Thảo luận:Vụ phát tán video Senkaku năm 2010
Đây là trang thảo luận để thảo luận cải thiện bài Vụ phát tán video Senkaku năm 2010. Đây không phải là một diễn đàn để thảo luận về đề tài. |
|||
| Chính sách về bài viết
|
"Vụ phát tán video Senkaku năm 2010" là một bài viết chọn lọc của Wikipedia tiếng Việt. Bài viết, hoặc một phiên bản trước đây, đã được cộng đồng bình chọn là một trong những bài có chất lượng tốt và tiêu biểu của Wikipedia tiếng Việt. Nếu bạn có thể cập nhật hoặc nâng cao hơn nữa chất lượng của bài viết, xin mời bạn! |
Bài này thuộc phạm vi bảo hộ của các dự án Wikipedia sau: | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
Lượt xem trang hàng ngày của Vụ phát tán video Senkaku năm 2010 | |
Biểu đồ lẽ ra sẽ được hiển thị ở đây nhưng biểu đồ thống kê truy cập hiện đã tạm ngưng hoạt động.
Trong lúc chờ được kích hoạt lại, xem biểu đồ thống kê trực quan tại pageviews.wmcloud.org
|
Bài này có chứa một bản dịch của 尖閣諸島中国漁船衝突映像流出事件 từ ja.wikipedia. |
Khái niệm
sửa- Tư lệnh Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản là người đứng đầu tổ chức tại Nhật Bản.
- Sĩ quan trưởng Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản là người đứng đầu một vùng biển tại Nhật Bản, Nhật Bản có 11 vùng biển.--Nacdanh (thảo luận) 05:52, ngày 16 tháng 10 năm 2019 (UTC)
- Tương tự, giải thích bối cảnh, Nhật Bản xoay quanh trụ cột tam quyền phân lập (lập pháp, tư pháp, hành pháp độc lập) nên có thể thấy chính phủ Nhật Bản (hành pháp) không thể can thiệp vào quá trình công tố (tư pháp) cũng như chịu áp lực từ nhánh lập pháp (Chúng Nghị viện, Tham Nghị viện). Do đó, nếu có vướng mắc về cách vận hành hoặc câu hỏi vì sao chính phủ Nhật Bản không can thiệp vào quá trình điều tra so với Việt Nam đã được giải đáp. Thân mến. Hy vọng người đọc hiểu thêm về lịch sử cận đại Nhật Bản. Cá nhân tôi đã hoàn thiện bài viết về sự kiện này.--Nacdanh (thảo luận) 11:02, ngày 5 tháng 5 năm 2020 (UTC)
Quốc dân
sửaXin chào, tôi dùng "quốc dân" là theo cách gọi của người Nhật, không phải bối cảnh Việt Nam nên không dùng "nhân dân, người dân" để tránh trường hợp có người không hiểu rằng bối cảnh bài viết đang diễn ra tại Nhật Bản.Tương tự "dân chúng" là cách gọi của phía Trung Quốc.--Nacdanh (thảo luận) 06:43, ngày 25 tháng 4 năm 2020 (UTC)
Infobox
sửa@Nacdanh: Tôi định lưu trang nhưng lưu không được do bạn đang sửa :^)
Đây là những gì tôi định đưa vào infobox:
Tên bản ngữ | 尖閣諸島中国漁船衝突映像流出事件 |
---|---|
Giai đoạn | 21:00 (JST), 4 tháng 11 năm 2010 − 7:40, 5 tháng 11 năm 2010 |
Địa điểm | Một quán cà phê Internet tại thành phố Kobe, tỉnh Hyōgo, Nhật Bản |
Còn gọi là | Vụ phát tán video va chạm ngư thuyền Trung Quốc tại quần đảo Senkaku |
Loại hình | Rò rỉ thông tin an ninh quốc gia |
Nguyên nhân | Vụ va chạm tàu Senkaku năm 2010 |
Động cơ | Xem danh sách
|
Mục đích |
|
Hệ quả |
|
Điều tra | |
Bị tình nghi | Masaharu Isshiki (sĩ quan Lực lượng Bảo vệ bờ biển) |
Tội danh | Cáo buộc vi phạm nghĩa vụ bảo mật Đạo luật Công vụ Quốc gia |
Phán quyết | Hủy bỏ truy tố xét xử sĩ quan trưởng người Nhật và thuyền trưởng ngư thuyền Trung Quốc. |
{{Thông tin sự kiện | title = Vụ phát tán video Senkaku năm 2010 | image = | image_size = <!-- |image_upright= is preferred for most cases, see WP:IMGSIZE --> | caption = | native_name = 尖閣諸島中国漁船衝突映像流出事件 | native_name_lang = ja | time = | duration = 21:00 ([[JST]]), {{start date|2010|11|04}} − 7:40, {{end date|2010|11|05}} | location = Một quán [[cà phê Internet]] tại thành phố [[Kobe]], tỉnh [[Hyōgo]], [[Nhật Bản]] | coordinates = | also_known_as = Vụ phát tán video va chạm ngư thuyền Trung Quốc tại quần đảo Senkaku | type = Rò rỉ thông tin an ninh quốc gia | cause = [[Vụ va chạm tàu Senkaku năm 2010]] | motive = {{collapsible list|title={{nobold|''Xem danh sách''}}|bullets=yes|Cáo buộc cơ quan kiểm sát địa phương vi phạm pháp trị Nhật Bản|Cáo buộc [[chính phủ Nhật Bản]] can thiệp chính trị vào tư pháp|Bất mãn về tình hình thực tế an ninh lãnh thổ Nhật Bản|Mưu cầu quyền được biết của quốc dân Nhật Bản|Sự trỗi dậy của [[chủ nghĩa dân tộc Nhật Bản]].}} | target = {{unbulleted list|Công khai video ghi hình vụ va chạm ngư thuyền|Phản ánh tình hình an ninh lãnh thổ Nhật Bản trong bối cảnh [[tranh chấp quần đảo Senkaku]]|Xem xét lại vụ án truy tố thuyền trưởng ngư thuyền Trung Quốc}} | suspects = [[Masaharu Isshiki]] <small>(sĩ quan [[Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản|Lực lượng Bảo vệ bờ biển]])</small> | inquiries = {{unbulleted list|[[Sở Cảnh sát Thủ đô Tokyo]]|Cảnh sát [[Okinawa]]|[[Văn phòng Công tố khu vực Tokyo]]}} | charges = Cáo buộc vi phạm nghĩa vụ bảo mật [[Đạo luật Công vụ Quốc gia]] | outcome = {{unbulleted list|Căng thẳng [[quan hệ Nhật Bản–Trung Quốc]]|Tín nhiệm Nội các [[Kan Naoto]] sụt giảm}} | verdict = Hủy bỏ truy tố xét xử sĩ quan trưởng người Nhật và thuyền trưởng ngư thuyền Trung Quốc. | website = <!-- {{URL|example.com}} --> | notes = }}
Tôi nghĩ infobox chỉ nên chứa thông tin hàm súc và vắn tắt, bao quát nhất về đề tài. Các thông tin quá chi tiết sẽ gây khó hiểu cho người đọc khi không có đủ ngữ cảnh cần thiết, việc mà chỉ có khả năng nếu đọc nội dung bài. Bạn hãy cân nhắc nhé. Thân ái. --minhhuy (thảo luận) 07:30, ngày 8 tháng 5 năm 2020 (UTC)
- Cảm ơn Trần Nguyễn Minh Huy, tôi sẽ giản lược như vậy. cảm ơnh bạn.Nacdanh (thảo luận) 07:41, ngày 8 tháng 5 năm 2020 (UTC)
- Trần Nguyễn Minh Huy, Bài còn nguồn [67] và [78] của Jiji Press bị chết link, không biết có cahc snaof cứu link này không, tiện hỏi liệu bạn có thể đang tải giúp một số hình ảnh vụ va chạm hoặc hình ảnh một số bên liên quan lên wiki được không. Cảm ơn đã chỉ dẫn.Nacdanh (thảo luận) 07:45, ngày 8 tháng 5 năm 2020 (UTC)
- @Nacdanh: Hiện tại tôi chỉ tìm được liên kết lưu trữ cho chú thích số 78 tại [1] (bản tin từ thông tấn xã Jiji được Yahoo Japan dẫn lại). Chú thích 67 rất tiếc tôi không thể tìm được nguồn, và cả thông tin trích dẫn nguyên văn câu nói của hai cựu bộ trưởng cũng không thể tìm ra được ở bất cứ đâu trên Internet. Các hình ảnh về vụ việc (như chính bạn cũng có thể tìm thấy chỉ qua báo mạng) đều là hình giữ bản quyền nên không thể sử dụng hợp lý trong bài viết này (có thể sử dụng hợp lý trong bài về vụ va chạm). --minhhuy (thảo luận) 08:35, ngày 8 tháng 5 năm 2020 (UTC)
- Trần Nguyễn Minh Huy, Bài còn nguồn [67] và [78] của Jiji Press bị chết link, không biết có cahc snaof cứu link này không, tiện hỏi liệu bạn có thể đang tải giúp một số hình ảnh vụ va chạm hoặc hình ảnh một số bên liên quan lên wiki được không. Cảm ơn đã chỉ dẫn.Nacdanh (thảo luận) 07:45, ngày 8 tháng 5 năm 2020 (UTC)
- Cảm ơn Trần Nguyễn Minh Huy, tôi sẽ giản lược như vậy. cảm ơnh bạn.Nacdanh (thảo luận) 07:41, ngày 8 tháng 5 năm 2020 (UTC)
- Trần Nguyễn Minh Huy, cảm ơn sự giúp đỡ, mong rằng bạn có thể dành đôi chút thời gian xem sơ qua bài giúp, do tên một số cơ quan tại Nhật Bản chưa có trong văn bản ngoại giao tiếng Việt nên đôi khi chuyển ngữ có thể sai khác hoặc chưa chính xác, hoặc một số điển tích điển cố/chơi chữ tiếng Nhật mà tôi có thể chưa nắm rõ, nếu có thể mong bạn thư thả xem qua. Bạn thấy bài viết này nên bổ sung thêm gì để đạt bài viết chọn lọc. Thông tin của nguồn [67] nếu không tìm thấy thì có nên xóa đi? hay sẽ giải thích do sự kiện (xảy ra năm 2010) cách đây 10 năm nên không thể tìm được nguồn lưu trữ?. Cảm tạ sự giúp đỡ.Nacdanh (thảo luận) 09:18, ngày 8 tháng 5 năm 2020 (UTC)
- Ngoài ra "Sở Cảnh sát Thủ đô Tokyo" so với "Sở Cảnh sát Đô thị" thì tên gọi nào chính xác? Cục Cảnh sát Quốc gia, Cục Điều tra Tình báo, Tư lệnh Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản, tôi đang phân vân.Nacdanh (thảo luận) 09:44, ngày 8 tháng 5 năm 2020 (UTC)
- @Nacdanh: Tôi sẽ cố gắng thu xếp và chỉnh lý qua văn phong hay các yêu cầu chuyên môn ngôn ngữ trong quá trình bài được đánh giá CL. Với nguồn số 67, do đây là bài chọn lọc, yêu cầu về nguồn chất lượng rất cao, phần cần nguồn lại là trích nguyên văn lời của một chính trị gia nên theo tôi không nên qua loa, cần loại bỏ nếu không còn khả năng kiểm chứng (đặt trường hợp tôi là một độc giả, sẽ thấy bán tính bán nghi khi không hề có bất cứ thông tin nào trên Internet ghi nhận hai bộ trưởng đã từng nói như vậy).
- Tôi chọn dịch là "Sở Cảnh sát Thủ đô Tokyo", bởi đây là một tổ chức an ninh đặc biệt chỉ có tại thủ đô (vai trò và quyền hạn của Sở Cảnh sát Thủ đô cao hơn hẳn các cơ quan cùng cấp ở các tỉnh khác). Tôi nhận thức rằng không phải luôn luôn nên bám sát dịch từng chữ tên danh từ riêng của tiếng Nhật, bởi có những thuật ngữ người nói tiếng Nhật vừa nghe sẽ hiểu (như từ 警視 chỉ dành riêng cho cảnh sát Tokyo mà thôi chứ không phải đô thị nào cũng dùng được), nhưng người nói tiếng Việt thì không. Hơn nữa tên chính thức tiếng Anh của tổ chức này cũng là "Tokyo Metropolitan Police Department", tức là họ muốn quốc tế nói chung biết đến họ bằng tên như vậy, thì ta nên có sự cân nhắc (ở đây không phải "sính Anh hơn Nhật
:^)
). 「警察庁」 nên dịch như bạn là Cục Cảnh sát quốc gia, còn 「公安調査庁」 nên dịch là Cục Điều tra Công an (khái niệm "công an" là chỉ một bộ phận trực thuộc bộ Tư pháp, họ không liên quan gì đến "cảnh sát" của chính quyền tỉnh như Sở Cảnh sát Tokyo, "cảnh sát" của Cục Cảnh sát quốc gia hay bộ phân "công an" của viện kiểm sát). Tư lệnh Lực lượng Bảo vệ bờ biển là từ đúng, tôi không có ý kiến gì. --minhhuy (thảo luận) 14:55, ngày 8 tháng 5 năm 2020 (UTC)
- Ngoài ra "Sở Cảnh sát Thủ đô Tokyo" so với "Sở Cảnh sát Đô thị" thì tên gọi nào chính xác? Cục Cảnh sát Quốc gia, Cục Điều tra Tình báo, Tư lệnh Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản, tôi đang phân vân.Nacdanh (thảo luận) 09:44, ngày 8 tháng 5 năm 2020 (UTC)
- Trần Nguyễn Minh Huy, trong bài này nên dùng "Căn cứ Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản vùng 1" hay "Phân khu Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản vùng 1". Mong bạn cho ý kiến.Nacdanh (thảo luận) 10:16, ngày 5 tháng 6 năm 2020 (UTC)
- @Nacdanh: Tôi nghĩ "phân khu" hợp hơn. Ban đầu tôi dùng từ căn cứ là để liên hệ với các căn cứ hải quân của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản (JMSDF), nhưng tính chất và chức năng của JMSDF và JCG là hoàn toàn khác nhau, nên tránh các từ ngữ có thể gây hiểu lầm. --minhhuy (thảo luận) 10:29, ngày 5 tháng 6 năm 2020 (UTC)
- Cảm ơn ý kiến của bạn.--Nacdanh (thảo luận) 10:41, ngày 5 tháng 6 năm 2020 (UTC)
- @Nacdanh: Tôi nghĩ "phân khu" hợp hơn. Ban đầu tôi dùng từ căn cứ là để liên hệ với các căn cứ hải quân của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản (JMSDF), nhưng tính chất và chức năng của JMSDF và JCG là hoàn toàn khác nhau, nên tránh các từ ngữ có thể gây hiểu lầm. --minhhuy (thảo luận) 10:29, ngày 5 tháng 6 năm 2020 (UTC)
Hai nguồn chết
sửaPhiền bạn Trần Nguyễn Minh Huy xem xét hai nguồn chết này, nếu không cứu được thì đành chịu. Cảm ơn bạn. Nếu bạn có thể dành chút thời gian ít ỏi xem qua thì quả thật rất cảm kích. Cảm ơn sự giúp đỡ tận tình.
- Sau cuộc họp nội các ngày 5 tháng 11, Bộ trưởng Nội vụ và Truyền thông Katayama Yoshihiro nói 'tôi muốn thật cẩn trọng để Bộ Nội vụ và Truyền thông không xảy ra chuyện như vậy', Bộ trưởng Giáo dục, Văn hoá, Thể thao, Khoa học và Công nghệ Takaki Yoshiaki 'vấn đề là có nên công khai video đầy đủ tại quốc hội hay không, tôi thực sự kinh ngạc về những điều đã xảy ra'.[1] Bộ trưởng Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Kano Michihiko nói 'thực tế là chúng tôi đang điều tra, tôi tự hỏi liệu có một câu chuyện nào đó đến từ Chánh Văn phòng Nội các hoặc Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản hay không', Bộ trưởng Môi trường Matsumoto Ryū bày tỏ 'tôi chưa nhìn thấy video bao giờ, tôi không thể nói bất cứ điều gì'.[2]
- Trân trọng cảm ơn bạn.--Nacdanh (thảo luận) 18:35, ngày 9 tháng 5 năm 2020 (UTC)
- Nguồn đầu tiên như đã nói ở trên, tôi không thể tìm ra liên kết lưu trữ, cũng không có thông tin nào như vậy còn tồn tại trên Internet để làm liên kết dự phòng. Nguồn thứ hai, theo tôi tìm hiểu ở ja.wp thì ngay từ đầu đã không có url nào dẫn về bài báo trên FNN, nên cũng không thể truy ra manh mối. Những thông tin không nguồn tôi cho rằng chỉ có thể xóa đi mà thôi. --minhhuy (thảo luận) 08:53, ngày 10 tháng 5 năm 2020 (UTC)
Tham khảo
- ^ “「びっくりした」「検証を」=閣僚発言相次ぐ-映像流出” [Các bộ trưởng lần lượt nhận xét 'xác nhận', 'kinh ngạc']. Jiji Press (bằng tiếng Nhật). 5 tháng 11 năm 2010. Truy cập ngày 5 tháng 11 năm 2010.
- ^ “尖閣沖中国漁船衝突映像流出 仙谷官房長官「現在調査中という報告を受けている」” [Chánh Văn phòng Nội các Sengoku Yoshito 'chúng tôi đã nhận được báo cáo từ cuộc điều tra hiện tại' về phát tán video va chạm tàu cá Trung Quốc]. Fuji News Network (bằng tiếng Nhật). 5 tháng 11 năm 2010.
|url=
trống hay bị thiếu (trợ giúp);|ngày truy cập=
cần|url=
(trợ giúp)
Cải thiện
sửaCảm ơn Minh Huy đã giúp đỡ cải thiện bài viết. Cảm ơn bạn đã thêm một số tiền tố/hậu tố, bối cảnh sĩ quan sengoku (khi dùng bí danh, khi thừa nhận, sau khi thừa nhận), sự đồng bộ Sở Cảnh sát Okinawa với Sở Cảnh sát Thủ đô, chỉnh một số câu sáng nghĩa hơn (thú thực một số câu tôi đã để Hán-Việt do chưa biết từ tương đương trong tiếng Việt). Đồng thời, thừa nhận sai xót khi 23 sĩ quan chỉ huy 11 vùng bị cảnh cáo => được sửa thành vùng 11 (một sai sót khá nghiêm trọng). Thừa nhận có đôi chút cảm tình với sĩ quan sengoku. Tôi cũng hơi ngờ ngờ về "Bản bộ", "Tổng bộ",... khi dịch sang tiếng Việt vẫn có nghĩa tương đương á. Cảm ơn bạn.--Nacdanh (thảo luận) 04:51, ngày 11 tháng 5 năm 2020 (UTC)
Đề xuất diễn đạt
sửaĐề xuất một số diễn đạt với Nacdanh. Do tôi "đọc hiểu" nên có thể khác với cách dịch sát của bạn, đặc biệt trong những câu trích dẫn. Bạn xem xét nếu thấy hữu ích. Cũng xin lỗi vì bài dài nên không liệt kê tất cả cùng một lúc, nếu bạn thấy OK thì hi vọng tôi có thể tiếp tục (khi có thời gian hơn chút).Lcsnes (thảo luận) 04:07, ngày 20 tháng 5 năm 2020 (UTC)
- cũng có thể xem và sao lưu tự do=> tự do tiếp cận và sao chép.
- Đã sửa
- hiện do Nhật Bản kiểm soát => không sai nhưng đề xuất bỏ “hiện”, hoặc thay bằng “khi đó” cho khớp vào thời điểm nói đến 2010, Nhật vẫn quản lý từ đó đến nay
- Đã sửa => khi đó
- Tôi thấy nên bỏ cả "hiện" lẫn "khi đó" hoặc thay bằng một từ khác thích hợp hơn, bởi "khi đó" mang lại cảm giác "hiện giờ" Nhật Bản không còn kiểm soát quần đảo này nữa. --minhhuy (thảo luận) 04:53, ngày 20 tháng 5 năm 2020 (UTC)
- Đã sửa => do Nhật Bản kiểm soát và
- Tôi thấy nên bỏ cả "hiện" lẫn "khi đó" hoặc thay bằng một từ khác thích hợp hơn, bởi "khi đó" mang lại cảm giác "hiện giờ" Nhật Bản không còn kiểm soát quần đảo này nữa. --minhhuy (thảo luận) 04:53, ngày 20 tháng 5 năm 2020 (UTC)
- Đã sửa => khi đó
- , bốn người Nhật => chuyển thành chấm câu vì chuyển sang một động thái khác từ phía Trung
- Đã sửa
- không dự định sẵn kế hoạch, không thiệt hại về người: không lập kế hoạch [va chạm] trước=> hoặc thoát ý: không ủ mưu (âm mưu) từ trước, không dự định [va chạm] từ trước.
- Đã sửa => không ủ mưu [va chạm] từ trước
- không thiệt hại về người=> “không gây thiệt hại về người”
- Đã sửa
- được biên tập thành 6 phút 50 giây công khai trước 30 nghị sĩ => “biên tập” công khai hay là video sau khi biên tập (cắt) được chiếu công khai cho 30 người xem?
- Đã sửa => một video dài hai tiếng sau khi biên tập cắt giảm thành 6 phút 50 giây được chiếu công khai trước 30 nghị sĩ
- Nội dung ghi hình lại=> động từ “ghi hình” dường như không thích hợp
- Đã sửa => Nội dung các video ghi hình lại diễn biến
- khi không hài lòng => bỏ “khi”
- Đã sửa => tỏ ra không hài lòng
- xác tín để tin => tín và tin ở đây cùng một nghĩa=> 故意に流出させた確信犯だろう có đủ thuyết phục để tin rằng.. , hoặc ngắn gọn “ Có thể tin rằng…”
- Đã sửa => Có lẽ đủ thuyết phục để tin rằng
- bị phá bỏ khi cá nhân => "phá vỡ" như trong đoạn đầu
- Đã sửa
- trực tiếp truyền tải đến công chúng => truyền tải thông tin trực tiếp đến công chúng
- Đã sửa
- phán quyết có tội hay không có tội => vô tội. Câu này chưa rõ nghĩa lắm, sức ép từ kết quả phán quyết hay là “sức ép (dư luận xã hội) không đồng tình với phán quyết”?
- Đã sửa => dẫn đến nguy cơ người thổi còi và hành vi phát tán thông tin bí mật tái diễn thường xuyên do sức ép công luận giữa các phán quyết có tội hay công lý chính trực. => diễn giải: công luận về phán quyết luật định và ý chí công lý cá nhân (theo cách hiểu của tôi khi đọc tài liệu đó)
- yêu cầu cấp phép nhật trình => yêu cầu cung cấp nhật trình
- Đã sửa, diễn giải thêm YouTube cấp phép thuật toán thì bên tư pháp Nhật Bản mới truy vấn được, đã sửa => cung cấp
- trích suất (摔) => trích xuất (出) không biết cái nào đúng???
- Đã sửa => lỗi chính tả tiếng Việt
- xuất trình chứng từ cho thấy bản thân là một sĩ quan => xuất trình giấy tờ chứng minh bản thân là một sĩ quan
- Đã sửa Hán Việt => Thuần Việt
- thừa nhận mình phát tán video với thượng cấp => thừa nhận với thượng cấp rằng mình đã phát tán video (tránh hiểu nhầm rằng ông này với thượng cấp của mình cùng đi phát tán (^_^) (cùng câu này, liệu bỏ “dấu phảy” trước chữ “và”?)
- Đã sửa
- sao ra ngoài bằng USB => sao ra USB
- Đã sửa
- đảo lộn công luận => ồn ào dư luận (“công luận” không sai, nhưng có vẻ giờ đây hay dùng “dư luận [công chúng]” hơn, nhưng nếu là “công” trong “phép công” thì giữ nguyên)
- Ý kiến "đảo lộn" dịch sát nghĩa theo lời nhân vật, "công luận" cũng theo sát lời nhân vật, tạm hiểu "luận" = luận bàn, "công" = công chúng/công chức/công bình/... khá mơ hồ từ công trong ngữ cảnh nên tôi đã giữ nguyên theo bối cảnh luôn. Hy vọng hoàn nguyên.
- Đã sửa => "đảo lộn" = náo động (騒がせ = đảo lộn/náo động). Diễn giải: Tôi bày tỏ lời xin lỗi chân thành vì vụ việc làm náo động công luận và gây phiền hà lớn đến nhiều người
- Ý kiến "đảo lộn" dịch sát nghĩa theo lời nhân vật, "công luận" cũng theo sát lời nhân vật, tạm hiểu "luận" = luận bàn, "công" = công chúng/công chức/công bình/... khá mơ hồ từ công trong ngữ cảnh nên tôi đã giữ nguyên theo bối cảnh luôn. Hy vọng hoàn nguyên.
- những đánh giá coi trọng hành vi => chưa rõ
- Đã sửa => những đánh giá tư pháp. Diễn giải: những người bên tư pháp (phán quyết/tuyên án) coi trọng hành vi đó
- trước đó và sau thời điểm đó => trước và sau đó, trước và sau thời điểm đó
- Đã sửa => trước và sau thời điểm đó
- Trạng thái sau lệnh dừng tàu => thêm chữ “Ghi hình” cho giống với còn lại
- Đã sửa
- ưu điểm và nhược điểm => ưu nhược điểm
- Đã sửa
- ác tâm => ác ý (nhưng có thể giữ nguyên để khỏi lặp trong “ác tâm có chủ ý”)
- Ý kiến như chính bạn đã giải thích, và tâm trạng khi đó của tôi
- cuộc duy tân nữ giới lớn tất yếu mọi nơi => không rõ
- ? nhờ Trần Nguyễn Minh Huy xem qua giúp về câu từ.
- Đã sửa => cuộc duy tân nữ giới lớn. Diễn giải: bạn có thể đọc ở đây về duy tân nữ giới, bắt đầu từ thời Minh Trị Xã hội Nhật Bản
- ? nhờ Trần Nguyễn Minh Huy xem qua giúp về câu từ.
- công bố khai video => công bố hay công khai?
- Đã sửa, lỗi => công khai
- Đạo luật Công vụ Quốc gia với những hình phạt => bỏ những, hoặc dịch thoát ý tên đạo luật này
- Đã sửa rõ ràng vi phạm Đạo luật Công vụ Quốc gia với hình phạt thích đáng
- xác nhận tội phạm => xác nhận (là) phạm tội
- Đã sửa => tương đương với việc xác nhận [là] tội phạm. Diễn giải: nhấn mạnh chủ thể "sĩ quan" (tội phạm), không nói về "phạm tội" (hành vi định vị). Nếu anh ta bị bắt thì khẳng định rằng tài liệu phát tán của anh ta chính là bí mật quốc gia.
- bộ phận thực thi hành pháp => bộ phận hành pháp (đã mang nghĩa thực thi)
- Đã sửa
- một phần đông áp đảo những người khỏe mạnh=> không rõ, có lẽ do từ “khỏe mạnh”
- ? "khỏe mạnh" => nói bóng gió về những người không có vấn đề về nhận thức. Lcsnes có thể sửa trực tiếp câu đó giúp cho dễ hiểu, hiện tại tôi chưa biết cách sửa.
- Đã sửa => "khỏe mạnh" = minh mẫn. Diễn giải: tôi tin rằng có một phần đông áp đảo những người minh mẫn muốn xử trí và giải quyết công minh
- ? "khỏe mạnh" => nói bóng gió về những người không có vấn đề về nhận thức. Lcsnes có thể sửa trực tiếp câu đó giúp cho dễ hiểu, hiện tại tôi chưa biết cách sửa.
- nếu phát tán tài liệu điều tra ở một nơi nào đó => khi tài liệu điều tra bị phát tán
- Đã sửa
- trách nhiệm hành chính và giám sát chung ở nhiều nơi, cho dù ở Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản hay Cục Thuế Quốc gia (NTA)=> câu này một là thiếu vị ngữ chính hoặc một trợ từ cho trách nhiệm hành chính
- Đã sửa => Trách nhiệm hành chính và giám sát chung ở nhiều vị trí, Lực lượng Bảo vệ bờ biển hay Cục Thuế Quốc gia (NTA) cũng như vậy
- người đứng đầu tổ chức được bổ nhiệm=> người được bổ nhiệm đứng đầu tổ chức
- Đã sửa
- Cho dù bạn là một nạn nhân hay một thủ phạm => Cho dù là nạn nhân hay thủ phạm (chủ thể “bạn” được nhắc ở vế chính)
- Đã sửa
- quản lý lưu trữ video nghiêm ngặt đã được thực hiện => (việc, quy trình) quản lý lưu trữ video được thực hiện nghiêm ngặt (hoặc “việc lưu trữ video được quản lý nghiêm ngặt”)
- Đã sửa => quản lý lưu trữ video được thực hiện nghiêm ngặt
- cuộc điều tra theo hướng cáo buộc hình sự có thể được xem xét => có thể xem xét một điều tra (tiếp) theo hướng cáo buộc hình sự => có thể xem xét một cuộc điều tra hình sự
- Đã sửa => có thể xem xét một điều tra (tiếp) theo hướng cáo buộc hình sự
- Video này không có nghĩa là Bộ Tư pháp không có sự liên quan => [Vụ phát tán] Video này có liên đới trách nhiệm đến Bộ Tư pháp => hoặc Bộ tư pháp không thể phủ nhận trách nhiệm liên quan đến các video (bị) phát tán này.
- Đã sửa => Video [phát tán] có liên đới trách nhiệm đến Bộ Tư pháp
- nếu tình báo chính phủ => nếu tin tức tình báo chính phủ
- Đã sửa
- là không đổi => không có gì thay đổi
- Đã sửa
- năng lực quản trị khủng hoảng cẩu thả=> “cẩu thả” có vẻ không hợp khi gán cho “năng lực”
- Đã sửa => năng lực quản trị khủng hoảng
- video sẽ bị phát tán theo cách thức đó >< video được phát tán theo cách nào=> ông này đang nói “cách thức đó” (bị) mà ông biết với “cách nào” (được) mà ông chưa biết ???=> có lẽ ý đầu nên sửa như sau: tôi nghĩ trong xã hội thông tin, việc phát tán video như vậy (sớm muộn) chắc chắn xảy ra. Ý sau thì giữ nguyên
- Đã sửa => tôi nghĩ trong xã hội thông tin, việc phát tán video như vậy (sớm muộn) chắc chắn xảy ra. Tôi nghĩ rằng video có lẽ là có thật, tôi quan tâm đến việc video được phát tán theo cách nào, tôi muốn chờ báo cáo
- trường hợp Maehara Seiji thì không phù hợp để nhận phát ngôn từ tôi => tôi không phù hợp để phát ngôn về trường hợp Maehara Seiji => hoặc Phát ngôn về trường hợp Maehara Seiji không nằm trong thẩm quyền (trách nhiệm) của tôi.
- Đã sửa => Phát ngôn về trường hợp Maehara Seiji không nằm trong thẩm quyền (trách nhiệm) của tôi
- mặc dù có trách nhiệm => mặc dù [Maehara Seiji] có trách nhiệm
- Đã sửa
- Đó là vấn đề về suy nghĩ và đưa ra quyết định => Đó là vấn đề cá nhân tự suy nghĩ và tự đưa ra quyết định. (ám chỉ ông Maehara Seiji???]
- Đã sửa, đúng là ông ấy hoặc một vài ông khác nữa, tôi không rõ, kiểu nói chung chung. Bối cảnh khi đó của sự việc lại trùng thời điểm cải tổ nội các, thẩm quyền chồng chéo giữa thành viên nội các cũ và thành viên nội các mới của Kan Naoto.
- xem video theo cách giới hạn và ức chế => không hiểu “cách giới hạn và ức chế” là xem như thế nào?
- Ý kiến giới hạn kiểu có 30 người thôi, không rộng rãi toàn bộ nghị sĩ hoặc đáng lẽ 2 giờ thì còn 6 phút, ức chế chắc là do tâm lý bị "giới hạn" hoặc công chúng không được biết, hoặc ức chế vì các đảng đối lập công kích.
- sẽ gây mất lòng tin ngay lập tức => [vụ việc này] sẽ gây mất lòng tin ngay lập tức (nếu không thì sẽ ngầm hiểu chủ ngữ là “video này”)
- Đã sửa
- như video mà tôi đã xem trong khoảng 6 phút => như trong video khoảng 6 phút mà tôi đã xem
- Đã sửa
- những điều không xuất hiện ở Nagatachō đã bị phát tán ra thế giới => có thể thêm giải thích cho “những điều không xuất hiện ở Nagatachō” để hiểu ý lãnh đạo Đảng Dân Chủ đang nhắm đến điều gì?
- Đã sửa => những điều cơ mật ở Nagatachō đã bị phát tán ra thế giới
- Cần tìm thủ phạm triệt để => cần triệt để tìm ra thủ phạm
- Đã sửa, đã xóa vì chỉ là bức dọc và đương nhiên điều tra
- nên điều tra đồng phạm (có hoặc không) và bối cảnh => nên điều tra đồng phạm (nếu có) và bối cảnh [phạm tội]
- Đã sửa, đã xóa vì chỉ là bức dọc và đương nhiên điều tra
- tôi không rõ nơi đã phát tán, những gì đã xảy ra trên internet là một tình huống nghiêm trọng về bảo mật tình báo => thêm “nhưng”, bỏ bớt 1 “đã”
- Đã sửa
- Fujii Hirohisa nói rằng => bỏ “rằng”
- Đã sửa
- chúng ta phải tiến hành một cuộc điều tra nghiêm túc. Chúng tôi phải xem xét lại => “chúng tôi” phía sau có giống “chúng ta” phía trước hay khác?
- Đã sửa
- nếu một công chức quốc gia tiết lộ một bí mật quan trọng, đó là một vấn đề đối với hệ thống bảo mật quốc gia. => bỏ bớt “một”
- Đã sửa
- Vấn đề video là quan trọng nhưng khác biệt so với thiết lập [đề xuất ngân sách] sửa đổi => chưa rõ ý
- ? nhờ Trần Nguyễn Minh Huy xem qua sửa đổi ngân sách về gì giúp, tôi nghĩ nâng giảm ngân sách các loại quỹ quốc gia chung chung, vấn đề này cũng xuất hiện tại mục "đảng đối lập"
- chính sách phi công khai => chính sách không công khai
- Đã sửa
- vụ án bắt giữ là biện pháp => bỏ chữ “bắt giữ” hoặc “án”, thay “biện pháp” bằng “hành động”
- Đã sửa => Hành động phơi bày bằng chứng trong vụ án [ngư thuyền] rất không đúng pháp quy
- những đúng đắn về pháp quy => tiêu chuẩn về pháp quy
- Đã sửa
- tất cả đã chấm dứt nồng ấm => không rõ ý
- Đã sửa => đó là thủ tục tư pháp, đã hết nồng ấm [với Trung Quốc]. Đã cắt gọn
- vì vậy tôi nghĩ rằng chúng tôi phải chịu trách nhiệm ở đâu đó, nhưng cách thức chịu trách nhiệm phụ thuộc vào điều gì. Một lần nữa, điều này sẽ không được tiết lộ. Một ai đó phải chịu trách nhiệm ở đâu đó. Tôi không biết đó là ai, tuy nhiên nếu muốn kết thúc nó, tôi nghĩ tôi phải làm rõ trách nhiệm của mình ở đâu đó => nếu định nhấn mạnh sự quanh co của ông này thì có thể giữ nguyên, còn nếu do cách dịch thì xem lại.
- ? nhờ Trần Nguyễn Minh Huy hoặc Lcsnes sửa giúp cho gọn vậy. Tôi chưa biết sửa thế nào. Bạn cứ sửa trực tiếp vào bài vì nhắn thế này sẽ mất thời gian, hiệu quả công việc không cao. Thực ra, tôi cũng đang soát lại. Mong bạn cứ sửa trực tiếp.--Nacdanh (thảo luận) 08:54, ngày 20 tháng 5 năm 2020 (UTC)
- Lcsnes, cảm ơn sự quan tâm quý báu của bạn, do thời gian đang eo hẹp, được ý nào tôi sẽ tích dần dưới từng góp ý/chỉ dẫn của bạn.Nacdanh (thảo luận) 04:10, ngày 20 tháng 5 năm 2020 (UTC)
- Lcsnes, bạn có thể sửa trực tiếp vào bài, vì tôi cũng đang sửa, do chư có thời gian, mong bạn cứ sửa trực tiếp trong bài. Cảm ơn bạn.Nacdanh (thảo luận) 06:24, ngày 20 tháng 5 năm 2020 (UTC)
- Nacdanh, tôi đã đọc và thử sửa 1 ít tiếp theo, mong đúng ý bạn, chỗ nào sai thì bạn cứ chỉnh lại nhé. Link chú thích này đã chết http://mainichi.jp/select/seiji/news/20101106ddm003040118000c.html (archive cũng vậy) nên không rõ "thất bại ngoại giao tự thua"=> "tự thất bại ngoại giao" có đúng với gốc không.Lcsnes (thảo luận) 17:39, ngày 23 tháng 5 năm 2020 (UTC)
- Lcsnes, Bạn cứ chính sửa, như vậy là quý lắm rồi. Thú thực, tôi hơi buồn khi không có mấy thành viên quan tâm bài viết. Về phần cá nhân, tôi vẫn sửa đổi thêm nếu thời gian cho phép. Xin cảm ơn bạn vì sự giúp đỡ nhệt thành này.Nacdanh (thảo luận) 18:34, ngày 23 tháng 5 năm 2020 (UTC)
- Chia vui với Nacdanh và Trần Nguyễn Minh Huy đã tạo ra bài viết đặc biệt này. Một ngọn đèn thì không che khuất được.Lcsnes (thảo luận) 00:21, ngày 8 tháng 6 năm 2020 (UTC)
- @Lcsnes: Bài hoàn toàn do bạn Nacdanh khởi tạo và phát triển phần lớn, tôi chỉ đóng góp hoàn thiện một phần nhỏ trong một đoạn nội dung cũng rất nhỏ so với dung lượng đồ sộ của bài
:^)
--minhhuy (thảo luận) 03:32, ngày 8 tháng 6 năm 2020 (UTC)- Cảm ơn bạn đã động viên, thú thực mục đích để đạt BVCL không ngoài gì khác nhằm giới thiệu trên trang chính (vì hiện tại giao diện tiếng Việt không có mục BVT trên trang chính, như đã thảo luận về cập nhật giao diện). Bài viết vẫn còn nhiều thiếu xót, được hai bạn quan tâm và giúp bài hoàn thiện hơn, cá nhân tôi rất cảm kích. Hy vọng trong tương lai, bài tiếp tục được cải thiện và trau truốt hơn nữa.Nacdanh (thảo luận) 03:51, ngày 8 tháng 6 năm 2020 (UTC)
- @Lcsnes: Bài hoàn toàn do bạn Nacdanh khởi tạo và phát triển phần lớn, tôi chỉ đóng góp hoàn thiện một phần nhỏ trong một đoạn nội dung cũng rất nhỏ so với dung lượng đồ sộ của bài
- Chia vui với Nacdanh và Trần Nguyễn Minh Huy đã tạo ra bài viết đặc biệt này. Một ngọn đèn thì không che khuất được.Lcsnes (thảo luận) 00:21, ngày 8 tháng 6 năm 2020 (UTC)
- ? nhờ Trần Nguyễn Minh Huy hoặc Lcsnes sửa giúp cho gọn vậy. Tôi chưa biết sửa thế nào. Bạn cứ sửa trực tiếp vào bài vì nhắn thế này sẽ mất thời gian, hiệu quả công việc không cao. Thực ra, tôi cũng đang soát lại. Mong bạn cứ sửa trực tiếp.--Nacdanh (thảo luận) 08:54, ngày 20 tháng 5 năm 2020 (UTC)
Việt hóa
sửa- ... là một vụ phát tán các video ghi hình vụ va chạm tàu Senkaku năm 2010 trên mạng chia sẻ YouTube, gây ra bởi một sĩ quan trưởng của.., từ gây ra bởi được hiểu sao vậy? ông này thực hiện việc phát tán có đúng không?Prof. Cheers! (thảo luận) 00:32, ngày 9 tháng 7 năm 2020 (UTC)
- Vâng, đúng như vậy. Nếu bạn thấy tối nghĩa, bạn có thể sửa lại để dễ hiểu theo ngữ pháp tiếng Việt.--Nacdanh (thảo luận) 17:18, ngày 9 tháng 7 năm 2020 (UTC)