Xin chào Rakhoi 8x
chào mừng bạn đến với Wikipedia tiếng Việt!
Welcome to the Vietnamese edition of Wikipedia. If you have trouble understanding Vietnamese, please consider using Babel.
Wikipe-tan chào mừng bạn!

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến Wikipedia. Đây là một Bách khoa toàn thư mở tự do, trực tuyến, được các tình nguyện viên trên khắp thế giới cộng tác xây dựng, với hơn 250 phiên bản ngôn ngữ.

Wikipedia tiếng Việt được kích hoạt lần đầu tiên vào tháng 10 năm 2003 và đến nay đã có 1.294.263 bài viết. Về cơ bản, bách khoa toàn thư này hoạt động trên nguyên tắc hợp tác cộng đồng. Thông tin đưa vào đây đều không được vi phạm bản quyền của người khác. Các nội dung hướng tới khả năng kiểm chứng được, trung lập trong quan điểm, được sự đồng thuận bởi đa số. Wikipedia rất chú trọng về nguồn gốc và bản quyền của hình ảnh nên bạn cần phải xác định rõ nguồn gốc, cơ sở sử dụnggiấy phép của hình mà bạn tải lên. Xin chú ý đến việc xây dựng các trang cá nhân của bạn, hãy nói một chút về bản thân và sở thích của bạn tại đó. Các liên kết dưới đây sẽ hỗ trợ bạn từ những điều cơ bản nhất:

Thông tin kiểm chứng được
Một trong ba điều cơ bản nhất của Wikipedia.
Sách hướng dẫn
Sổ tay hướng dẫn từng bước làm quen Wikipedia.
Không đăng nghiên cứu chưa công bố
Điều cơ bản thứ hai của Wikipedia.
Chỗ thử
Nơi viết nháp của bạn.
Thái độ trung lập
Điều cơ bản thứ ba của Wikipedia.
Hình ảnh
Phải làm thế nào để chèn một hình ảnh vào bài viết?
Quy định quan trọng
Những điều mà bạn bắt buộc phải tuân thủ.
Phòng thảo luận
Nơi thảo luận chung của cộng đồng Wikipedia.
Sự văn minh
Cách bạn ứng xử với cộng đồng Wikipedia.
Mọi người đều muốn giúp đỡ bạn!
Nơi giải đáp các câu hỏi liên quan đến Wikipedia.

Trang hiện đang xuất hiện trên màn hình máy tính thực chất là trang thảo luận của riêng bạn. Các thành viên khác cũng có trang tương tự như vậy và bạn có thể liên hệ với họ khi cần thiết. Sau khi kết thúc cuộc thảo luận, bạn cần ký tên để mọi người biết ai đang thảo luận với họ, hãy sử dụng bốn dấu ngã (~~~~) hay biểu tượng Chữ ký có ngày trên thanh sửa đổi, thao tác này sẽ giúp bạn tự động ghi ra tên và ngày giờ thảo luận. Tuy nhiên không được phép ký tên vào bài viết, tất cả những sửa đổi của bạn sẽ được lưu giữ trong lịch sử trang và mọi người đều biết bạn đang làm gì qua trang Thay đổi gần đây.

Mong bạn có những đóng góp thật sự hữu ích cho Wikipedia tiếng Việt để xây dựng nó trở thành một bách khoa toàn thư đầy đủ và đồ sộ nhất của nhân loại.

TuanminhBot (thảo luận) 09:05, ngày 22 tháng 2 năm 2017 (UTC).Trả lời

Pháp Luân Công

sửa

Xin chào bạn đã tới wikipedia. Tôi thấy văn phong bạn dịch bị quá nhiều chữ Hán Việt nên tôi đã sửa lại thành các từ thuần Việt. Điều này khó vì dịch từ Chuyển Pháp luân thì sẽ gặp nhiều từ Hán Việt không còn dùng trong Việt Nam như điều tức, chấp trước, bức hại, gây khó hiểu cho người đọc wikipedia. Chúng ta có thể dùng từ thuần Việt dễ hiểu hơn không? Vì khán giả wikipedia không phải là khán giả của minhhue hay daikynguyen. Tuanminh01 (thảo luận) 09:50, ngày 21 tháng 5 năm 2017 (UTC)Trả lời

Cảm ơn bạn đã phản hồi. Tôi giữ ý kiến từ bức hại vì nó nói đến cuộc đàn áp ở phần sau, mà từ đàn áp phổ biến hơn trong tiếng Việt so với từ bức hại. Ý bạn thế nào? Tuanminh01 (thảo luận) 10:18, ngày 21 tháng 5 năm 2017 (UTC)Trả lời

Rakhoi_8x (Hoàng Linh) xin trả lời bạn Tuấn Minh:

Chào bạn, mình sẽ cố gắng dùng từ thuần Việt, chẳng hạn như từ học viên dịch từ "Practitioner" thì nên dịch là "người tập luyện"

Song có một số từ mình thấy có vẻ thiên về quan điểm cá nhân hơn là quy định của wikipedia. Chẳng hạn như từ "bức hại" theo bạn là không còn dùng trong tiếng Việt nhưng tôi search trên Google thì thấy rằng người Việt chúng ta vẫn sử dụng từ "bức hại". Bạn tham khảo một số tờ báo:

Tom Cruise ngồi xe chống đạn vì sợ bị bức hại http://ngoisao.net/tin-tuc/hau-truong/hollywood/tom-cruise-ngoi-xe-chong-dan-vi-so-bi-buc-hai-3560196.html

Bức hại cây xanh trước quán nhậu http://plo.vn/ban-doc/buc-hai-cay-xanh-truoc-quan-nhau-678841.html

Luật sư tố Ukraina bức hại chính trị cựu Tổng thống Yanukovych http://laodong.com.vn/the-gioi/luat-su-to-ukraina-buc-hai-chinh-tri-cuu-tong-thong-yanukovych-655249.bld

Trong khi đó, một số từ thuộc lĩnh vực tạm gọi là "chuyên môn" thì chúng ta nên sử dụng. Chẳng hạn khi nói về khí công và tu luyện, từ "vướng mắc" thì lạ lẫm khó hiểu, nhưng "chấp trước" thì nhận thức được. Tương tự như vậy, từ "điều tức" được sử dụng phổ biến trong các sách về khí công đang xuất bản hiện nay, cũng không phải là một từ không còn dùng.

P/s: nhân tiện cho mình hỏi làm thế nào để có thể trả lời "Thảo luận", có phải là bấm vào nút "sửa mã nguồn" như mình đang làm đây không ? Xin cảm ơn!

Hoàng Linh 10:33, ngày 21 tháng 5 năm 2017 (UTC)

Cảm ơn bạn đã trả lời. Bấm nút sửa mã nguồn như bạn là đúng cách rồi đấy. Trong bài thì từ đàn áp đã được dùng ở dưới rồi, và tần suất sử dụng của từ này nhiều hơn từ bức hại. Người đọc trang PLC có thể không phải là người luyện khí công hoặc người quen thuộc với khí công, nên chúng ta không nên dùng các từ quá mức chuyên môn. Ý bạn thấy sao? Tuanminh01 (thảo luận) 10:37, ngày 21 tháng 5 năm 2017 (UTC)Trả lời

Chào bạn,

Thực ra, từ "đàn áp" vẫn là từ Hán Việt, bạn tham khảo: http://hvdic.thivien.net/hv/%C4%91%C3%A0n%20%C3%A1p

Theo tôi bạn không thể dùng từ "vướng mắc" để diễn đạt thay cho từ "chấp trước" được đâu. Kể cả những người tu luyện Phật giáo, Đạo giáo và các môn khác còn dùng "chấp trước" để chỉ "chấp trước". "Điều tức" cũng vậy. Nói chung, đây chỉ là quan điểm cá nhân của bạn. Tôi không phải là khán giả của daikynguyenvn hay các trang gì đó và là người Việt Nam nhưng tôi vẫn hiểu các từ này bình thường.

Vì vậy, theo tôi nếu bạn cho rằng các từ trên không còn dùng trong tiếng Việt thì bạn cần trích dẫn từ một nguồn đáng tin cậy cho quan điểm của bạn.

Hoàng Linh 10:50, ngày 21 tháng 5 năm 2017 (UTC)

Vấn đề là dùng từ sao cho dễ hiểu hơn. Từ đàn áp là từ Hán Việt, nhưng tần suất sử dụng của nó cao hơn từ bức hại và do vậy dễ hiểu hơn. Việc dùng từ khác dễ hiểu hơn sau đó để từ gốc trong ngoặc cũng ok, chủ yếu là làm cho người đọc dễ hiểu khi đọc bách khoa toàn thư. Trong Chuyển pháp luân thì cứ dùng từ gốc, nhưng bản dịch thì cũng phải ghi giải thích kèm cho rõ ràng (tương tự như chú giải Truyện Kiều vậy). Tuanminh01 (thảo luận) 11:43, ngày 21 tháng 5 năm 2017 (UTC)Trả lời

Rakhoi_8x xin phản hồi bạn Tuấn Minh như sau:

Tôi đồng ý với bạn về việc dùng từ sao cho thật dễ hiểu và đó cũng là quan điểm của tôi khi viết bài.

Song, trong một số trường hợp cụ thể trong bài này không thể dùng "vướng mắc" thay "chấp trước" hay "luyện thở" thay "điều tức". Từ mà bạn xem là thuần Việt không tương đương ý nghĩa.

Mặt khác, bạn trao đổi với tôi về việc thêm chú thích vào Chuyển Pháp Luân theo tôi thấy là bị sai đối tượng rồi. Từ đầu đến bây giờ bạn hay đem những trang minhhue hay daikynguyen gì đó để trao đổi với tôi trong khi bạn Minh không biết tôi là ai !! (hơi bị tự ái)

Quay lại vấn đề, tôi đã từng nghiên cứu qua các quyển sách của Pháp Luân Công trong đó có quyển Chuyển Pháp Luân mà bạn đề cập đến thì thấy rằng từ "vướng mắc" bạn dùng không có trong nội dung của Pháp Luân Công. Trong khi đó, đoạn văn này đang miêu tả về Pháp Luân Công. Làm thế nào để miêu tả về một đối tượng trong khi nó (loại từ được sử dụng) không có trong nội dung của đối tượng được miêu tả.

Tôi nghĩ, Wikipedia là trang Bách Khoa toàn thư mở có nghĩa công việc của Wiki là miêu tả về "đối tượng được miêu tả" thay vì "đối tượng được miêu tả" (Pháp Luân Công) phải sử dụng từ ngữ sao cho phù hợp với bài viết trên Wiki.

Mặt khác, từ "bức hại" thì lại là từ phổ biến trong tiếng Việt còn dẫn chứng thì qua 3 bài báo ở trên tôi đã dẫn chứng. Về từ này, theo tôi chỉ là vấn đề văn phong, cốt yếu là diễn đạt sao cho mượt mà và dễ đọc, dễ hiểu. Tôi nghĩ chúng ta có linh hoạt sử dụng giữa "bức hại" và "đàn áp", dùng nhiều quá một từ lặp đi lặp lại đôi khi lại khiến câu lủng củng thì cũng không tốt cho bài viết bạn ạ.

Ý bạn Minh thấy sao? Hoàng Linh 18:08, ngày 21 tháng 5 năm 2017 (UTC)

PLC tại Thái Lan

sửa

Bạn có thể viết thật chi tiết trong một bài có tên "PLC tại Thái Lan". Trong bài chính PLC cần viết thật cô đọng và không dùng tiếng Anh. Hãy xem mục PLC phần Việt Nam và viết theo như vậy. Cảm ơn. Tuanminh01 (thảo luận) 05:49, ngày 6 tháng 11 năm 2017 (UTC)Trả lời

Hoàng Linh xin trả lời: Chào bạn Tuấn Minh, hiện tại mình chưa có ý định viết hẳn một bài Pháp Luân Công tại Thái Lan. Các thông tin hiện tại đã được viết rất cô đọng rồi.

Ý bạn về không dùng tiếng Anh là sao mình chưa hiểu ?

Hiện tại đoạn về Thái Lan đâu có nội dung nào tiếng Anh, không biết bạn có nhầm lẫn hoặc mình nhầm lẫn gì chăng ? nhờ bạn chỉ giúp.

Nội dung hiện tại:

Tại Thái Lan

sửa

Năm 2005, 3 người (Paitoon Suriyawongpaisan, Panida Wayumhasuwan và Chatchalai Sutthakanat) nộp đơn xin đăng ký “Hiệp hội Pháp Luân Công ở Thái Lan” nhưng đã bị Bộ Nội vụ Thái Lan từ chối. Ba người này đã đưa vụ việc lên Tòa Án Hành chính Trung ương và tiến hành một cuộc chiến pháp lý kéo dài 10 năm.[1]

Vào ngày 2 tháng 2 năm 2006, Tòa Án Hành chính Trung ương ra phán quyết ủng hộ quyết định của Bộ Nội vụ. Ba người sau đó đã kháng cáo lên Tòa án Hành chính Tối Cao.[2]

Ngày 4 tháng 8 năm 2015, Tòa án Tối cao Thái Lan đã đảo ngược phán quyết từ chối cho Pháp Luân Công đăng ký của Tòa án Hành chính cấp thấp hơn và Bộ Nội vụ. Tòa án cho hay mối quan ngại về việc đăng ký Hiệp hội có thể ảnh hưởng lên mối quan hệ Thái Lan - Trung Quốc là quá sớm; Pháp Luân Công được coi là hợp pháp và được tự do tập luyện ở Thái Lan[3][4][5]

Ra vậy, tôi đã nhầm khi bạn đưa bản dịch vào ref. Tôi đã bổ sung nội dung của bạn vào bài. Thân mến. Tuanminh01 (thảo luận) 06:02, ngày 6 tháng 11 năm 2017 (UTC)Trả lời

Hợp hiến hợp pháp

sửa

Nơi tòa án không bàn sự kính trọng (cái đó dành cho báo chí và xã hội), mà chỉ bàn nó có phù hợp pháp luật nước sở tại hay không. Một tổ chức bị cấm, sau đó được phép hoạt động lại, thì tòa án khẳng định tổ chức đó là hợp hiến hợp pháp mới là phù hợp logic. Thân mến. Tuanminh01 (thảo luận) 07:29, ngày 14 tháng 11 năm 2017 (UTC)Trả lời

Đề nghị không sửa nội dung của nguồn trung lập

sửa

Linh trả lời bạn Tuanminh01 về "Hợp hiến hợp pháp": Tờ BangKok Post của Thái Lan đưa tin nguyên văn như thế này: "Administrative Court says Falun Gong is respectable and free to practice in Thailand."

Như vậy từ "respectable" ở đây là "đáng kính" chứ không phải "hợp pháp" (lawful)

Từ "hợp pháp" (lawful) được BangKok Post nhắc đến ở đoạn kế tiếp: "The Supreme Administrative Court on Tuesday reversed rulings by the lower administrative court and the Interior Ministry refusing to allow Falun Gong practitioners to register, saying the group is lawful and constitutional."

Linh đề nghị bạn xem lại nội dung của nguồn, không vội vã biên tập bài để tránh phản ánh sai quan điểm của Tòa án.

Trân trọng, Hoàng Linh 00:50, ngày 25 tháng 11 năm 2017 (UTC)

Đề nghị bạn hãy thông qua thảo luận tại bài Pháp Luân Công tại Việt Nam trước khi sửa đổi

sửa

Đề nghị bạn hãy thông qua thảo luận tại bài Pháp Luân Công tại Việt Nam trước khi sửa đổi. Tại Việt Nam việc nhóm họp tụ tập đông người đều phải có xin phép, nhưng bên Pháp Luân Công chưa xin phép nên họ giải tán. Việc cơ quan chức năng họ giải tán một đám đông chưa được cấp phép đó là giải tán chứ không phải sách nhiễu. --Eightcirclestheorem 18:26, ngày 6 tháng 12 năm 2017 (UTC)

 
Bạn đã bị cấm sửa đổi vô thời hạnsửa đổi gây hại. Nếu bạn tin rằng lần cấm này là không công bằng, bạn có thể chống lại quyết định cấm bằng cách thêm đoạn {{bỏ cấm|lý do=Lý do của bạn ở đây ~~~~}}, nhưng trước tiên bạn nên đọc hướng dẫn chống lại việc cấm.

 A l p h a m a  Talk 12:20, ngày 8 tháng 12 năm 2017 (UTC)Trả lời

Đơn chống án cấm

sửa

Ngày 08/12/2017, tài khoản Bảo quản viên Alphama bất ngờ thực hiện lệnh cấm lên tài khoản này mà không dựa trên bất kỳ quy định nào của Wikipedia. Tôi lo lắng rằng đây là một hành động lạm dụng quyền quản lý để tuyên truyền cho chế độ cộng sản. Vì vậy tôi sẽ trình bày lại đơn chống án cấm đã được chấp thuận của tôi tại đây để mọi người tham khảo.

Kính gửi Hội đồng Trọng tài Wikipedia tiếng Việt,

Tôi tên là: Phan Hoàng Linh, tài khoản sử dụng để biên tập trên Wikipedia: Rakhoi 8x. Thông tin của tôi là như sau:

Địa chỉ IP: vi.wikipedia.org/wiki/User_talk:45.35.119.115 Bảo quản viên đã cấm: Alphama Lý do cấm: Phá hoại: vào Wikipedia chỉ 1 mục đích tuyền truyền PLC, liên tục sao chép copy vi phạm bản quyền Ban đầu là cấm áp dụng cho: Rakhoi 8x Tên tài khoản của bạn (nếu có): Giải thích tại sao lần cấm là không công bằng:

Tôi là một người mới sử dụng Wikipedia mặc dù đã tạo tài khoản cách đây khoảng 8 tháng. Gần đây, trong quá trình biên tập bài viết 'Pháp Luân Công tại Việt Nam' tài khoản của tôi đột nhiên bị tài khoản Alphama cấm vĩnh viễn vô thời hạn vì lý do: "Phá hoại: vào Wikipedia chỉ 1 mục đích tuyền truyền PLC, liên tục sao chép copy vi phạm bản quyền".

Vì vậy, tôi xin đưa ra lời giải thích vì sao các lý do được sử dụng để cấm tài khoản của tôi là không đúng:

Lý do thứ nhất: "Phá hoại: vào Wikipedia chỉ 1 mục đích tuyền truyền PLC"

Hiện tại tôi chưa rõ như thế nào là "không tuyên truyền Pháp Luân Công" ?

- Trong quá trình biên tập bài viết 'Pháp Luân Công tại Việt Nam', các tin tức và dữ kiện do tôi đưa vào bài đều được sử dụng từ những nguồn đáng tin cậy từ cơ quan thông tấn báo chí dòng chính theo hướng dẫn của Wikipedia, và đều được chú thích nguồn gốc kèm trích dẫn rõ ràng.

- Trước khi bị cấm tài khoản, có một ý kiến trong phần "Thảo luận" của bài viết nói rằng việc tôi dùng từ "Sách nhiễu" để nói về những vụ sách nhiễu của Công an Việt Nam đối với một số nhóm tập Pháp Luân Công ở Việt Nam là một chiều không trung lập. Tại phần "Thảo luận" tôi đã trả lời rằng từ "sách nhiễu" được dùng trong bài không phải là quan điểm của tôi mà là thông tin được đưa bởi 2 nguồn đáng tin cậy là BBC và RFA, đồng thời tôi cũng có nói rõ nếu họ cảm thấy "không trung lập" và không đồng ý thì có thể trình bày một quan điểm ngược lại, bằng cách thể hiện cả 2 quan điểm, từ một nguồn đáng tin cậy tương tự theo hướng dẫn tại Wikipedia:Thái độ trung lập/Câu thường hỏi. Cho đến khi quan điểm của họ có thể được kiểm chứng từ một nguồn đáng tin cậy, thì quan điểm ấy sẽ không được đưa vào bài và tôi đã lùi sửa các thay đổi không có căn cứ.

Mời xem cụ thể những thảo luận tại: https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BA%A3o_lu%E1%BA%ADn:Ph%C3%A1p_Lu%C3%A2n_C%C3%B4ng_t%E1%BA%A1i_Vi%E1%BB%87t_Nam

Tuy nhiên, tôi đã bị tài khoản Alphama gán là "vào Wikipedia chỉ 1 mục đích tuyền truyền PLC" song công việc của tôi chỉ là đưa thông tin từ những nguồn đáng tin vậy vào bài viết. Vì vậy, việc cấm tôi vì lý do này là không đúng!

- Bên cạnh đó, tôi đã tìm hiểu cẩn thận Wikipedia:Quy định cấm thành viên và lý do "vào Wikipedia chỉ 1 mục đích tuyền truyền PLC" không thuộc bất kỳ lý do nào của Wikipedia cho phép Alphama cấm thành viên.

Lý do thứ hai: "liên tục sao chép copy vi phạm bản quyền"

1/ Sau khi bị cấm vì lý do trên vào lúc 12:19 ngày 8 tháng 12 năm 2017, tại trang 'Xem lịch sử' sửa đổi tôi quan sát thấy tài khoản Alphama ngay lập tức tiến hành một loạt sửa đổi quan trọng ngay sau đó. Trong số rất nhiều các sửa đổi, có một sửa đổi vì bài viết trước đó "vi phạm bản quyền". Song, sau khi kiểm tra những sửa đổi này của Alphama, tôi phát hiện 5 đoạn bị cho là sao chép copy vi phạm bản quyền và bị Alphama xóa bỏ đều là những đoạn trích dẫn được đặt cẩn thận trong các thẻ Chú thích nguồn gốc.

Có nghĩa là, không hề có sự vi phạm bản quyền trong sửa đổi này.

Xin vui lòng xem các sửa đổi bị cho là "vi phạm bản quyền":

https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Ph%C3%A1p_Lu%C3%A2n_C%C3%B4ng_t%E1%BA%A1i_Vi%E1%BB%87t_Nam&diff=35789874&oldid=35789872

2/ Theo những tìm hiểu của tôi tại Wikipedia:Quy định cấm thành viên, một trong những trường hợp để một tài khoản bị cấm là: LIÊN TỤC vi phạm bản quyền;

Song, đây là bài viết đầu tiên mà tôi bị cáo buộc là 'vi phạm bản quyền'.


3/ Theo hướng dẫn tại Wikipedia:Vi phạm bản quyền, mục Biện pháp với người đăng nội dung vi phạm bản quyền có nói rằng:

"Nếu bạn xác định được người đã đăng lên nội dung vi phạm bản quyền, xin vui lòng thông báo cho họ biết về Điều khoản Sử dụng và các chính sách về quyền tác giả của Wikipedia. Khi một bài viết bị gắn thẻ đề nghị xóa do vi phạm bản quyền hoặc nghi ngờ có sự vi phạm bản quyền, bạn có thể báo cho người viết bài biết bằng cách thêm cú pháp {{thế:tnvpbq|chèn tên bài viết Wikipedia bị đề nghị xóa}} vào trang thảo luận cá nhân của họ.

Nếu người viết bài hoặc đóng góp phần nội dung vi phạm bản quyền đã được nhắc nhở rõ ràng về hành vi của mình mà vẫn tiếp tục tái phạm, họ cần được báo cáo lại trong trang nhắn tin cho bảo quản viên.

Những người đóng góp nào nhiều lần đăng lên các tài liệu vi phạm bản quyền bất chấp việc đã được cảnh báo, nhắc nhở một cách thích hợp có thể sẽ bị một bảo quản viên bất kỳ cấm không cho sửa đổi Wikipedia nữa để ngăn ngừa các vấn đề phát sinh sau đó. (...)"

Trong khi đó, đây là lần đầu tiên tôi bị cáo buộc vi phạm bản quyền vì những trích dẫn được đặt trong thẻ Chú thích nguồn gốckhông có ai cảnh báo hay nhắc nhở tôi. Tôi đã bị cấm tài khoản vĩnh viễn vô thời hạn!

Điều đó làm tôi lo lắng rằng đã có một sự lạm dụng các quyền của quản lý để bảo vệ cho các quan điểm và thông tin có lợi cho chế độ Cộng sản. Tôi không phải là người chống cộng sản nhưng tôi tin tưởng một cách mạnh mẽ rằng các quy định của Wikipedia cần phải được tôn trọng để bảo vệ sự toàn vẹn và trung lập của Wikipedia.

Bài chi tiết 'Pháp Luân Công tại Việt Nam' này có dấu hiệu đang là một bài phạm vào quy định về POV_forks (rẽ nhánh quan điểm cá nhân) là một cố gắng lách qua quy định Thái độ trung lập bằng cách tạo một bài mới về một chủ đề đã có bài từ trước đó ('Pháp Luân Công'), được sử dụng để tránh hoặc để nhấn mạnh các quan điểm hoặc dữ kiện tiêu cực hay tích cực.

Tôi đã trình bày vì sao 2 lý do được sử dụng để cấm tài khoản của tôi là không hợp lý, vì vậy kính đề nghị Hội đồng Trọng tài nhanh chóng đứng ra xem xét, phân xử trường hợp này của và phục hồi tài khoản để tôi tiếp tục đóng góp kiến thức của bản thân vào Wikipedia.

Trân trọng,

Phan Hoàng Linh (Rakhoi 8x) Hoàng Linh (Rakhoi 8x) 00:19, ngày 22 tháng 12 năm 2017 (UTC)

Chào bạn

sửa

Chào bạn Rakhoi 8x. Wikipedia không cho phép các thành viên tấn công cá nhân lẫn nhau, trong đó có hướng dẫn "Hãy bình luận về nội dung, đừng bình luận về người viết.".
Mới đây, tại trang thảo luận của thành viên Alphama, bạn đã gọi bạn ấy là "dư luận viên". Theo quy định của chúng tôi, các dấu hiệu của "tấn công cá nhân" là "Dùng thông tin về phe phái hoặc hội đoàn mà một người tham gia làm phương tiện để loại bỏ hoặc làm giảm giá trị quan điểm của người đó", "Buộc tội hành vi của người khác nhưng thiếu bằng chứng"
Với các thể hiện của bạn tại [1], bạn đã vi phạm "Dùng thông tin về phe phái hoặc hội đoàn mà một người tham gia làm phương tiện để loại bỏ hoặc làm giảm giá trị quan điểm của người đó" và nhiều khả năng là bạn cũng đã vi phạm "Buộc tội hành vi của người khác nhưng thiếu bằng chứng".
Đây là lần nhắc nhở cuối cùng. Nếu bạn còn tái phạm, BQV Alphama hoặc bất cứ BQV nào khác trên Wikipedia tiếng Việt này đều có thể thực hiện một lệnh cấm ở mức cao hơn cho hành vi của bạn. Mong bạn thận trọng. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 12:54, ngày 23 tháng 12 năm 2017 (UTC)Trả lời

 Hoang Linh (R a k h o i 8 x)  Talk 22:41, ngày 24 tháng 12 năm 2017 (UTC) trả lời bạn Kẹo Dừa✌ như sau: Kính chào bạn, tôi thấy bạn đang buộc tội người khác mà không có căn cứ đấy nhé. Đề nghị bạn dẫn chứng những nội dung tôi đã cáo buộc Alphama vào trang này.Trả lời

Tại trang Thảo luận thành viên Alphama, trong bài viết "Rakhoi 8x: Nghi ngờ Bảo quản viên trang này là dư luận viên" tôi có nói là tôi nghi ngờ và lo lắng rằng Alphama có thể là dư luận viên tại những đoạn sau:

1/ " Ngày 06/12/2017, tài khoản Bảo quản viên Alphama bất ngờ thực hiện lệnh cấm lên tài khoản này mà không dựa trên bất kỳ quy định nào của Wikipedia. Tôi lo lắng rằng đây là một hành động lạm dụng quyền quản lý để dẫn lái quan điểm người đọc theo hướng có lợi cho chế độ cộng sản. Vì vậy tôi sẽ trình bày lại đơn chống án cấm đã được chấp thuận của tôi tại đây để mọi người lưu tâm các hoạt động của tài khoản Alphama. "

2/ " Bạn có thể tự chứng minh mình là trong sáng và tôi cũng chỉ mới nêu lên sự nghi ngờ. Song việc bạn là gì (?) là một tình nguyên viên hay một người được trả lương để trở thành một tình nguyện viên thì tôi tin mỗi người tham gia vào cộng đồng sử dụng Wikipedia sẽ có câu trả lời. Nhưng điều đó cũng không quan trọng bằng việc các hoạt động của từng tài khoản đều được lưu giữ vào Nhật trình của Wikipedia và việc ai đó lạm dụng quyền bảo quản để thực hiện những tác vụ vượt ra khỏi quy định của Wikipedia Tiếng Việt như vụ việc vừa qua thì mọi người đều nhìn thấy mà phải không...

Tôi hy vọng bạn có thể tham gia các bài viết một cách công tâm và thật sự trong sáng vì đó cũng là điều tôi mong đợi."

Vậy tôi đề nghị Kẹo Dừa✌ dẫn chứng những nội dung tôi đã cáo buộc Alphama vào bên dưới trang này.

Trân trọng,  Hoang Linh (R a k h o i 8 x)  Talk 22:41, ngày 24 tháng 12 năm 2017 (UTC)Trả lời

Tôi đã đưa chứng cứ rồi, đây là một sự nhắc nhở, nếu bạn không nhận thấy thì sự thiệt thòi nằm ở nơi bạn thôi. Thân. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 02:33, ngày 25 tháng 12 năm 2017 (UTC)Trả lời

Một lần nữa tôi đề nghị tài khoản Kẹo Dừa✌ đưa ra chứng cứ?

Cảm ơn!

 Hoang Linh (R a k h o i 8 x)  Talk 04:04, ngày 25 tháng 12 năm 2017 (UTC)Trả lời

Re: Khiếu nại về việc quấy rối ngoài Wikipedia

sửa

Chào Rakhoi 8x, xin cảm ơn về tin nhắn của bạn. Những mâu thuẫn trong quá trình biên tập Wikipedia hầu hết đều không nghiêm trọng đến mức ảnh hưởng đến cuộc sống thực của bạn, và cộng đồng đã xây dựng quy trình tìm kiếm sự hòa giải từ các bên tranh chấp như đã nêu tại Wikipedia:Giải quyết mâu thuẫn. Trước khi cáo buộc một thành viên có dụng ý tiêu cực đối với bạn, xin hãy luôn tâm nhiệm trong đầu về quy tắc Giữ thiện ý của Wikipedia trước tiên, rồi hãy bắt đầu tìm kiếm hướng giải quyết và ứng phó phù hợp, đùng biến việc sửa đổi Wikipedia trở thành gánh nặng cho chính bản thân bạn.

Tiếp theo, những thông tin bạn cung cấp có nhiều nội dung liên hệ mật thiết đến chính sách về Quyền riêng tư và Điều khoản Sử dụng của Wikipedia và có dính liếu đến pháp luật. Wikipedia và Wikimedia Foundation đã xây dựng một khung tiến trình xử lý những trường hợp như vậy và luôn cố gắng giải quyết chúng trong hoàn cảnh tránh viện đến sự can thiệp của pháp luật trong các trường hợp thông thường (xem thêm: Wikipedia:Không đe dọa can thiệp pháp lý).

Như một chính sách nhất quán: Wikipedia nhấn mạnh việc không tiết lộ thông tin cá nhân hay bất kỳ cách thức liên lạc nào khác có thể khiến khách truy cập vãng lai tìm ra địa chỉ hay phương thức liên hệ trực tiếp ngoài đời thực của bạn.

Nếu các thông tin bạn cung cấp cho Wikipedia có thể khiến bạn bị ảnh hưởng trong cuộc sống thực (cụ thể ai đó sẽ tìm ra bạn và xâm hại bạn trên cơ sở thu thập thông tin cá nhân từ Wikipedia), vui lòng gửi một thư điện tử khẩn cấp qua liên kết sau: m:Special:EmailUser/Wikimedia_Stewards, trong thư hãy nêu rõ bằng tiếng Anh những thông tin cá nhân nào bạn đã công khai trên Wikipedia kèm một liên kết url đến nội dung đó. Các thành viên chuyên trách sẽ giúp bạn triệt bỏ hoàn toàn thông tin này.

Nếu bạn nghi ngờ về việc đã bị ai đó trên Wikipedia đe dọa xâm hại, vui lòng gửi một thư điện tử khẩn cấp qua liên kết sau: m:Special:EmailUser/Emergency, trong thư vui lòng trình bày càng cụ thể càng tốt bằng tiếng Anh về trường hợp của bạn, đừng quên nêu rõ những bằng chứng cũng như mối quan ngại của bạn. Các thành viên chuyên trách nhiều khả năng sẽ giúp bạn điều tra và tư vấn những giải pháp an toàn nhất có thể để bảo vệ bạn.

Nếu bạn có một vấn đề pháp lý khác cần được hỗ trợ, vui lòng gửi thư về địa chỉ [legal-reports wikimedia.org] bằng tiếng Anh.

Tất cả thông tin được gửi đến qua các địa chỉ trên đều là tuyệt mật, và sẽ được xử lý theo cam kết bảo vệ quyền lợi của người sử dụng của Wikimedia Foundation.

Nếu bạn có nhu cầu giúp đỡ không liên quan đến pháp lý về những hoạt động bạn cho là quấy rối tại Wikipedia tiếng Việt, vui lòng nhắn tin vào trang Wikipedia:Tin nhắn cho bảo quản viên. Nếu những thông tin bạn định cung cấp có chứa thông tin cá nhân nhạy cảm, vui lòng gửi thư kín qua địa chỉ [info-vi wikimedia.org] bằng tiếng Việt (thư gửi về địa chỉ này cũng là tuyệt mật).

Chúc bạn có thể sớm tìm ra hướng giải quyết vấn đề của mình, thân ái. --minhhuy (thảo luận) 18:29, ngày 29 tháng 1 năm 2018 (UTC)Trả lời

Rakhoi 8x trả lời bạn Minh Huy:

Cảm ơn bạn Trần Nguyễn Minh Huy vì những chia sẻ kịp thời của bạn.

Hiện nay, vì bị đe dọa đến tính mạng sau những sửa đổi trên Wikipedia, cho nên, ngoài đời thực tôi đã trình báo với cơ quan chức năng tại địa phương để họ có thể bảo vệ tôi khỏi các hoạt động có thể gây tổn hại đến tính mạng của Phòng 610 Trung Quốc.

Và để bảo vệ an toàn cho tài khoản và bảo vệ an toàn cho chính mình tôi sẽ nghiên cứu để áp dụng thêm các biện pháp mà bạn nói.

Xin chân thành cảm ơn!

Trân trọng,

 Hoang Linh (R a k h o i 8 x)  Talk with me 03:46, ngày 30 tháng 1 năm 2018 (UTC)Trả lời

Định nói chuyện với bạn mà Minh Huy đã nói hết những ý tôi muốn nói rồi. Rất tiếc khi được biết về trường hợp của bạn. Cộng đồng wikipedia là một cộng đồng học thuật, và ngoài việc tranh cãi nhiệt tình về nội dung bài viết ra, wikipedia không khuyến khích việc tấn công cá nhân, từ việc dùng lời nói trở đi, chứ chưa nói đến việc dùng bạo lực ngoài đời. Cá nhân tôi không tin việc đơn từ của bạn sẽ được CA giải quyết thấu đáo, nhưng tôi cũng chúc bạn sức khỏe, thành công và kiên định với con đường bạn đã chọn. Thân mến. Tuanminh01 (thảo luận) 09:56, ngày 31 tháng 1 năm 2018 (UTC)Trả lời

Cảm ơn bạn Tuanminh01,

Tôi cũng hơi bất ngờ là chỉ vì tham gia chỉnh sửa vào một vài bài viết trên Wikipedia mà gặp nhiều chuyện như vậy.

Nhưng tôi vẫn sẽ cố gắng đóng góp kiến thức của mình vào Wikipedia trong những chủ đề mà tôi am hiểu ngay khi tôi thu xếp được thời gian.

Trân trọng,

 Hoang Linh (R a k h o i 8 x)  Talk with me 08:02, ngày 1 tháng 2 năm 2018 (UTC)Trả lời

---

  1. ^ “Falun Gong moves to calm public fears” (bằng tiếng Anh). Thái Lan. ngày 09 tháng 08 năm 2015. "Mr Paitoon was among the three plaintiffs, alongside Panida Wayumhasuwan and Chatchalai Sutthakanat, who have waged a decade-long court battle. After the Interior Ministry rejected their request to register the association of “Falun Gong Studies in Thailand” in 2005, they took the case to the Central Administrative Court." (Dịch: "Ông Paitoon là một trong ba nguyên đơn, cùng với Panida Wayumhasuwan và Chatchalai Sutthakanat, những người đã tiến hành một cuộc chiến kéo dài mười năm. Sau khi Bộ Nội vụ từ chối yêu cầu đăng ký hiệp hội "Học Pháp Luân Công ở Thái Lan" vào năm 2005, họ đã đưa vụ việc lên Toà án Hành chính Trung ương.") line feed character trong |quote= tại ký tự số 145 (trợ giúp); Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày= (trợ giúp)
  2. ^ “Falun Gong moves to calm public fears Beijing expresses concern over court ruling”. Bangkok Post. ngày 09 tháng 08 năm 2015. "On Feb 2, 2006, the court ruled in the Interior Ministry's favour. The three then appealed to the Supreme Administrative Court." (Dịch: " Vào ngày 02/02/2006, Tòa Án Hành chính Trung ương ra phán quyết ủng hộ Bộ Nội vụ. Ba người sau đó đã kháng cáo lên Tòa án Hành chính Tối Cao.") line feed character trong |title= tại ký tự số 38 (trợ giúp); line feed character trong |quote= tại ký tự số 130 (trợ giúp); Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  3. ^ “Beijing irked by Thailand's decision on Falun Gong”. ngày 07 tháng 08 năm 2015. The court said the concern that registration of the foundation might affect Thai-Chinese ties was premature Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  4. ^ “Court allows Falun Gong registration” (bằng tiếng Anh). Truy cập 10 tháng 2 năm 2017. After 10 years of legal battles and harsh words from China, the Supreme Administrative Court says Falun Gong is respectable and free to practice in Thailand. (Photo of 2012 march from Falun Dafa Facebook page) The Supreme Administrative Court on Tuesday reversed rulings by the lower administrative court and the Interior Ministry refusing to allow Falun Gong practitioners to register, saying the group is lawful and constitutional." (Dịch: "Sau những từ ngữ thô bạo từ Trung Quốc và trận chiến pháp lý 10 năm, Toà án Hành chính Tối cao nói rằng Pháp Luân Công là đáng kính và được tự do tập luyện ở Thái Lan. (ảnh diễu hành năm 2012 của Trang facebook Falun Dafa) Tòa án Hành chính Tối cao hôm thứ Ba đã đảo ngược phán quyết từ chối cho phép các học viên Pháp Luân Công đăng ký của Tòa án Hành chính thấp hơn và Bộ Nội vụ, nói rằng nhóm này là hợp pháp và hiến pháp. line feed character trong |quote= tại ký tự số 211 (trợ giúp)
  5. ^ THE NATION. “Beijing irked by Thailand's decision on Falun Gong - The Nation” (bằng tiếng Anh). The Nation. Truy cập 10 tháng 2 năm 2017.

May 2019

sửa

  Hoan nghênh tham gia Wikipedia. Có lẽ bạn không cố ý trong việc xóa nội dung bài viết ở Pháp Luân Công. Khi xóa nội dung bạn vui lòng để lại lý do trong mục tóm lược sửa đổi và thảo luận về các sửa đổi nếu nó có thể gây tranh cãi tại trang thảo luận của bài viết. Nếu việc xóa nội dung vừa rồi là do vô tình thì không sao cả, sửa đổi đó đã được lùi lại, bạn có thể xem thêm trong phần lịch sử trang. Vui lòng tham khảo trang chào mừng để tìm hiểu thêm về cách đóng góp cho bách khoa toàn thư mở này, và nếu bạn muốn thử nghiệm vui lòng viết vào chỗ thử. Bạn vui lòng đừng xóa các nguồn dẫn từ báo chí nhà nước Việt Nam nhé, vì theo quy định của Wikipedia, các nguồn này được chấp nhận. Tôi rất đánh giá cao sự nhẫn nại của bạn trong quá trình chỉnh sửa bài viết nên chỉ có đôi lời với ý định mong bạn chú ý thêm điểm này!  ✠ Tân-Vương  13:07, ngày 26 tháng 5 năm 2019 (UTC)Trả lời

Chào bạn ThiênĐế98, tất cả các tác vụ soạn thảo bài viết đều được tôi cập nhật lý do và trình bày cụ thể hơn tại phần "Thảo luận" của bài viết "Pháp Luân Công".

Cụ thể trong hình bên

 
Lý do cho các nội dung soạn thảo và xóa đều được trình bày chi tiết trong phần Thảo luận

Bạn chú ý cập nhật và cho tôi biết tại sao bạn gửi cho tôi tin nhắn cảnh báo trên.

Trước đây liên quan đến bài viết về "Pháp Luân Công" tôi đã bị tài khoản bảo quản viên Alphama đóng vĩnh viễn một cách mờ ám chỉ vì tôi tham gia soạn thảo chủ đề về Pháp Luân Công mà không vi phạm bất kỳ quy định nào. Tài khoản này sau đó đã được phục hồi sau khi kháng cáo đến Hội đồng Trọng tài của Wikipedia. Do đó, tôi đề nghị bạn cho tôi lời giải thích về tin nhắn trên ?

Mặt khác như tôi đã trình bày trong hình nguồn từ Báo Thanh Niên là nguồn bị kiểm duyệt nhưng không rõ vì sao bạn khẳng định Báo Thanh Niên là nguồn uy tín mặc dù thông tin từ Thanh Niên là đi ngược lại với các Kênh truyền thông dòng chính Quốc tế lẫn Nghị viện Châu âu !?

Trân trọng,

 Hoang Linh (R a k h o i 8 x)  Talk with me 06:04, ngày 27 tháng 5 năm 2019 (UTC)  Hoang Linh (R a k h o i 8 x)  Talk with me 13:21, ngày 26 tháng 5 năm 2019 (UTC)Trả lời

Đề nghị các bảo quản viên của Wikipedia tiếng Việt có thể tham gia vào bài viết "Pháp Luân Công".

Xin chân thành cảm ơn! Trân trọng,

 Hoang Linh (R a k h o i 8 x)  Talk with me 13:21, ngày 26 tháng 5 năm 2019 (UTC)Trả lời

Chào bạn Rakhoi 8x, tôi không phản đối các sửa đổi về cách dùng từ của bạn, tất cả chúng đều được giữ nguyên, và tôi xin khẳng định cách nhất quán và chắc chắn:Nguồn báo Thanh Niên và các báo chí khác được cấp phép xuất bản tại Việt Nam được chấp nhận ở Wikipedia, trích theo hệ thống quy định của dự án Wikipedia tiếng Việt là được chấp nhận nên không thể di dời, việc bạn xóa thông tin có nguồn dẫn, chiếu theo quy định là vi phạm quy định. Các quan điểm cá nhân của bạn về nguồn này là của cá nhân bạn và dự án có cách vận hành và cách nhìn nhận riêng, mong bạn hiểu cho. Thông báo trên tôi đã ghi lời cuối cùng là mong bạn chú ý điểm này chỉ để "nhắc" bạn chú ý cẩn thận về quy định của dự án, không có quyết định khóa bài và cấm tài khoản vì tôi nhận đình các đóng góp của bạn mang tính xây dựng và trung lập, tuy vậy cần lưu ý việc xóa nguồn là không phù hợp với quy định. Mong bạn suy xét lại kỹ hiện trạng và có cách hành xử phù hợp để đạt hài hòa lợi ích cho nhiều người. Cảm ơn bạn đã đến và chung tay đóng góp tại dự án Wikipedia tiếng Việt. Về đề nghị của bạn, rất tiếc các BQV không quá chuyên sâu về nội dung này, nên không thể hỗ trợ bạn thêm, mong bạn thông cảm!-- ✠ Tân-Vương  13:40, ngày 26 tháng 5 năm 2019 (UTC)Trả lời

Bài "Pháp Luân Công": Nguồn Báo Thanh Niên đưa tin sai sự thật, đề nghị bạn xem lại thông tin từ Báo Thanh Niên.

Chào bạn, như tôi đã trình bày trong phần Thảo luận của bài viết "Pháp Luân Công" rằng "Nguồn từ Báo Thanh Niên không phải "nguồn tin cậy""

Cụ thể vụ việc là tài khoản Kotankien dẫn nguồn từ Thanh Niên viết rằng:

"Về phía quan điểm của chính quyền Trung Quốc thì họ xếp Pháp luân công nằm trong danh sách 11 tà giáo gây hại nhất nước này (cùng với 10 nhóm tôn giáo khác như Toàn năng thần giáo, Môn đệ hội, Quan âm pháp môn, Huyết thủy thánh linh, Toàn phạm vi giáo hội...). Chính phủ Trung Quốc cho rằng Pháp luân công đã giảng dạy những điều mê tín như "có bệnh không cần uống thuốc, chỉ kiên trì luyện tập là khỏi" khiến nhiều người tự hủy hoại sức khỏe, những tín đồ cuồng tín đã thực hiện những hành vi phá hoại xã hội, tấn công những cá nhân có ý kiến khác không thống nhất với Pháp luân công, và vu cáo chính phủ rằng “người luyện Pháp luân công bị mổ cướp tạng”"

Trong khi đó, thông tin từ Nghị viên Châu Âu (cực kỳ khả tín) đã khẳng định những người tập Pháp Luân Công là nạn nhân bị mổ cướp nội tạng bởi ĐCS Trung Quốc. Với những thông tin rõ ràng là sai mười mươi như vậy không rõ có nên tồn tại trên Wikipedia.

Bạn đối chiếu với tuyên bố tại trang gốc là Website của Nghị viện Châu Âu, tôi đã trích dẫn rất rõ ràng: http://www.europarl.europa.eu/sides/getDoc.do?type=TA&reference=P7-TA-2013-0603&language=EN&ring=B7-2013-0582

Thông tin này cũng được đưa tin lại trên một nguồn dòng chính khác là NTDTV: https://www.youtube.com/watch?v=VDay5L6pZq8

Trân trọng,

 Hoang Linh (R a k h o i 8 x)  Talk with me 13:44, ngày 26 tháng 5 năm 2019 (UTC)Trả lời

Chào bạn, bạn là thành viên mới nên việc này chắc cũng chưa rành lắm. Để tôi hướng dẫn cách sửa bài viết lại nhé. Bạn chỉ cần sửa đoạn viết trên thành "Báo Thanh Niên trích dẫn thông tin cho rằng chính quyền Trung Quốc....... Riêng nghị viện Châu Âu có cách nhìn nhận khác: ......" là ổn thỏa. Cách giải quyết này hài hòa lợi ích vì bạn không xóa thông tin "Có nguồn, uy tín" theo quy định của Wikipedia, được chèn nguồn phản biện ngay đằng sau thông tin trái chiều (nếu có nguồn uy tín, bạn nhé). Riêng về khoản xóa hẳn nguồn trên, e rằng không được bạn ạ. Chia sẻ với bạn trong lĩnh vực của tôi cũng thường dùng cách viết này để nói lên các quan điểm trái chiều, do không thể xóa thông tin từ các nguồn mạnh đi được. Các thông tin trong đề mục Việt Nam và Trung Quốc, bạn đều có thể viết quan điểm trái chiều bằng nguồn uy tín ở ngay trong đoạn văn đó, với cách thức như tôi đã hướng dẫn. Tuy có khó chịu một chút nhưng nó nằm trong quy định của Wikipedia tiếng Việt. Chúc bạn giải quyết được vấn đề này cách hài hòa nhé.-- ✠ Tân-Vương  13:52, ngày 26 tháng 5 năm 2019 (UTC)Trả lời

Cảm ơn bạn, tôi đã viết xong!

Bạn có thể xem thử và cho tôi biết chất lượng của bài viết?

Trân trọng,  Hoang Linh (R a k h o i 8 x)  Talk with me 01:26, ngày 27 tháng 5 năm 2019 (UTC)Trả lời

Chào bạn, khi trích dẫn thông tin từ một báo nào đó, bạn vui lòng chèn thẳng link báo đó vào ngay sau nhé, tôi tạm xóa đoạn báo Sài Gòn Giải phóng, vì nội dung thuộc trang tin Tinh Hoa. Khi bạn muốn chỉ đích xác tờ báo Sài Gòn Giải Phóng, bạn hãy trích dẫn đường dẫn như các tờ báo khác nhé, để không ai có thể nói bạn dùng nguồn tự xuất bản, mạo nguồn, blah, sẽ rất phiền phức cho bạn. Chỉ có đôi chỗ cần chỉnh tôi đã tinh chỉnh lại (chưa kiểm tra hết), loại nguồn YouTube vì không hợp quy và chỉnh văn phong, các trích dẫn trên báo chí chính thức của bạn đang trích dẫn là hoàn toàn chính xác và đáng hoan nghênh. Cảm ơn bạn đã tìm hiểu và thực hiện theo quy định.-- ✠ Tân-Vương  01:48, ngày 27 tháng 5 năm 2019 (UTC)Trả lời

Chào bạn, tôi đang xem những nội dung bạn sửa, Báo Sài Gòn Giải Phóng Đầu tư Tài Chính có link trực tiếp đến website tờ báo mà? bạn coi lại

Còn link Tinh Hoa thì tôi thấy của những người soạn thảo trước, nó phản ánh lại nội dung đã xuất bản của 1 tờ báo giấy, tờ báo giấy ấy tôi có, vậy xử lý thế nào để làm nguồn?

Về nội dung bạn nói: "You Tube không được sử dụng làm nguồn", bạn cho tôi hỏi đối với các Kênh Truyền thông dòng chính họ sử dụng Kênh Youtube để xuất bản tin tức thì trường hợp này làm thế nào?

Xin cảm ơn bạn!

 Hoang Linh (R a k h o i 8 x)  Talk with me 01:52, ngày 27 tháng 5 năm 2019 (UTC)Trả lời

À không, xin lỗi bạn Rakhoi 8x, ý tôi là đoạn này:Báo Khoa học & Đời sống nói rằng Pháp Luân Công "có khả năng đả thông các nguồn năng lượng bên trong cơ thể, hấp thu năng lượng vũ trụ để điều chỉnh, lưu thông khí huyết, giúp cơ thể khỏe mạnh"[1].

Nếu bạn có tờ báo của đoạn này, thì xin hãy chụp hình và tải lên Wikipedia, vì bài đang tranh chấp và có thể có những thành viên không tin bạn. Vì vậy, để trích dẫn đoạn này bạn trích dẫn cách đơn giản Báo..., số..., ra ngày..... là đã ổn. Còn các tổ chức chỉ có trên YouTube thì thường không đủ tiêu chí để đưa vào bài viết, Wikipedia chú trọng hơn về nội dung có thể kiểm chứng cách nhanh chóng, vì vậy trong các bài viết có các cuộc phỏng vấn quan trọng và chẳng đặng đừng, tôi bỏ vào mục liên kết ngoài. Tuy vậy, trong trường hợp của bạn nếu bỏ vào mục này lại bị quy kết là tuyên truyền, theo tôi bạn không nên chèn nguồn YouTube để tránh các rắc rồi không cần thiết, các nguồn tự xuất bản (Đại kỷ nguyên,...) bạn chỉ dùng để nói lên quan điểm của chính họ thôi nhé, thông tin về họ, quan điểm của họ thì mới được chấp nhận. Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi rất thú vị này!-- ✠ Tân-Vương  02:14, ngày 27 tháng 5 năm 2019 (UTC)Trả lời

Cảm ơn Thiên Đế, NTDTV là Truyền thông Hoa ngữ dòng chính, họ có xuất bản video trên web: http://www.ntdtv.com.tw/b5/20190521/video/246004.html

Bên cạnh đó để tạo thuận tiện cho người đọc tôi đang phân vân đưa video có bản dịch này vào nhưng chưa biết làm thế nào để hợp lệ?: https://www.facebook.com/VietDaiKyNguyen/videos/2160900794028765/

 Hoang Linh (R a k h o i 8 x)  Talk with me 02:26, ngày 27 tháng 5 năm 2019 (UTC)Trả lời

Chào bạn, nguồn trên bạn có thể trích dẫn như video của Vnexpress nhé, chỉ nêu sơ lược nội dung video thôi bạn, nguồn dưới thì e rằng bạn không nên đưa vào, như hồi nãy tôi có thảo luận với bạn, bạn sẽ dễ dàng bị quy chụp là thiếu trung lập và "truyền giáo". Bạn cân nhắc thật kỹ nhé! -- ✠ Tân-Vương  02:30, ngày 27 tháng 5 năm 2019 (UTC)Trả lời
Chào bạn, việc xóa các nguồn được chấp nhận là không đúng với quy định của Wikipedia. Vì đã thảo luận với bạn rất nhiều ở trên, đây là thảo luận cuối cùng của tôi trước khi có những biện pháp tác động đến tài khoản cũng như bài viết của bạn.-- ✠ Tân-Vương  05:57, ngày 27 tháng 5 năm 2019 (UTC)Trả lời

Chào bạn Thiên Đế, bạn đang đề cập đến đoạn mà tôi đã xóa: "Giáo pháp của Pháp Luân công có sử dụng một số khái niệm tương tự Phật giáo như "Nghiệp", "Chuyển Pháp Luân", "Pháp Thân", "Mạt pháp", huy hiệu cũng dùng chữ Vạn (卍) của đạo Phật nên dễ dẫn tới hiểu nhầm rằng đây là 1 nhánh của Phật giáo... Tại Đại lễ Phật Đản ở Thái Lan vào ngày 10 tháng 5 năm 2006, Hội nghị Phật giáo Quốc tế đã chính thức tuyên bố giáo lý của Pháp Luân Công không phải là một nhánh của Phật giáo[2]"

Và tôi có nêu rõ lý do không sử dụng đoạn văn đấy là: "Tuyên truyền chữ Vạn sai lệch, chữ Vạn theo link này được tìm thấy khắp nơi trên Thế giới và tại các đạo như Ấn Độ giáo, Hy Lạp: http://www.thegioiphatgiao.vn/tuhoc/thuvien/bieu-tuong-chu-van-xuat-hien-o-ukraine-tu-12-000-nam-truoc. Pháp Luân Công cũng không nhận là xuất phát từ Phật giáo."

==> Đây là tác vụ soạn thảo chỉnh sửa nội dung không chính xác, không phải nội dung nào đưa lên Wikipedia đều có thể giữ lại, đặc biệt trong 1 chủ đề đang có tranh chấp như Pháp Luân Công. Đây không phải là hành vi xóa nguồn như bạn kết tội. Bạn có thể tùy nghi xử lý nếu tôi có thật sự vi phạm quy định của Wikipedia

Chào bạn, việc này thực tế cũng rất đơn giản, tôi đã hướng dẫn bạn sửa bài lúc sáng, bạn vui lòng chèn nguồn link bạn dẫn ngay đằng sau để phản biện lại nội dung trên, vui lòng đừng xóa nội dung trong bài hợp lệ của người khác. Còn vi phạm quy định thì có nhiều lỗi vi phạm khá rõ và nếu có biện pháp đến tài khoản, tôi đã thực hiện từ hôm qua, trong lúc bạn xóa nội dung báo Thanh Niên và tờ báo được cấp phép khác với lý do báo chí bị kiểm duyệt, có hai vi phạm là xóa nội dung trang và chứng minh quan điểm. Tuy vậy, tôi đến trang nhà của bạn để thảo luận không phải với tư cách xét đoán mà là để hướng dẫn bạn "tồn tại" và đồng hành với dự án này, và việc này thực tình mà nói các thành viên khác xem ra cũng không quá hài lòng. Tôi hiểu sự bức xúc của bạn khi đọc thông tin không chính xác về PLC, nhưng dự án này là vậy, kể cả các báo chí lớn cũng có khi đưa tin không chính xác, nhưng nói cách khác "nguồn dẫn là nhựa sống của dự án Wikipedia tiếng Việt" và mục tiêu của nó là các bài viết trung lập về mạch nội dung. Ví dụ, anh C viết các nội dung bất lợi cho PLC, bạn vào đưa các nguồn uy tín phản biện ngay sau đoạn viết trên, đó là trung lập. Việc bạn xóa các đoạn viết rất, rất dễ bị quy chụp vi phạm và dễ bị xử lý, các bài viết nhiều khi cũng bị khóa dài hạn trên phiên bản "ổn định" - là phiên bản chưa chắc các thông tin trung lập. Vì lợi ích của mọi người, cũng như của chính bạn, tôi chỉ xin có đôi lời để bạn lưu ý thêm. Chào bạn!-- ✠ Tân-Vương  06:19, ngày 27 tháng 5 năm 2019 (UTC)Trả lời

Community Insights Survey

sửa

RMaung (WMF) 16:11, ngày 9 tháng 9 năm 2019 (UTC)Trả lời

Reminder: Community Insights Survey

sửa

RMaung (WMF) 19:39, ngày 20 tháng 9 năm 2019 (UTC)Trả lời

Reminder: Community Insights Survey

sửa

RMaung (WMF) 17:34, ngày 4 tháng 10 năm 2019 (UTC)Trả lời

  1. ^ “Báo Khoa học & Đời sống: Luyện Pháp Luân Công, bác sĩ tim vượt "cửa tử". Truy cập 8 tháng 12 năm 2017.
  2. ^ http://www.undv.org/books/commemorative%20_book%202013.pdf