Thảo luận Thành viên:Apple/Lưu 01

Bình luận mới nhất: 18 năm trước bởi Vietbio trong đề tài Hỏi về thành viên 134.157.5.208


Hoan nghênh

Chào Apple,

Hoan nghênh bạn đã tham gia vào dự án này. Nếu có thắc mắc, bạn xem các câu thường hỏi hay sách hướng dẫn. Mời bạn tham khảo cách viết trang mới, cách soạn thảo bài và xem qua một số bài đã có để biết cách tạo một mục từ hợp lệ. Dù là viết bài mới hay đóng góp vào những bài đã có, rất mong bạn lưu ý về quyền tác giả. Khi thảo luận, bạn nhớ ký tên bằng cách dùng 4 dấu ngã (~~~~). Trong quá trình sử dụng, nếu bạn cần thêm trợ giúp, mời vào bàn giúp đỡ.

Đặc biệt: Để thử sửa đổi, định dạng... bạn vui lòng dùng Wikipedia:Chỗ thử, xin đừng thử vào bài có sẵn.

Mong bạn đóng góp nhiều vào dự án. Thân mến.

Nguyễn Thanh Quang 14:39, ngày 21 tháng 10 năm 2005 (UTC)Trả lời

Không ký vào bài viết

Xin đừng ký tên vào bài viết vì nó không thuộc quyền sở hữu của ai cả. Chỉ nên ký tên sau những ý kiến của bạn ở các trang thảo luận. Vietbio 16:14, ngày 21 tháng 10 năm 2005 (UTC)Trả lời

Cám ơn bạn. Lính mới mà.--An Apple of Newton 17:30, ngày 21 tháng 10 năm 2005 (UTC)Trả lời

Bài Giải Nobel Hòa bình

Tôi bình thường làm các việc như việc Apple đã làm cho bài danh sách các người đoạt giải Nobel về Hòa bình. Như Apple đã thấy, gần đây vì số thành viên đã tăng lên rất cao và số phá hoại, vì đó, cũng tăng lên rất cao nên tôi và các sysop mất nhiều thời giờ cho các việc đó hơn. Do đó, tôi muốn cám ơn Apple đã làm cho bài Những người đoạt giải Nobel Hòa bình trở nên dễ đọc và đẹp hơn.

Well done! Mekong Bluesman 06:46, ngày 25 tháng 10 năm 2005 (UTC)Trả lời

Cách dùng [[ và ]]

Apple không nên dùng [[ và ]] quá nhiều lần. Trong một bài ngắn, dùng [[ và ]] để liên kết sang một bài khác một lần là đủ. Trong một bài dài, mà người đọc cần phải đi qua vài đoạn văn (paragraph), thì mới cần dùng [[ và ]] để liên kết cho cùng bài khác đó tại những đoạn văn xa cách nhau. Mekong Bluesman 20:21, ngày 02 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

Truyền lên hình ảnh

Chào Apple,

Cám ơn các đóng góp quý báu của bạn. Vì bạn mới vào đây, và đã truyền lên nhiều hình ảnh nên tôi xin giới thiệu bạn đọc Wikipedia:Truyền lên hình ảnh. Hình bạn truyền lên gần đây nhất có nguồn gốc từ đâu và được phép phân phối dưới giấy phép gì? Nếu bạn có khó khăn, có thể đặt câu hỏi trong Wikipedia:Bàn giúp đỡ.

Cám ơn, - Trần Thế Trung | (thảo luận) 18:00, ngày 05 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

Không phải tôi lấy hình ảnh có sẵn mà phải sửa chút ít rồi tải lên. Lý do sửa:

  • Địa giới giữa 2 tỉnh Điện Biên và Lai Châu (mới) chưa chính xác.
  • Tỉnh Lai Châu (mới) lấy thêm huyện Than Uyên của Lào Cai, điều này chưa được phản ánh trên các bản đồ có sẵn.

Hhiện nay mới sửa được vài hình, chưa sửa hết được cho cả 64 tỉnh thành.--Nguyễn Việt Long 16:20, ngày 19 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tôi chưa giỏi lắm về khoản này. Ngay lúc truyền hình Ninh Bình, dùng link "Tải phiên bản mới cho tệp tin này" mà mấy lần thất bại, hình có truyền lên nhưng không hiện ra để thay thế, đành phải đặt tên khác cho hình mới, do đó chưa dám gây hốn loạn cho Wiki Commons. Đề nghị anh giúp nếu được.--Nguyễn Việt Long 16:32, ngày 19 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời

Re: Cách lấy hình ảnh

Mời bạn đọc Wikipedia:Bàn giúp đỡ#Cách lấy hình ảnh từ Wikipedia ngoại ngữ

Xin đừng dùng <br>

User:Apple nên tránh dùng những mã HTML tại đây. Để tạo một dòng mới, chỉ việc bấm Enter hai lần. Nguyễn Hữu Dng 06:53, ngày 06 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

Tiêu bản

Tôi đã sửa hai tiêu bản đó. Xin User:Apple xem lại bài Category:Sinh 1930 Nguyễn Hữu Dng 11:47, ngày 06 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

Chắc phải nhờ anh sửa lại các bài dùng Category:Người sinh năm XXXX [1] quá. Nguyễn Hữu Dng 11:51, ngày 06 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

Tên tiêu bản: "Các loại máy bay do hãng Tupolev sản xuất" dài quá, mỗi lần gõ vào bài, Apple không thấy bất tiện sao? Đặt tên tiêu bản: Máy bay Tupolev, Máy bay Boeing... có lẽ tiện hơn? Avia (thảo luận) 03:28, ngày 15 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tên được liệt kê

Xin anh nhớ liệt kê các tên bài theo thứ tự họ, tên để độc giả dễ tra cứu. Ví dụ, nếu tên bài là tên, họ, anh có thể đổi thứ tự liệt kê như sau:[[Category:Sinh 1947|Coelho, Paulo]] để bài này được liệt kê dưới mục C thay vì P. Nguyễn Hữu Dng 20:13, ngày 06 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

Tên người Việt và Trung Quốc đã theo thứ tự họ, tên rồi, không cần phải đảo ngược, đề nghị User:Apple sửa lại. Nguyễn Hữu Dng 06:48, ngày 08 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời
Tôi thấy làm vậy thì không thống nhất, có thể làm cho độc giả lẫn lộn. Vã lại, người Việt thường được gọi bằng tên cá nhân hay tên đầy đủ. Tôi không có một bách khoa tiếng Việt để xem, nhưng ta chắc nên theo cách xếp đặt của các bách khoa đó. Nguyễn Hữu Dng 07:04, ngày 08 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

Khi Apple đổi ngược tên lên trước họ thì sẽ có nhiều trường hợp rất rắc rối. Thí dụ, Nguyễn Cao Kỳ Duyên thì phải viết là "Duyên, Nguyễn Cao Kỳ" hay "Kỳ Duyên, Nguyễn Cao"; Công Tôn Nữ Yến Nhi thì phải viết là "Nhi, Công Tôn Nữ Yến" hay "Yến Nhi, Công Tôn Nữ"?

Viết đúng theo thứ tự "họ trước tên sau" không bao giờ gặp rắc rối đó.

Mekong Bluesman 07:30, ngày 08 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

Các thể loại "Năm sinh"

Lời này cũng ở Thảo luận Tiêu bản:Năm sinh.

Bạn Apple ơi, tiêu bản này đã được sử dụng để bỏ thẻ thể loại vào các bài tiểu sử, nhưng mà bạn vừa đổi nó để xài nó một kiểu khác trong các thể loại "Năm sinh". Bởi vậy, các bài đã sử dụng tiêu bản này bị bể, nó nhìn xấu lắm. Xin bạn trở nó lại phiên bản cũ, rồi tạo ra tiêu bản mới (có thể gọi là Tiêu bản:Thể loại theo năm sinh) để sử dụng cho các thể loại này. Cám ơn. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, nhật ký) 00:03, ngày 07 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

Xem Thảo luận Thành viên:Mxn/2005#Tiêu bản Năm sinh.

Tôi chỉ lên tiếng tại những sửa đổi của bạn và Nguyễn Hữu Dụng bể nhiều bài. (Tôi cũng có tội đó: tôi thay đổi bảng tóm tắt quốc gia vài tuần trước, mà vẫn đang phải sửa các bài về quốc gia vì tôi vỡ nó.) Làm như vậy không sao, nhưng mà phải dọn sau.

Tôi sử dụng tiêu bản Năm sinh (tên cũ là Tiêu bản:Ngày tháng đang sống) để bỏ vào thẻ thể loại để phù hợp với Tiêu bản:Thời gian sống (tên cũ là Tiêu bản:Ngày tháng sống), đó bỏ vào hai thể loại "năm sinh" và "năm mất". Dĩ nhiên là có thể bỏ thẻ thể loại thẳng vào những bài của người đang sống, nhưng mà nếu xài tiêu bản Năm sinh như trước đây thì hễ khi người đó qua đời, có thể cộng thêm thể loại "năm mất" dễ giàng: chỉ cần phải thay "Năm sinh" cho "Thời gian sống", và cộng thêm "|mất=năm mất".

Bạn đã làm sửa đổi này, thì chắc nên giữ nó, nhưng phải sửa các bài tiểu sử dùng cách bỏ thể loại thẳng vào bài.

 – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, nhật ký) 19:59, ngày 07 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

Re: Block các IP phá hoai?

Vâng, các người quản lý có thể cấm thành viên hay địa chỉ IP, dùng trang Đặc biệt:Blockip. Nhưng tôi thấy Đặc biệt:Contributions/203.210.227.208 nói là người dùng địa chỉ này chỉ làm hai sửa đổi thôi (tôi vừa xóa một trong đó). Vì họ có thể đã bỏ Wikipedia sau khi phá hoại, đáng lẽ chờ đợi họ trở lại để phá hoại, thì lúc đó cấm họ.

Nhiều khi người phá hoại chỉ đến một thời gian ngắn để xem thử nếu có đúng thật là họ được sửa đổi trang, rồi sau khi họ sửa đổi một vài trang, họ bỏ đi. Khi họ đăng xuất khỏi Internet, người khác có thể tự động lấy địa chỉ IP đó. Chúng ta không muốn vụ cấm IP này có ảnh hưởng đến những người vô tội, cho nên tôi sẽ theo dõi những đóng góp của địa chỉ đó, nhưng chưa muốn cấm họ.

Cám ơn bạn đã chỉ tôi đến địa chỉ IP này.

 – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, nhật ký) 19:22, ngày 08 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

Hết tập sự chưa?

"+Lính mới tò te của Wikipedia Việt Nam từ 21/10/2005". Xoá câu này được rồi đấy Apple of Newton. Thành chuyên gia rồi mà :-). Tôi đã đọc phần hồi đáp bài Yoga. Nếu có hứng đọc các chủ đề Ấn Độ giáo thì nên theo dõi bài đọc và góp ý. Tôi tuy chuyên về nó nhưng khi viết bài chuyển tải từ ngoại ngữ nên cần người đọc sửa giúp, góp ý xem có hiểu đúng như tôi chủ ý hay không. Những quyển sách VN sau này viết về triết Ấn tôi không rõ hết, nhưng năm 2004 tôi về VN, mượn "Triết học Ấn Độ" của Doãn Chính đọc sợ quá... và chạy luôn cho đến nay. Thân --Baodo 23:34, ngày 16 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

Thế kỷ 22

Ui giời ơi. Anh viết Thể loại sinh thế kỷ 22 cho mấy người trong khoa học giả tưởng hả? :-) Nguyễn Hữu Dng 16:16, ngày 21 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

Cái này thể hiện tính nhất quán và tầm nhìn xa :) Tuy nhiên xa quá... Mà con bot của Dụng có giúp gì được trong chuyện này không? Nguyễn Thanh Quang 16:27, ngày 21 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời
Chắc là được, nhưng tôi chưa tiện nghiên cứu. Để tôi nghiên cứu tối nay. Nguyễn Hữu Dng 16:34, ngày 21 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời
Hehe, mọi người có lẽ chắc thấy đỡ mệt khi biết chuyện này thì phải. Con BOT cua NHD chưa chắc đã biết phân biệt thì tương lai với các thì khác đâu. Nhỡ ai đó nổi hứng làm luôn thế kỷ 50 chẳng hạn thì làm thế nào. Chẳng lẽ suốt ngày mấy Tổng quản lý và sysop đi xóa. Hehe--An Apple of Newton 16:36, ngày 21 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

Robot

Con bot đã bắt đầu hành động, viết những bài Thể loại sinh và mất từ 1700 đến 2000. Nếu cần nó làm cái gì khác hú cho tôi. Nguyễn Hữu Dng 04:44, ngày 22 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

Tuyệt! Nếu mà cứ làm như trước thì có lẽ tôi phải mất nửa năm để làm hết. Mà sao không làm luôn từ thế kỷ 1 đến nay?--An Apple of Newton 17:13, ngày 22 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời
Tui chờ con robot được cờ robot mới dám làm chứ không nó sẽ làm đầy trang Thay đổi gần đây, khó phân biệt với những sửa đổi khác. Nguyễn Hữu Dng 17:15, ngày 22 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời
Okie. NHD cho con robot nay làm luôn mấy Thể loại Sinh thập kỷ, Mất thập kỷ và Mất thế kỷ. Có con BOT này, tôi được rảnh nợ làm việc khác. Sướng!--An Apple of Newton 17:22, ngày 22 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

"Trung ương" hay "trung ương"

Apple thân mến, trong sách báo dùng cũng không nhất quán, nhưng bạn có lý. Tôi cũng xem lại 1 văn bản chính thức, ở đó ghi là "thành phố trực thuộc Trung ương". Vậy bạn vui lòng sửa giùm những chỗ tôi đã sửa không hợp lý. Cám ơn trước :-) Avia (thảo luận) 01:19, ngày 08 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

World Cup 2006

Khi World Cup 2006 đến vào mùa hè này thì mặc dù Apple muốn tôi giúp viết các bài về nó tôi cũng sẽ từ chối vì bận xem TV... ;-{) Mekong Bluesman 04:00, ngày 10 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Thế Mekong Bluesman nghĩ tôi không xem TV à? Việc cần làm bây giờ là tìm 1 thành viên Wiki không thích bóng đá, không xem World Cup (trực tiếp hay TV) viết bài này thôi. Mekong Bluesman tìm ngay đi nhé.--An Apple of Newton 06:11, ngày 10 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời
Tìm một người như vậy hơi khó, khó hơn nữa là phải tìm một thành viên Wikipedia không thích World Cup mà sẵn sàng sửa đổi các tin tức về World Cup tại đây!!!
Về tên các qốc gia, Apple nên giữ cái liên kết này Danh Sách Quốc Gia cho các bài viết sau có cần dùng đến tên các nước trên thế giới. Hơn nữa, giữ liên kết Danh sách vì trong đó có nhiều danh sách mà các người viết cần trong khi viết.
Về tên các ngôn ngữ, nhóm ngôn ngữ, hệ ngôn ngữ... thì tôi, và vài trăm người trong 10 năm nữa, chưa có thể hoàn toàn làm đủ được nhưng giữ liên kết đến [[Thể loại:Ngôn ngữ]], trong đó có dẫn đến các hệ và các nhóm ngôn ngữ chính.
Mekong Bluesman 06:36, ngày 10 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Danh sách các nước trên thế giới

Xin anh tham khảo Thảo luận:Danh sách các nước trên thế giới trước khi đổi những trên ở danh sách này. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, nhật ký) 23:05, ngày 10 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Tks, tôi sẽ chú ý hơn. Tuy nhiên tôi sẽ nêu lại tên của một số quốc gia mà theo tôi là cần phải sửa đổi. Ngôn ngữ luôn phát triển, tiếng Việt cũng đã phát triển rất nhiều nên tên nhiều nước đã bị thay đổi, bỏ đi không dùng nữa hay sửa lại.--An Apple of Newton 02:17, ngày 11 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Apple đừng sợ "thảo luận". Cái rất hay và làm tôi rất thích Wikipedia hơn các diễn đàn trên web khác là các thảo luận được khuyến khích trong tinh thần tôn trọng lẫn nhau và làm việc chung để đạt được consensus (có nghĩa là tôi muốn có ... 11 ... nhưng tôi không bảo thủ và sẵn sàng nhận 7, 8 để các ý kiến khác cũng được đưa ra cho mọi người).

Nếu chúng ta thảo luận trong tinh thần xây dựng và làm việc chung như vậy thì chúng ta tạo ra một tiền lệ cho các thành viên mới -- sẽ có ít "tranh cãi" như các diễn đàn vì mục đích tại các nơi đó là bảo vệ ý kiến của người viết, còn mục đích của Wikipedia là đưa càng nhiều ý kiến đến cho người đọc.

Do đó các cuộc thảo luận trong tinh thần xây dựng đó cần phải được diễn ra và tham dự bởi càng nhiều thành viên càng tốt. Apple cứ tiếp tục thảo luận đi, các ý kiến của tôi, cũng như các ý kiến khác, đôi khi cần phải giải thích. Apple, như có thể đã chú ý, tôi thảo luận rất nhiều nhưng chưa "cắn" ai hay gọi ai với các tên xấu. Do đó, tôi chắc chắn sẽ không "cãi nhau" với Apple -- đa số các thảo luận của tôi có thể được gọi là "giải thích" là đúng hơn.

Tuy nhiên, Apple vẫn có thể gửi email cho tôi (nhớ cho các dấu và dùng ít viết tắt và tiếng lóng). Khi Apple đến trang cá nhân của tôi, tại cột bên tay trái có "Gửi thư cho người này", click vào đó và Apple có thể viết thư cho tôi.

Mekong Bluesman 03:17, ngày 13 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Thành viên phá hoại

Nếu muốn bạn có thể lưu tên các thành viên phá hoại vào một sổ đen của bạn để bạn tiện theo dõi. Khi cần thì yêu cầu một quản lý xử lý. Hiện tại thành viên mà Apple vừa nêu ra chưa cần khóa, khi nào thành viên này tiếp tục phá hoại thì mới cần nhắc nhở tiếp, cho đến khi không "chịu nổi" thì mới cần khóa.- Trần Thế Trung | (thảo luận) 16:15, ngày 15 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Tôi không để ý là Quản lý Tttrung đang online. Tôi chỉ muốn thông báo cho Tổng Quản lý Minh thôi. Còn khóa hay không thì các quản lý sẽ quyết định. Tất nhiên, phải phá hoại nhiều mới khóa.--An Apple of Newton 16:20, ngày 15 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời
Trần Thế Trung và Apple quá khoan hồng. Tại Bắc Mỹ (và tại Nhật Bản) có một môn thể thao là baseball mà nếu người cầu thủ (player) đập không đúng quả banh 3 lần thì họ bị "ra" (out). Đây là một lý do tại sao tôi đã từ chối làm sysop nhiều lần vì ai làm phá hoại 3 lần là tôi cho out ngay. Mekong Bluesman 17:38, ngày 15 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời
baseball tiếng Việt là bóng chày. Tôi vẫn thỉnh thoảng xem trên ESPN nhưng chẳng hiểu gì cả.--An Apple of Newton 00:51, ngày 16 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Xem thảo luận

Mời anh đọc thảo luận tại đây. Nguyễn Hữu Dng 16:55, ngày 22 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Cầu thủ xuất sắc nhất năm của FIFA

Tôi đã sửa để làm các bảng trong bài đó ngắn hơn (bằng cách dùng chiều ngang của screen) nhưng Apple đã làm hai bảng đó đẹp hơn rất nhiều. Well done!

Khi có thời giờ tôi sẽ làm cho bảng của nữ có các cột đứng đúng hàng với các cột của nam. (Không cần thiết.)

Mekong Bluesman 12:18, ngày 23 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Re: Danh pháp hóa học

À, tôi quên kiểm tra về tên tiếng Việt của chất đó. Chắc nên đổi thành tên tiếng Việt đi, tại vì ở đây chúng ta đã có nhiều mục từ dùng tên Việt (như là phần nhiều nguyên tố), và tên tiếng Việt cũng rất phổ biến (nhưng có một số nguồn viết không dấu). [2] – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 20:25, ngày 05 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tôi cũng muốn nói về cách dùng các tên khoa học quốc tế cho các chất hóa học và các nguyên tố. Lý do, theo tôi, mạnh nhất để dùng danh pháp quốc tế cho lãnh vực hóa học là để cho 1. tham khảo dễ, 2. tất cả mọi người (Anh, Pháp, Đức, Việt...) dùng một chuẩn và 3. gây ra ít "tranh cãi" nhất (I hope). Mekong Bluesman 21:29, ngày 05 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời
Danh pháp quốc tế thì ổn cho cả người quen dùng tiếng nước ngoài. Còn những người khác, nếu họ đọc acid hay base thì họ hiểu sao nổi là axít và bazo.--An Apple of Newton 01:01, ngày 06 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời
Tôi không muốn nói đến acid và base. Nếu Apple đã có học hóa học, như tôi, thì biết rằng Hiệp hội Hóa học Quốc tế (cả hữu cơ và vô cơ) đã có các tiêu chuẩn để khi nhìn vào công thức hóa học của một chất mọi người đều biết tên nó là gì. Tổ chức này cũng giống như SI, khi nhìn vào 100 w chúng ta biết đó là 100 watt, khi nhìn vào 2,45 m chúng ta biết đó là 2,45 mét. Mekong Bluesman 01:12, ngày 06 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời
Tất nhiên, tôi đã học môn hóa học. Tôi đã học 5 năm ở khoa Hóa và bây giờ đang làm việc trong ngành Hóa học nên tôi biết về sự khó khăn trong việc đọc tên các chất hóa học. Cũng giống như tên quốc gia, tôi muốn giữ nguyên nhưng nhiều người khác lại không thể sử dụng được chúng. Anh ở nước ngoài nên anh thấy dễ dàng đọc và hiểu theo danh pháp quốc tế. Tôi làm về hóa nên cũng hiểu. Còn những người khác thì sao? Wiki tiếng Việt thì nên dùng tiếng Việt. Các từ từ danh pháp quốc tế cũng nên được sử dụng nhưng cần redirect về tên Việt. Ví dụ: phosphate phải được đọc và viết là phốt phát. Tốt nhất là chúng ta lập 1 trang thảo luận về danh pháp hóa học theo tiếng Việt cho thống nhất (metane hay mêtan hay metan).
Vậy thì lúc Apple và các bạn làm việc phải làm report, thí dụ, về một chất plastic có khoảng 2 vòng và 30 cácbon (nghĩa là không có tên thông dụng trong tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Nga hay tiếng Pháp) thì các ông đã làm gì? Còn các tiền tố di-, tri-, trans-, cis- thì làm gì? Mekong Bluesman 05:22, ngày 06 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tôi đang khoái có người cùng nói về danh pháp đây. Tôi mới theo ngành hóa khoảng 10 năm nên không thể nói nhiều. Qua thực tế tôi thấy, danh pháp hóa học trong tiếng Việt vẫn là vấn đề gây nhiều tranh cãi. Tuy nhiên, tôi có thể nói mấy ý:

  • 1. Chấp nhận và giữ nguyên các tiền tố như anh đã nêu ở trên.
  • 2. Những tên nào có thể phiên âm theo tiếng Việt thì được phiên âm. Ví dụ: methane được đọc là mêtan; brominated dibenzofuran; → di-benzo-furan brôm hóa; Tris(2-Chloro-1-(chloromethyl)ethyl)phosphateTri(2-clo-1-(clo-mêtyl)êtyl) phốt phát. Bisphenol A bis-diphenylphosphateBisphênol A bis-di-phenyl phốt phát...

Tôi hy vọng qua mấy ví dụ trên anh sẽ hiểu đôi chút cách đọc hợp chất hóa học trong tiếng Việt. Tất nhiên, khoa học hóa học ở Việt Nam phát triển muộn nên nhiều tên gọi chưa được thống nhất. Nhưng không vì thế mà chúng ta - những người sử dụng tiếng Việt - đọc theo tiếng Anh hoặc Latin những từ có thể phiên âm. Những tên gọi nào quá phức tạp thì có danh pháp quốc tế chú thích bên cạnh. Mà các anh ở nước ngoài cũng phải nghĩ tới những người ở trong nước chứ. Riêng từ crown (ví dụ crown ether) tôi chưa biết dịch như thế nào, một số người dịch là vương miện!!!--An Apple of Newton 14:20, ngày 06 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời

Cám ơn Apple đã giải thích. Như vậy là cách đặt tên cho các chất hóa học tại Việt Nam theo đúng cách đề nghị của Hiệp hội Hóa học Quốc tế (dĩ nhiên là dùng cách phiên âm). Cái từ brominated, vì không phải là tiếng Việt, dĩ nhiên là phải đổi. Tôi mong là các quy luật cho hậu tố như -ane, -ene, -yl, -ile, ... cũng có, thay vì có người viết là "-ên" có người viết là "-an" cho -ane (vì cách phát âm của họ), có người viết là "-in" và có người viết là "-ine" và có người viết là "-il"...
Còn việc chống đối các từ mà mọi người cho là đến từ nước ngoài thì không phải là chỉ có tại Việt Nam. Tại Bắc Mỹ vẫn còn nhiều người chống đối cách dùng SI cho đến ngày nay; và khi có đề nghị dùng tên quốc tế (đã được chuẩn hóa) cho chất hóa học hay các sinh vật thì đã có rất nhiều người phản đối. Người ở Bắc Mỹ thì nghĩ là người châu Âu muốn "châu Âu hóa" họ, người Anh thì nghĩ là người Pháp muốn đổi tiếng Anh của họ, người Pháp thì nghĩ là nếu theo các chuẩn đó thì tiếng của họ sẽ thành tiếng Đức, người Đức thì cho là nó giống tiếng Tây Ban Nha...
Do đó, tôi đã nghe nhiều người nói cách viết A là "thuần Việt", cách viết B là "không thuần Việt" mà tôi không biết nói sao. Khi tôi viết calcium thay vì viết "vôi" thì đó là vấn đề thuần Việt hay không thuần Việt; nhưng khi tôi viết là "con quái vật Tat-xma-ni-a" hay "Tasmanian devil" hay "Diable de Tasmanie" hay "El diablo de Tasmania" thì 90% chúng ta không biết đó là cái gì. Vậy tại sao không dùng tên khoa học của nó là Sarcophilus laniarius và viết rõ trong bài về các tên gọi khác nhau của nó?
Ngày nay, chính vì các chuẩn mà lúc ban đầu ai cũng không thích đó mà các nhà hóa học, sinh vật học trên toàn thế giới khi nói về chất X hay con vật Y đều hiểu nhau.
Nhưng các chất hóa học thì nhiều lắm, tôi không có ý định thảo luận về tên của chúng bây giờ. Chúng ta còn phải giải quyết tên các dân tộc trước.
Mekong Bluesman 04:11, ngày 07 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời

An Apple of Newton nói là dùng danh pháp hoá học để viết mêtan. Vậy An Apple of Newton có thể cho biết danh pháp đó được xuất bản ở đâu (từ 1 nơi có thẩm quyền, có thể được xem làm chuẩn, và hiện hành)? --Á Lý Sa (thảo luận) 14:09, ngày 07 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời

Trả lời MB:

  • Viết từ "thuần Việt" là phiên theo cách đọc của quy tắc chính tả tiếng Việt, không có âm câm (trừ ngoại lệ là chữ h trong cụm gh/ngh + e/ê/i). Khi đó các đuôi -ol, -al... phải đổi thành -on,-an... Như vậy calcium phải là canxi hoặc can-xi chứ không phải vôi (vôi là một tên khác của canxi)! Có thể viết mêtan, metan nhưng không được viết methane vì theo tiếng Việt, chữ này được đọc là me-tha-ne.
  • Phục bác dùng 1 con vật gần như tuyệt chủng, ở 1 nơi khỉ ho cò gáy bên châu Úc để bảo vệ cho lý lẽ của mình. Con "Tasmanian devil" chỉ là trường hợp cá biệt hoặc thiểu số, và đối với người ngoài ngành thì dù tên nào khoa học hay không khoa học cũng như vịt nghe sấm, còn người biết thì gọi tên thông thường họ cũng biết. Vấn đề là bao nhiêu con vật quen thuộc như bò, lợn, sư tử, hổ, mèo..., nếu chỉ dùng tên khoa học thì cũng bằng đánh đố đa số người. Vả lại cái "chuẩn" khoa học kia cũng chỉ là tương đối, khá nhiều loài có đến vài cái tên khoa học (có khi còn khác cả tên chi) mà chưa ngã ngũ.
  • Tên riêng nước ngoài nói chung, tên hóa chất, tên thuốc nói riêng trúc trắc khó đọc lắm, ngay cả phát thanh viên trên TV cũng nhiều lần đọc sai. Vậy thì nên Việt hóa cho đỡ sai. Và ngôn ngữ nào cũng thế, các từ ngoại du nhập phải "nhập gia tùy tục", tuân theo cách đọc của tiếng đó, Trung Quốc, Nhật Bản còn vất vả hơn ta trong việc gọi tên nước ngoài, tên hóa chất người TQ phải "dịch", "đặt tên" chứ không phiên sát như ta nhưng hình như cũng chẳng ảnh hưởng nhiều đến thành tựu nghiên cứu khoa học của họ.

Trả lời Á Lý Sa: có thể lấy Từ điển Bách khoa VN (phần hóa do các chuyên gia đầu ngành soạn) và một số từ điển hóa học song ngữ của NXB KH&KT để theo.--Nguyễn Việt Long 16:19, ngày 07 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời

Cám ơn Nguyễn Việt Long đã trả lời. Vì cái con "Tasmanian devil" đó không có ai biết nên tên khoa học trở nên cần thiết (vì nếu không sẽ có người gọi là con heo Tasmanian, hay con chó nhỏ Tasmanian, hay con cáo đen Úc...). Tôi không đề nghị thay "bò", "chó", "gà"... bằng các tên khoa học của chúng (giống như tôi không đề nghị dùng England thay vì Anh, dùng Deutschland thay vì Đức...). Còn vấn đề khó đọc thì chúng ta đã giải quyết được bằng cách đề nghị cách dọc (dùng lối phiên âm) trong bài (như bài Moskva, trong đó chúng ta có chỉ cách đọc).
Còn thành ngữ "khỉ ho cò gáy" có nghĩa gì?
Mekong Bluesman 16:47, ngày 07 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời

Nếu muốn phiên âm ra thuần Việt thì tại sao lại dùng bazơ mà không phải là badơ? Ngoài ra,nên viết liền phiên âm,ngăn cách bằng dấu gạch ngang hay viết như 2 từ đơn? Hơn nữa,với ankyl và ankene chẳng hạn,đều đọc là an-kin thì biết phân biệt thế nào đây?

Con "Tasmanian devil" được một số từ điển sinh học VN dịch là "quỷ túi", "gấu quỷ túi", "chó sói túi" (thuộc nhóm thú có túi). Còn thành ngữ "khỉ ho cò gáy" để chỉ những nơi hẻo lánh, không người ở, chỉ có khỉ và cò cất tiếng (ho và gáy) mà thôi. Theo tôi, ankyl có thể để nguyên (ngoại lệ ít ỏi) hoặc viết ankyn, còn ankene có thể viết anken, ankin. Để có dịp tôi sẽ tra từ điển hóa học xem người ta xử lý thế nào nhé.--Nguyễn Việt Long 11:51, ngày 08 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời
alkane → alkan; alkene → alken; alkyne → alkin; còn các gốc hydrocacbon alkyl được giữ nguyên → alkyl. Trong tiếng Việt đã phân biệt rõ 2 từ alkin và alkyl.--An Apple of Newton 13:23, ngày 08 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời
Xin lỗi,alkyl hay ankyl? Sự thật là chân lí 14:10, ngày 08 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời
alkyl hay ankyl đều có thể chấp nhận. Để thống nhất trong Wiki tiếng Việt, cần thảo luận thêm!--An Apple of Newton 16:16, ngày 08 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời

Các bạn muốn Việt hóa thì alkyne hay alkyle cũng phải viết là ankin hoặc ankyn hết, sao lại chấp nhận alkil, alkyl? Avia (thảo luận) 03:48, ngày 09 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời

Nếu Việt hóa hoàn toàn thì làm gì có an"kyn"? Đề nghị mở một thảo luận nghiêm túc và chính thức về vấn đề này bởi nó sẽ có thể liên quan đến hàng nghìn bài viết,việc sửa cùng một lúc sẽ rất khó khăn. Sự thật là chân lí 15:36, ngày 10 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời

Ngược lại, đã chấp nhận alkil hoặc alkyl thì sao không chấp nhận etanol, mà cứ bắt nó phải đổi ra etanon? Avia (thảo luận) 04:01, ngày 02 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời

Gift

Tôi có quà cho Apple tại bài Giải vô địch bóng đá thế giới 2006. Mekong Bluesman 09:26, ngày 18 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời

Cool! Tks Mekong Bluesman nhé.

TT

Trong loạt bài về Thế vận hội Mùa đông, Apple đã cho "TT" vào trong các bảng. "TT" là gì? Mekong Bluesman 12:51, ngày 26 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tôi cũng đoán thể nào anh sẽ hỏi. TT là thứ tự = thứ tự xếp hạng. Ở Việt Nam, tất cả các văn bản đều viết như vậy. Anh có thể xem ở đây [3] để tham khảo.--An Apple of Newton 12:57, ngày 26 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời
Đây là sự khác biệt giữa người dùng tiếng mẹ đẻ và người dùng tiếng đó tốt nhưng không "mẹ đẻ". Hơn nữa, tôi rất yếu về hiểu các lối viết tắt ngay cả trong tiếng mẹ đẻ của tôi (tiếng Anh); khi có người hỏi tôi TCP/IP là cái gì thì tôi (đã dùng máy tính từ cuối thập niên 1960) chỉ có thể trả lời "something and Internet Protocol"! Mekong Bluesman 13:06, ngày 26 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời
Tôi cũng biết thế, nhưng để trình bày bảng, viết TT ngắn gọn hơn. Còn nếu muỗn rõ ràng, chúng ta sẽ viết đầy đủ. Trong Wiki tiếng Anh, có viết pos nên trong Wiki tiếng Việt cũng cần ghi.--An Apple of Newton 13:11, ngày 26 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời
Nên tránh ghi tắt. 193.52.24.125 12:58, ngày 26 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời
Who r u, 193.52.24.125?
Nếu ghi tắt nên ghi thêm chú thích bên dưới cho người đọc. Bạn cũng biết là chữ T trong tiếng Việt có rất nhiều nghĩa. Có thể làm cả bài thơ mà khi viết tắt sẽ thành TTTTTTTTTTTTT. I am TTT. 193.52.24.125 13:07, ngày 26 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời

Re: nhờ xóa dùm hình

Lưu ý là tên của hình tôi đã truyền lên dùng định dạng khác, cho nên đã không thống nhất tên gọi được. Tôi nghĩ nên xóa các hình JPEG (tại vì không đúng màu hoàn toàn và cũng lớn hơn định dạng PNG) và thay cho các biểu trưng PNG có sẵn tại Wikipedia tiếng Anh (hoặc những phiên bản kia). Nếu từ "logo" phổ biến hơn "biểu trưng" thì có thể đổi tên lại. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 00:02, ngày 28 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời

Đúng

Tôi chọn Đắk Lắk (mặc dù tôi thích tên "Đắc Lắc" hơn vì nó đúng tiếng Việt nhất).

Tôi chọn cô này làm vợ (mặc dù tôi yêu cô kia hơn) vì cô ta "đá" tôi.?666.666.666 09:10, ngày 01 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời

Mâu thuẫn xảy ra trong một câu.→ Bạn chọn cái không phải là đúng nhất.666.666.666 13:02, ngày 01 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời

Danh sách quốc gia

Tôi nghĩ là không cần cho nhiều tên "phiên âm" của các quốc gia vào trong bài Danh sách quốc gia vì nó chỉ làm bài đó dài một cách không có nhiều lợi ích (bài này được dùng bởi các người viết hơn là các người đọc). Các tên gọi khác nhau của một quốc gia, một thành phố, một nơi, một ngườii, một tổ chức nên được nói trong bài nói về nơi, tổ chức hay người đó vì đó là chỗ mang thông tin đến cho người đọc. Mekong Bluesman 20:52, ngày 07 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tôi có 1 vài điều cần thảo luận với MB:
  1. theo anh thì "bài này được dùng bởi các người viết hơn là các người đọc". Như vậy là anh đã có sự phân biệt giữa người viết bài và người tra cứu. Anh nên nghĩ rộng hơn: Wiki cần phục vụ nhu cầu tra cứu của tất cả mọi người biết tiếng Việt.
  2. Như tôi đã thảo luận với Avia, chúng ta cần tôn trọng tất cả các tên gọi đã từng được sử dụng. "Chú thích" không có nghĩa là tôi "phịa" ra một từ theo kiểu phiên âm một cách vô tội vạ. Tên chú thích này đã được dùng một phần hay phổ biến ở Việt Nam. Có thể MB ở ngoài VN nên không biết. Nếu MB không muốn chú thích thì hãy bỏ tất cả các tên như A Phú Hãn, Ả Rập Xê út, Á Căn Đình, Bạch Nga, Ba Tây, Bảo Gia Lợi, Gia Nã Đại, Chí Lợi, Lục Xâm Bảo, Mễ Tây Cơ, Phi Luật Tân, Tô Cách Lan... Có từ tôi biết, nhưng cũng có từ tôi chưa thấy bao giờ. Nếu tôi không đọc các tài liệu cũ, có lẽ tôi chẳng biết gì. Người ở nước ngoài cũng nên nghĩ cho người trong nước - những người sử dụng tiếng Việt nhiều nhất.--An Apple of Newton 01:48, ngày 08 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời
Riêng điểm 1 thì Apple xem lại nè: Mekong Bluesman nói là "bài này được dùng bởi các người viết hơn là các người đọc" nghĩa là nói riêng bài Danh sách quốc gia, chú không nói chung cả Wiki. Avia (thảo luận) 03:06, ngày 08 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tôi trả lời Apple:

  1. Cái bài Danh sách quốc gia, như tôi viết bên trên, được dùng bởi các người viết (dĩ nhiên là các người đã viết lâu tại đây) để có thể đồng nhất khi viết (như Philipin hay Philippine hay Philippines, như Hungary hay Hungaria...). Sẽ có một số người đọc gõ cụm từ "Danh sách quốc gia" vào công cụ "Tìm kiếm" nhưng đó là số nhỏ. Thông thường, người đọc nhìn thấy một từ mà họ không biết (hay biết mà không biết rõ) thì họ sẽ gõ từ đó vào công cụ tìm kiếm để tìm hiểu nhiều hơn. Thí dụ, một người nghe, nhìn hay đọc một trong các từ sau Síp, Cyprus, Chypre, Kiprus... sẽ muốn tìm hiểu đó là quốc gia nào, ở tại vùng địa lý nào, thủ đô tên gì, người dân dùng các tiếng gì... Họ sẽ gõ cái từ mà họ vừa nghe thấy và được dẫn đến bài Cộng hòa Kripus; tại đó họ sẽ được trả lời về các câu hỏi và các tên gọi khác nhau của qốc gia này. Tương tự, trong danh sách các người lãnh tụ Liên Xô chúng ta chỉ nói đến tên Lenin và khi viết bài về Lenin chúng ta sẽ giải thích là ông còn có tên là Ulyanov; tương tự như các người nổi tiếng có nhiều tên khác như Tito, Hồ Chí Minh... Trong các danh sách chúng ta chỉ cần nêu ra 1 đến 3 (maximum) tên phổ biến và để các tên khác nhau cho bài viết.
  2. Tôi hoàn toàn tôn trọng các dạng khác nhau của một tên (nếu Apple theo dõi các thảo luận của tôi từ khi tôi đến với Wikipedia sẽ thấy điều đó). Tôi chỉ nói là khi có nhiều tên cho một vật, một người, một nơi... thì chúng ta nên dùng cái tên chính thức nhất của nó để dễ làm kiểm tra trên Internet, trên các tài liệu của kho tàng kiến thức thế giới. Khi chúng ta redirect, thí dụ, các dạng Euclide, Euclid, Ơclit, Ơ-clít... về bài Euclides thì chúng ta công nhận tất cả các dạng phổ thông trong tiếng Việt và đồng thời giúp cho người tìm kiếm tăng thêm sự hiểu biết về nguyên gốc của nhà toán học Euclides với cái lý do của cái tên đó (vì ông là người Hy Lạp). Khi chúng ta viết hay chúng ta có thể giải thích các dạng khác nhau trong bài (Euclide vì ảnh hưởng của sách toán của Pháp, Euclid vì ảnh hưởng của tiếng Anh đã gần như trên toàn thế giới, các dạng phiên âm vì để phục vụ các người không đọc được các tiếng trên...) để người đọc có thể mở rộng sự hiểu biết. Như Apple thấy, đó là cách viết và làm việc để phục vụ tất cả (hay gần như thế) mọi người chứ tôi không phân biệt giữa họ. Chỗ giải thích, tôi nghĩ, là tại bài viết, chỗ giải thích không phải là danh sách vì làm nó dài không giúp được nhiều người hỏi tại sao lại có dạng đó.

Mekong Bluesman 06:59, ngày 08 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời

Mới tham ja mầy ngày đã thấy nhiều người mất thời gian quá. Tên nào có rồi thì cứ cho vào. Sao cứ phải lo "dài" hay "không dài". Làm việc khác đi.--Hanoi 10:32, ngày 08 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời

Quốc gia

Bạn cứ tiếp tục đóng góp cho bài Danh sách quốc gia. Tôi thay mặt một người quản lý khác xin lỗi bạn vì đã làm bạn mất hứng khi đóng góp cho bài này. Rất mong được tiếp tục cộng tác để hoàn thiện bài. - Trần Thế Trung | (thảo luận) 15:14, ngày 11 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời

Đề cử làm quản lý

Tôi trân trọng mời bạn chấp nhận đề cử của tôi ở Wikipedia:Những người muốn quyền quản lý. - Trần Thế Trung | (thảo luận) 15:21, ngày 11 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời

Muốn gặp mặt thì nhận làm quản lý trước đã. OK? Lưu Ly 02:50, ngày 12 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời

Ok. Nếu đến Huế, nhớ liên lạc. Lưu Ly 03:21, ngày 12 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời

Lê Thy, Casablanca1911, Nguyễn Việt Long...đang và sẽ có ở Hà Nội. Liên hệ thêm. Cho biết ngày giờ, có thể gặp được. Lưu Ly 05:05, ngày 13 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tĩnh Quốc thần xã

Không gì để cảm ơn cả, chỉ cần Apple viết tiếp hoặc khuếch trương những điểm đã viết :). Thân mến --Baodo 11:57, ngày 12 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời

Hỏi về thư điện tử

Tôi chẳng hiểu dùng thư điện tử của Wikipedia như thế nào. Tôi đã làm theo chỉ dẫn: điền vào ô thư điện tử (có phải là điền 1 account ở Yahoo như tôi đã làm hay là chọn 1 mã số nào đó?), gửi thư xác nhận, đã hiện ra dòng chữ :Thư xác nhận đã được gửi, nhưng tiếp theo thì "tịt"! Wikipedia trả lời là chức năng thư điện tử chưa bật và cũng không gửi được thư. Đã hỏi DHN nhưng vẫn chưa rõ. Vậy phải làm thế nào? Thân mến.--Nguyễn Việt Long 02:11, ngày 14 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời

Hộp thư tôi vẫn dùng bình thường. Đã xác nhận. Các thành viên khác vẫn gửi đều đều mà.Lưu Ly 04:06, ngày 14 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời

Đã gửi. Lưu Ly 04:19, ngày 14 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời

Đã làm theo hướng dẫn, chắc là được. Thử gửi thư xem nhé. Cám ơn.--Nguyễn Việt Long 11:11, ngày 14 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời

Quyền quản lý

Tôi vừa đặt quyền quản lý cho anh. Mong anh tiếp tục các đóng góp tích cực của mình đến với Wikipedia tiếng Việt. Nguyễn Hữu Dng 17:12, ngày 25 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời

Hà hà. Chúc mừng nhà ngươi được thăng quan tiến chức. Lưu Ly 01:59, ngày 29 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời

Thể loại mẹ

Xin chào Apple/Lưu 01,

Khi xếp thể loại các bài viết, chúng ta dùng thể loại nhỏ nhất, để tránh việc các thể loại lớn bị đầy tràn. Ví dụ: Lý Chiêu Hoàng vào Thể loại:Vua nhà Lý, như vậy là đã đủ. Thể loại:Vua nhà Lý nằm trong Thể loại:Vua Việt NamThể loại:Nhà Lý; Thể loại:Nhà Lý đã nằm trong thể loại Thể loại:Lịch sử Việt Nam... Khi có ít bài bạn chưa nhận ra lợi ích của việc xếp loại này. Khi có nhiều bài, việc xếp loại theo cấu trúc này tiện lợi hơn.

Hy vọng chú ý này giúp bạn. Mời bạn đọc thêm Wikipedia:Thể loại.193.52.24.125 07:01, ngày 01 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời

Nghe giống giọng văn của TTT. Mấy thể loại này chưa có, tôi chưa thể làm ngay nên copy từ 1 mục đã có sẵn. Bạn giúp được thì tốt quá.--An Apple of Newton 07:05, ngày 01 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời
Tôi không hiểu? Thể loại nào chưa có? 193.52.24.125 07:08, ngày 01 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời
Làm thể loại khó lắm à? 193.52.24.125 07:09, ngày 01 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tôi nghĩ bạn nhầm

Tôi nghĩ là bạn nhầm lẫn, hoặc là mạng máy tính ở chỗ bạn đang bị chậm. Xin đợi ngày mai, thư giãn rồi xem lại sau. (Và xin lỗi tôi sau :))193.52.24.125 07:53, ngày 01 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời

Xin lỗi, ngoài việc bạn nhầm, tôi cũng nhầm, hóa ra bạn không thêm công an tỉnh vào, mà đổi từ dưới lên trên [4]. Tôi tưởng bạn thêm vào, vì chỉ nhìn đoạn trên, nên lùi lại đúng bản cũ. Đáng ra xóa nó thì hơn là đổi về bản của Nguoithudo. Mà sao bạn không "mắng Ngưoithudo" Tôi ghét những người phân biệt giữa vô danh và đăng nhập như bạn. :) 193.52.24.125 07:58, ngày 01 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời
Bạn đừng nhắc người vô danh trước khi bạn nhắc người đăng nhập. Hãy copy dòng bạn nhắn với tôi vào trang thảo luận của Thành viên:Nguoithudo. Bạn sẽ bị "hắn" mắng ngay cho mà xem. Hãy nghĩ người khác là tốt trước khi mắng họ. 193.52.24.125 08:00, ngày 01 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời

Vẫn chưa xin lỗi à?

Sao vẫn chưa xin lỗi tôi vậy? 193.52.24.125 08:09, ngày 01 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời

Thật đáng tiếc

Tôi nghĩ là mình đã sai lầm khi đề nghị bạn làm quản lý ở đây. Bạn chưa đủ khả năng kiểm soát bản thân khi dùng nút "lùi lại" và đối xử tệ bạc với các thành viên vô danh.

Đầu tiên bạn sỗ sàng nói: "Bạn có thể viết bài các Giám đốc công an tỉnh của Việt Nam hoặc Các giám đốc tỉnh xxx chứ không nên đưa Giám đốc công an tỉnh vào trong bài về tỉnh.--An Apple of Newton 07:51, ngày 01 tháng 4 năm 2006 (UTC) "Trả lời

Dù cho câu này dành cho 222.253.17.112 đi nữa, nó cũng không lịch sự. Còn việc dành cho tôi, một người không có ý định thêm GDCAT lại càng bất lịch sự.

Sau đó, khi được nhắc nhở, bạn tiếp tục bênh vực cho Nguoithudo và nói tôi là "người lùi bài về bài kém hơn" không xứng đáng để nhận được sự xin lỗi về câu nói bất lịch sự ở trên.

Quả thực mọi so sánh giữa tôi và Nguoithudo đều là cố chấp vì tôi sửa lại bản giống y như Nguoithudo!

Hy vọng là kinh nghiệm Wikipedia này giúp bạn tiến bộ hơn. Tôi chán vụ này rồi, vì khi không đăng nhập chẳng được ai coi ra cái rẻ rách gì. 193.52.24.125 08:21, ngày 01 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời

Ngoài ra câu "bạn là người lùi bài kém hơn tôi" cũng không chỉ rất bất lịch sự, mà độ chính xác của nó còn rất thấp. Hãy phân tích:
  • Đây là lùi của bạn: [5]
  • Đây là lùi của tôi:[6]
Lùi của bạn: đưa GDCAT từ dưới lên, thêm chữ "Bí thư:"
Lùi của tôi: đưa GDCAT từ trên xuống, bỏ chữ "Bí thư:" (xem ra khá hơn)
Như vậy ai hơn ai? Đối thoại với người khác bằng câu bất lịch sự và thiếu chính xác là điều rất nên tránh.

193.52.24.125 08:35, ngày 01 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời

Nhân vật phá bĩnh

Lại xuất hiện nhân vật phá bĩnh với IP 222.253.17.194 tiếp tục ghi Giám đốc công an tỉnh vào chỗ HĐND ở một loạt tỉnh. Không biết nên xử lý ra sao?--Nguyễn Việt Long 11:35, ngày 02 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời

Nhật trình mở tài khoản

Đó là những thao tác một người quản lý có thể làm đối với thành viên đó. Đôi khi tên thành viên dài quá cho nên những chữ đó hiển thị không đầy đủ. Nguyễn Hữu Dng 19:09, ngày 01 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời

Xóa

OK, xóa giúp tôi thể loại trào luu kiến trúc, cảm ơn Mth 19:10, ngày 01 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời

thành phố Hồ Chí Minh vs Thành phố Hồ Chí Minh

Anh Apple, anh sửa lại giúp em ở trang thể loại Đại học Việt Nam từ: "Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh" thành "Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh"--~+AH-ADODC+~ 05:41, ngày 04 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời

Vietbio

Cám ơn Apple, hiện giờ tôi đang mắc dỡ một số kế hoạch triển khai trên http://www.thuvienkhoahoc.com nên chỉ thỉnh thoảng sang Wikipedia kiểm tra các lỗi phá hoại nào có thôi. Tôi hiện chưa tìm được thời gian để bắt đầu viết các bài một cách cẩn thận. Tuy nhiên, với những lớp học tôi tổ chức trên VLOS, số người làm quen với mã wiki cũng đã nhiều hơn và ko sớm thì muộn họ cũng sẽ quay về đóng góp trên Wikipedia. Đó là con đường hiện nay tôi đang làm. Vietbio 22:32, ngày 06 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tiếng địa phương

Dự tính hỏi Apple về một từ địa phương nhưng đã có người trả lời rồi. CÁm ơn nhé! Lê Thy 02:22, ngày 07 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời

Itu Aba và Ba Bình

Theo tôi bạn nên giữ nguyên tên bài về hòn đảo lớn nhất trên quần đảo Trường Sa là Itu Aba thay vì Ba Bình. Itu Aba là tên được quốc tế công nhận, còn Ba Bình chỉ là tên riêng của người Việt Nam. Nếu chúng ta dùng tên riêng của mình là một cách tự cách biệt với thế giới. Nhất là khi đang tranh chấp chủ quyền quần đảo đó với các nước khác. Hơn nữa, tôi đoán rằng tên Itu Aba là có trước tên Ba Bình.Nguyễn Trường Thịnh 01:39, ngày 10 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời

Ðây là Wiki tiếng Việt vì thế gọi tên là Ba Bình là hợp lý . Lê Thy 08:18, ngày 10 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tinh thần dân tộc

"Nên trung lập nhưng dân tộc Việt Nam không thể để mất bất kỳ vùng đất, vùng biển hay hòn đảo vào nước khác. Đôi lúc cũng phải vì dân tộc một chút. Thiên vị ai chứ thiên vị đất nước mình, dân tộc mình thì luôn luôn đúng"

Apple có tinh thần dân tộc dữ quá há! hà! hà! Lê Thy 08:18, ngày 10 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời

Re: Bang hay tiểu bang

Đúng là "state" nghĩa là "bang", nhưng mà những người Mỹ gốc Việt chỉ sử dụng "tiểu bang", chứ không phải "bang". Trước khi bắt đầu đọc những website tiếng Việt trên Internet, tôi không bao giờ gặp chữ "bang" một mình, tại vì những người Mỹ gốc Việt (ít nhất là những người ở miền đông và bắc nước Mỹ) không bao giờ dùng nó vậy. Bạn có nhìn được "tiểu bang" như một cách viết tắt của "tiểu liên bang" không? Đại khái là Hoa Kỳ là "đại bang", nó có loại chính phủ giống các chính phủ tiểu bang. Tôi muốn ấy vấn đề này như Wikipedia tiếng Anh ấy những vấn đề thổ ngữ (dialect?): quy định của Wikipedia tiếng Anh nói phải dùng kiểu đánh vần hợp với chủ đề của bài nói riêng, thí dụ hễ đang viết về quốc kỳ Anh thì nên viết "colour" thay vì "color". Tuân theo quy định đó thì nên viết "tiểu bang" trong các bài về Hoa Kỳ, và "bang" khi nói về Đức, Mexico, v.v. (Tôi đoán là những người Đức gốc Việt hiện nay sử dụng "bang".)

Ngoài ra, các chính phủ tiểu bang ở Mỹ thống nhất sử dụng "tiểu bang"; xem các liên kết ở Thảo luận Wikipedia:Dự án/Tiểu bang Hoa Kỳ.

 – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 09:52, ngày 11 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời

Bóng đá Việt Nam

Xin anh nhớ đưa nguồn tham khảo vào các bài vô địch bóng đá Việt Nam để người khác tiện kiểm chứng. Nguyễn Hữu Dng 16:57, ngày 11 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời

Re: Tiếng Việt

Cám ơn bạn, tôi sẽ chỉnh lại một số lỗi mà bạn đã nói đến, nhưng thực sự không có tiêu chuẩn về cách dịch địa danh Mỹ. Tại vì phần nhiều người Mỹ gốc Việt đã biết đủ tiếng Anh để đọc các địa danh bằng tiếng Anh, phần nhiều người không lo lắng về việc "Việt hóa" các tên, cho nên những tên "Fort Chaffee" ở Arkansas, thí dụ, không bao giờ được biết đến là "Pháo đài Chaffee" (đó là một trại tị nạn nổi tiếng ở miền đông nước Mỹ thời sau Chiến tranh Việt Nam, và thực sự là một căn cứ quân đội). Đó giống chỉ có người già gọi đến New Orleans là "Ngọc Lân", phần nhiều phát âm như "Níu-liên".

(Tôi biết đến một vụ tếo liên quan: những người Mỹ không quen với tục lệ của người Việt là đặt tên con theo nơi sinh, cho nên một ngày có bà Mỹ trắng kêu gọi mẹ tôi và hỏi tại sao có người đặt tên là "Fortchaffee"!)

Tôi đã thấy là nhiều khi người Mỹ gốc Việt để nguyên những chữ "Fort", "Beach", hay "Park", và đôi khi cũng để nguyên cả chữ "City" trong tiếng Anh. Thực sự tôi không biết nếu muốn Việt hóa những chữ đó để dễ hiểu hơn cho cộng đồng quốc tế, hay nên để yên vậy để dễ hiểu cho những người Mỹ.

 – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 06:01, ngày 12 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời

OK, nếu bạn có thì giờ, xin bạn viết ra những chữ được dịch (Mountain, Cave, Beach, v.v.) ở Wikipedia:Dự án/Tiểu bang Hoa Kỳ để phần mềm có thể dịch dễ hơn khi tạo ra loạt bài của Rambot vào tương lại. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 06:30, ngày 12 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời

Ngoài ra, xin bạn nhớ giữ những tên tiếng Anh đằng sau, thí dụ "Đài kỷ niệm Quốc gia Pháo đài Frederica (Fort Frederica National Monument)", để có thể tìm bài tiếng Anh dễ dàng để dịch. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 06:33, ngày 12 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời

Re: Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ

Xin bạn nhớ là nhiều khi tôi chỉ tạo ra các trang đổi hướng theo nội dung của bài chính, thí dụ nếu bài "A" nói là "A" cũng được gọi "B" (và viết "B" chữ đậm), thì tôi sẽ tạo ra trang đổi hướng đó. Trong trường hợp mà bạn đã nói đến, thì tôi là người gọi nó "Tòa án Tối cao", nhưng người đầu tiên viết bài đó gọi nó là "Tối cao Pháp viện", cho nên tôi làm Tòa án Tối cao Hoa Kỳ thành trang đổi hướng đến Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ. Thực sự, trước khi bài này được viết, tôi không bao giờ thấy "Tối cao Pháp viện", nhưng tôi không nói gì tại tôi chưa rành với nhiều tên trong tiếng Việt lắm. Nếu bạn muốn di chuyển bài đó thì xin đề nghị việc đó ở Thảo luận:Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ hoặc cứ di chuyển và sửa các liên kết. :^) – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 04:09, ngày 16 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời

Re: John F. Kennedy

Đã sửa. Vấn đề là Minh đã sửa một tiêu bản con của tổng thống làm thiếu một dấu gạch. Nguyễn Hữu Dng 17:36, ngày 17 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời

Hạ can xi máu

Hạ can xi máu tiếng Anh là hypocalcemia, tiếng Pháp là hypocacémie và tiếng Đức là Hypocalcämie. Hội chứng này (không phải bệnh) không thuộc chuyên khoa Huyết học mà thuộc nhi khoa, nội khoa, hóa sinh và chính xác nhất là Nội tiết. Thân mến. Thành viên:Lê Minh Khôi

Xin lỗi, mình cũng không rành Wiki lắm chứ không có ý viết vào trang cá nhân của Apple đâu. Đừng giận nhé. (Mình rất "ngoại đạo" với công nghệ thông tin, đang mày mò mà). Cảm wn đã hướng dẫn và chỉnh giúp. Thân mến

KHi nhắn tin cho các thành viên để hướng dẫn họ dùng Wikipedia, nhớ để liên kết tới trang hướng dẫn chi tiết; vì sẽ có khái niệm bạn nói mà họ nghe tưởng là tiếng Thổ Nhĩ Kỳ (interwiki). Nếu bạn muốn thành viên khác dễ thảo luận "đúng chỗ" hơn, bạn có thể sửa chữ ký để có liên kết đến trang thảo luận giống chữ ký của Nguyễn Xuân Minh. 193.52.24.125 11:56, ngày 23 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời

Hỏi về thành viên 134.157.5.208

Từ sáng đến nay tôi nhận được tương đối nhiều tin nhắn từ thành viên 134.157.5.208 và dưới đây là chích dẫn một đoạn: Thằng ngu! Hê hê. Tôi hỏi thàng viên này có phải là một trong những người quản lý của phần Wikipedia bằng tiếng Việt hay không để tôi có những động thái tiếp theo phù hợp.Dung005 10:29, ngày 25 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời

Thành viên này là thành viên vô danh và không có quyền quản lý. 134.157.5.208 10:32, ngày 25 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời
Tôi không biết thành viên 134.157.5.-- có phải là 1 thành viên quản lý thường quên ko đăng nhập k. Tuy nhiên, những bài viết của người này cho thấy anh là 1 người khá hiểu biết Wikipedia chứ ko phải thành viên mới có mục đích phá hoại. Tuy nhiên, nếu anh đọc được điều này thì mong anh nên tìm hiểu thêm về Wikipedia đặc biệt là những lợi ích khi đăng nhập. Vietbio 19:45, ngày 28 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời

Apple

Tôi để ý thấy bạn làm việc rất nhiệt tình. Cảm phục!

Có rất ít người muốn không kí tên, không login nhằm mụch đích lợi dụng viết những câu thiếu văn hóa ở đây. Chúng ta có thể theo dõi từ từ để biết thôi, kệ họ một khi họ cố tình không kí tên và viết bậy là đã có chủ định. Vì quyền lợi của nhiều người nên chỉ cần theo dõi đến khi biết chắc chắc IP đó là của duy nhất 1 người thì Apple có thể khóa IP đó lại trong 1 thời gian tùy nghi.

Tuy nhiên, mình cần cẩn thận vì IP có thể nhiều người dùng! Nhưng hình như những người viết bậy thì người khác đọc sẽ thấy được tư cách của họ không chóng thì chày cái "nghiệp" sẽ quay ra tác động lên chính người việt Chúc Apple thành công

Nếu Dung005 có đọc được bàn thảo này thì xin thông cảm, đây là một nơi công cộng mọi thứ đều trông cậy vào lòng tự trọng của người tham gia. Chính tui cùng bị dùng chữ hỗn là "thằng", "đồ" ... nhưng cũng như đi đường đạp phải "dống tầm bậy" do ... phóng uế thì bạn có giận cùng vô ích hãy đi rửa sạch là xong, còn nguyên do phóng uế sẽ có lúc phải trả.

Tôi cũng ít login nhưng vì lý do đặc biệt chỗ của tôi máy không cho phép lưu cookies và cài đặt bên ngoài nên thường không thấy Login nhưng tôi không bao giờ dám viết bậy vì tự thấy xấu hổ khi viết thô tục.

Quay lại trang của thành viên “Apple/Lưu 01”.