsburg Tây Ban Nha. Nên gọi ông là Karl hay Carlos, tôi thì tôi ưa cái tên Karl hơn vì bản thân Karl V nổi tiếng với tư cách là Hoàng đế Đức hơn là vua Tây Ban Nha, cái danh Hoàng đế của ông ta tôi thấy nó trội hơn nhiều. Có điều gọi là Carlos cũng có cái lý của nó vì ông sinh ra và lớn lên là Tây Ban Nha, và năm 1516 ông đã làm vua Tây Ban Nha rồi trong khi năm 1519 ông mới làm Hoàng đế. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 15:24, ngày 8 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Ý tôi là các loại phiên âm như Mi-kha-in A-lếch-xăng-đrô-vích Xô-lô-khốp gần như sẽ không được dùng để đặt tên bài trên wiki. Còn chuyển thì bạn chuyển hộ tôi vậy, tôi không rõ bạn muốn tôi chuyển đến chỗ nào nên ko dám tự tay chuyển. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 15:32, ngày 8 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tôi không được tiếp xúc với bản tiếng Anh, và lâu nay tôi cũng không giữ cuốn sách của Plutarch, nhưng đúng là bản tiếng Việt có đoạn khen ngợi Pyrros của 1 số nhà quân sự nổi tiếng thời cổ (vd đoạn nhân xét của Hannibal, ko nhớ rõ là gì); đoạn này nằm liền sau đoạn nói về sự thất bại trong cuộc viễn chinh Italia của Pyrros. Tuy nhiên tôi không nhớ là có bất cứ đoạn nào nói về việc Antigonos khen ngợi Pyrros.
Còn ông Pyrros nhân từ tôi thấy là không chính xác, Plutarch có nói rằng trong thời gian còn ở Ai Cập, ông rất sốt sắng hoàn thành tốt nhiệm vụ của người trên nhưng không đoái hoài tới kẻ dưới. Tôi cho rằng nói ông là người có sức hấp dẫn và có khả năng thu phục lòng dân là đúng hơn.
Còn bạn nói là Osman sau thời vua Suleyman bắt đầu suy yếu tuy là không chính xác nhưng không sai, mầm mống của sự suy yếu đã bộc lộ rõ nét ngay thời anh chàng Xê-lim Vàng nghiện rượu.Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 15:51, ngày 8 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời
Nói chung tất cả do bà Roxelana gây ra. Suleyman không gặp bà này thì sướng biết mấy, có thằng con Mustafa tài giỏi lên kế ngôi là khỏe rồi. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 15:52, ngày 8 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Vì vậy mới bảo là Ti chuyển hộ tôi vì tôi có biết là chuyển thế nào cho phù hợp với yêu cầu của Ti đâu ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 15:53, ngày 8 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Vua Osman

sửa

OK, trong các tiêu bản thì nên ghi là vua, còn trong nội dung bài viết thì tùy ông mà ta gọi là Sultan hay Khalip hay cái gì khác. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 07:44, ngày 9 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Trên thực tế thì ở VN, hầu như tất cả các vua Ai Cập cổ đại đều được gọi là Pharaoh cả. Bạn xem "lịch sử thế giới cổ đại" của GS Lương Ninh sẽ thấy rõ, ngoại trừ các vua thời Tảo kì Vương Quốc thì không đề cập đến chữ Pharaoh, tất cả các vua Ai Cập thời kỳ Cổ vương quốc về sau đều được gọi là Pharaoh. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 08:07, ngày 9 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Cũng được vì sách của ông Ninh cũng không bẩu các vua thời Tảo kì là Pharaoh, để "vua" cũng chả sao. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 08:35, ngày 9 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Ơ hay, Hoàng đế của Đế quốc La Mã thần thánh mà cũng bị gọi là vua à ? Các ông ấy đều được Giáo hoàng gia miện cả, dĩ nhiên xứng đáng là Hoàng đế rồi. Cái đế quốc La Mã thần thánh ấy là kẻ kế tục của đế quốc Frank do Hoàng đế Sáclơmácnhơ dựng lên đấy. Nếu các ông ấy bị biến thành "vua" thì Sáclơmácnhơ cũng nên bị biến thành "vua" nốt. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 14:58, ngày 9 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Ti để ý là ở phương Tây cái chữ "vua" (không phải "vương") với "hoàng đế" nó không có lằng nhằng như ở Á Đông mình. Ở phương Tây vua gần như chỉ mang nghĩa là Quốc Vương (phương Tây gần như không có thân vương), còn Hoàng đế khác với vua, hai cái này khá rạch ròi. Ở Á Đông, gần như tất cả các lãnh tụ của một quốc gia quân chủ chuyên chế đều xưng là Hoàng đế cả, và chữ "vương" gần như là ám chỉ "thân vương" chứ hầu như không mang ý nghĩa của "vua" - người cai trị quốc gia (ngoại trừ anh chàng Triều Tiên thì vua xưng là "vương", đến năm 1897 mới xưng "đế"; và vua của các dân tộc du mục thì có thể có danh xưng khác). Vì vậy nói là "vua nhà Minh" thì ko sao, nhưng "vua của Thánh chế La Mã" thì rõ ràng là không thật sự thuận tai. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 15:16, ngày 9 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

I said "gần như", ok ? Think about it: most notable leaders of the Imperial China are Emperors, the Kings are much much less notable. And most of VNmese leaders and Japanese leaders use title equal to the "emperor". Only most of the Choson leaders use the title "King". And the Nomadic states may have other title for their leaders ("Khan" or something). Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 15:26, ngày 9 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời
The main point of me is that: "vua" mostly refer to Western Kings, not Western Emperors. Thus, it is normal to say "vua Minh Thành Tổ", but it is somewhat abnormal to say "vua của Thánh chế La Mã". Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 15:26, ngày 9 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

I say "most", that mean there are some notable leaders are Kings, of course (Chu Vũ Vương, Chu Tuyên Vương, Bàn Canh,...). And this "notable" does not really include "magnificent", I merely mean "many people know about him/her" and may be "plenty of history information about him/her". Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 15:39, ngày 9 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Không nên tự tiện dịch các danh hiệu Sultan, Basileos, Kaiser, Khalip,... thành Quốc Vương mà nên thành Vua cho nó chính xác nhất. Chưa có bằng chứng cụ thể cho thấy danh hiệu Sultan Ottoman ngang ngửa với Hoàng đế, nhưng tầm vóc của họ thì không thể nói là Quốc Vương được, huống hồ các vị Sultan từ Mehmet II trở đi mang danh xưng Kayser I Rum, bạn đọc trong phần "chiến tranh với châu Âu" của Suleyman I sẽ thấy họ xem danh Kayser I Rum ngang hàng với danh xưng Kaiser của Thánh chế La Mã (Kasyer, Kaiser và cả Tsar Hoàng đề bắt nguồn từ cái danh hiệu Caesar lừng danh của La Mã đấy). Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 15:05, ngày 10 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Và đây, tôi cho bạn 1 ví dụ: các Hoàng đế Byzantine kể từ thế kỷ thứ 7 trở đi đều xưng là Baselios, nhưng đâu có ai nói họ là Quốc vương Byzantine ? (thậm chí là vua Byzantine nghe cũng cực kỳ khập khiễng). Tùy trường hợp mà cái danh Quốc vương có hạp hay không. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 15:05, ngày 10 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Vẫn nên để Vua hoặc Sultan, tôi nói thật tôi vẫn không đồng tình với việc đánh đồng các vua Osman thành Quốc vương khi họ đã tự xem mình cao hơn các Kaiser của Thánh chế La Mã. Còn các vương quốc như Seleukus tôi không nói vì thời đó Đế quốc La Mã chưa ra đời. Và cho bạn thêm ví dụ: sách Lịch sử thế giới hiện đại gọi "Thổ hoàng" đấy. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 15:14, ngày 10 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Mà hình như Seleukos cũng không hoàn toàn là một đế quốc "xịn", nhiều tài liệu vẫn gọi nó là "vương quốc" mặc dù lãnh thổ của nó to đùng đoàng. Có lẽ trong những tài liệu ấy họ muốn đặt Seleukos ngang cấp với Ai Cập và Macedonia, đặc biệt là Ai Cập vì đây là đối thủ cạnh tranh ngang ngửa với Seleukos. Thập đại tùng thư còn hạ thấp Seleukos hơn nữa, gọi Antiokhos Đại đế là "vua xứ Xiri" (chết sặc). Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 15:19, ngày 10 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tất nhiên là trên thực tế gần như king có vai vế không thua gì so với Emperor cả, nhưng cái danh Emperor nghe nó "oách" hơn (dù chỉ là trên danh nghĩa). Và, trong Thánh chế La Mã (thế kỷ 18 trở đi) cũng như trong Đế quốc Đức, Đế quốc Áo Hung thì Emperor rõ ràng là cao hơn King. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 15:25, ngày 10 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Có ai bảo Suleyman là vua xứ Thổ Nhĩ Kỳ không ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 15:32, ngày 10 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Ko rõ là bác ấy gọi trong trường hợp nào, ám chỉ đời vua nào. Nếu ta gọi chơi thì có thể được chứ mà đã formal thì không nên dùng từ xứ, cái nước Seleukus (đời Antiokhos) và nước Osman (đời Suleyman) to mạnh thế mà bảo "xứ" thì.... Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 15:45, ngày 10 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

"Hồ Thái Tổ"

sửa

Đây chắc chắn là sáng tác, suy luận cá nhân. Cứ kiểu này thì có Hồ Quý Ly cũng là... Lê Thái Tổ; Mạc Đăng Dung thì có thuyết nói là cháu xa của Cơ Chất Khiết nhà Chu, có khi cũng là Chu Thái Tổ (= Quách Uy!); nhà Trần bắt họ Lý đổi sang họ Nguyễn để kiêng húy Trần Lý, nên có khi Lý Thái Tổ thành Nguyễn Thái Tổ; nhà Lê bắt nhà Trần đổi họ Trình, nên có khi Trần Hưng Đạo thành Trình Hưng Đạo (tổ của Trạng Trình!)... Còn nhiều ví dụ lắm. Cứ kiểu này thì người ta có thể lạm dụng tạo trang đổi hướng vô tội vạ.--Trungda (thảo luận) 06:26, ngày 10 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Nhà Lê và Nguyễn Ánh (giá mà, nhưng ko đời nào) rộng lượng chút như các triều TQ thì có khi Mạc Mậu Hợp và Quang Toản cũng là những Hậu Chủ, Cung Đế...--Trungda (thảo luận) 06:33, ngày 10 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Dấu ngoặc

sửa

Bài Chu Vũ Vương, cả 2 đoạn trích đều là do chính ông nói, ko phải người khác nói về ông, vì thế tôi thấy trong 2 câu thì câu trên ko cần cho ngoặc lớn và tên tác giả (Cơ Phát) dưới câu nói nữa; câu dưới là lời dặn khi lâm chung (quan trọng), có thể để ngoặc lớn nhưng không cần tên tác giả (CHu Vũ Vương).--Trungda (thảo luận) 06:57, ngày 10 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Ottoman hay Osman

sửa

Thế đã thống nhất sử dụng cái nào chưa bạn?--DMT (thảo luận) 09:33, ngày 10 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Dịch

sửa
  • The 1991 martial arts film The Perfect Weapon, starring one of his students Jeff Speakman, contained a dedication to Parker before its closing credits.
  • Câu này Ti2008 cần dịch là: Trong bộ phim võ thuật The Perfect Weapon thực hiện năm 1991 với sự góp mặt của học trò ông là Jeff Speakman, đã có một lời đề tặng cho Parker trước phần thông tin kết phim.
  • "Closing credits" là phần chữ chạy sau khi phim kết thúc (giới thiệu dàn diễn viên, đội ngũ sản xuất, danh sách các bản nhạc đã dùng,...), tôi cũng chẳng biết tiếng Việt là gì nên tạm gọi là "thông tin kết phim", nếu Ti2008 tìm thấy từ hay hơn thì có thể thay thế. GV (thảo luận) 12:49, ngày 10 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Thỏ đế

sửa

Chính thế đấy. --Двина-C75MT 16:38, ngày 10 tháng 10 năm 2009 (UTC)--Trả lời

Suleiman I

sửa

Bài tốt đấy, nhưng tôi có góp ý nhỏ này. Phần chú thích, sao anh không làm giống như bài Thế Lữ hay bài trận Iwo Jima để cách trình bày rõ ràng hơn. Chúc bài viết của anh sớm thành công.--Prof MK (thảo luận) 01:37, ngày 11 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tạm thời tôi còn đang rất bận nhưng tôi hứa sẽ cố gắng giúp trong thời gian sớm nhất.--Prof MK (thảo luận) 01:51, ngày 11 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời
Theo ý kiến tôi là bài hiện tốt lắm rồi ngoài việc chú thích lại cho rõ ràng thôi. À mời anh xem qua trang thảo luận của bài, tôi có bàn về từ harem mà anh dùng sai đấy.--Prof MK (thảo luận) 02:16, ngày 11 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Vương quốc Seleukos

sửa

Tôi cũng thấy các quốc gia ấy hợp với từ Vương quốc hơn là Đế quốc. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 11:29, ngày 11 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Không nên lắm mà theo ý tôi chỉ nên để các trang ấy thành trang đổi hướng. Trang chính chỉ nên ghi là vua ABC của vương triều/quốc gia.... XYZ. Và tôi cũng nói thẳng là nên viết Antiokhos nhà Seleukos hoặc Antiokhos của Seleukos, vì tên của quốc gia ông ấy ko phải là Syria (mặc dù trung tâm của vương quốc là vùng Syria). Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 15:04, ngày 11 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Đồng ý. Đối với tôi bảo ông ấy là vua Thổ hay vua Osman cũng chả có vấn đề gì, nhưng nếu bạn thấy cần phải biên lại cho chính xác thì tôi cũng không phản đối. Có điều Ti hãy lưu ý chuyện này: rất nhiều nguồn ghi vua Thổ với hàm ý là vua Osman, nhưng rất ít nguồn ghi vua Syria với hàm ý là vua Seleukos; khi chúng ta nói vua Thổ thì có thể sẽ rất dễ suy ra đó là vua Osman, nhưng khi nói vua Syria thì rất khó suy ra là vua Seleukos. Điều này chứng tỏ là cái tính Thổ nó đủ đặc trưng và đủ tiêu chuẩn để có thể đại diện cho đế quốc Osman trong nhiều trường hợp (không phải cho tất cả mọi trường hợp), nhưng cái Syria thì không thể nào đảm nhận vai trò tương tự cho Seleukos. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 15:32, ngày 11 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Chính xác, nếu các ông ấy quá nổi tiếng, đọc tên lên là biết liền thì khỏi thêm đuôi cho mắc công. Nhưng ông nào đủ nổi tiếng để như vậy thì chúng ta phải cân nhắc rồi. Chúc thành công ! Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 15:34, ngày 11 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Về sau cái nước Seleukos bị teo tóp đi chỉ còn lại "xứ" Xiri bé tí xíu thôi, trong thời điểm đó thì đúng là "xứ" Xiri xịn:D Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 15:55, ngày 11 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

"Lịch sử thế giới cổ đại" và "Thập đại tùng thư" cũng có chỗ bẩu đó là xứ Xiri. Hai tài liệu này không thống nhất cách gọi, nhưng phần lớn trường hợp họ đều khẳng định tên vương quốc là Seleukos, trong mỗi sách chỉ có 1 khúc nhỏ dùng cái tên "xứ Xiri", trùng vào khoảng thời gian chiến tranh giữa Antiokhos Đại đế với người La Mã như trong phần trích dẫn của Ti. Nhưng xét cho cùng thì tôi cho rằng cái tên Vương quốc Xiri không hợp lý và không đủ nổi bật để đại diện cho cả quốc gia Seleukus. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 16:00, ngày 11 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tôi thì không thích cả hai:D Cái nước của ông Antiokhos to lắm chứ đâu chỉ có Syria ? Và như đã nói, ý tôi là ngay thời của ông Antiokhos, Syria không đủ nổi để đại diện cho cả cái nước mà ông ấy đang trị vì. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 16:07, ngày 11 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

"Thầy"

sửa

Tôi đọc bạn nhắc vương quốc Ashante tôi chỉ biết lắc đầu. Người này "du ngoạn để viết sử" có lẽ không kém gì Tư Mã Thiên, chỉ có điều là ghi lại được mỗi cái tên mang về gắn cho mình chứ không tích được tí "sử liệu" nào để viết.--Trungda (thảo luận) 05:07, ngày 11 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Về Đài nhân, bạn để ý đóng góp các con rối của người này, chỉ cần trong phạm vi vài tháng trở lại đây, sẽ thấy. Nguyên cái cách "luyện âm binh" bằng nhiều tài khoản mở sẵn hàng tháng mới bỏ ra dùng đồng lọat để "vượt tường" bài bị khóa nửa đã thấy ý đồ của người này có hệ thống như thế nào.--Trungda (thảo luận) 05:14, ngày 11 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

-os và -is

sửa

Ngày 9 tháng 10 Ti2008 đổi -os thành -is. Ngày 12 tháng 10 cũng lại Ti2008 đổi -is lại thành -os. Tên bài ở Wikipeida trở thành trò trơi của Ti2008 rồi phải không? --222.252.84.20 (thảo luận) 07:46, ngày 12 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Sau 1 thời gian nghĩ lại, tôi thấy mình cũng nên tôn trọng các quy tắc để tên triều đại nước người khác. Như vậy sẽ rất dễ viết bài triều đại.--Huyền thoại Lý Tiểu Long (Thảo luận) 07:48, ngày 12 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tôi cho rằng anh chàng gì chửi Ti là "không có lập trường rõ ràng" ở mục trên ý muốn nói đến cái hậu quả này đây. Tất nhiên thay đổi ý định của mình là chuyện thường, có điều Ti hãy suy nghĩ kỹ về quyết định của mình, để khi quyết định xong thì chắc chắn luôn chứ đừng để thay qua đổi lại cả mấy lần như thế. Những gì xảy ra ở bài Ottoman và ở việc này tuy đúng là không có vấn đề gì, dưng cơ mà vậy thì không được hay ho gì lắm đâu. 137.132.3.6 (thảo luận) 07:56, ngày 12 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tôi cũng nghĩ thế. Nhưng mấy thành viên xung quanh chỉ có 1 người thích bỏ tiếp vĩ ngữ, tôi thì nghĩ nên tôn trọng cách đặt của người ta.--Huyền thoại Lý Tiểu Long (Thảo luận) 07:57, ngày 12 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tôi nghĩ ngược lại. Tôi nghĩ là người ta phải tôn trọng cách viết của người Việt. Đây là wikipedia tiếng Việt phỏng ? Viết như Ti thì wiki này phải ghi là Vương quốc Frankish à ? 137.132.3.6 (thảo luận) 08:06, ngày 12 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời
Trích lại 1 lý luận của anh chàng IP trên kia, tôi đồng tình với ý này của anh ta: 137.132.3.6 (thảo luận) 08:09, ngày 12 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời
Chú Ti cho thằng IP này nó vào trang chú mà Troll một chút: mấy cái tên như Seleucid Empire, Sassanid, Safavid nó cũng có độ nổi nhất định ở VN đấy chứ ko phải chơi đâu, nhưng cái nổi bật này có 90% nguồn gốc từ một thứ khá nguy hiểm: các tài liệu tiếng Việt về các quốc gia này khá ít, giới trẻ ta chơi game tiếng Anh, đọc sách tiếng Anh nên thấy toàn là Ottoman, Seleucid, John, Sassanid, đầu bị nhồi các tên tiếng Anh chứ không biết đúng ra là phải ghi Osman, Seleukus, Ioannes, Sassan. Cũng khó trách vì trong số đám trẻ chơi game Rome Total War hay Medieval Total War, đâu có ai có hiểu biết tương đối vững chắc về lịch sử như các chú Khộp, Ti, các bác Trungda, Saheed, GV; họ cũng chả muốn mất công tìm hiểu thêm mấy cái đó, nên thấy người ta viết sao thì cứ dập khuôn mà nghe thế thoai, đâu có biết cách gọi ở VN nó khác với cách gọi của bọn Anh, không thể dập khuôn bừa được. Chứ thật ra thì gọi tên theo các của chú Khộp và bác Saheed là chính xác hơn cả. Tớ thấy đã đến lúc trả cái gì của Xê-da lại cho Xê-da roài đó.

Totally agree. Việc này tôi có thể gây thù chuốc oán với Ti, cho tôi xin lỗi nếu tôi khiến Ti tức giận nhưng tôi đang sử dụng những biện pháp cực đoan nhất trong bài Seleukos này.Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 08:12, ngày 12 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Thì "vương quốc Frankish" biểu thị được cái gì? "Vương quốc Frank" hợp lý hơn là đương nhiên, đó là tên nước. Nhưng các tên "Ashkan + ian" (hãy nghiêm túc và hiểu ý tôi nói nhé!) "Sassan + ian"... biểu thị dòng họ của ông ấy (bao gồm ông và những người con cháu). Về mặt triều đại thì nên tôn trong cách đặt của người ta (ủa, mà tôi nói triều đại có nói nước đâu vậy bạn) nên để thế là hợp lý. Nếu thế sẽ rất dễ viết bài triều đại. Bạn muốn cho ra mắt nhà Cơ, nhà Lưu, nhà Triệu... của TQ trên wikipedia ko?

Anh chàng đó nói đúng. Tuy nhiên, wiki này cũng phải biểu lộ rằng các tên ấy thông dụng trong Internet (ko riêng game đâu à nha, tôi có 2 cuốn sách nói thế nữa cơ đấy) - theo anh Nguyễn Xuân Minh trong thảo luận Ottoman. Bạn muốn nghe nói "ông Lomonosov ăn bánh bao, ông Galileo ăn cơm..." cho Việt hoá ko?--Huyền thoại Lý Tiểu Long (Thảo luận) 08:15, ngày 12 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Còn bác Saheed ít nhiều bị ảnh hưởng từ Pháp nên cho các cách đó ko nổi tiếng. Bọn Pháp nó dịch đôi khi hơi ngây ngô: basileos = empereur (hoàng đế)!!! - tôi đang nói trường hợp các vương quốc Seleukid và Ptolemaioi à nha. Họ còn cho vua Rudolf I vào thể loại: Hoàng đế La Mã Thần thánh nữa!!--Huyền thoại Lý Tiểu Long (Thảo luận) 08:24, ngày 12 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Thì người Việt ta nói là "dòng họ nhà Brown", "dòng họ nhà Jackson", "dòng họ nhà Buốc-bông", "dòng họ nhà Gandhi",... chứ có thêm cái gì đâu ? Tôi nghĩ gọi "dòng họ nhà Sassan" không vấn đề gì. Tuy nhiên về Sassanid và Safavid thì tôi không khăng khăng áp cách bỏ tiếp vĩ ngữ của mình, vì tôi có cảm giác là giới học giả (không phải giới chơi game) ở VN cũng không có xu hướng bỏ tiếp vĩ ngữ ở hai tên này. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 08:28, ngày 12 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Handsomenature

sửa

Anh chàng này từng có "tiền sử" cãi nhau với các IP, anh ta nhận thấy rằng lúc nào cũng có nhiều IP phản đối ý kiến của anh ta khi tranh luận, lúc nào tranh luận cũng có IP bâu theo phản đối -> ghét IP. Mới đây tại "biểu quyết xóa bài" có 1 IP nhục mạ anh ta "dân Bách khoa gì tệ thế" -> giọt nước tràn ly. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 08:31, ngày 12 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tôi thì tôi không ghét IP và tôi không chụp mũ hay khinh bỉ IP, trước khi đăng nhập tên Sholokhov tôi cũng từng là IP (lúc đó mới vào, lơ ngơ nên ko dám chọc ngoáy ai), và có nhiều IP giúp đỡ tôi nhiệt tình lắm. Nhưng tôi đã hiểu cho sự thù ghét IP của Handsome. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 08:35, ngày 12 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Thấy chữ bk không ? Đoạn đó đã bị Minh Tâm che rồi. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 08:47, ngày 12 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

1 "kiếp tu" của...

sửa

Khó gì đâu, bạn vào Thành viên:Ashante và xem thảo luận cũng như đóng góp thì sẽ rõ ngay.--Trungda (thảo luận) 11:19, ngày 12 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Không biết Ti đã biết được thông tin thú vị về ethnic group của thày chưa ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 14:39, ngày 12 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Yeah, cái ethnic group của thày đã lý giải cho rất nhiều thứ, ka ka ka... Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 14:55, ngày 12 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

ko đâu, so anh chàng người Đài đó với thày Kayani thì thật tình là quá hạ thấp và coi thường thày. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 15:14, ngày 12 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Seleukos

sửa

Cho tôi xin, tạm dừng mặt trận lại đi, tôi đang lo Thế chiến II với bác Tâm mà. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 16:28, ngày 12 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Góp ý với Ti2008 như thế này. Tiêu đề của một bài viết nào đó là như thế nào không thật sự quá quan trọng, miễn là dùng hoặc là tên phổ biến hoặc là tên gốc (hay chuyển tự từ tên gốc khi trong ngôn ngữ này người ta không dùng các ký tự Latinh) hoặc là tên phiên âm sang tiếng Việt (nếu tên phiên âm này đủ phổ biến). Điều quan trọng hơn là nội dung bài viết có phản ánh đúng những gì liên quan tới tiêu đề đó hay không. Do đó không nên quá loay hoay với việc tên bài là gì (Chẳng hạn Ottoman hay Osman hay tên nào đó khác). Các tên gọi khác cho tiêu đề bài viết hoàn toàn có thể dùng các trang đổi hướng để đưa về bài viết chính. 123.18.107.112 (thảo luận) 01:31, ngày 13 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Nhưng nó cũng không phải là đế quốc "xịn" đúng không ?:D Chuyện đời có nhiều cái vui lắm, có một vương quốc rất to và mạnh, thực lực không thua gì đế quốc, nhưng trên danh nghĩa nó vẫn cứ là Vương quốc vì người trị vì nó không xưng là Hoàng đế (có ai nói vương quốc Pháp thời Loius Mặt Giời là yếu đâu ?). Có những Đế quốc lãnh thổ chỉ vài ngàn cây số vuông, nhưng trên danh nghĩa vẫn là Đế quốc vì người trị vì nó bám giữ cái danh hiệu Hoàng đế (Đế quốc Byzantine thế kỷ thứ 15 chả hạn). Có những quốc gia ta cứ quen miệng gọi là Đế quốc, nhưng người đứng đầu nó không xưng là Hoàng đế, thậm chí Đế quốc đó là một nước... cộng hòa (Đế quốc thực dân Pháp chả hạn, bên wiki Anh cũng có mấy chỗ gọi là French Empire đàng hoàng nhé). Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 14:09, ngày 13 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Đế quốc Ottoman thời suy yếu

sửa
Khác nhiều chứ, đế quốc Osman đến những giây phút cuối cùng của nó vẫn là một quốc gia có sức mạnh không thể xem thường. Những chiến thắng liên tiếp trước quân Anh, Pháp tại Galipoli và Iraq vào đầu thế chiến I đã chứng tỏ điều đó (mặc dù cũng phải xét đến một khía cạnh là quân Osman dùng vũ khí Đức và có nhiều sĩ quan Đức trong quân đội Osman). Quân Anh và Pháp đã phải mất một thời gian mới đè bẹp được quân đội Osman. Còn nhà Đông Chu thì sao ? Tất cả chúng ta đều quá rõ. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 15:02, ngày 13 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Nga là đế, không phải vương (Tsar Hoàng, remember ?) Và thời của Abbas I không phải là thời mạt kì của Osman. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 15:09, ngày 13 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tôi không cho là các ông ấy đúng. Mà các ông ấy dùng từ gì, từ Anh hay Việt ? Dầu sao thì quy kết triều Osman mạt trước thế kỷ 19 là sai lầm. Một triều đại mạt tức là trên toàn diện nó đã suy yếu lắm rồi. Và quy kết triều Osman trước năm 1683 là mạt thì càng sai lầm trầm trọng hơn nữa. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 15:51, ngày 13 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Đã đọc

sửa

Tôi đã đọc các thảo luận gần đây tại trang này và tại trang của bác Sholokhov, như anh đã mời. Không ngờ chỉ một tuần mà các thảo luận lại... dài như vậy:). Được chu du lung tung nhiều xứ, nhiều thời đại tôi cũng thấy vui vui:).

Đồng ý với anh về cách trình bày tên các quốc trưởng như đã đề cập gần đây nhất. Vua Ai Cập trước vương triều 12 cũng tạm gọi là pharaon cho người đọc ít bở ngỡ. Các nguyên thủ nhà Ottoman gọi là vua Thổ hay sultan nhà Ottoman tùy hỉ.
Xem xong bài basileus wiki tiếng Pháp và bài basileus wiki tiếng Anh tôi thấy basileos nên gọi là vua hơn là hoàng đế, vì vua Priam của xứ Troy nhỏ bé ngày xưa, lúc người Hy Lạp chưa có đế quốc nào, đã là basileos.
Thấy ông Seleukos và con cháu được truy phong chức Đế Quốc Quốc Vương, và ông Charlemagne được làm Vương Quốc Quốc Vương, tôi cũng muốn vào bổ túc bài nguyên thủ quốc gia với hai thông tin này. Nếu anh hay ai đó chưa nhanh tay vào trước:).MohamedSaheed (thảo luận) 20:09, ngày 13 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Vua VN

sửa

Điều đó khó tránh khỏi, do bài đó đặc thù:

  1. Sử cổ xưa nay ít hoặc ko có hình ảnh
  2. BÀi này là kết quả thống kê và khái quát lại các con số tháng năm trong lịch sử (ai già nhất, ai lâu nhất...), do đó rất ít chú thích.

Việc "tạo hình ảnh đẹp" thì liên quan đến mã wiki mà số người sử dụng thành thạo lại không nhiều.

Tôi cùng chia với bạn nỗi buồn đó.:(--Trungda (thảo luận) 09:38, ngày 14 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Trung lập

sửa

Tất nhiên rồi, wikipedia là trung lập nhưng mỗi cá nhân tham gia nó đâu có trung lập. Những người này mang cách hiểu, tư tưởng của họ vào wikipedia và cố chứng minh rằng cách hiểu đó đúng, còn những cách hiểu khác là sai, vô hình chung sa vào con đường tuyên truyền. Cái này chưa tính đến những thành phần chống cộng cố tình lợi dụng wikipedia để tuyên truyền một cách tinh vi cho quan điểm của họ nữa.

"Trung lập" chỉ là tương đối và rất mơ hồ. Cái đó tùy thuộc vào nhiều thứ, thậm chí tùy thuộc vào tùy cộng đồng wiki nữa. Bạn để ý là wikipedia tiếng Anh chống cộng kinh khủng, trong các bài viết nếu để ý thật kỹ họ đều cố tình bôi xấu Liên Xô, bôi xấu "Việt Cộng" (tất nhiên là làm một cách rất là tinh vi, khó nhận thấy và khó bắt bẻ). Tin hay không thì tùy, thành viên YellowMonkey (một thành viên nổi danh trên wiki tiếng Anh và wiki tiếng Việt) còn dám bảo là tên Việt Cộng mới là trung lập, còn tên Quân Giải phóng miền Nam là POV, là thiên vị (???) Kể từ sau khi thấy thảo luận của anh chàng này tôi không bao giờ lên wiki tiếng Anh để xem về Chiến tranh Việt Nam nữa. Và cái thứ hai, khi qua wiki tiếng Trung thì đừng bao giờ xem các bài về Hoàng Sa và Trường Sa.Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 16:17, ngày 14 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Chính vì vậy thày Kayani mới nói là các nguồn cùa Minh Tâm không thể nào dùng trên wiki tiếng Anh đấy. Không phải vì nó không tin cậy, mà vì nó sẽ gặp sự xét nét và kiểm duyệt bên đó. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 16:17, ngày 14 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Như tôi đã nói là họ làm một cách rất là tinh vi, khó nhận thấy và khó bắt bẻ, vì vậy tôi không thể đưa ra một dẫn chứng cụ thể. Bạn hãy đọc kỹ và sẽ nhận ra sự tinh tướng trong câu chữ và cách sử dụng số liệu, sử dụng nguồn của họ. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 16:27, ngày 14 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Ảnh hưởng sâu rộng của sự kiện

sửa

Lâu nay Ti vẫn mời tôi, nay tôi mời Ti tham gia thảo luận ở đây. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 18:19, ngày 14 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Kay lão sư

sửa

Tôi ko rõ, tôi thấy chữ "kay lão sư" xuất hiện lần đầu ở thảo luận "chiến dịch Barbarossa", do 1 IP khởi xướng. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 04:00, ngày 16 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Thỉnh cầu bài viết

sửa

Biết Ti2008 là người rất am hiểu vể đế quốc Otttoman nên chắc phải nhờ anh sửa lại bài Lịch sử đế quốc Ottoman trong Đệ nhất thế chiến này cho nó tốt hơn. Ngoài ra, nếu có dịp, mời anh viết bài về các mặt trận mà đế quốc Ottoman tham gia trong WWI như Caucasus và Trung Cận Đông. Mong được anh giúp đỡ nhé.--Prof MK (thảo luận) 15:46, ngày 16 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tôi rất muốn giúp anh nhưng hiện giờ tôi đang phải vật lộn với bài Chiến tranh Thái Bình Dương. Chắc khoảng giữa tuần sau, tôi sẽ sửa bài Suleiman I cho anh. Mà sao anh không liên hệ Paris thử ? Cách chú thích ấy là do anh Paris chỉ tôi đấy.--Prof MK (thảo luận) 16:00, ngày 16 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Ahmad Shah Durrani

sửa

Tôi không rành lắm về chiến thuật cổ, nhưng theo tôi hiểu cái này gần giống như đánh-rồi-chạy-mất-biệt-để-chả-có-thằng-nào-tìm-ra-được-mình-ở-đâu-xong-lâu-lâu-lại-thò-đầu-ra-đánh-tiếp.

Còn chừng nào tôi đặt tên là Mikhail Alexandrovich Sholokhov mới có chuyện:D Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 16:27, ngày 16 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Re chúc

sửa

Trời! mãi hôm nay mới thấy. Đa tạ bệ hạ. Lê Thy (thảo luận) 05:41, ngày 17 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

À! Mà mấy vị vua và tể tướng trong nghìn lẻ nột đêm có bài chưa nhỉ?Lê Thy (thảo luận) 05:47, ngày 17 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời
Vậy mời Ti2008 viết bài về tể tướng Giafar. Lê Thy (thảo luận) 05:58, ngày 17 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Re:huy chương

sửa

Cảm ơn Ti2008 rất nhiều về huy chương, thất tiếc là tôi vẫn chưa biết nhiều lắm về mã wiki. Chúc bạn luôn vui vẻ, thân chào --minhhuy*=trò chuyện-đóng góp 07:47, ngày 17 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Re

sửa

Dầu sao dịch là "Việt Nam dân quốc" là sai bét hoàn toàn vì rõ ràng người Việt tự đặt tên nước đó là Việt Nam Cộng hòa, và thậm chí cái tên Việt Nam Cộng hòa là tên kiểu Hán Việt chứ không phải là tên viết bằng chữ Việt thuần. Nhưng có 1 cái thú vị ở đây: Việt Nam Cộng hòa tên tiếng Anh là Republic of Vietnam, mà Trung Hoa Dân quốc, Đại Hàn Dân quốc cũng bị biến thành Republic of China và Republic of Korea cả.

Còn về anh Ledinhthang thì tôi không có ý làm khó anh ấy, dưng cơ mà cách viết như vậy rất dễ bị quy là chép nguồn, tôi phải khuyến cáo anh Thang chứ không thể vì "không làm khó" mà để mặc như vậy được. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 17:12, ngày 17 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

À, nhờ Ti qua lăn tăn tí ở bài "hiệp sĩ cứu tế", vì Knight Hospitalier ta gọi là Hiệp sĩ Y Viện thì đúng hơn phải không ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 17:20, ngày 17 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Đa tạ bệ hạ (quốc vương Seleukos) đã phong tước hì! hì!. Lê Thy (thảo luận) 02:47, ngày 18 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Don't worry, I won't do it. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 10:48, ngày 18 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Không, tôi không có sách. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 10:54, ngày 18 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Ngưng

sửa

Mấy hôm trước tôi có nói "Các nguyên thủ nhà Ottoman gọi là vua Thổ hay sultan nhà Ottoman tùy hỉ." đó chỉ là nói lại một cách khác những ý mà anh đã nói ra "Còn cách tốt nhất, phần tước vị ta ghi "vua Thổ Nhĩ Kỳ", phần chức vị phía dưới chân dung ông vua đó, ta ghi "Vua nhà Ottoman" cho khái quát hơn - rất ngắn gọn", chớ không có ý bảo mình có quyền cho phép ai.

Cám ơn anh đã trao tặng huy chương cho tôi. Tôi đóng góp quá ít, quá rời rạc, làm sao xứng đáng với huy chương đó. Tôi đã có ý ngưng tham gia từ lâu, nhưng còn mấy bài thiếu phần giữa hay phần cuối. Nay đã tạm trám vào các phần đó, tôi không nấn ná gì thêm.MohamedSaheed (thảo luận) 21:46, ngày 18 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Nội dung

sửa

Anh nói đúng tôi là con cháu nhà Minh đó, các anh định làm gì tôi?. Các vua Việt nam hay triều đại việt nam có cái nào là vĩ đại đâu, cũng chỉ là một chư hầu của nhà Minh thôi, các anh thử xem các wiki tiếng khác có ai viết về các triều đại việt nam hay vua việt nam có bằng nhà Minh không. Tôi nhắc lại 1 lần nữa về bài viết cho công bằng 1 chút những vị vua hán lại chẳng bằng vua viet nam, Nếu các anh không ưa tôi thì xin được hủy bỏ quy cách thành viên. tôi chỉ trung thành với họ Chutriều đại Minh.--Trương Hoàng Phong (thảo luận) 07:34, ngày 19 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Bác Phong này có liên quan gì đến thầy Kay nhà ta ko ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 08:52, ngày 19 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Bạn giữ thiện ý được chứ tôi không giữ được; đối với loại thành viên đã làm sai luật mà còn gân cổ cãi với lý luận thiếu i-ốt như vậy thì chửi cho khôn ra là tốt nhất. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 10:30, ngày 19 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Anh Phong chỉ trung thành với họ Chu và nhà Minh, vậy anh ấy nên đổi tên là Chu Nguyên Chương Hoàng Phong thôi. à quên, Chu Nguyên Trương Hoàng Phong.193.200.150.152 (thảo luận) 11:00, ngày 19 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Hay, hay, chu nguyên trương hoàng phong. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 11:05, ngày 19 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Này, bảo mình chửi bới cậu Phong thì mình chịu, dưng cơ bảo mình không trung lập thì nên xem lại. Mình không hề nói vua VN và vua TQ thì ai hơn ai, mình chỉ đang chứng minh cậu THP có bộ não làm bằng xxx mà thôi (không tiện nói ra, sợ GV lại gạch vì mình "phân tích não" của THP thì chết). Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 15:19, ngày 19 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Đã xem, dù là ai đi nữa thì ái quốc ở đây là hơi bị lộn tiệm rồi, cứ theo luật thì bắn bỏ thôi. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 15:27, ngày 19 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Vụ phá mấy bài võ tôi chưa thấy nhiều, vì ban ngày ít thời gian, không rõ lúc đó có gì không. Còn phá các danh nhân TQ thì tôi đã thấy vài tháng trước, nhưng đã thấy yên rồi.--Trungda (thảo luận) 16:04, ngày 19 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

đỪNG có nói với cái giọng đó, Chu Nguyên Trương Hoàng Phong cũng được nhưng thằng Phong này chưa đủ tài đủ đức để nhận tên họ cao quý đó. Trương Hoàng Phong

"cũng được", nghĩa là anh Phong cũng thấy ưng cái tên đó rồi còn gì.--193.200.150.125 (thảo luận) 11:11, ngày 20 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Hé hé! Ừ mà ko biết anh Yongle the Great có họ hàng gì với anh Phong ko nhỉ?--Antiokhos III Đại đế (Thảo luận) 11:12, ngày 20 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Không biết, nhưng cái câu "thằng Phong này chưa đủ tài đủ đức để nhận tên họ cao quý đó" quả đúng. Cống rãnh làm sao mà đi so với đại dương được ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 12:20, ngày 20 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời
Tôi thấy anh Chu Nguyên Trương không bít dịch đã đi nhờ dịch thì còn tốt hơn mấy người dịch máy.193.200.150.125 (thảo luận) 11:21, ngày 20 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Dĩ nhiên! Nhưng lỗi lớn nhất của anh ấy là ko chịu treo tiêu bản "Đang dịch", dễ có người hiểu là ảnh ko thèm dịch.--Antiokhos III Đại đế (Thảo luận) 11:26, ngày 20 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Đằng nào cũng là "không thèm dịch" rồi. Nói chung nhận xét về anh chàng này gói gọn trong 1 câu: "dốt nát, cực đoan, vô trách nhiệm". Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 12:20, ngày 20 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời
Mà nghe xưng là "con cháu nhà Minh" thì chỉ là thông tin ko nguồn, 1 chiều thôi, chả biết là thật hay "thấy người sang bắt quàng làm họ" nữa. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 13:54, ngày 20 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Re:đề cử

sửa

Cảm ơn bạn, nếu không có ai phản đối thì tôi xin nhận, dạo này tôi thấy lực lượng bảo quản viên ít quá mà phá hoại thì nhiều. Tôi muốn góp công sức của mình cho việc xây dựng wiki tiếng Việt, nếu có thêm công cụ và sự giúp đỡ của mọi người thì tôi sẽ có thêm nhiều cơ hội đóng góp cho wiki. Nếu mọi người thấy tôi trình độ còn kém, thời gian đóng góp còn ít thì thôi, đối với tôi thì dù ở cương vị nào tôi cũng đóng góp cho wiki. Cảm ơn bạn đã tín nhiệm.--DMT (thảo luận) 08:17, ngày 20 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

re:bút chiến

sửa
 
Do not feed the trolls!

Anh chàng này đã bị nhắc nhở vài lần; ban đầu là ở bài khổng tử, sau là bài này. Nói thẳng là dạng anti-china một cách cuồng tín. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 15:05, ngày 20 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Võ thuật, thủy hử,... Thậm chí bên wiki Anh tựa bài chỉ đơn giản là "tứ đại danh tác", anh chàng này vẫn cố nhét thêm chữ "Trung Hoa" vào. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 15:06, ngày 20 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Cảnh cáo: thiết tha đề nghị Ti hãy khẩn cấp làm theo 3 lời dạy của Livy the Pixie. (sao tự nhiên mình hâm mộ bạn này quá) Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 15:55, ngày 20 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Ti2008 hãy tham khảo thêm bài viết quan trọng này. Một khẩu hiệu rất quan trọng về ứng xử ở wikipedia có tên:

GV (thảo luận) 16:23, ngày 20 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

có nguồn

sửa

có nguồn, mới nói chuyện tiếp, làm khoa học, lý luận suông sao để thiên hạ phục được[cần dẫn nguồn]

Ma...

sửa

Đóng góp dưới tài khoản này mới chỉ có thể kết luận khoảng 50%. Dù tôi biết chắc "khẩu khí" khi thảo luận và khẩu khí khi sửa đổi không xa lạ (dẫu cố tạo vỏ "tin LX", "anti-Askan" đi nữa), song đóng góp mới dừng ở đặt fact hoặc vài tình tiết lặt vặt. Trông thấy là tay cầm phấn rồi đấy nhưng không phải ai cầm phấn cũng là thày.

Còn một số tài khoản nữa tôi cũng đoán chắc cùng là 1 dạng từ nhiều tháng trước trở lại đây nhưng tạm để đó vì các tài khoản này cũng chỉ được dùng không quá 10 đóng góp, thậm chí 1 vài đóng góp theo kiểu vãi ít gạch, vữa ra vỉa hè rồi "rút êm" chứ chưa thể hiện ý định kéo đổ cột điện, nên tôi thấy chưa cần tới "đao gươm".--Trungda (thảo luận) 17:00, ngày 20 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Thanks', mình chưa từng gặp loại super troll này. --Двина-C75MT 12:17, ngày 21 tháng 10 năm 2009 (UTC)--Trả lời
P/s: Mình nhớ ra rồi, từ "Maassi" có liên quan đến từ "Maxi", một loại băng... Thôi không nói nữa. Hì hì:) --Двина-C75MT 12:21, ngày 21 tháng 10 năm 2009 (UTC)--Trả lời

Nói hết lời thì thôi đừng nói nữa, mình chỉ làm đến hết khả năng mình có thể, còn lại tùy vào cậu ta có nghiệm được không mà thôi. Không thể bắt người ta làm những cái không thể, cũng không thể cho người ta cái mà họ không đáng được hưởng. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 10:09, ngày 22 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Maxi là 1 loại băng xxxxxxx..... Михаил Александрович Шолохов (thảo luận)

Khỏa thân

sửa

Bài này tôi thấy Tân đã lùi lại và tạm yên từ giữa tháng 8 rồi mà. Tôi nghĩ nếu có chuyện gì đi quá hồi đó thì Tân đã khóa.--Trungda (thảo luận) 12:18, ngày 21 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Ti2008 hoan nghênh nhầm người chăng? Trước giờ tôi vẫn viết về đề tài Trung Quốc mà. GV (thảo luận) 15:15, ngày 21 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời
Thực ra là vì những thứ muốn viết thì đã có người khác viết, và tính tôi thì ngại sửa bài cũ mà chủ yếu muốn viết bài mới. Còn chuyện BQV với đề cử, Ti2008 cứ ở đây lâu thêm chút nữa để hiểu kĩ về mọi người đi đã;). GV (thảo luận) 15:33, ngày 21 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Osman

sửa

Nên gọi vua, cứ gọi vua cho chắc ăn vì ta không nắm rõ các ông ấy thuộc dạng Đế hay Vương. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 13:33, ngày 22 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

right. Và tốt nhất, ở các infobox nên gọi là vua cho chắc cú. Còn trong bài thì tùy hoàn cảnh mà ta gọi là gì. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 13:52, ngày 22 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Không nên ghi là vua sultan hay vua shah, đã vua thì không ghi sultan hay shah, còn nếu ghi là sultan/shah thì đừng ghi vua vì làm như thế là trùng lặp. Muốn rõ nghĩa bất quá ta mở ngoặc hoặc tạo liên kết, viết bài riêng về sultan và shah. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 14:06, ngày 22 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Từ

sửa

Tôi chưa biết rõ về Chú Sam, nên chưa có "khẩu khí bạn bè" với thành viên này; còn Chú Sam khi đã đề nghị cấm mấy thành viên kia thì hẳn cũng không coi họ như "bạn bè" mà dùng từ "suồng sã" như vậy. Đơn giản thế thôi. Giữa 3 (hoặc 4) người không thân quen thì ngôn ngữ cần lịch sự giữ ý, chắc bạn hiểu ý tôi nói.--Trungda (thảo luận) 15:02, ngày 22 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Đơn giản vì tôi không phải là người "theo" Minh Tâm mọi nơi mọi lúc mà thôi.--Trungda (thảo luận) 15:06, ngày 22 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời
Tôi cũng không nhớ dai được như bạn, lật lại không rõ lịch sử trang ra sao. Nhưng đơn giản là lúc chống phá hoại gấp rút, không mấy ai quan tâm nhiều tới tình tiết như vậy; như khi dập lửa cứu người không thể "thưa ông, xin phép ông cho con đổ nước vào người ông để cứu ông" giống anh Bờm nói với phú ông:D--Trungda (thảo luận) 15:17, ngày 22 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời
Trong cảnh đang đi "diệt ma trừ tà" hôm đó mà bạn nhớ thế mà ko phải là dai sao?:D--Trungda (thảo luận) 15:24, ngày 22 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời
Chính xác, đừng bắt bẻ tiểu tiết trong những lúc gấp gáp như vậy vì chúng ta không thể suy nghĩ kỹ khi buộc phải suy nghĩ nhanh. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 15:25, ngày 22 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Nếu sửa đổi là phá hoại thì khi lùi khỏi ghi lý do. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 15:35, ngày 22 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Hiểu

sửa

Sao ko?:D Sắp đến giờ Tí hiểu Ti thêm 1 tị cũng cười lây hì hì:D--Trungda (thảo luận) 15:56, ngày 22 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Lại thày

sửa
Đúng là cần phải phê bình thày về hai điểm này. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 15:44, ngày 22 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Và nhiều điểm khác nữa, ví dụ vặn nguồn hoặc bịa nguồn chả hạn. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 15:46, ngày 22 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Có bạn chỉ ra tôi mới biết có người có chí lớn làm hẳn Nghiêu Thuấn không tì vết nào, chứ ko thèm làm vua loại "trần mắt thịt", ông nào cũng dễ bị "bới" có 1 nhược điểm gì đó.--Trungda (thảo luận) 16:07, ngày 22 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời
Chà! "hậu thân" của ngài lại "đi" rồi "về" hoài.--Trungda (thảo luận) 16:21, ngày 22 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Heiliges Römisches Reich

sửa

Chịu, trừ phi tìm được tài liệu gọi nó là "thánh chế La Mã". Tôi vẫn thích tên gọi kiểu ĐQ La Mã Thần thánh hơn. Chúc bạn ngủ ngon. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 16:06, ngày 22 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Sultan

sửa

Nhờ Ti một nhiệm vụ cao cả là bắt liên lạc với Saheed để dụ bác ấy tham gia thảo luận. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 18:04, ngày 22 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

tùy người. Mấy vua Osman đời đầu thì gọi Quốc Vương là OK thôi, nhưng Mehmed II hay Suleyman I mà gọi Quốc vương thì tệ quá. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 05:06, ngày 23 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Hãy nhớ Sultan và Calipha không có ánh xạ 100% với Vương hay Đế, thậm chí ngay cả King và Emperor cũng không có ánh xạ 100% với Vương/Đế nữa. Vua Thổ có sách gọi Vương, có sách gọi Hoàng, ta không nên phăng bậy những cái mà ta không chắc chắn. Cứ "Vua" hoặc "Sultan" cho chắc cú. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 05:12, ngày 23 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Khổ quá, tôi đã nói có sách ghi là Vương nhưng cũng có sách ghi là Thổ hoàng mà phỏng ? Và phần lớn sách tôi biết ghi là Vua Thổ. Thậm chí bên wiki Anh ghi Sultanate mà phỏng ? Mặc dù đây không phải là nơi nghiên cứu chuyên môn nhưng ta không nên phăng những cái mà ta không biết. Các vua Thổ trước Mehmed thì bẩu là Vương cũng OK, nhưng sau đó thì phải xem lại vì bản thân họ đã tự xem mình cao bằng với Kaiser Đức rồi. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 05:21, ngày 23 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Dù là trong infobox, cứ tạm ghi Sultan. Bạn cũng thấy là bọn Anh cũng chuộng dùng từ Sultan hơn, chứ ít khi ghi King of Ottoman lắm. (trong khi đó Emperor of China khá phổ biến). Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 05:29, ngày 23 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Chồng, theo tôi gọi chung là "vua", có chú chua thêm về cung bậc sultan cho dễ phân biệt với các chức danh khác bên Hồi; còn vợ thì gọi cả là hậu vì thực tế ngôn ngữ đã quen như vậy.
Theo tôi nhà Chu suy cho cùng cũng là 1 cái ngoại lệ của TQ (thiên tử tự dưng chỉ là vương, các nhà Hạ, Thương đã là Đế rồi). Do đó không thể lấy riêng TQ làm chuẩn. Thực tế cho thấy do hoàn cảnh từng nước và ý chí "cao hứng" của những lãnh chúa cũng như của các vua (thiên tử), tại từng vùng - nước, chính vì thế các danh hiệu vua - vợ con vua - bầy tôi cũng hoàn thiện dần qua từng đời và cuối cùng mới đi vào ổn định. Do đó như Khov nói, các danh hiệu ko ánh xạ 100%, nhất là cùng 1 niên đại thì nước này trong thời kỳ này, khu vực kia trong thời kỳ khác.--Trungda (thảo luận) 06:49, ngày 23 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời
Như đã nói thì tôi rất ngại đụng vào những bài đã được viết từ trước, trừ trường hợp bổ sung nhỏ hoặc "đập đi làm lại", bên en wiki có mấy bài chọn lọc rất tốt là nhà Minh và đặc biệt là nhà Đường, nếu có thời gian tôi sẽ dịch theo bên đó. GV (thảo luận) 08:29, ngày 23 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Thư Dự án CTTG2

sửa
Mời bạn tham gia dự án
Chiến tranh thế giới thứ hai

  Thân chào bạn, Chúng tôi đang nỗ lực xây dựng Dự án Chiến tranh thế giới thứ hai trên Wikipedia Tiếng Việt với một hệ thống hướng dẫn tổng quát đối với các loạt bài thuộc lĩnh vực Chiến tranh thế giới thứ hai - một mảng đề tài về lịch sử rất hấp dẫn. Chúng tôi rất mong nhận được những đóng góp quý báu từ phía bạn đối với trang dự án. Ngay bây giờ, bạn có thể đăng ký làm thành viên mới hoặc góp ý đề xuất trực tiếp tại trang thảo luận. Hân hoan đón chào bạn tại Dự án!

Để biết thêm chi tiết, mời bạn vào trang nhà của dự án hay hỏi trực tiếp các thành viên khác.

--minhhuy*=trò chuyện-đóng góp 05:32, ngày 23 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Suleiman I

sửa

Trong Bản mẫu:Harvnb đã có phần hướng dẫn cách sử dụng, Ti2008 có thể đọc và làm theo. Xin lỗi vì gần đây tôi hơi bận nên không thể làm giúp bạn được. Chúc đề cử của Ti2008 thành công!

P/S: Còn khá nhiều vị vua nổi tiếng chưa có bài. Có lẽ tôi sẽ phải nhờ Ti2008 tiếp. Rất cảm ơn vì bài Attila lần trước!--Paris (thảo luận) 10:19, ngày 23 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Hiện trên trang thỉnh cầu có liệt kê hai bài thiếu Pepin LùnLeonidas I. Nếu có thời gian, nhờ bạn viết giúp.--Paris (thảo luận) 11:43, ngày 23 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời


Tôi chịu. Ai ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 10:25, ngày 23 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

I see. Got it. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 10:28, ngày 23 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tôi đã cho sửa lại chú thích được gần 1/2 bài rồi. Anh căn cứ vào cái đó để sửa nốt nhé. Thông cảm vì tôi đang bận quá.--Prof MK (thảo luận) 06:34, ngày 24 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Nhờ anh Việt hóa lại chú thích số 40.--Prof MK (thảo luận) 07:07, ngày 24 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Thói quen khó bỏ:D bạn sửa lại giúp vậy. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 16:40, ngày 25 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Ti ơi, phần Suleiman trong văn hóa đương đại ấy, bạn viết thêm vài dòng nữa bỏ mấy cái chấm đầu dòng đi cho hình nó lọt vào nội dung bài viết (chứ rớt xuống phần chú thích sẽ ko đẹp). Chúc thành công --Soekarno-Hatta/Jakarta (thảo luận) 15:36, ngày 26 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Hung Nô

sửa

Sách vở vẫn hay chép Thiền Vu, gọi vua Hung Nô là khái quát nhất ko quy ra vương hay đế.--Trungda (thảo luận) 18:05, ngày 23 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Re: Thiên Hoàng Minh Trị

sửa

Một tài liệu thi học sinh giỏi sử lớp 11 vì hồi ấy tôi chưa biết quy định của wiki về nguồn chú thích. Bài này tôi đã muốn sửa lâu rồi, ngặt vì không có thời gian. Nếu có thì mong anh giúp, tôi sẽ bổ sung thêm thông tin khi nào có điều kiện.--Prof MK (thảo luận) 07:36, ngày 24 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tài liệu photo bạn ạ. Cũng chả biết thầy ấy lấy từ đâu ra, có khi là tự làm.--Prof MK (thảo luận) 07:57, ngày 24 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Việt-Chiêm

sửa

Thì đúng rồi, sang thời chúa Nguyễn người Hời vẫn muốn khôi phục, nhiều phen binh lửa nữa. Chỉ vì chưa có thời gian và tài liệu đủ "hùng tráng" tạo bài riêng thôi.--Trungda (thảo luận) 16:33, ngày 24 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Người Hời cũng là cách gọi người Chiêm.--Trungda (thảo luận) 04:24, ngày 25 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Shivaji

sửa

Tôi không nghĩ là từ nào hay hơn, dưng cơ có vài tinh chỉnh về dịch thuật. Ti nên dịch thoát nghĩa hơn, đừng bám víu câu chữ quá lại sa vào "word to word translation". Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 17:13, ngày 24 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Re:Xô-Đức

sửa

Hồi nãy gửi thư mời biểu quyết tùm lum mà quên mời bạn, xin lỗi nhé: } --minhhuy*=trò chuyện-đóng góp 02:44, ngày 25 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tôi KHÔNG đồng ý với cả hai bạn, xin lỗi nhé. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 05:05, ngày 25 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời
Và bạn hãy nêu ra ví dụ các sách VN nói đây là Mặt trận phía Đông, tôi chỉ thấy các sách VN nói đây là Chiến tranh Xô-Đức, Mặt trận Xô-Đức hoặc Chiến tranh vệ quốc Vĩ đại. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 05:08, ngày 25 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Vương Mãng-Cao Cú Ly

sửa

Tôi đã có chú trong bài và có ý kiến thảo luận.--Trungda (thảo luận) 04:24, ngày 25 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Vương Mãng

sửa

Vài ba chục cuốn, tôi ko nhớ cuốn nào. Bài thơ dịch dở có thể làm bài bị vết như ngọc tỷ của Mãng bị sứt vì bà cô ném xuống đất; nhưng có bài thơ của cụ Bính thì ví như ngọc tỷ được dùng vàng khảm lại. Bản thân bài thơ không làm ảnh hưởng hình ảnh và nhận định về VMãng.--Trungda (thảo luận) 07:31, ngày 25 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tặng bạn bản dịch này xem thêm, chút nữa tôi cũng định đảo câu 1 về Mãng và câu 2 về Chu Công như cụ Bính vì bí vần (:D):

Chu Công khi bị lời gièm báng
Vương Mãng đang cung kính chiêu hiền
Lúc ấy hai người mà chết cả
Một đời ai biết được trắng đen?--Trungda (thảo luận) 07:41, ngày 25 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Lưu Bang

sửa

Thời bác Phương sửa bài, tôi đã có tham gia chỉnh vài chỗ, đại thể không có vấn đề gì lớn. Còn thắc mắc của người thác xưng Chu Đệ thì vu vơ không rõ nói bài chép sách nào.--Trungda (thảo luận) 07:43, ngày 25 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Người thác xưng Chu Đệ mới phàn nàn hôm nay, mà phiên bản hôm nay thật khó mà quy kết là chép Sử ký khi đã được sửa nhiều. Tôi thấy khó hiểu.--Trungda (thảo luận) 07:47, ngày 25 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời
Đây là wiki tiếng Việt. Bên en.wiki chỉ dùng Yongle Emperor. Kiểu xưng này cũng "lách" chút ít như một số trường hợp khác.--Trungda (thảo luận) 07:56, ngày 25 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Đổi hướng

sửa

Những cái tên đổi hướng đó chưa từng ai biết đến ngoài mấy ông sử gia nhà Nguyễn; ví như những chiếc cúc đơm lên túi áo giả mà không túi thật - chỉ dùng trang trí cho đẹp mà không có tác dụng giữ đồ. Xác suất được nhắc tới giữa Nguyễn Phúc Dương/Tân Chính Vương/Nguyễn Mục Vương = 100/15/0,00...1. Tương tự với Lê Kính Tông/Lê Duy Tân/Giản Huy Đế.--Trungda (thảo luận) 08:02, ngày 25 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Hậu Lê

sửa

Thảo luận đó tôi đã xem trước đây, đúng là đi quá đà, quên chủ đề.

Còn Lê Xuất Đế tôi đã từng nghe rồi. Những vua ra nước ngoài như Vệ Xuất công, Tấn Xuất công..., hay Thành Thái, Hàm Nghi tôi đều nghe có tên như Chiêu Thống là Xuất Đế. Cài này thì không có gì lạ.--Trungda (thảo luận) 08:06, ngày 25 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Mấy dấu câu chấm phảy đó tôi sửa rồi mà. Bạn xem còn chỗ nào nữa thì sửa nốt đi.--Trungda (thảo luận) 08:14, ngày 25 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tài khoản

sửa

Tôi xem đóng góp thì có thể là tài khoản thứ 2 của 1 người, nhưng không có phá hoại gì cả.--Trungda (thảo luận) 08:26, ngày 25 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Dome of the Rock

sửa

Không nên để tên tiếng Anh, Ti nên để tên gốc tiếng Ả Rập hoặc nếu muốn thì tiếng Do Thái (vì cái này là thánh đường Hồi giáo nằm ở Giê-ru-da-lem), rồi chua thêm (tạm dịch: XYZ). Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 16:59, ngày 25 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Thấy các thủ trưởng chửi nhau ở trang thảo luận em sợ quá. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 16:59, ngày 25 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Khi đã đưa bài ra chọn lọc, tất nhiên phải chấp nhận giơ đầu chịu báng. Ti có thể xem các link mà GV đưa cho tôi, sẽ thấy anh chàng NAD bị chửi thế nào. Có lẽ tôi rất may mắn vì khi đưa bài Takahashi Rumiko ra ứng cử thì cộng động - cả GV - rất thông cảm cho tôi và không chỉ trích tôi quá nặng nề. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 04:30, ngày 26 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tôi viết thiếu chữ c:D Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 04:37, ngày 26 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Khó quá, IP hôm nay thế này, mai thế khác, mình nói không biết cậu ấy có nghe không ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 11:30, ngày 26 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

An Tức

sửa

Bạn nhắc tới nước này khiến tôi nhớ lại bài Bắc thuộc lần 2, hóa ra nước này lại "ăn chặn" mối hàng của "thiên triều" bán sang La Mã. Thật trớ trêu.--Trungda (thảo luận) 15:52, ngày 26 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

TL:Đế quốc La Mã Thần thánh

sửa

Bạn thông cảm, tôi không có cuốn sách nào trong tay nên không biết tên gọi nào cho phù hợp nên không thể thảo luận được. --Soekarno-Hatta/Jakarta (thảo luận) 07:05, ngày 27 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Bạn cũng thông cảm luôn vì tôi giống như letuhan chả có sách gì về bài này cả, thân --minhhuy*=talk-butions 07:37, ngày 27 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời
Xin lỗi nhé, hồi nãy bị sai mã nguồn, thật hi hữu:D --minhhuy*=talk-butions 07:37, ngày 27 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời
Nói thêm cái nữa, phần bản mẫu đầu bài (caption) chưa việt hoá, bạn dịch luôn đi nhé:) --minhhuy*=talk-butions 07:39, ngày 27 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Hi Ti2008. Thôi tôi không dám biểu quyết gì nữa đâu. Xem cái TL:chiến tranh xô-đức thì biết mấy chàng kia dữ quá. Good luck to you! Cao xuân Kiên (Thảo luận) 09:47, ngày 27 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Vua Bắc Ngụy

sửa

Điều này nằm trong kế hoạch dài hạn của tôi, nhưng vì đề nghị của bạn có thể rút xuống còn trung hạn hoặc... nếu tiện thì ngắn hạn! Chỉ vì tôi muốn viết là viết hết, không muốn viết dở dang cái gì.--Trungda (thảo luận) 07:11, ngày 27 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Con lạy cụ, thế từ nay không được phép bảo vua Triều Tiên là Vương mà phải bảo là Wang à ? Phải cấm tiệt các tên Thái Tổ, Thái Tông,... mà phải gọi là Taejo, Taejong à ? Và từ nay cấm nói ông A được phong làm Thế tử mà phải bảo là ông í được phong làm seja phỏng ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 09:03, ngày 27 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Trang web ấy bảo là Sejong thì còn chịu được, thôi cho qua vì thằng chủ trang muốn dùng romaja. Nhưng mà bảo là Đại đế thì đúng là ngu hết chỗ nói. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 09:40, ngày 27 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Lại nhớ tới mấy phim Hàn quốc chiếu trên VTV, HTV cứ dùng Thái hoàng Thái hậu, Hoàng hậu, Thái tử 1 cách bừa bãi mà không chịu bỏ công tìm hiểu việc bên Triều Tiên ngày xưa làm quái gì có Thái hậu, Thái Tử, Hoàng hậu, Hoàng đế ? Càng nghĩ càng tức. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 09:42, ngày 27 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Không đáng chửi, vì dân wiki, nhưng anh Tân nói, phần nhiều là dân "a-ma-tơ" cả, họ không rành về quan chế xứ Hàn Sâm thì thôi cho qua, nhưng mà đến những Đài Truyền hình, trang web Việt Hàn, bộ mặt của quốc gia mà lại dùng từ một cách ngu ngốc như thế thì đáng ăn chửi. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 09:45, ngày 27 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tôi cá là những diễn viên Hàn chỉ nói gọi wang (vương) chứ không gọi khác, thời đại đó gọi là Vương thì phải bảo là Vương chứ không thể vì "con cháu truy phong" mà nhà biên kịch bắt diễn viên nói Đế. Nhưng đài truyền hình nhà mình ẩu quá. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 11:13, ngày 27 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Re:Doraemon

sửa

Cám ơn bạn nhắc, công việc đó là do Pq trông coi nhưng hiện giờ bạn ấy đi vắng nên làm thế --minhhuy*=talk-butions 13:42, ngày 27 tháng 10 năm 2009 (UTC) Trả lời

Vậy tôi gởi thư mời luôn nhé:
Thư mời tham gia dự án Truyện tranh:
  Thân chào bạn, Chúng tôi đang nỗ lực xây dựng Dự án Truyện tranh của Wikipedia tiếng Việt với một hệ thống hướng dẫn cụ thể và tổng quát đối với các loạt bài thuộc các lĩnh vực Truyện tranh, Phim hoạt hình,... Chúng tôi rất mong nhận được những đóng góp quý báu từ phía bạn đối với trang dự án. Ngay bây giờ, bạn có thể đăng ký làm thành viên mới hoặc góp ý đề xuất trực tiếp tại trang thảo luận. Hân hoan đón chào bạn tại Dự án!

Để biết thêm chi tiết, mời bạn vào trang nhà của dự án hay hỏi trực tiếp các thành viên khác.

--minhhuy*=talk-butions 14:49, ngày 27 tháng 10 năm 2009 (UTC) Trả lời

Nguồn

sửa

Theo lời giới thiệu thì đây chỉ là trang web cá nhân, vậy thông tin vẫn được liệt vào hạng chưa được công bố và không thể dùng. Ti2008 có thể vào trang Google Book để search các sách liên quan, chắc chắn sẽ có rất nhiều. GV (thảo luận) 14:49, ngày 27 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tôi không hiểu là "có giống" theo nghĩa nào. Ti2008 có thể yên tâm là khi góp ý về bài chọn lọc cái đầu tiên tôi xem sẽ là về độ tin cậy của nguồn dẫn, vì vậy muốn được bài chọn lọc thì phải chọn nguồn thật tử tế, không thì khó tránh khỏi bị phản đối gắn sao. GV (thảo luận) 14:59, ngày 27 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Hoàn công

sửa

Đúng, ông này bị gian thần Dịch Nha, Thụ Điêu giam tới chết đói không ai hay.--Trungda (thảo luận) 15:34, ngày 27 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Bão là người hiểu Quản hơn ai hết. Còn "nhẫn nhục" thì tôi đoán là kết quả của cả 1 quá trình hư cấu của tác giả. Tôi ko rõ truyện bạn đọc hư cấu theo hướng nào, nhưng chỉ câu đó thì có thể đoán ông này vẫn thương chủ cũ là công tử Củ chứ không thực tình vì Hoàn công.
Sử xưa rất ít viết về tâm trạng nhân vật như vậy, như tôi hiểu thì cái này bắt đầu xâm nhập vào phương Đông từ văn học phương Tây. Đọc lời giới thiệu Tam Quốc diễn nghĩa vẫn thấy ông Lê Huy Tiêu đặt vấn đề: tác giả ko mô tả tâm trạng, suy nghĩ nhân vật, giả sử: Điêu Thuyền yêu ai trong Bố và Trác, hay yêu cả 2? Khi Triệu Vân tìm ra My phu nhân, bà ta mừng hay không?...
Sử xưa thường chỉ ghi lại lời nói, thái độ và hành động, tự để người ta phán xét.--Trungda (thảo luận) 15:42, ngày 27 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời
Câu đó thấy trong Đông Chu liệt quốc cũng chép.
Còn về việc nghi oan bạn, tôi nghĩ đã xác định "oan" rồi thì còn ai tính "tiền sử" nữa?--Trungda (thảo luận) 16:08, ngày 27 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời
Tôi chưa hiểu, không phải tôi đâu. Nói thực là chính tôi không rõ thời đó, vụ nghi oan đó bắt đầu và kết thúc ra sao. Có thể chính vì những đóng góp tích cực của bạn khiến mọi người nhận ra rằng bạn không hề giống người bị cấm.--Trungda (thảo luận) 06:33, ngày 28 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Cùng 1 người. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 10:56, ngày 28 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Chu Văn

sửa

Không vấn đề gì. Tào Tháo sau này cũng tự so với Chu Văn Vương. Theo nguyên tắc tôn trọng thực tế, ta chỉ tính từ khi dòng họ chính thức có danh hiệu. Cơ Xương được xem là người mở đầu nhà Chu, nhưng không có danh hiệu vương khi còn sống mà chỉ là Tây Bá dưới "thiên tử" Trụ. Như Nỗ Nhĩ Cáp Xích lại khác: công khai xưng Hậu Kim để chống Minh, nên tính làm vua đầu nhà Thanh, tương tự với Liêu, Kim cũng vậy.--Trungda (thảo luận) 11:03, ngày 28 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Quản - Bão

sửa

À, văn cảnh như vậy thì đúng là khác rồi. Đúng là Bão hiểu Quản là người không câu nệ đạo trung quân thờ 1 chủ thời xưa.--Trungda (thảo luận) 11:20, ngày 28 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Ko khác gì những điều tôi biết, chỉ là khác với điều hôm qua tôi suy đoán khi chưa được biết hết đoạn văn bạn nêu.--Trungda (thảo luận) 11:37, ngày 28 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Khác

sửa

Bạn xem Bản mẫu:Lịch sử Triều Tiên sẽ rõ: có 2 thời Tam Quốc ở nước này.--Trungda (thảo luận) 11:28, ngày 28 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tôi dịch lại từ bên zh wiki thôi. Còn bài Tề Hoàn công thì tôi chịu, có kế hoạch khác mất rồi. GV (thảo luận) 12:03, ngày 28 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời
Không tôi có biết tiếng Trung đâu, tôi thường chuyển tự ra Hán Việt rồi ngồi mày mò thôi. GV (thảo luận) 12:15, ngày 28 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Grenouille

sửa
Đúng vậy. GV (thảo luận) 12:32, ngày 28 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Có nghĩa là лягушка đúng phỏng ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 15:27, ngày 28 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Triều Tiên

sửa

Oái, hóa ra là Ti à, cứ tưởng câu hỏi đó là của GV chứ nhỉ ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 16:40, ngày 28 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Chả có tài liệu nào cả đâu. Tôi sáng tạo ra và kiến nghị đấy. --Khốttabít (thảo luận) 16:42, ngày 28 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời
Không chém. Thế đẫm máu quá. Cho uống thuốc sâu rồi. --Khốttabít (thảo luận) 16:49, ngày 28 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Vua Việt

sửa

Tôi đã nới vòng dây.--Trungda (thảo luận) 16:47, ngày 28 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Re: CPUSA

sửa

Tôi biết rất ít về hoạt động của đảng này hiện nay vì họ chỉ có vài ba ngàn thành viên. Nhưng tôi có nhớ là trong lịch sử họ có ảnh hưởng lớn mạnh trong phong trào công nhân ở đoạn đầu thế kỷ 20, nhưng đến thời chống cộng của McCarthy và sau khi Stalin bị hạ bệ thì ảnh hưởng của đảng này giảm đi đáng kể. Để khi nào tôi có thời gian tôi sẽ tìm tài liệu để viết bài này. NHD (thảo luận) 21:17, ngày 28 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Mehmed

sửa

Không rõ, Thập đại Tùng thư chỉ ghi là thắng thôi chứ không ghi thắng ở đâu. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 05:51, ngày 29 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Thế thì nên bổ sung ngay vào bài thôi, cho tôi tên tài liệu được không ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 09:58, ngày 29 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời
Sách có đầy đủ thông tin về nhà xuất bản, tác giả là được, Ti2008 có thể tham khảo Wikipedia:Thông tin kiểm chứng được, tôi cũng chỉ dựa vào đó để kiểm tra độ tin cậy của nguồn. GV (thảo luận) 12:16, ngày 29 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời
OK. Duyphuong (thảo luận) 15:31, ngày 29 tháng 10 năm 2009 (UTC)DuyphuongTrả lời

Cờ Ottoman

sửa
  • Đây là cờ Ottoman năm 1375.
  • Đây là cờ Ottoman năm 1453.
  • Đây là cờ Ottoman năm 1499.
  • Đây là cờ Ottoman năm 1517.
  • Năm 1910, cờ Ottoman nền xanh lá cây, có hình trăng lưỡi liềm (bên trái) bao quanh một ngôi sao nhỏ năm cánh (bêm phải). Người lính cầm lá cờ chính thức ở đây.
  • Năm 1914, trong cuộc chiến tranh Tiberia thì cờ Ottoman như thế này. Đây chính là hình ảnh trong đoạn phim mà mình đã xem (đen trắng nên không rõ màu).
  • Thời cổ trung đại có cờ của Ottoman Egypt nền xanh, ở giữa có hình con sư tử cầm kiếm, phía sao là nửa mặt trời tỏa sáng.

Vì Ottoman là vương quốc lớn, có lịch sử tồn tại lâu dài nên cư dân vùng ven bờ phía Đông Địa Trung Hải thường dùng "người Ottoman" để chỉ "người Thổ Nhĩ Kỳ". Mĩnh nghĩ cờ cũng bị coi như vậy. --Двина-C75MT 03:55, ngày 30 tháng 10 năm 2009 (UTC)--Trả lời

Hello, is it me you're looking for?

sửa

He chào nhà vua, xin chúc mừng nhà vua có thêm những thần dân tích cực cho công cuộc khai hoang mở đất của quốc gia mang tên Lịch sử (như đồng chí này mới lấn biển thêm được một vùng đất có tên Ashurbanipal). Tích Lan nhân (thảo luận) 10:52, ngày 30 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Thảo luận:Khu vực văn hóa chữ Hán#Name discussion

sửa

Hello, Please take a look at here: Thảo luận:Khu vực văn hóa chữ Hán#Name discussion, welcome to add your comments! Cảm ơn bạn!--서공/Tây Cống/セイコゥ (thảo luận) 12:53, ngày 30 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Bài dv, cs

sửa

Không có gì đâu bạn, đây là trách nhiệm của tôi mà:D Eternal Dragon (thảo luận) 07:29, ngày 31 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Infobox Monarch

sửa

Mình copy nó từ mấy bài vua chúa bên wiki Anh sang mừ, có cái vụ cải cách infobox đâu. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 14:08, ngày 31 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Nếu câu đó có nguồn thì đừng xóa, còn nếu không nguồn chắc chắn Chính Tổ cũng giỏi như hai ông kia thì cứ xóa. Mà này, Chính Tổ hình như chính là ông vua Triều Tiên trong phim Họa sĩ Gió đấy. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 14:20, ngày 31 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Thì vưỡn. Thái Tổ lập ra nhà Triều Tiên, nhưng chỉ trị vì có mấy năm, và không có cải cách gì đáng kể. Trong khi đó Chính Tổ và Thế Tông là hai nhà cải cách vĩ đại của nhà Triều Tiên. Chắc anh chàng IP này nhầm giữa 2 vua chăng ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 14:26, ngày 31 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Nếu bạn có xem phim "Họa sĩ Gió" thì bạn khắc biết về ông này thôi - biết trước khi tôi sửa các bài Triều Tiên:D. Thú thật khi xem phim tôi đã đoán Jo là Tổ, nhưng Jung là gì thì không biết:D. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 14:33, ngày 31 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Định nhắc với bạn, không ngờ bạn đã nhận ra kịp. Rõ ràng, chi tiết "luôn tìm kiếm lý do mà cha mình bị giết" rất hợp với tình tiết trong phim. Chính Tổ kế vị ông nội mình, còn cha mình bị ông nội giết do các đại thần tâu báo rằng cha của Chính Tổ bị bệnh tâm thần. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 14:52, ngày 31 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

"Dám"

sửa

Thế bạn "dám" đổi hướng hochiminh không:D Eternal Dragon (thảo luận) 14:27, ngày 31 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Nhưng theo bạn tài khoản Phanvankhai lỡ có ai đó mở thì được tồn tại ko ? Eternal Dragon (thảo luận) 14:30, ngày 31 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Đúng vậy, và cả đây nữa này, vô vàn luôn:D Eternal Dragon (thảo luận) 14:51, ngày 31 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Đế quốc Áo-Hung

sửa

Bài này nằm trong số các bài chất lượng kém mà tôi viết hồi mới gia nhập wiki. Mong Ti2008 có nhã hứng sẽ cùng tôi viết lại nó nhé.--Prof MK (thảo luận) 14:36, ngày 31 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Triều Tiên Thế Tông

sửa

Lý do đơn giản là các bạn ấy không chịu khó tìm hiểu thông tin về quan chế Triều Tiên, cứ thấy The Great thì kêu là "đại đế" tất. Nhắc tới lại thấy tức khí vụ các đài truyền hình VN cứ một hai dịch "Thái Hoàng Thái hậu", "Thái hậu", "Hoàng đế", "Thái tử", "Hoàng thượng"... mà chả thèm để ý rằng vua Cao Chu Mông, vua Chính Tổ có bao giờ xưng là hoàng đế đâu ? Dân "tay ngang" như chúng ta không biết thì không nói làm gì, mà những Đài truyền hình lớn nhất nước mà làm như vậy thì tệ quá. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 15:01, ngày 31 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Cái đó thì phải liên lạc với con cháu dòng họ Osman bên Thổ Nhĩ Kỳ để hỏi xem họ thích danh hiệu nào:D nhưng ý tôi thì tôi thích gọi các vua Osman là "hoàng đế" hơn. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 15:13, ngày 31 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Ừ, đôi khi con của Quốc Vương không nhất thiết bị "giáng" làm Thế tử. Thường con của các vua cai trị các quốc gia độc lập, không phải là chư hầu của ai đó thì VN ta có thiên hướng dịch làm "Thái tử". Dưng cơ mà vẫn nên phân biệt rõ Hoàng hậu với Vương hậu. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 15:16, ngày 31 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Phản động

sửa

Sau vụ của Maassi và WikiHanoi2 thì thấy đúng là nên làm theo phương pháp của GV, ta cứ tiên dùng lễ, sau rồi mới dùng binh. Đằng nào cũng bị khóa nếu cố ý vi phạm. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 16:54, ngày 31 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Nếu không dùng còn dùng lễ được nữa thì cứ dùng binh thôi:D Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 16:58, ngày 31 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Các loại đệ tử của Phúc Du coi vậy mà đa dạng lắm, tôi từng dính chưởng 1 lần nên cũng quen rồi.:D Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 17:00, ngày 31 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Cái tên Nông Thị Xuân không nói được gì cả, có khi người này không phải như bạn nghĩ. Mà nóng làm gì, đằng nào cũng bị cấm nếu không đổi tên mà. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 17:12, ngày 31 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tôi lùi câu nói của bạn, không nên nóng như vậy. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 17:13, ngày 31 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Đằng nào cũng bị cấm, cứ tiên lễ hậu binh, thế thì không ai bắt bẻ được ta cả. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 17:15, ngày 31 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Dễ tức thế Ti, thế là rơi vào bẫy của mấy con troll đấy. Các loại như Phúc Du không đáng để ta tức. Có ai tức khi một con chó trở nên ngu ngốc đâu ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 17:22, ngày 31 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Đồng ý. Nên liên hệ các bảo quản viên ngay khi gặp những user như vậy.--Prof MK (thảo luận) 00:40, ngày 1 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

"Bắt"

sửa

Tôi "bắt" lâu rồi chứ bạn, hơn 1 tháng cơ. Eternal Dragon (thảo luận) 05:31, ngày 1 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

Ok Eternal Dragon (thảo luận) 05:35, ngày 1 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

Mà bạn yêu cầu tôi cấm ai nhỉ ?:D Eternal Dragon (thảo luận) 05:39, ngày 1 tháng 11 năm 2009 (UTC) Uhm, đồng ý, mrâu thì tôi đã cho lên cây rồi, còn Nong thi trung thì tôi sẽ cấm vô hạn sau 24 tiếng nữa, cũng nghi là cùng với mrau lắm vì cùng mở 1 thời điểm. Eternal Dragon (thảo luận) 05:43, ngày 1 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

Và nhiều từ khác nữa. Đó là sản phẩm của sự a dua, thiếu hiểu biết và nói theo mốt, nói mà không hiểu mình nói cái gì. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 06:28, ngày 1 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

Nguồn: kinh nghiệm bản thân, nói chuyện với nhiều pạng chửi "xxx râu" đều thấy rằng các pạng ấy có hiểu biết quá hời hợt và thiển cận về chủ tịch Hồ Chí Minh. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 06:30, ngày 1 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

Điều đó không quan trọng, đã bảo là họ có hiểu những gì họ nói đâu ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 06:36, ngày 1 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

Đại phẫu bài viết

sửa

Tài liệu về Minh Trị tôi cũng đã tập hợp đủ, ngặt là chưa có thời gian viết lại vì còn đang sa lầy ở Chiến tranh Thái Bình Dương, chưa biết khi nào thoát ra được. Còn đế quốc Áo-Hung thì tài liệu tiếng Việt hơi khó kiếm, phải chịu khó dịch nhiều. Tuy nhiên, tôi hi vọng từ đây đến cuối năm sẽ đại phẫu lại được phần nào các bài viết đó rồi mới bắt tay vào viết các bài mới.--Prof MK (thảo luận) 09:03, ngày 1 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

Thánh chế La Mã

sửa

Tôi cũng rất quan tâm đến chủ đề La Mã nhưng hiện nay không có nhiều thời gian lắm để tham gia thảo luận. Đành xin lỗi bạn!--Paris (thảo luận) 14:47, ngày 1 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

Napolion

sửa

Ko sao đâu bạn, Napolion mà: } Eternal Dragon (thảo luận) 15:23, ngày 1 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

Akbar

sửa

Chữ ký chắc ko sao đâu vì chưa thấy có quy định nào nói như vậy. Mà sử thì lúc trước học xong rồi quên ngay, nhất là sử ngoại và nhân vật tầm tầm, học vẹt mà:D Eternal Dragon (thảo luận) 15:34, ngày 1 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tôi nghe cũng hơi lạ tai, có lẽ bạn học chương trình cải cách chăng ? Eternal Dragon (thảo luận) 15:40, ngày 1 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

Minh Trị Thiên Hoàng

sửa

Bài cũ vẫn có những thông tin giữ lại được, không nên xóa hết như thế. Vả lại, tôi không tán đồng cách làm niên biểu như của bên wiki tiếng Anh.--Prof MK (thảo luận) 16:09, ngày 1 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

Anticommunisme

sửa

Pro MK chen ngang làm mình phải viết lại. Theo mình thì bỏ những vấn đề mà Beelin nêu ra là không nên. Vì China và Communissme là hai chuyện khác nhau. Republic people of China và cả PLA nữa chỉ mượn Communissm làm cái vỏ che đậy sovannism of Greatchina mà thôi. Beelin có lí khi nêu vấn đề chủ quyền dân tộc VN đối với China. Cần phân biệt rõ vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp. Hai cái này không phải lúc nào cũng đồng nhất. --Двина-C75MT 16:23, ngày 1 tháng 11 năm 2009 (UTC)--Trả lời

Thầy

sửa

Không phải, thầy đâu có quay lại, thầy cũng không phải là tài khoản xxx Râu. Chả qua là có 1 tài khoản cũ của thầy, Trungda đã "bắn bỏ" nhưng quên gắn bia mộ "đây là tài khoản con rối của..." Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 04:50, ngày 2 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

PLA

sửa

This is People's Liberation Army (PLA). Xem bài Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc --Двина-C75MT 05:03, ngày 2 tháng 11 năm 2009 (UTC)--Trả lời

Là People's Liberation Army a.k.a Quân Giải phóng Nhân dân. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 05:04, ngày 2 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

Nghiêu Thuấn và Mehmed

sửa

Nghiêu thì tôi lấy theo Sử ký và chỉnh lại chút, Thuấn thì không thấy ai thắc mắc gì trong bài; còn Mehmed thì bị đầu độc tức là bị giết lén không kịp phòng bị/ko kịp được bảo vệ => bị ám sát rồi. Câu chuyện này khá giống Tùy Văn Đế bị hoàng tử Dương Quảng sát hại bên Tàu.--Trungda (thảo luận) 11:58, ngày 2 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

Nguyên văn thế này: "Đế Cốc lấy con gái họ Trần Phong làm vợ, sinh ra Phóng Huân (Nghiêu). Lại lấy con gái họ Tu Ty, sinh Chí". Thế thì Nghiêu trước Chí sau.
Sử ký vốn chỉ được Phan Ngọc dịch khoảng trên 40/120 thiên. Năm 1999 ông Ngọc dịch thêm 1 số thiên Thế gia (Tấn, Tề, Ngô, Triệu) và 1 số liệt truyện. Năm 2006 Bùi Hạnh Cẩn và Việt Anh cho ra bản dịch bổ sung gần 20 thiên nữa, trong đó có Ngũ Đế. Hiện tại Sử ký đã được dịch nhiều thế nhưng mới chỉ là 1 nửa già so với nguyên văn. Nhưng có mấy cái buồn:
1. Bản bổ sung của ông Cẩn và ông Việt Anh không ghi chú "dịch bổ sung" cho nhanh mà lại ghi "Sử ký - Những điều chưa biết" khiến người ta ban đầu sẽ tưởng là truyện kể dông dài thêm thắt về quá trình viết của Tư Mã Thiên. Tưởng là câu khách nhưng lợi bất cập hại, sách ế chỏng gọng phải hạ giá 50%
2. Cái gọi là "Biểu", cứ như lời giới thiệu các "đời sách" Sử ký trước đây, tôi tưởng có bảng tra so sánh các đời vua chư hầu với nhau qua mấy trăm năm, hóa ra chỉ dịch có mỗi bài 1 vài trang "mào" lèo tèo, còn cái bảng giá trị nhất không có!--Trungda (thảo luận) 15:51, ngày 2 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tôi nghĩ các bài có ghi tên sách tham khảo bên dưới là được. Chủ đề ko thuộc diện nhạy cảm và không có ý kiến trái ngược thì không phát sinh chuyện gì, nhất là những ông thuộc lớp "kinh điển" và "khó tìm nhược điểm". Chỉ trừ khi tự nhiên có tài liệu bật mí về lỗi của bậc thánh nhân, như Trúc thư kỷ niên chẳng hạn thì cần chú là chắc chắn.--Trungda (thảo luận) 16:19, ngày 2 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

Lưu Ly vương

sửa

Không, tôi chưa tìm ra. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 17:44, ngày 2 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

Đế Cốc

sửa

Tôi đã bổ sung hết những gì Tư Mã Thiên ghi trong Sử ký về ông này.--Trungda (thảo luận) 16:31, ngày 2 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

BQV

sửa

Ti2008 nên tự mình có đánh giá về tầm hạn của các BQV (một số web gọi là moderator, wiki gọi là sysop) và HCV (không phải huy chương vàng mà là "hành chính viên", một số web gọi là admin). Trên vi.wiki hiện nay có 2 HCV là DHN và MXN. Hai thành viên này (nếu không phải là mạo danh) đều có QT Hoa Kỳ. Còn lại là các BQV (biết sử dụng tiếng Việt) có mặt ở khắp nơi trên thế giới. Không thể thuyết phục họ bằng cái vụ yahoo 360 độ được. Vì đơn giản là chỉ có người Việt ở Việt Nam chịu thiệt thòi. Còn họ không đăng ký nhà cung cấp dịch vụ tại VN -> vẫn vô tư. Thậm chí, thuyết phục theo kiểu như vậy là có hại. Dẫn chứng: ngay trong ngày hôm nay. DHN đã lùi sửa ba sửa đổi của Lê Hải Hiệp (mới) và tôi (đã lâu) tại ba file. Tất cả những sửa đổi sỗ sàng như vậy đều vô tác dụng. Việc nhắc nhở của bạn không thể tác động đến các BQV, HCV. Bạn nhớ cho rằng, máy chủ của wiki đặt tại Florida. Không phải ngẫu nhiên mà có dự án wiki này. --Двина-C75MT 05:54, ngày 3 tháng 11 năm 2009 (UTC)--Trả lời

Nghiêu Thuấn 2

sửa

Các sử gia vẫn xem thế phả mà sử sách nêu về họ là vô lý, dường như chỉ để làm sang trọng, cao quý cho các vua này khi họ lên ngôi. Ngay trong đời Hán sau này, nhiều người họ Lưu thật nhưng tập ấm của hoàng gia vẫn chỉ dành cho con trưởng, chi thứ bị "đẩy xa" dần, nên qua chừng 5 đời thì thành người thường dân, phải tự phấn đấu thi cử mới làm quan được. Vì thế Thuấn là người nhà nhưng cũng xa lắm và đã là dân thường, không phải quý tộc. Nếu là quý tộc đã chẳng phải đi đào giếng...--Trungda (thảo luận) 11:04, ngày 3 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

Sử ký Tư Mã Thiên chép rằng: Hoàng đế truyền cho Chuyên Húc, Chuyên Húc truyền cho Đế Cốc, Đế Cốc truyền cho Đế Nghiêu, Đế Nghiêu truyền cho Đế Thuấn, Đế Thuấn truyền cho Hạ Vũ. Dù lần lượt truyền cho nhau theo kiểu cử người tài nhưng tất cả là họ hàng. Hoàng đế có hai con là Huyền Ngân và Xương Ý, vua truyền ngôi cho Chuyên Húc vì Chuyên Húc là cháu nội. Chuyên Húc truyền cho Đế Cốc vì Đế Cốc là cháu gọi bằng chú. Nghiêu là con Cốc. Thuấn là cháu 7 đời của Chuyên Húc và 9 đời của Hoàng đế, thuộc nhánh người con sau của Hoàng đế là Xương Ý. Đế Cốc và Đế Nghiêu thuộc nhánh của Huyền Ngân. Điều đáng ngạc nhiên là trong khi các con của Nghiêu (Nga Hoàng và Nữ Anh) được gả cho Thuấn thì những người này thuộc thế hệ thứ 6 từ Hoàng đế trong khi Thuấn thuộc thế hệ thứ 9, tức là so trong thế phả thì Thuấn phải gọi 2 người vợ mình bằng cụ!
Trong khoảng thời gian 170 năm từ Đế Cốc đế Đế Nghiêu, nhánh trưởng của Huyền Ngân chỉ truyền có 2 đời, trong khi nhánh của Xương Ý truyền những 6 đời.
Tương tự như vậy, đến vua Vũ nhà Hạ, ta thấy vấn đề thế hệ còn khó tin hơn. Chuyên Húc lại phân ra hai nhánh là Cùng Thiền và Cổn. Suốt thời kỳ 3 vua Đế Cốc, Đế Nghiêu và Đế Thuấn 230 năm, trong khi nhánh Cùng Thiền truyền những 6 đời thì nhánh Cổn chỉ truyền 2 đời. Con Cổn chính là vua Hạ Vũ. Tức là tính theo thế phả, Hạ Vũ ngang hàng với Đế Nghiêu.
Trong vòng 230 năm, riêng chi của Thuấn truyền những 6 đời, còn 2 chi kia lại chỉ truyền có 2 đời, phải chăng đây chính là dấu hiệu của sự quần hôn trong xã hội thị tộc thời kỳ này mà giáo lý ngày sau không tiện chép hết ra? Cùng Thiền và các con, cháu là Kính Khang, Cú Vọng, Kiều Ngưu, Cố Tẩu, nói là cha con, ông cháu nhưng thực ra lại cùng có chung 1 hoặc 2 người vợ mà thôi?--Trungda (thảo luận) 11:20, ngày 3 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

Re Lý Nghĩa Mẫn

sửa

Đã bổ sung nguồn dẫn Cám ơn bạn đã nhắc Lê Thy (thảo luận) 14:29, ngày 3 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tôn Tử binh pháp

sửa

Người quen cũ đã tái xuất giang hồ. Mời bạn qua thảo luận của bài này để tám nhảm cho vui. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 14:36, ngày 3 tháng 11 năm 2009 (UTC) Người quen cũ đã tái xuất giang hồ. Mời bạn qua thảo luận của bài này để tám nhảm cho vui. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 14:36, ngày 3 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

Phá hoại

sửa

Báo cáo những cái tên như xxx râu đã bị cho vào danh sách đen. hy vọng từ nay sẽ không còn các đồng chí lên đây để "phóng uế, sủa bậy" (cách nói của vndefence) nữa.

À mà những thằng "phóng uế, sủa bậy" thì đôi khi không nên lùi sửa mà hãy để BQV headshot, vì lùi sửa sẽ còn lưu dấu vết vụ phá hoại ở lịch sử trang, nhưng khi BQV hủy lịch sử trang là coi như wiki ta sạch sẽ. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 16:33, ngày 3 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

Mình không biết tiêu bản ấy, chỉ chép ở trang thông báo cấm. Bạn xem ở trang thành viên của mình có đúng là nó không --Двина-C75MT 05:41, ngày 4 tháng 11 năm 2009 (UTC)--Trả lời

Mà nó rất chập chờn, lúc được, lúc mất, cách nhau chừng 3 đến 5 giây. Thế nên tó mới nói với bạn được vài câu ngắn. Chán quá, mát hết cả hứng thú làm việc. --Двина-C75MT 05:44, ngày 4 tháng 11 năm 2009 (UTC)--Trả lời

Đêm qua tôi có thấy. Rất may là anh Nguyễn Thanh Quang đã xóa hết các bài nhảm nhí, tục tĩu đó.--Prof MK (thảo luận) 08:43, ngày 4 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

Híc, mức độ còn khủng khiếp hơn lần trước.--Prof MK (thảo luận) 15:05, ngày 4 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời
Hehe, mình đang mong tối nay nó phá lần nữa, mình nghĩ là có cách trị nó (xem User:Vinhtantran/Specialadmin/doc):D --minhhuy*=talk-butions 09:51, ngày 5 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

Abbasid

sửa

Xin phép copy thảo luận từ trang của DVN01 qua bên trang của Ti nhé:

Đúng như bạn nói, về phần Sassanid và Safavid tôi không lăn tăn, không phản đối, bạn có thể theo dõi thảo luận của tôi với Ti (chắc bây giờ nó nằm trong trang lưu hết cả) vì bản thân sách "Lịch sử thế giới cổ đại" của NXB Giáo dục dùng từ "Sassanid" chứng tỏ cách gọi này rất thông dụng trong giới học giả. Tôi thường dùng các tên gọi trong các sách do các học giả VN danh tiếng biên soạn, hoặc trong sách do NXB Giáo dục ấn hành vì các sách này thể hiện rõ nhất và đúng nhất cách gọi tên của người VN ta. Các báo và phương tiện truyền thông thì tôi không tin lắm vì họ gần như chỉ gọi theo người nước ngoài mà không chịu khó tìm hiểu xem người VN gọi tên đó là gì, ngay thậm chí tên nhiều người TQ họ cũng để nguyên phiên âm Latin mà không chịu khó convert lại thành phiên âm Hán Việt. Tôi cũng không gọi tên theo các sách dịch từ nước ngoài vì tôi thấy dịch giả có xu hướng để nguyên tên gọi trong sách nước ngoài, không convert lại theo kiểu VN.

Thân. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 12:07, ngày 4 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

Ừ nhỉ, thầy Kay nhà ta khoái đọc truyện tranh hơn cả. Giáo sư Lương Ninh nên tham gia viết truyện tranh:D Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 12:20, ngày 4 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

Lý Nghĩa Mẫn

sửa

Bạn cũng phát hiện ra rồi à ? Tôi từng đặt vấn đề này với Trungda, tôi thật không hiểu bố nào bên wiki Anh lại ghi Lý Nghĩa Mẫn là con của một nô lệ và còn ghi ông ta tham nhũng và độc đoán. Viết thế chả khác nào bôi bác Việt kiều xứ Cao Ly quá. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 10:20, ngày 4 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

tôi đã định qua wiki Anh đặt vấn đề, nhưng sau tại lười nên thôi.Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 14:24, ngày 4 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời
Hờ mà bạn không có ở đây, hồi nãy thằng xxx râu nó lại ném bom chùm nữa đấy. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 14:24, ngày 4 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời
Không biết Ti có cần đề phòng bằng cách khoá tạm thời trang tl không nhỉ. Mình thì nhờ Conbo khoá rồi, còn trang chính thì tẩy trống luôn cho chắc ăn:D --minhhuy*=talk-butions 15:09, ngày 4 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

Góp ý

sửa

Hê hê đồng chí không nên xúi người khác văng bậy chứ, kẻo lại đánh đồng mình với bọn hạ cấp ấy. Gia Nạp nhân (thảo luận) 15:12, ngày 4 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

Bức xúc quá nên sinh ra phản ứng cực đoan đấy mà.--Prof MK (thảo luận) 15:14, ngày 4 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời
Chửi chi cho mỏi miệng cái hạng ấy.--Prof MK (thảo luận) 15:51, ngày 4 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

Nóng quá để làm gì, chỉ nên nói với những thằng biết nghe và biết hiểu, còn đối với những thằng IQ lùn thì cứ cho nó thoải mái hò hét trong nhà thương điên. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 15:54, ngày 4 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

Re:Bán khoá

sửa

Đã bán khoá trang này 1 tuần. conbo trả lời 16:01, ngày 4 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

He he, xem ở đây thì thấy anh chàng IP này còn nóng hơn cả bạn. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 16:11, ngày 4 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời
Hôm nay cũng không thấy thằng khùng đó, tôi nghĩ là nó chờ chúng ta hết hạn khoá hoặc là nó chờ tài khoản mở đủ 4 ngày chăng? --minhhuy*=talk-butions 12:57, ngày 6 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

Câu Tiễn và Bách Việt

sửa

Tôi nghĩ chưa có vấn đề gì. Ít ra có liên kết trong mục xem thêm, chính để phân biệt rõ nước Việt của Câu Tiễn với những nước Việt khác. Tôi nhớ cách đây gần 20 năm, bạn bè có người đọc Đông Chu liệt quốc đến đoạn Câu Tiễn xưng bá chư hầu cũng đã đến lớp vỗ ngực: "Chúng mày biết không, nước mình ngày xưa là bá chủ chư hầu ở TQ đấy!"--Trungda (thảo luận) 17:13, ngày 5 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

OK - Duyphuong (thảo luận) 06:13, ngày 6 tháng 11 năm 2009 (UTC)DuyphuongTrả lời
Tôi chưa nhận diện được, và cũng không có nhiều thời gian theo dõi. Nếu các tài khoản đóng góp tốt thì không có vấn đề gì. Nếu thấy thay đổi nào cần lưu ý, bạn cứ thông tin cho tôi nhé.--Trungda (thảo luận) 06:49, ngày 6 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

Người phá là Đài nhân, nhưng không phải người Đài nào cũng phá. Chúng ta chỉ nên để ý đã.--Trungda (thảo luận) 09:04, ngày 6 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

你好!我是台灣人,不明白越南語和英語,請問你明白漢字嗎?

請你請求改進Nguyễn Văn Hùng (linh mục)的條目,並且改成我的Thành viên:Lam Hao Sinh/Nguyễn Văn Hùng (linh mục)之內容。感恩!--Lam Hao Sinh (thảo luận) 17:26, ngày 6 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

Akbar

sửa

Vậy Ti để ý giúp xem người Ấn họ gọi ông ta là gì ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 13:28, ngày 7 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

Nếu là trước thời của Mehmed II thì Quốc vương chắc không sao, vì lúc đó họ chưa lấy được Constantinopolis và chưa xưng là Xêda như Mehmed. Nhưng tốt nhất cứ nên Sultan. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 13:36, ngày 7 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

Nếu bảo "Quốc vương kiêm Xêda" thì buồn cười chả khác nào nói là "Quốc vương kiêm Hoàng đế", rõ ràng là danh hiệu Nga hoàng (Czar) và Đức hoàng (Kaiser) cũng bắt nguồn từ chữ Xêda mà ra, giống như Kayser i Rum vậy thôi. Nếu nói là Sultan kiêm Xêda nghe còn có lý hơn nhiều. Ý tôi nói ở đây là, nếu gọi các vua Thổ trước thời Mehmed II là Quốc Vương thì không sao, vì lý do là họ chưa xưng Đế. Tôi không định nói Sultan là Vương hay Đế vì như đã nói, nó không hoàn toàn tương ứng với Vương hay Đế. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 13:45, ngày 7 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

Hãy ở đây ý của Mehmed muốn nói: quốc gia của ông là kẻ thừa kế đế quốc La Mã ngày xưa, ông là kẻ thừa kế ngai vàng La Mã, vì vậy ý nghĩa của danh hiệu "Xêda của La Mã" không khác gì so với danh hiệu Hoàng đế của châu Âu chứ nó không bó hẹp theo kiểu "vua của La Mã", ta không thể hiểu theo kiểu Mehmed làm vương nước này nhưng Đế nước kia. Chính vì vậy bảo ông ta là Quốc vương kiêm Hoàng đế thì rất là buồn cười. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 13:54, ngày 7 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời
Túm lại là Sultan nó không ánh xạ 100% với vương hay đế, đừng dùng bậy vì sẽ dễ sai. Ta có thể gọi các vua Thổ thời trước Mehmed là Quốc vương, nhưng không nên viết trong bài với ngụ ý Sultan nghĩa là Quốc vương. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 13:54, ngày 7 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

Yongle the Great

sửa

Anh ta chỉ đóng góp đến ngày 28 tháng 10 rồi ngưng, đến bây giờ đã hơn cả tuần không vác mặt về, kêu làm gì cho mệt. Cứ xóa thôi. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 13:57, ngày 7 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

Suleyman I

sửa

Cũng được không vấn đề gì, nhưng đừng ghi vua Thổ mà cứ ghi là vua Osman cho chắc cú. Trong bài ta có thể thoải mái nhưng trong tiêu bản thì nên cẩn trọng. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 13:59, ngày 7 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

Đài nhân

sửa

Bạn xem đóng góp của các thành viên trong tập hợp chỗ này, thấy tương tự như nhau.

Và vài điểm nữa tôi xin khẳng định rằng người này vẫn chỉ là con rối phá của Đài nhân:

  • Mở tài khoản từ khá lâu mới hoạt động (để tránh bị ngăn sửa trong bài khóa bán)
  • "nói xạo" rằng không biết tiếng Việt. Tôi không tin điều người này nói. Cho tới hôm qua, khi chưa có nhiều dấu hiệu rõ ràng, tôi đã trao đổi với bạn rằng "tôi nghĩ chưa phải Đài nhân phá" thì đêm qua lập tức người này hiện nguyên hình với những sửa đổi giống hệt như những con rối Đài nhân trước đây (chỗ bên trên mà tôi đã nói với bạn). Nghĩa là người này có thể hiểu tôi nói gì với bạn hôm qua.--Trungda (thảo luận) 15:33, ngày 7 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời
Tôi không hiểu nữa. Cũng như có người thích TQ nhưng chỉ trung thành với 1 triều đại...--Trungda (thảo luận) 15:43, ngày 7 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

Không rõ là ông Hùng có tên tiếng Đài không ? Cũng chả biết anh chàng Đài nhân có hiểu chữ ký của Ti không (có hay không không quan trọng, gặp là ta cứ cấm thôi).

Mà thế này, không biết ông Hùng qua bên Đài có viết nhầm (hay người dịch viết nhầm) VN Cộng hòa thành VN Dân quốc không nhỉ ? Còn nếu không thì rõ tay Đài nhân đúng là thiếu hiểu biết trầm trọng. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 15:52, ngày 7 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

sửa

Còn bạn, cứ lo người Thổ hỏi bạn về chữ kí hiện nay luôn là vừa:D--Trungda (thảo luận) 15:56, ngày 7 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

Điều bạn nói, tôi không chắc chắn vì có thể bạn biết nhiều hơn tôi.--Trungda (thảo luận) 16:13, ngày 7 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

Phổ Nghi và Thiếu Hạo

sửa

Sử ký chỉ ghi về Hoàng Đế trở đi, tôi không rõ về Thiếu Hạo nên chỉ có thể đặt fact với bài ko nguồn đó. Mà ở đó nhắc đến cả thần phả - thể loại tư liệu có tính ước lệ ngang với huyền thoại.

Còn Phổ Nghi thì có quá nhiều câu hành văn như dịch máy: "được... bởi" kiểu bị động tiếng "Tây". Tôi đã chỉnh lại nhưng chưa rõ vụ bộ tộc đoạn nào?--Trungda (thảo luận) 16:32, ngày 7 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

Đào Công Khai

sửa

Tôi mò qua bài Vũ vương thì thấy thảo luận của bạn với anh chàng xưng là Đào Công Khai. Tốt nhất là không nên phí sức với anh chàng này vì anh ta cũng thuộc dạng chống cộng cực đoan và không biết tôn trọng luật lệ wiki. Anh chàng này kết hợp tư tưởng bài Xô của thầy kay với tư tưởng vô kỷ luật của Huy Phúc. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 16:41, ngày 7 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

À mà Ti có biết Minh nho nó khác Tống nho thế nào phỏng ? Mình chỉ biết Tống nho, Hán nho chứ chưa biết Minh nho. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 16:41, ngày 7 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

Không phải Phúc Du. Huy Phúc ta là thành phần theo lề phải (a.k.a chống Mỹ), anh ta một chuyên gia quân sự được cộng đồng quân sự mạng rất nể trọng. Tôi đã từng thọ giáo Huy Phúc vài lần và phải nói là ngả mũ bái phục trước hiểu biết sâu rộng về quân sự của anh ta.
Nhưng Huy Phúc đã sớm bị loại khỏi wikipedia. Lý do là
  1. Huy Phúc tôn sùng vũ khí Liên Xô, tôn sùng sách vở Liên Xô và không coi vũ khí Mỹ ra gì. Trong thảo luận của Huy Phúc bạn sẽ thấy rõ thái độ bài Mỹ, bài bác vũ khí Mỹ, và liên tục phê phán những tài liệu nói tốt về vũ khí Mỹ. Bạn xem các thảo luận dài kinh khủng ở Thảo luận:AK-47 sẽ thấy có những thảo luận đặc trưng của Huy Phúc với những từ ngữ như "nhảm nhí", "bậy bạ", "liệt não",... Minh Tâm đã nhận xét là Huy Phúc có tầm nhìn hẹp và hơi hơi có thái độ kiêu căng tự phụ, mục hạ vô nhân.
  2. Huy Phúc gần như chỉ đưa thông tin võ đoán, không nguồn. Đã có nhiều chuyên gia vũ khí xác nhận phần nhiều những gì Huy Phúc nói là rất chính xác. Nói thẳng khi xem các thảo luận của Huy Phúc (trong wiki lẫn ngoài wiki) tôi thấy rõ ràng hơn về bộ mặt thật của vũ khí Mỹ - cái thứ vũ khí mà lâu nay các trang web, phim ảnh, games... luôn phóng đại, thiên vị để tẩy não dân chúng và để hạ thấp vũ khí Nga. Có điều những cái mà Huy Phúc đưa gần như không có nguồn, và khi cộng đồng wikipedia đặt vấn đề Nguồn thì điều đó không được Huy Phúc đáp ứng. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 17:05, ngày 7 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

Phổ Nghi

sửa

Trường hợp bạn nói là tôi nhớ đến điều Vuhoangson ghi trong bài Cung Tông mà tôi đã bỏ. Không hiểu thông tin đó từ đâu. Mà cứ kiểu này không khéo Bảo Đại cũng có các tên truy tôn tương tự.--Trungda (thảo luận) 17:00, ngày 7 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

hỏi

sửa

cho hỏi tí ủa mà làm sao để ghi mấy cái lí do để sửa đổi. Mấy cái chữ ở trang lịch sử mà đằng sau chữ lùi lại, làm sao để ghi vô vậy?Trongphu (thảo luận) 20:38, ngày 7 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

!

sửa

Cám ơn ngôi sao của Ti2008, đâymón quà tôi tặng lại nhé,:), Dongsonvh (thảo luận) 04:58, ngày 8 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

Việt Nam Dân quốc

sửa

Tôi không biết gì về tổ-chức nào hiện nay mang tên này cả. Vào đầu thế kỷ 20 thì Việt Nam Quang phục Hội của Phan Bội Châu chủ-trương thiết-lập "Việt Nam Dân quốc" nhưng đó là chuyện ngày xưa. Duyệt-phố (thảo luận) 07:12, ngày 8 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

Cũng có thể là bác Đài này muốn VN ta cũng phải đặt tên nước giống như nước của bác Đài:D Hâm mộ thì hâm mộ chứ bác ấy gọi VNCH là VN Dân quốc thì đúng là quá buồn cười. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 12:25, ngày 8 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

OK, đồng ý, nhưng bác này lại gọi VNCH là VNDQ thì đúng là bùn cười vãi.:D Người ta đã giải thích VNCH khác với VNDQ, thế mà bác này vẫn ko hiểu, ha ha. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 12:45, ngày 8 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

Việt Nam Dân Quốc = 越南民國 = Peopledom of Vietnam [1] --61.219.36.25 (thảo luận) 14:00, ngày 24 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

Anh chàng người Đài này lại đi quậy nữa à ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 14:03, ngày 24 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

Thảo luận:Nguyễn Văn Hùng (linh mục)#Chữ Hán

sửa

Mời bạn tham gia thảo luận tiếp. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 13:28, ngày 8 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

Có anh bạn IP thỉnh bạn Ti qua wiki Anh thêm vào câu "phiên âm Hán Việt: Lý Quang Diệu" hoặc "phiên âm Hán Việt: Đường Thái Tông" luôn. Cái này không phải chỉ có wiki Việt nói đâu, sách nói thế đó nhé, nhưng mình không biết bọn wiki Anh nó sẽ làm gì đâu. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 15:28, ngày 8 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

Dầu sao thì có một sự thật là tên chữ Hán là do anh chàng Đài nhân viết thêm đấy, anh ta hoành hành không chỉ ở wiki Việt mà còn ở nhiều wiki khác. Và đi đâu cũng bị cấm cả.:D Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 14:16, ngày 9 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

Vua Minh

sửa

Tôi đã có ý kiến ở đó, vẫn cho rằng nên thống nhất gọi vua, dù đó là đế hay vương hay công, hầu (các nước chư hầu). Vua là khái niệm ngừơi đứng đầu, còn cụ thể là gì để người xem tự bấm vào xem cụ thể từng ông, từng nhà. Nếu ta phân loại cho thật rõ (để "dọn cỗ" cho người đọc:D) thành ra quá rắc rối vì triều đại khi thăng khi trầm, thân phận con người sáng đế chiều công... thực ra là mất công mà khó khả thi.--Trungda (thảo luận) 11:12, ngày 9 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

Infobox thì không sao, vì đó là cụ thể từng ông, nhưng với thể loại trong bài đó chỉ nên ghi [[thể loại:Vua nhà Minh]]. Nhưng bạn định xử lý thế nào với những ông bị giáng như Tào Mao, Hoàn Nhan Lượng, Tiêu Bảo Quyển, Lê Duy Phường? Dễ lại tranh cãi hoặc có người thắc mắc. Theo tôi tốt nhất cứ gọi là "vua", bất kể ở đâu kể cả Infobox, không bao giờ sai. Tôi nghĩ wiki cần sự khái quát cao.--Trungda (thảo luận) 11:20, ngày 9 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

XÓa

sửa

Xóa trắng luôn hả bạn ?. Eternal Dragon (thảo luận) 14:41, ngày 8 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

Ghi các vua

sửa

Những cái như cái này đã thống nhất cách gọi (vua), tôi nghĩ không cần lập ra bản mẫu mới. Bạn chỉ nên ghi sự phân biệt "đế", "vương"... từng giai đoạn trong nội dung chi tiết bài từng ông hoặc từng triều đại. Bản mẫu cũng nên tránh những gì quá chi tiết như nội dung bài viết. Chính trong các bản mẫu vua chúa, bạn cứ xem sẽ thấy, có ông là đế, có ông chỉ có tên húy, có ông là vương... trong cùng 1 triều đại. Đó là lý do tại sao tôi nói không thể chẻ nhỏ ra từng loại ai còn "đế" ai thành "vương" ra từngdanh mục riêng, rắc rối vô cùng. Còn nội dung bài viết thì tha hồ "diễn nghĩa".--Trungda (thảo luận) 11:41, ngày 9 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

Cái đó thì có thể biến hóa tùy người rồi, ko vấn đề gì.:D--Trungda (thảo luận) 11:56, ngày 9 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời
Ghi vậy chính xác hơn nhưng thiếu khái quát và khiến những ông bị giáng hoặc nhà Chu bị "bật bãi" mất. Mà nhà Chu bình đẳng như các nhà khác, tự dưng 1 mình là "vua nhà Chu" trong khi các nhà khác là "Hoàng đế"; chưa hết trong các hoàng đế lại có ông bị phế xuống dưới cả vương... tôi vẫn phải nhắc lại 2 chữ rắc rối, thêm chữ to đằng sau. Cho nên tôi đã dựng các bản mẫu:Danh sách vua Trung Quốc và các bản mẫu:Vua Việt Nam (gồm nhiều bản con) trên tinh thần này; kể cả các chư hầu thời Chu cũng vậy.--Trungda (thảo luận) 12:04, ngày 9 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

xxx râu

sửa

Không chỉ 90% mà chắc chắn 100% là hắn. --Двина-C75MT 06:30, ngày 10 tháng 11 năm 2009 (UTC)--Trả lời

Viết chữ Hán

sửa

Tôi cũng đã trao đổi với Sho về điều tương tự hôm qua.--Trungda (thảo luận) 10:47, ngày 10 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

Quay lại trang của thành viên “Ti2008/Lưu 7”.