Welcome to the Vietnamese edition of Wikipedia. If you have trouble understanding Vietnamese, please consider using Babel.


Cảm ơn bạn đã quan tâm đến Wikipedia. Đây là một Bách khoa toàn thư mở tự do, trực tuyến, được các tình nguyện viên trên khắp thế giới cộng tác xây dựng, với hơn 290 phiên bản ngôn ngữ. Phiên bản tiếng Việt được kích hoạt lần đầu tiên vào tháng 10 năm 2003 và đến nay đã có 1.293.790 bài viết. Về cơ bản, bách khoa toàn thư này hoạt động trên nguyên tắc hợp tác cộng đồng. Thông tin đưa vào đây không được vi phạm bản quyền của người khác. Các nội dung hướng tới khả năng kiểm chứng được, trung lập trong quan điểm, được sự đồng thuận bởi đa số. Wikipedia rất chú trọng về nguồn gốc và bản quyền của hình ảnh nên bạn cần phải xác định rõ nguồn gốc, cơ sở sử dụnggiấy phép của hình mà bạn tải lên. Bạn cũng có thể xây dựng một trang cá nhân và giới thiệu một chút về bản thân mình. Các liên kết dưới đây sẽ hỗ trợ bạn từ những điều cơ bản nhất:

Tạo bài mới

Hãy kích hoạt trang nhà người mới để một cố vấn sẵn sàng giải đáp các thắc mắc của bạn bằng cách vào đây, kéo xuống cuối trang rồi đánh dấu vào 2 ô trong mục "Trang nhà cho người mới đến".

Thông tin trên Wikipedia bắt buộc phải đạt một số tiêu chuẩn về nguồn thông tin, cách hành văn trung lậpđộ nổi bật. Điều này có nghĩa là ngoài việc viết bài với nội dung khách quan công bằng, không quảng cáo, tâng bốc và cũng không nói xấu, dèm pha đối tượng, bạn còn phải dẫn nguồn thông tin báo chí hay sách vở nói về đối tượng để khẳng định là bạn "nói có sách mách có chứng". Nếu không đưa nguồn thông tin vào bài viết hoặc viết với văn phong quảng cáo tâng bốc PR, bài viết sẽ được coi là không đạt tiêu chuẩn và sẽ bị xóa nhanh. Mời bạn tham khảo phân biệt giữa "tồn tại" và "nổi bật" để biết thêm về tiêu chuẩn trên Wikipedia, và Wikipedia:Nguồn đáng tin cậy để biết về tiêu chuẩn nguồn thông tin. Một số trang có thể hữu ích cho bạn bao gồm Wikipedia:Chào mừng người mới đến, Wikipedia:Câu hỏi thường gặp, Wikipedia:Cẩm nang biên soạn, Wikipedia:Quy định và hướng dẫn, Wikipedia:Sách hướng dẫn.

Bạn cũng có thể tập sửa đổi các bài viết sẵn có bằng cách tìm đến các bài trong module "Các sửa đổi gợi ý" trên trang nhà người mới hoặc trong phần "Cải thiện nội dung" trên Trang Chính.

Trang hiện đang xuất hiện trên màn hình của bạn thực chất là trang thảo luận thành viên của riêng bạn. Các thành viên khác cũng có trang tương tự như vậy và bạn có thể liên hệ với họ khi cần thiết. Sau khi kết thúc cuộc thảo luận, bạn cần ký tên để mọi người biết ai đang thảo luận với họ, hãy sử dụng bốn dấu ngã (~~~~) hay biểu tượng Chữ ký có ngày trên thanh sửa đổi, thao tác này sẽ giúp bạn tự động ghi ra tên và ngày giờ thảo luận, tuy nhiên không được phép ký tên vào bài viết. Tất cả những sửa đổi của bạn sẽ được lưu giữ trong lịch sử trang và mọi người đều biết bạn đang làm gì qua trang Thay đổi gần đây.


Mong bạn có những đóng góp thật sự hữu ích để xây dựng Wikipedia tiếng Việt trở thành một bách khoa toàn thư đầy đủ và đồ sộ nhất nhân loại!

---SongVĩ.Bot (thảo luận) 17:21, ngày 24 tháng 7 năm 2022 (UTC)Trả lời

Chú thích nguồn

sửa

Cảm ơn bạn đã đóng góp các bài viết về chủ đề nhạc vàng tại Wikipedia tiếng Việt. Khi bạn chú thích nguồn, bạn nên thêm luôn số trang cho các nguồn sách báo để người đọc tiện tra cứu. Mong bạn tiếp tục có các đóng góp bổ ích. NHD (thảo luận) 07:30, ngày 28 tháng 8 năm 2022 (UTC)Trả lời

  • Tớ cũng đồng ý với cậu. Bolero cái quái gì, đau mồm bỏ mẹ. Nhạc Vàng nghe vang và xịn hơn nhiều. Hê-hê !
  • Tớ từng đọc một tâm sự (cách đây gần 10 năm rồi), giờ không tìm lại được. Một ông kể là, ổng từng ngâm nga bài Chiều Mưa Biên Giới ở Lạng Sơn hồi 1978 đấy, ngay trong chiến hào mà cách vài bước là đất Trung Quốc. Tại vì sau '75 có đợt dân Bắc tràn vào Nam đông lắm, nhưng không phải để ở mà là thu mua gạo và cả lùng băng nhạc, thì ông đó được mẹ cho nghe cái dĩa than có bài này, riết thành thuộc. Đoán chắc là dĩa Continental thôi. Thật ra nhạc Nguyễn Văn Đông phần nhiều còn nặng âm hưởng thính phòng cổ điển, nên đám bình dân cũng chỉ biết Chiều Mưa Biên Giới với Mấy Dặm Sơn Khê là cùng. Ngay cái bài Nguyện Cầu Trên Bến Ngàn Năm hay như thế mà cực ít người biết, trên mạng có bản hợp ca AC&M và Thanh Tuyền ấy, nghe thử đi !
  • Lính Bắc sau '75 hổng hiếu chiến như thế hệ trước đâu, thằng nào không găm lấy vài bài nhạc Vàng thì còn khuya mới tán gái nổi. Còn đám xích lô, xe ôm, cửu vạn... thì khỏi nói, ông nào cũng mê Chế Linh, Duy Khánh, Khánh Ly, Thanh Tuyền. Riêng Nhật Trường thì đặc biệt nhất, vì cả đám công an, cảnh sát lẫn tướng lĩnh đều mê. Ngoài Bắc có cái cũng hơi lạ, là thế hệ sinh trước 2000 thường mê nhạc theo trào lưu, chứ dek mạnh thằng nào thằng nấy nghe như hồi này.
  • Cậu chắc không tin, nhưng quả thực tớ có vài lần nằm mơ được đi dạo trong chiều biếc đô thành thời Việt Nam Cộng Hòa. Cái hồi ở Sì phố cũng ra công viên dinh Độc Lập với mấy chỗ ăn sâu vào thơ nhạc rồi. Không khí Saigon đúng là ngoài nhạc Vàng ra không cái gì hợp bằng. Chiều hè nực mà ngồi cà phê nghe Khánh Ly Thanh Tuyền thì còn gì hạnh phúc bằng ? Cái cảm giác đó khi đem ra Hà Nội, Huế, hay Hải Phòng... đều không đã. Cũng như là đờn ca tài tử ấy, chỉ có miền sông nước miền Tây mới ăn được thứ đó, chứ đem vô ánh sáng kinh kì thì nghe thớ lợ hẳn đi.

Nhạc Vàng

sửa
  • Tặng cậu, hai bài này tớ sưu tầm từ 2016 lận, nghĩa là tới 2 năm trước khi có cái gọi "solo bolero". Cậu tin không, tớ đưa mấy bài như này lên một số cộng đồng toàn trẻ nghé, nhiều đứa gốc Nam Cầy hẳn hoi bảo tớ là thành phần cay cú vì không được kịp di cư năm... 1954. Bố tổ, tớ mà nhiều tuổi thế chắc giờ xanh cỏ lâu rồi. :D Nhưng thế mới biết, đời lắm nghịch lí ! Cứ bảo itnet thì tự do lắm rồi, thông tin ăm ắp rồi, hóa ra càng làm người ta ngu hơn. Vậy nên cậu cũng có lí ở chỗ, nhạc Vàng bị chụp cái áo "bolero" thì lâu dần sẽ thành sàm hóa, và... thoái hóa. Cũng đế thêm, hai đứa soạn bài như vầy đều còn trẻ lắm, thuộc về thế hệ không những không còn bén mùi "Catinat nhấp nhoáng đèn mầu" nữa, mà là thứ văn hóa lai căng nửa Hàn nửa Nhật ăn nói thớ lợ.
KHÓI CUỘN ĐẦU NĂM LÊN NỐT NHẠC VÀNG

Nắng chiếu hắt vào cửa kính và soi loang loáng trên những con đường Sài Gòn. Trưa xuân nắng dậy và thổn thức trên cả tán lá. Trong lúc đó, cái nóng oi ả của khí trời miền Nam nhưng vẫn không thể ngăn cản các nốt nhạc vang lên ở phòng trà Le Petit Café.
Ở đây, những người này, họ đang được kết nối bằng một sợi dây riêng. Đó chính là sợi dây cảm xúc. Những con người yêu mến dòng nhạc quê hương, dòng Nhạc Vàng không chỉ đến đây để trao lời ca tiếng hát. Mà còn mục đích khác là tưởng nhớ, tri ân những người nhạc sĩ Nhạc Vàng. Dòng Nhạc Vàng đó là một đóa hoa nở trên những vùng khói lửa chiến tranh như nhạc sĩ Anh Việt Thu từng viết : “Trên đường em đi đường nở hoa khắp chiến trường“. Đúng vậy, Nhạc Vàng là dòng nhạc nở hoa trên khắp chiến trường.
Dù hòa bình đã lập lại, bàn tay của mẹ già đã ôm kín những giọt nước mắt của người lính trong “Ngày trở về”. Và dòng nhạc Vàng hiện nay đang tái sinh trở lại. Ngoài mặt tích cực dòng nhạc này đang được tái sinh, đang nở trên môi những ban du ca trên khắp vỉa hè Sài Gòn. Nhưng cũng có nhiều người gọi là ca sĩ họ hát trong các show diễn, hay nhiều người lợi dụng dòng nhạc này kiếm tiền riêng cho mình, mà quên mất đi người nhạc sĩ Nhạc Vàng đang sống ra sao, quên mất đi sự tri ân đối với người sáng tác dòng nhạc này.
Mục tiêu của Nhạc Vàng không chỉ là nơi duy trì dòng nhạc quê hương đất nước. Mà là còn nơi tri ân các nhạc sĩ đã sáng tác những ca khúc Nhạc Vàng. Các chuyến đi “Gió về miền xuôi” của các thành viên Nhạc Vàng, đến thăm mộ, thăm gia đình các nhạc sĩ, tặng quà cho họ. Dù những thành viên đang là sinh viên, có người đi làm. Kinh phí hạn hẹp, nhưng vẫn đang duy trì, đang cố gắng bằng một niềm tin vào ngày mai và bằng những niềm hy vọng thương yêu nhất đối với những khuôn nhạc đất nước một thời.
Buổi tối ngồi với nhau, anh em đầu năm họp mặt với vài ba ly. Ai cũng chất chứa tâm sự chuyện riêng của bản thân. Chất chứa bao nhiêu muộn phiền, lo toan cuộc sống. Nhưng tôi biết trong họ vẫn dành một phần riêng cho Nhạc Vàng. Vẫn đang cố gắng duy trì Nhạc Vàng và tri ân các nhạc sĩ dù sự duy trì này gặp nhiều khó khăn về mặt tài chính, và cũng về mặt thành viên, sự tác động của nhiều cá nhân bên ngoài. Victor Hugo đã từng nói : “Âm nhạc là thể hiện những điều mà lời nói không thể diễn tả được và để nói lên những điều câm lặng trong ta“. Đúng vậy, dù có nhiều khó khăn phía trước, nhưng tôi và mọi người vẫn hát trên môi và vẫn giữ một niềm tin còn mãi.
Có lẽ vài năm sau Nhạc Vàng không còn, nhưng đừng sống mà câm lặng. Hãy để lại cho bản thân một dấu ấn riêng, dù ngắn ngủi nhưng đánh dấu một thời đại hoàng kim của tuổi trẻ mỗi người đã hy sinh, cống hiến và tri ân. Xin gửi những tâm tư này cho anh em Nhạc Vàng, cho những nhạc sĩ Nhạc Vàng còn sống khắp năm châu, cho những người lính chiến hy sinh ngoài chiến tuyến. Và cho thế hệ trẻ mai sau.
SÀI GÒN NHỚ

Sài Gòn thoáng qua, đọng lại trong mớ ký ức cũ kỹ, nhẹ nhàng, mông lung, ẩn hiện rồi chợt biến mất lặng lẽ.
Sài Gòn thứ Bảy dần trôi, dạo một vòng trên chiếc Honda SS50 già nua, cứ thế mà lả lướt, rồi chợt dừng lại đâu đó ở trung tâm thành phố, nhà thờ Đức Bà, Bưu Điện hay hồ Con Rùa. Phì phèo khói thuốc, hớp ngụm cà phê, miên man ngắm đời, ngắm người, ngắm xe, ngắm phố thị, ngắm Sài Gòn... Hình ảnh ký ức cứ thế mà ùa về chầm chậm rồi cứ thế tự nhiên cứ cười mỉm rồi chúng cứ lại trôi đi. Còn lại hắn, còn lại chiếc xe già, còn lại Sài Gòn. Cứ thế mà bơ vơ giữa dòng người xô bồ, chen chúc. Càm giác cứ như bị lạc giữa Sài Gòn, dù biết rõ hết cái thành phố này.
Dạo phố Sài Gòn, đó là cái thú của hắn, dưới những hàng cây cổ thụ dọc theo Sở Thú, trên đường ra trường Nhân Văn, ven những gốc phố cũ... Đánh một vòng nhà thờ, Bưu Điện, chợ Bến Thành rồi ra bến phà cũ Thủ Thiêm ngắm chiều tà. Biết bao nhiêu suy nghĩ, chắc cũng lâu rồi chưa đi dạo như vậy. Một mình... gặm nhấm... suy tư... Sài Gòn.
Sài Gòn, nàng đẹp lắm, ra dáng thiếu nữ lắm, nhẹ nhàng, quyến rủ, pha chút bựa bựa nhưng dễ thương cực. Lâu rồi vẫn lang thang khắp nơi, rồi cũng chẳng ra gì cả, chẳng tới đâu cả và chẵng là gì cả. Lâu rồi, không được nhìn phố, nhìn Sài Gòn... nhớ, nhớ lắm chứ... Sài Gòn ! Nàng thật đẹp !
Sài Gòn... nàng là của Sài Gòn, thì tất yếu trả lại Sài Gòn... mớ ký ức hỗn độn, thôi thì cứ trôi đi nhé. Còn hắn ư ! Hãy trả về với những phương trời vô tận. 🙂
  • Đây là tâm sự lâu rồi, rất thật. :D
  • Tìm được rồi cậu ạ. :)
CHIỀU MƯA BIÊN GIỚI Ở HAI ĐẦU TỔ QUỐC

Tối ngày 27.2.2018 tôi từ Tokyo về Hà Nội. Sau khi check-in ở khách sạn, mở internet thì được tin Nguyễn Văn Đông vừa qua đời hôm trước. Tự nhiên tôi thấy xúc động, cảm thương người nghệ sĩ tài hoa và nhớ lại lần đầu tiên nghe Chiều mưa biên giới 55 năm trước. Qua youtube tôi nghe Thanh Tuyền hát lại bản nhạc nầy, thấy rất nhiều ý kiến của thính giả ghi phía dưới. Thường tôi ít xem các ý kiến này nhưng hôm đó thấy có một ý kiến viết rất dài nên đọc thử, rất ngạc nhiên khi biết đó là tâm tình của một chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam khi nhớ lại những ngày chiến đấu chống quân xâm lược phương Bắc đầu năm 1979:
“Tôi có hơn một ngàn ngày sống trên chiến hào xứ Lạng thời đánh Tàu. Trong cái giá rét thấu xương, hai hàm răng luôn trong trạng thái đánh đàn làm nhịp cho tôi nhẩm hát thành tiếng, thành lời thường đứt quãng những câu ca bất hủ Chiều mưa biên giới của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông. Tôi thuộc lời bài hát này là nhờ mẹ tôi mua được một đĩa nhạc bị cấm rất ngặt hồi đó. Những ngày về phép ít ỏi, tôi được mẹ tôi mở máy hát quay đĩa cho tôi nghe bài hát này. Lời bài hát này đã giúp tôi đứng vững trên chiến hào cho đến khi cởi áo lính trở về với đời thường. Ai đã từng làm lính biên cương mới thấy thấm cái hay cái đẹp của ca khúc bất hủ này. Tôi nói nó bất hủ là có lý bởi sự thật là dù một thời nó bị cấm thì người yêu thích bài hát này vẫn hát thầm, hát lén hoặc hát thật to như tôi khi đứng một mình trên sườn núi biên cương. Rồi đến khi không thể cấm được nữa thì người ta phải bất lực trước sức sống kì diệu của bài hát Chiều mưa biên giới của Nguyễn Văn Đông. Tôi chưa biết nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông, nhưng tôi kính phục ông. Cho tôi gửi đến ông lời chúc an lành” (nguyên văn của người ký tên Trường An Vina Nhựt, tôi chỉ sửa một lỗi chính tả).
Các thể chế chính trị đều cấm đoán Chiều mưa biên giới, nhưng nhạc phẩm đã đi vào con tim của mọi người Việt Nam dù ở thể chế nào. Tính nhân văn làm tác phẩm vượt thể chế, vượt không gian và sẽ sống mãi với thời gian.

Ồ, bài mà tôi đọc để dẫn nguồn đó Cintebum. Chuyện này có từ lâu rồi, nghe truyền miệng từ rất lâu rồi, ở đây cũng từng nghe, giờ có người đưa lên web để gọi là có nguồn mà trích thôi bạn nhỉ. NV75 (thảo luận) 19:29, ngày 13 tháng 9 năm 2022 (UTC)Trả lời

BCB

sửa
  Tuần này, Bạn có biết đã được cập nhật bằng một đoạn trong bài viết Dĩa Hát Việt Nam mà bạn đã nỗ lực viết, dịch hoặc mở rộng đáng kể.

Nếu bạn tìm thấy những thông tin thú vị trong các bài viết vừa mới được viết, được dịch hoặc được mở rộng đáng kể trong tuần này, hãy đề cử tại đây. Hãy cùng tham gia đề cử các bài viết cũng như thảo luận chúng, "Bạn có biết" là dành cho tất cả mọi người!

– Tiểu Phương 話そう! 03:35, ngày 7 tháng 10 năm 2022 (UTC)Trả lời