Lưu 1 Lưu 2

Đưa vào hay không?

Đưa cả Yến Vi vào từ điển Bách khoa thì đúng là bó tay!!!!! Đề nghị các bạn trong nhóm quản lý xóa bài này.Zạ Trạch 18:56, 16 tháng 6 2005 (UTC)

Tuy người này không được tổ chức quốc tế nào biết đến, cô có trên 4000 hit trên Google. Theo Thảo luận Wikipedia:Tiêu chuẩn đưa vào (điều 3) hình như bài này có thể chấp nhận được. Dung Nguyen 19:04, 16 tháng 6 2005 (UTC)
Biết làm sao được bây giờ!!! Vì tính chất "mở" của Wikipedia, chúng ta nếu muốn đôi khi tìm được một hoa sen đẹp thì phải chấp nhận một số bùn hôi! Mekong Bluesman 22:03, 16 tháng 6 2005 (UTC)

Tôi đề nghị xóa, cô ta không đủ tư cách để đưa vào bách khoa.Vương Ngân Hà 00:32, 17 tháng 6 2005 (UTC)

Bunhia 01:31, 17 tháng 6 2005 (UTC) B có cùng quan điểm với Vương Ngân Hà. Đề nghị xóa.

Nhân vật này theo Thảo luận Wikipedia:Tiêu chuẩn đưa vào (điều 3) (phiên bản 1.2) thì có thể đưa vào (google hits > 1000). Sao còn biểu quyết làm chi? Nếu muốn biểu quyết thì sửa tiêu chuẩn đã. Nếu không e rằng tiêu chuẩn có thể không được tôn trọng và chúng ta không nghiêm túc thực hiện những gì đã đưa ra. Tttrung 06:04, 17 tháng 6 2005 (UTC)
Vì những tiêu chuẩn đó đến nay chưa được chính thức. Đây có thể là lần đầu tiên tiêu chuẩn đó được sử dụng. Dung Nguyen 06:28, 17 tháng 6 2005 (UTC)

Chống việc xoá vì nó đã hợp lệ theo tiêu chuẩn đã bàn thảo từ trước, nhưng đề nghị làm nhẹ bớt một số từ vựng, và ghi rõ hơn chi tiết:

Thí dụ thời gian Yến Vi làm người mẫu là lúc nào, ca sĩ lúc nào?

Còn câu Cô đã nổi tiếng chỉ một phần ở tài năng diễn suất và vẻ đẹp hình thức trên sàn diễn, mà chủ yếu nhờ một vụ scandan tình ái. Theo tôi là viết không có rõ ràng thái độ trung lập. Đúng hơn đây là một ý kiến đánh giá (BIAS) thường dành cho các nhà bình luận. Cách đẹp hơn là mình nên tìm các dữ kiện như là vào tháng nào thì hiện tượng Yến Vi được đề cập một cách bùng nổ trong hầu hết các phương tiện truyền thông bằng Việt ngữ trong nước và ngoài nước (nếu không có ngày rõ ràng thì ghi rõ tháng nào? Và đây mới là nguyên do chính mà tên Yến Vi được đưa vào chứ không phải cá nhân người này có gì đáng hay đẹp đẽ để đưa vào

Có như vậy, sẽ tránh khỏi phải đối đầu với câu hỏi bằng chứng nào cho thấy cô ta ít nổi tiếng nhờ tài năng mà là nhơ scandal? và nó rõ ràng hơn về phương diện giá trị dữ liệu cho một từ điển điện tử.

Tạm thời tôi chỉnh chữ quan hệ tình dục thành quan hệ chăn gối để giảm cảm giác đau đớn có thể gây ra cho cô ta va gia đình cô ta. Còn nhừng dữ kiện mình nên ghi ra rõ không-thời gian thì sẽ không gây tranh cãi nhiều.

Một điều nữa là số người diễn viên hay ca sĩ, có cách sống buông thả VN thì theo tôi "đếm không nổi" (ở các nước Tây phương thì họ xem chuyện này như bình thường). chẳng qua sự việc là một sự bùng nổ thông tin do vi phạm tuyền thống đạo đức tạo nên làn sóng tranh luận hay dư luận. Về cá nhân, cô ta có thể là nạn nhân mặc dù là nạn nhân cuả chính lối sống buông thả. Nhưng số ngưòi buông thả (mà chưa có giấy phép chính thức hay chưa được quay kiểu này) không đáng để nêu tên... nếu có chỉ đáng để nêu số liệu chung trong các thống kê trong các bài về văn hoá xã hội cho BKTT

Những chi tiết có thể gây thêm sự đau buồn hay cảm giác khó chịu cho người thân cuả cô ta và chính đương sự nên viết nhẹ đi như là chữ "quan hệ tình dục" đối với người Việt thì hơi nhạy cảm (sensitive) tôi nghị chỉnh thành "quan hệ chăn gối" chữ này dầu sao ít gây nhạy cảm hơn Võ Quang Nhân 13:23, 18 tháng 6 2005 (UTC)

Đề nghị User:Nhanvo thử tìm lại xem, cô ta trở nên nổi tiếng là nhờ cái gì. Trước đó, xin lỗi anh, không có gì đáng nói về nhân vật này. Đó là sau khi đoạn băng video quay những cảnh không lấy gì làm đẹp mắt của cô ta bị tung lên mạng. Sau đó cô vẫn ngang nhiên phát biểu mình vô tội, chỉ đến khi có đầy đủ nhân chứng, vật chứng cho thấy cô là một gái gọi đã nhiều năm trong đường dây của Trần Thị Phố thì cô mới thừa nhận là mình đã từng làm công việc trao đổi thể xác để lấy tiền. Một con người như vậy liệu có xứng đáng có mặt trong Wikipedia hay không? Đề nghị anh không nên lấy những tiêu chuẩn (anh cho là hợp lý, nhưng người khác thì không) để cho rằng nhân vật này đã đáp ứng được. Báo chí điện tử trong nước và nước ngoài đã nói về nhân vật này quá nhiều, và tôi thấy rằng những thông tin như vậy chẳng có một chút giá trị gì, ngoài mục đích câu khách của một số báo chí điện tử. Nếu chúng ta quá dễ dãi như vậy thì không mấy chốc trên Wikipedia tiếng Việt này chắc chắn còn nhiều cái hay ho hơn nữa, khi một người nào đó có thể cho cả vào đây những hình ảnh sống động và thật tươi mát, do họ giữ bản quyền và đồng ý cấp miễn phí trong phạm vi cộng đồng. Anh có xóa được không? Anh thử hình dung xem lúc ấy Wikipedia sẽ giống như cái gì? Tôi nghĩ rằng lên đặt lợi ích lâu dài của Wikipedia lên trên các tiêu chuẩn để xem xét thì hợp lý hơn.Vương Ngân Hà 14:42, 18 tháng 6 2005 (UTC)
Anh Hà tôi có viết chữ nào là cô ta nổi tiếng đâu! Phần chính tôi muốn nêu là sự việc "Yến Vi" ở đây không phải là cá nhân cô ta mà cái nguyên do đưa vào từ điển là vụ "scandal Yến Vi". Vì thực ra nếu không có các cuốn băng cuả cô này thì chắc chắn 100% tôi không biết cô ta là ai và chắc chắn hơn chữ "Yến Vi" không được viết vào trong từ diển.
Do đó, theo chổ tôi phân định thì Yến Vi là hiện tượng Scandal đủ lớn (vì nếu anh hỏi cả nước rằng bao nhiêu người biết về hai chữ này? anh sẽ rõ). Dấu đi hay loại bỏ các hiện tượng mà đa số ngưòi biết tới là không theo đúng tinh thần 1 từ điển bách khoa.. vấn đề là trình bày như thế nào cho chính xác các sự kiện được quá nhiều người biết tới như vậy. Rất tiếc tôi đã ghi không rõ lắm có thể làm anh hiểu nhầm ý chăng. Bản thân cô ta không có liên hệ gi đáng kể ở đây (có chăng đó chỉ là một cá nhân trong mấy tỉ người có dơ có sợ có sống có chết). Tôi cho rằng không đưa tên Yến Vi với tư cách cá nhân mà đưa danh từ Yến Vi vào như là một dữ liệu bách khoa tra cứu cho hiện tượng Yến Vi mong anh xem lại và điều chỉnh nội dung sao cho hợp với nhiều người nhất là giới trẻ đọc mà không bị hiểu sai mới quan trọng. Chuc anh vui vẻ Võ Quang Nhân 15:08, 18 tháng 6 2005 (UTC)
Câu hỏi có nên chăng điều chỉnh danh từ Yến Vi thành Yến Vi (scandal) hay bất kì chữ nào khá tương dương để phân định rõ làn ranh giữa con người và dữ kiện được đa số người việt biết tới, hay phê phán.

Về cái "Tiêu chuẩn" lúc đề ra bản thân tôi đã đưa con số hit cao hơn rất nhiều nhưng đã đưoc chỉnh lại theo đa số. Tiêu chuẩn này có thể điều chỉnh cho hợp hay nếu không phù hợp thì xoá quách nó. Đặt ra là để dẹp bỏ các tranh cãi chớ không phải làm tăng chia rẻ. Các điều kiện đưa ra chỉ là điều kiện cần chứ dâu phải là diều kiện đủ! tôi không nghĩ là tôi đem cái tiêu chuản đó lên khỏi quyền lợi cuả từ điển.

Tôi đã mạn phép tác giả nào đó viết lại bài Yến Vi cho đúng với tinh thần cuả một sự kiện hơn là cá nhân. Xin các bạn đọc lại: Yến Vi Nếu cá nhiều ngưòi không đồng ý thì cứ sửa lại. Rất tiếc nhừng vụ việc như vầy không thể không đương đầu với nó. Nhưng cách nào để chính xác hoá nó thì khó khăn thật. Võ Quang Nhân 16:19, 18 tháng 6 2005 (UTC)

Tôi cũng đã xem thử về danh sách các nhân vật tích cực việt Nam chúng ta thiếu rất nhiêù thật đáng buồn là chưa có mấy các nhân vật như vậy trong từ điển mà đáng ra nó phải có mặt tại BKTT trước cả nhiều danh từ "chạy theo mode" khác như là "Lê Quý Đôn" "Phùng Khắc Khoan", "Hoàng Xuân Hãn", hay mới hơn như là "Ngô Bảo Châu", "Lê Bá Khánh Trình", "Lê Tự Quốc Thắng",... . Hy vọng rằng tác giả bài "Yến Vi" nếu có đọc qua phần thảo luận ở đây suy nghĩ thêm về thứ tự ưu tiên các "danh nhân" cần đưa vào tra cứu trong từ điển này mà giúp đỡ thì hay biết bao nhiêu. Hay chí ít giải thích giúp chữ "Hai Luá", "Ba xạo", "Ba Phải", "Ông Kẹ", "bà Chằng",.... Đây là nhỮng PHƯƠNG NGỮ vô cùng cần thiết nhưng chưa được nêu. Võ Quang Nhân 14:21, 20 tháng 6 2005 (UTC)


xin biểu quyết tại Wikipedia:Biểu quyết xoá bài#Yến Vi. Xin dành nơi này để thảo luận. Dung Nguyen 01:38, 17 tháng 6 2005 (UTC)

Tiêu chuẩn thì có thể điều chỉnh tuỳ cho hợp với sự thay đổi về sự tăng hay thay đổi cuả tình hình phổ cập tin học trong nước. Nhưng theo tôi tránh thay đổi quá nhiều... thì cái tiêu chuẩn sẽ trở thành "cảm tính"

Cũng xin xem thêm Wikipedia:Biểu quyết xoá bài#Yến Vi về cách dùng từ cuả đè tài này.

Võ Quang Nhân 13:29, 18 tháng 6 2005 (UTC)

(thienhuong viet)

Xin chào tất cả các bạn,

1- Theo tôi nghĩ cứ viết hẳn "quan hệ tình dục" (thay vì "quan hệ chăn gối") cũng không có gì là quá cả, việc gọi ra đúng tên của một sự vật dù sao vẫn cứ hơn việc dùng một từ khác thay thế.

2- Những danh nhân mà ta chưa thể đưa vào được, là do chúng ta chưa thể, đâu cần quá tranh cãi, việc này có phải là định mức đâu ? Tài liệu về các danh nhân không dễ có ngay được, việc bổ sung các mục từ tốt hơn là cứ dần dần, lựa sức sự quan tâm cá nhân và sự nhịệt tình từng người mà thôi.

3- Các tên người được đề cập tới, xét cho cùng cũng chỉ là những "mục từ" như vậy thì khi ta đưa người này, người kia vào, là ta đang xây dựng khái niệm về mục từ đó. Đừng vì ai đó tiếng xấu, hoặc điều gì đó nhơ bẩn mà không đưa vào để tránh "tầm thường hóa" wikipedia!!! Làm vậy là thu hẹp khả năng tra cứu thông tin chung. Theo thiển ý của tôi: có 300 hit trên google, thậm chí ít hơn vẫn có thể được xét đưa vào đây.

Lý do:

-Thông tin tiếng Việt lưu hành trên internet, so với lưu hành trên báo chí, sổ sách còn quá là khiêm tốn. Có những thông tin được quan tâm nhiều, lại chưa được đưa lên net thì sao? nếu lấy đây làm tiêu chí duy nhất, e chưa đủ.

-wikipedia là một Bách khoa toàn thư mở, sẽ cực kỳ tuyệt vời nếu mọi thông tin phổ biến đều có ở đây, song còn tuyệt vời hơn nếu những thứ hiếm hoi, ít được biết đến hơn cũng có thể tìm thấy.. Vì vậy đừng nên quá câu nệ tiêu chuẩn vào wiki, hãy mở rộng nó theo hướng chúng ta có thể, cái gì hôm nay chưa thể thì mai làm. dần dần và từ từ.

Thêm một mục từ là có thể giúp được cho một sự tìm kiếm nào đó. Nó hữu dụng với người tìm thấy và chẳng làm hại ai không cần tới nó cả.

Vài dòng vậy, về Yến vi, có ai đó đã sáng tác cả một bài thơ theo lối viết mà thọat đọc như Hịch tướng sĩ;), Mặc dù tôi thấy việc tuyên truyền những thứ xách mé riêng tư là không hay nhưng cũng phải bật cười mà thầm phục anh chàng nào ngồi viết cả một bài hịch lôi cuốn, thống thiết, vừa khúc chiết vừa mỉa mai đến thế! thienhuong. (tôi ko log on được, báo lỗi ko có user này;(

Xin paste ra đây, xem lúc thư giãn và mỉm cười vì cái hóm của tiếng Việt!

Em là ai, cô gái hay nàng tiên?
Em có tuổi hay không có tuổi?
Với thằng Võ Tòng là lần đầu hay lần cuối
Em thích thổi kèn hay bị dụ em ơi?
Khổ thân em mới chập chững vào đời
Đã bị cả nhân gian kia đầy đoạ.
Nước mắt nào tuôn trong đêm lã chã
Tay kiểm tiền mà nghe dạ bâng khuâng
Trời xanh ghen đầy đoạ kiếp phong trần
Lúc người ngủ em phải đi làm việc
Giọt buồn nào vương đầy lên mắt biếc
Tiễn Phan An đi Tống Ngọc đã alô
Xót thương thay cho phận liễu Thanh Bồ
Định gieo xuống sông Sài gòn cho lãng mạng
Nỗi tủi hờn đong đầy theo ngày tháng
Rồi chất chồng trong tài khoản ViệtCom Bank
Muốn chết ư? Em yên phận đã đành
Còn cha mẹ ai thay em dưỡng dục
Sông Sài gòn một dòng bao nhiêu khúc
Vãi luật sư xót cảnh đoái thương em.
Chết làm chi cho phí tấm thân mềm
Để chị kiện, may ra thêm chút vốn
Em cứ vui, cứ yêu đời hơn hớn
Giả khổ đau lừa nhân thế em ơi
Thằng Tòng kia rồi nó sẽ toi đời
Em lại mới như chưa biết gì kèn sáo
Sẵn chùa đây em tu cho sắc sảo
Luyện Kama tụng Tố nữ chân kinh
Và trong đêm vang vọng tiếng chày kình
Em giã mãi, như sóc Bom Bo hồi trước
Trần thị Phố thương hoa trôi dòng nước
Mới đưa em vào hàng ngũ Call- girl
Đời bất công ta phải biết căm hờn
Lấy tiền chúng, để tái phân chia thu nhập
Làm cách mạng đừng sợ đau sợ vấp
Quần chúng bảo kê rồi em cứ việc xông pha
Đem yêu thương cho tới khắp vạn nhà
Thổi mãi khúc quân hành vì tươi sáng
Nhưng thương thay đời như men chuếnh choáng
Họ bắt em rồi, báo vừa viết sáng nay
Chỉ tại con kia, ôi con Phố mặt dày
Quên tiết khí, khai em ra hòng giảm tội
Tình đồng chí nó vứt đi không hối
Để thân em lại sa chốn cùm gông
Cố lên hỡi trái tim hồng
Phục xong Nhân Phẩm, lấy chồng cho ngon
Anh nghe trong tiếng nước non
Tên em mãi mãi vẫn còn lưu danh.

Tôi đồng ý với thienhuong vào nhiều điểm:

  • ...việc gọi ra đúng tên của một sự vật dù sao vẫn cứ hơn việc dùng một từ khác thay thế.
  • ...Đừng vì ai đó tiếng xấu, hoặc điều gì đó nhơ bẩn mà không đưa vào để tránh "tầm thường hóa" wikipedia!!! Làm vậy là thu hẹp khả năng tra cứu thông tin chung.
  • wikipedia là một Bách khoa tòan thư mở, sẽ cực kỳ tuyệt vời nếu mọi thông tin phổ biến đều có ở đây, song còn tuyệt vời hơn nếu những thứ hiếm hoi, ít được biết đến hơn cũng có thể tìm thấy.
  1. Gọi ra đúng tên của một sự vật là một trong các điều cần thiết tối thiểu trong sự trình bày chúng một cách trung lập. Thí dụ: "Chính phủ Việt Nam" chứ không phải "Chính phủ Cộng sản Việt Nam" vì không ai gọi là "the Republican goverment of the US" hay "the Royal goverment of the UK"; "Việt Nam Cộng Hòa" chứ không phải "chế độ Sài Gòn" (hay "chế độ Nguỵ"). Thí dụ: không nên lạm dụng các đại danh từ tôn kính như "Ngài", "Đức...", "Thánh"... vì đa số những nhân vật này, trước nhất, là một con người; thứ hai, làm mòn nghĩa nguyên thuỷ của từ; và thứ ba, nếu các nhân vật này còn sống, chưa chắc gì họ đã muốn được tôn vinh như thế. Thí dụ: "Ông X học trường ABC, làm chức XYZ tại Công ty MNK" chứ không phải "Ông X hồi nhỏ học tại một trường nổi tiếng, khi lớn giữ một chức vụ cao trong một công ty to nhất quốc gia".

(Còn tiếp) Mekong Bluesman 22:33, 14 tháng 7 2005 (UTC)


Tôi không tranh cãi gì vê việc Thiên Hương nêu các ý này. Chỉ xin đưa ra một lưu ý: Các thông tin phải thỏa các điều kiện cần thiết về thông tin, phải đúng, và phải được định dạng lại cho hợp với tinh thần của 1 loại "sách tra cứu". Ở dây cho dù là tin hiếm quí thì cũng cần để ý đến các nguyên tắc:

  • Thông tin không thể là tin đồn mà phải được chứng thực ở đâu đó kiêẻm nghiệm được hay ít nhất là được xác nhận bởi những nguồn đáng tin cậy.
  • Thông tin phải được viết dưới dạng sao cho mọi người đọc đều không cảm thấy bị tấn công (try not to use offensive language) hay bị nhục mạ, hay bị đau khổ và càng khách quan càng tốt. Thí dụ ở Mỹ trong các văn bản viết cho công cộng đều phải rất cẩn thận tránh tối đa các loại chữ hay hình có thể gây xúc động hay cảm giác bị xúc phạm, hay khêu gợi khích động cho người đọc. (Trừ trường hợp buộc phải nêu bằng chứng trước tòa chẳng hạn).
  • Thông tin phải hiểu được và rõ ràng (bởi một giới độc giả tra cứu nào đó).
  • Thông tin phải đủ theo nghĩa tương đối, thí dụ: bạn viết về một tổ chức thì ít nhất tổ chức đó phải có mụch đích tôn chỉ hay hiệu ứng của nó chứ không thể chỉ viết cái tên rồi bỏ logo của tổ chức đó vào và bảo rằng vì đây là tổ chức nổi tiếng hay qúy hiếm nên phải có record. Theo tôi, trong tình trạng tạm thời (nghiã là dùng các template để thông báo bài viết đang được bổ xung) thì sẽ chấp nhận cho nó tồn tại trong 1 thời gian hữu hạn để người nào có dữ liệu (PHẢI) bổ xung cho nó. Nhưng về lâu dài thì không thể chấp nhận vì có các records như vậy chỉ làm người tra cứu thất vọng và hạ thất phẩm chất từ điển. Bởi vậy, cho dù là 1 bài viết gọi là đạt tiêu chuẩn chẳng hạn viết về "Mircosoft" hay viết về "chợ Vườn Chuối" đều ngang nhau về gía trị của một khái niệm, nghĩa là đều phải có một số yếu tố có gía trị tra cứu. Nếu ai đó viết về microsoft mà chỉ để trong đó cái tên khoe khoang và cái logo thì sau 1 thời gian nếu tôi phát hiện thì 100% tôi sẽ đề nghị xóa và nếu không ai xóa tôi sẽ xóa. Và nếu có ai phản đối thì cứ việc "tống cổ tôi ra"!.

Xin lỗi quên kí tên Làng Đậu 15:05, 16 tháng 7 2005 (UTC)

đồng ý với Làng Đậu! ThienHuong 16:02, tháng 7 16, 2005 (UTC)

Phan Ba đề nghị xóa nội dung của bài này

Tôi bỏ phiếu thuận xóa nội dung của bài này vì đây thật sự chưa phải là một bài viết về Yến Vi mà chỉ muốn viết về cái mà tác giả gọi là scandal của Yến Vi.

Viết về một con người nào đó phải đầy đủ, có cả tiểu sử, cuộc đời và sự nghiệp và những đóng góp của người đó. Bài này viết hoàn toàn không có một chi tiết nào cả, ngày tháng năm sinh, nơi sinh cũng không có, bây giờ người đó đang ở đâu cũng không có. "Là người mẫu và diễn viên" thì làm ở đâu? Người mẫu tự do hay làm cho hãng nào, cho nhà thiết kế nào, thời gian là bao lâu? Có đóng góp gì cho thời trang ở Việt Nam hay trên thế giới không? Làm diễn viên thì từ bao giờ? Đóng trong phim nào đầu tiên? Có nổi tiếng nhờ phim nào không? Hay có bộ phim này nổi tiếng qua một vai diễn xuất sắc của Yến Vi không? "Được biết đến bởi các bộ phim như:..." theo tôi thì hơi chung chung quá, đại loại cũng như "...từ nhỏ thông minh, đi học một trường rất là nổi tiếng, được bạn bè quý mến.", không nên có trong một bách khoa từ điển.

2/3 của bài này là viết về cái mà tác giả gọi là scandal. Đối với những người bình dân như tôi, dùng chữ scandal có nghĩa là tai tiếng rồi, thường bị hiểu theo nghĩa xấu, tức là đã đánh giá sự việc đó rồi chứ không còn khách quan nữa. Xin dùng lối viết trung lập hơn. Tại sao lại khẳng định cách sống đi ngược lại truyền thống văn hóa Việt Nam? Tại sao lại nói đa phần người Việt đã bị sốc? Xin dẫn chứng số liệu, bao nhiêu người bị sốc? Bản thân tôi đọc có cảm thấy sốc gì đâu? Vợ tôi đọc xong tôi vẫn đâu có thấy vợ tôi bị sốc đâu? Đi ngược truyền thống văn hóa là đi ngược ở chổ nào? Bây giờ tác giả thấy là đi ngược nhưng bao nhiêu người đồng tình với ý kiến này? Những người đi xuôi họ có ý kiến gì cũng phải nêu ra, vì đây là Wikipedia, phải giử thái độ trung lập. Không được sự chấp nhận của hầu hết người Việt ở mọi nơi? Xin cho số liệu, dẫn chứng, bao nhiêu người, ở đâu? Và phải trừ tôi ra, vì tôi không chấp nhận mà cũng không tán thành, tôi thường không có thời gian và không muốn bình phẩm việc làm của người khác, bằng lời nói hay bằng cách khác, đặc biệt là đối những người hoàn toàn không có quen biết gì đến tôi. Chuyện của Yến Vi làm là chuyện của cô ấy, tôi không có ý kiến nào về việc làm của Yến Vi vì đấy là chuyện riêng của cô. Hôm nay tôi phải tốn thời giờ ngồi gõ nhiều như thế này vì tôi thấy bài viết này thiếu nhiều số liệu, không trung lập theo tinh thần của Wikipedia, theo tôi thấy đây là khẳng định một chiều về một việc làm của Yến Vi chứ không phải là một bài viết về cuộc đời, sự nghiệp và đóng góp của Yến Vi. Vì thế tôi đề nghị xóa nội dung của bài này đi. Và nếu có viết xin để mục từ chính là Đình Thoại Yến Vi, chỉ redirect Yến Vi về mục từ chính thôi, vì theo như lệ thường mục từ viết về một người nào đó thường đầy đủ tên họ. Phan Ba 21:11, 16 tháng 7 2005 (UTC)

Tôi thấy bác User:Phan Ba nói có lý. Tôi nghĩ nội dung của bài nên được sửa đổi để trung lập hơn và ít chú tâm đến scandal hơn. Tuy nhiên, tôi nghĩ một bài viết về một người tên là "Đình Thoại Yến Vi" vẫn đáng được tồn tại. Nguyễn Hữu Dụng 21:26, 16 tháng 7 2005 (UTC)

Tôi lại nghĩ là cái gọi là "nhân vật Yến Vi" không có gì đáng nói (ngoại trừ một số bạn của cô ta), trong khi cái gọi là "scandal Yến Vi" (vì là một scandal nên dĩ nhiên là controversial và không hạp moral của nhiều người) là một sự kiện hiện hữu bên ngoài việc tôi thích hay không thích nó. Dĩ nhiên là bài viết nên được sửa lại, và nên có tên mục đề mới (như "Scandal Yến Vi"), và giữ. Những người như tôi, không thích nó sẽ không đọc. Nhưng chỉ vì moral cá nhân của tôi không thích nó không có nghĩa là nó không được viết ra, và không có nghĩa là mai sau không có người muốn hỏi "Cái scandal Yến Vi là cái thứ gì mà mọi người mất thì giờ với nó quá nhiều?!" -- Mekong Bluesman 03:36, 17 tháng 7 2005 (UTC)

Thêm nữa, trong các lãnh vực khoa học như vật lý, thiên văn... có rất nhiều sao, lý thuyết, thí nghiệm... được đặt tên dựa theo tên của nhà khoa học khám phá ra chúng. Rất nhiều sao, lý thuyết, thí nghiệm... này trở nên nổi tiếng và được viết vào nhiếu bách khoa từ điển, ngay khi nhà khoa học khám phá ra chúng lại không (hay chưa) được. Con người ≠ Sự kiện tạo ra bởi con người đó. Mekong Bluesman 05:03, 17 tháng 7 2005 (UTC)


Trả lời Mekong Bluesman

Tôi xin phép dài dòng thêm một chút để mọi người hiểu tôi. Khác với trong toán học (và khác với Người chơi nhạc Blues trên thuyền dọc theo sông Mekong;-), xin lỗi!), không chống đối với tôi không có nghĩa là đồng ý (!), do vậy mà tôi nêu thêm một ít lý do sau đây cho việc tôi xin xóa nội dung bài này:

Một số phiếu chống xóa cho rằng nhân vật này đáp ứng đủ điều kiện để có một mục từ trong Wikipedia. Việc này tôi không chống, nhưng nội dung bài này không nói về nhân vật mà chủ yếu nói về vụ việc, không có số liệu và không trung lập vì vậy mà tôi đề nghị xóa nội dung đi, viết lại ở mục từ mới và xin cho thêm số liệu cũng như xin viết có tính chất trung lậphơn.

Nếu nói bài này chỉ viết về "vụ việc" chứ không viết về con người thì theo tôi biết trong Wikipedia tiếng Việt chưa có thống nhất về tiêu chuẩn cho một "vụ việc" hay một scandal, đủ để đưa lên Wikipedia. Scandal tôi biết nhiều lắm, tuần nào cũng có, không chỉ ở Việt Nam mà còn khắp trên thế giới. Vừa rồi một số người mẫu, diễn viên bị bắt vì tội dùng "thuốc lắc" (ma túy tổng hợp), scandal như vậy có đủ đưa lên không? Hay đang "nóng bỏng" nhất là vụ bê bối về điện kế điện tử ở Công ty điện lực tại Tp. HCM, có đáng đưa lên không? Trong lúc chưa có tiêu chuẩn đầy đủ cho một scandal như thế nào là đáng được viết lên Wikipedia thì tôi cũng đề nghị xóa nội dung của bài này, nếu nói là bài này viết về một scandal chứ không viết về một con người. Nếu để như thế này thì tuần nào cũng có một scandal được đăng lên Wikiepedia thì nó giống một tờ báo lá cải hơn là giống một bách khoa từ điển! Và cũng tốn thời gian của tất cả mọi người lại bàn cãi và bỏ phiếu cho từng scandal một! Phan Ba 11:12, 17 tháng 7 2005 (UTC)


Trả lời Nguyễn Hữu Dụng

Xin đừng gọi tôi là bác nghe nó "ghê" quá đi! Đã đi làm rồi thì tức là đồng nghiệp, anh tôi là xong. Tôi không câu nệ về cách xưng hô đâu. Còn nếu vẫn cảm thấy "khó chịu", vẫn muốn theo lối xưng hô của người Việt thì "kẹt lắm" kêu tôi bằng cậu cũng được vì tôi có đứa cháu gái, tốt nghiệp ĐH cũng khoảng 2-3 năm rồi, tức là khoảng cùng lứa tuổi với Nguyễn Hữu Dụng, nó gọi tôi là Cậu Ba, nghe nó thân mật và trẻ trung(!) hơn. Phan Ba 11:17, 17 tháng 7 2005 (UTC)

Ý kiến với anh Ba và anh Bluesman

Mỗi người đều có 1 nhận xét, đối với hai anh và nhiều người thì các record này không thích hợp để tồn tại nhưng vấn đề như em tôi chẳng hạn... nó ú ớ về mọi thứ nhưng lại hay hỏi cắc cớ... Đi chơi với bạn về không biết nghe đâu được hai chữ "Yến vi"...đem hỏi tui. Tui cũng ú ớ; ú ớ là vì "ai cũng biết sự kiện Yến Vi" nhưng chả ai mô tả đầy đủ khách quan và bảo đảm được tính giáo dục. Đúng là chúng ta thiếu nhiều đề tài quan trọng hơn nhưng hy vọng đừng vì thế mà xóa quách hết các đề tài khác sẳn có mà thay vào đó nếu có đủ thông tin thì mình viết ra cho đầy đủ còn... Cực chẳng đã, không có ai có đủ thông tin thì mới xóa vậy. Theo tôi một đề tài đã "qúa nhiều người biết thì nên có một mục trong từ điển để giải thích chớ không phải để quảng cáo. Dĩ nhiên, cái nhìn của chúng ta là giải thích chính xác nguyên do, diễn biến, và hậu qủa của sự kiện sao cho không gây ra cảm giác rằng "từ điển này tuyên truyền, hay khiêu gợi bậy bạ mà đây là chổ tin cậy để tra cứu mọi sự kiện từ Xã hội cho đến khoa hoc!" Cái đó thì hơi khó nhưng hy vọng sẽ làm được.

Làng Đậu

Làng Đậu viết ra đúng ý tôi. Sự thật thì tôi không biết Yến Vi là ai và Wikipedia Tiếng Việt là nơi đầu tiên tôi nghe đến "scandal Yến Vi". Nếu chúng ta đã dùng Google và kiếm thấy khá nhiều về "scandal Yến Vi" (và kiểm chứng đó không là lời đồn) thì nó đã đạt được một trong các lý do để được viết rồi. Vấn đề còn lại là phải có một người bắt đầu viết nó (cũng đã làm) và viết sao cho thích hợp với một từ điển bách khoa và thích hợp với Wikipedia (chưa làm).
Phan Ba nói là nếu chúng ta cho "scandal Yến Vi" vào thì chúng ta mở cửa cho làn sóng (open the floodgate) của các scandal khác và như thế làm giảm giá trị của Wikipedia Tiếng Việt. Tôi cũng biết là hàng ngày có rất nhiều scandal trên thế giới, cái nào cho vào, cái nào không cho vào? Câu hỏi đó đã được trả lời bằng số Google hit, bằng sự viết ra của ít nhất một người quan tâm và bằng sự bàn luận kéo dài cả tháng này.
Sự chấp nhận một sự việc (scandal hay không scandal) vào trong Wikipedia, theo ý tôi, không thể nào làm giảm giá trị của Wikipedia được (thí dụ, các bài viết về Đức Quốc Xã không làm Wikipedia thành một nơi đại diện cho sự thù ghét người Do Thái). Cái làm giảm, hay tăng, giá trị của Wikipedia là cách viết về các sự việc (scandal hay không scandal) đó.
Một lần nữa, tôi lập lại là chúng ta nên sửa bài Yến Vi thành một bài bao gồm các sự kiện đã xảy ra với một tính chất khách quan hơn (Đa phần người Việt khi biết thông tin này đã bị sốc trước cách sống... là bao nhiêu và họ có thật sự socked không hay cũng không thèm để ý như tôi... cho đến khi được hỏi) và hợp với tính chất rõ của một bách khoa hơn (phim ảnh chăn gối là gì).
Chính tôi có thể không sửa bài này vì tôi: 1. không biết gì về nó; và 2. không thích bỏ thời giờ làm những việc tôi không thích.

Mekong Bluesman 05:26, 18 tháng 7 2005 (UTC)

Có nên đưa đoạn film của Yến Vi lên đây không?

Hic, nghe các bán tranh luận về YV sao mà ghê gớm quá vậy, có cái gì đáng để mà tranh luận nhiều như vậy đâu. Nếu các bác vẫn muốn để cái này, em đề nghị tăng thêm phần hấp dẫn là post luôn đoạn clip đó lên đây, đằng nào cũng là tư liệu luôn.

Đồng thời nếu đã có YV thì tại sao không có thêm một từ nữa nói về cái ông Tòng đó nhỉ? Phải chăng sức hấp dẫn của con gái được ưu ái đưa lên hơn là con trai??

Tiephn 18:26, 18 tháng 7 2005 (UTC)

chính vì muốn cho có 1 từ điển thực sự hay ho, đầy đủ, xứng đáng cho người Việt mình dùng (trong đó có Tiephn) nữa đó nên mới có tranh luận. Nếu không chúng tui ở lấy thì giờ rảnh đi chơi cho phẻ thì giờ đây chắc gì bạn Tiephn có được chổ để đòi post mấy cái clip không mấy đạt tiêu chuẩn về chất lưọng trong nghĩa đen lẫn nghiã bóng như vầy! Hy vọng bạn nên thông cảm cho.8-)

Làng Đậu


Nhưng liệu có nên đưa Yến Vi vào cái từ điển này không? Chẳng quả là một người thường, gây ra một vụ như vậy và bị báo chí phanh phui, chứ trong thế giới ngầm thiếu quái gì thể loại này, cả đống diễn viên người mẫu kia kìa, chẳng nhẽ đưa hết lên?

Và liệu các danh nhân Việt Nam có thấy chạnh lòng khi mình thì chưa được đưa lên thế mà cái con ranh con kia nó đã được lên trước mình rồi không?

Tiephn 19:04, 18 tháng 7 2005 (UTC)

Tôi cũng đã xem thử về danh sách các nhân vật tích cực việt Nam chúng ta thiếu rất nhiêù thật đáng buồn là chưa có mấy các nhân vật như vậy trong từ điển mà đáng ra nó phải có mặt tại BKTT trước cả nhiều danh từ "chạy theo mode" khác như là "Lê Quý Đôn" "Phùng Khắc Khoan", "Hoàng Xuân Hãn", hay mới hơn như là "Ngô Bảo Châu", "Lê Bá Khánh Trình", "Lê Tự Quốc Thắng",.... Hy vọng rằng tác giả bài "Yến Vi" nếu có đọc qua phần thảo luận ở đây suy nghĩ thêm về thứ tự ưu tiên các "danh nhân" cần đưa vào tra cứu trong từ điển này mà giúp đỡ thì hay biết bao nhiêu. Hay chí ít giải thích giúp chữ "Hai Luá", "Ba xạo", "Ba Phải", "Ông Kẹ", "bà Chằng",.... Đây là nhỮng PHƯƠNG NGỮ vô cùng cần thiết nhưng chưa được nêu. Võ Quang Nhân 14:21, 20 tháng 6 2005 (UTC)
Đó là những gì tôi viết trước đây tôi vẩn không đổi ý.

Hoan hô Tiephn! Tiephn qua bên trang bỏ phiếu để bỏ phiếu thuận xóa bài Yến Vi đi: Wikipedia:Biểu quyết xoá bài#Yến Vi. Hiện nay là 5:5, thêm phiếu của Tiephn thì tôi hết sức hy vọng là cái bài này sẽ được xóa. Phan Ba 19:27, 18 tháng 7 2005 (UTC)

Danh nhân Việt Nam

Bài này có tác dụng mời mọi người viết thêm về danh nhân việt nam. Nếu ai thấy "chạnh lòng" thì nên viết danh nhân vào, thay vì xóa thông tin có ích khác đi.Trần Thế Trung 19:58, tháng 7 18, 2005 (UTC)


Đồng ý với bạn TTTrung, tôi cho rằng việc viết về các danh nhân và việc viết về Yến Vi hoàn toàn chẳng liên quan gì đến nhau cả. Nếu "ưu ái" danh nhân, xin các bạn hãy tìm thông tin và xây dựng khẩn cấp đi!

Xét về bản chất, đó là những mục từ, có giá trị ngang nhau. Việc mục từ nào "hay" hơn, "quan trọng" hơn là ở đánh giá của người tìm kiếm thông tin. Và chúng ta không nên hạn chế khả năng tra cứu thông tin này.

Về Yến Vi, tôi xin nói thẳng rằng nếu không nói về scandal, khó có điều gì đáng nói hơn. Sự nghiệp, khả năng đóng phim..vv...các mặt khác của Yến Vi đều tương đối nhạt nhòa, có nhắc tới thì nhắc nhưng chúng chưa có dấu ấn gì nhiều.


Có bạn sẽ thắc mắc scandal thì thiếu gì mà lại phải nhắc tới lắm thế, như tiephn vừa phản đối ở trên. Tôi thì nghĩ thế này, scandal bản chất của nó cũng là một sự kiện lắm người biết tới. Mà như vậy tốt xấu gì chưa nói tới vội, đã là sự kiện thì hoàn toàn đáng được nhắc tới. Lại nói về sự kiện Yến Vi. Theo tôi nó cũng là một sự kiện đáng nói ít nhất là trong lịch sử của thông tin đại chúng và luật pháp Việt Nam. Vì rằng:

-Lần đầu tiên; thu hút được nhiều sự quan tâm nhất, báo chí đã can thiệp sâu và chi tiết vào các việc có tính riêng tư. Theo như lời một nhà báo nói thì báo chí vào cuộc là do 1. nhu cầu thông tin từ người đọc, nhu cầu tất yếu. 2.Báo chí và ngôn luận đã cở mở hơn trong việc bình luận những chuyện "cấm kỵ" này.

- Về mặt pháp luật, nó dấy lên một lo ngại về chuyện phát tán thông tin cá nhân, bôi nhọ danh dự người khác. Đây cũng là một vấn đề đáng quan tâm. Nếu không có những sự kiện như Hồng Nhung, Yến Vi thì người ta sẽ không tự giật mình nhìn xem phần này của luật pháp vn đã hoàn thiện chưa. Tôi cũng thấy rằng việc Yến Vi có trong đường dây gái gọi cao cấp, và việc clip Yến Vi bị tung lên net mà không có sự đồng ý của cô ta là 2 việc khác nhau.


Mục từ Yến vi hiện tại của chúng ta đủ để đáp ứng bất kỳ ai thắc mắc "Yến Vi là gì " (Người tìm thông tin sẽ không tự hỏi: "Yến Vi là danh nhân nào" để mà thất vọng đâu).


Vì vậy sao lại xóa ?

"Tôi xin nhắc lại lần nữa, wikipedia là Bách khoa toàn thư, người ta rất cần nó để tra cứu mọi loại thông tin, xin đừng hạn chế khả năng tra cứu này.

Wikipedia không phải sách giáo khoa và bảng công thần, nên chúng ta không nên lọc các loại thông tin để đưa vào.

Ai đặt ra câu hỏi:Các danh nhân khác như Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương, Kim Lân,Nguyễn Chí Thanh...vv..sao chưa được nêu danh. Xin hãy hỏi lại chính mình. Wikipedia luôn đợi sự đóng góp từ các bạn.

là người viết câu hỏi; tôi đang đóng góp đây nhưng chỉ hạn chế trong hiểu biết chuyên môn ngộ nhỡ việt bậy mệt lắm. Làng Đậu.;.) (cười hơi méo 1 tí)

Cuối cùng, có cách gì hay hơn bỏ phiếu không ? Vì tôi có thể thuyết phục mấy người bạn cùng bỏ phiếu "chống" như tôi để trở thành số áp đảo đấy.

210.245.86.228 02:04, 19 tháng 7 2005 (UTC)


ThienHuong 02:08, tháng 7 19, 2005 (UTC)


ThienHuong, Đây là cố gắng của tôi trước đây đã được đa số thuận nhưng vẩn còn nhiều người thích vote cho nên cứ việc vote: chuẩn

Làng Đậu 02:23, 19 tháng 7 2005 (UTC)

hihi LD đang online à!

Hmmm...với những việc mà ko thể thỏa thuận, theo tôi cứ theo qui định mà làm. Theo Tiêu chuẩn đưa vào của wikipedia thì rõ ràng là không được xóa Yến vi;Đ

ThienHuong 02:26, tháng 7 19, 2005 (UTC)

Sorry, sửa xong cái link rồi Làng Đậu 02:30, 19 tháng 7 2005 (UTC)

Theo tôi, bài nay co quyền được tồn tại bời vì nó phù hợp với tiểu chuẩn của Wiki.Với tôi, nhũng thông tin "bác học" trong một trường hợp nào đó có giá trị thông tin tương tương với "Yến Vi" mà thôi. Chúng ta đang cung cấp thông tin và "Yến Vi" có một giá trị thông tin nhất định, vì vậy, tại sao lại xoá?!!!"210.245.71.198 02:49, 19 tháng 7 2005 (UTC)"

Quay lại trang “Yến Vi/Lưu 1”.