Thảo luận:Vụ án Tống Văn Sơ

Bình luận mới nhất: 3 năm trước bởi DHN trong đề tài Nguồn mới
Dự án Lịch sử
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Lịch sử, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Lịch sử. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
BVTBài viết đạt chất lượng bài viết tốt.
Trung bìnhBài viết được đánh giá tương đối quan trọng.

Nguồn tự xuất bản

sửa

@Ltncanada: Xlibris là một nhà xuất bản dành cho các tác giả tự bỏ tiền ra in, cho nên được xem là nguồn tự xuất bản. Nên tránh sử dụng nguồn này. NHD (thảo luận) 00:50, ngày 5 tháng 6 năm 2020 (UTC)Trả lời

@DHN: Mình đã bỏ nguồn này. Cám ơn anh đã góp ý. Thân Ltncanada (thảo luận) 04:30, ngày 5 tháng 6 năm 2020 (UTC)LtncanadaTrả lời

Nguồn sách thiếu trang

sửa

Nhiều sách được dùng làm nguồn nhiều lần trong bài, nhưng không nói rõ là trang nào. Rất khó kiểm chứng được thông tin nếu không đưa số trang cho mỗi thông tin đưa ra (đăc biệt khi quyển sách này rất dài). NHD (thảo luận) 01:59, ngày 5 tháng 6 năm 2020 (UTC)Trả lời

Mình sẽ hiệu chỉnh cách tạo thư mục/ tham khảo cho bài này và sẽ bổ sung các trang chi tiết. Cám ơn anh đã góp ý. Thân. Ltncanada (thảo luận) 04:31, ngày 5 tháng 6 năm 2020 (UTC)LtncanadaTrả lời

Phản động

sửa

@Ltncanada: Tôi thấy bài hiện nay dùng chữ "phản động" ba lần, để dịch chữ "seditious" và "subversive". Tôi nghĩ trong ngữ cảnh này dùng chữ phản động là không chính xác, vì từ này thường do các phe cánh tả dùng để miêu tả những người không theo cánh tả. Tống Văn Sơ và đồng sự là những người hoạt động cánh tả, còn những người cáo buộc là chính quyền không phải cánh tả, nên tôi nghĩ dùng hơn gượng ép. NHD (thảo luận) 20:49, ngày 28 tháng 3 năm 2021 (UTC)Trả lời

@DHN: Tôi vốn không muốn chỉ dùng "phản động" dành riêng cho cánh tả miêu tả phía đối lập vì cách thức hoạt động của những tổ chức như cộng sản thời điểm đó sẽ mang tính "phản động" trong góc nhìn của chính quyền đương thời. Tuy vậy, từ này hiện nay đã được dùng phổ biến với ý nghĩa như bạn dẫn. Tôi không rành lắm về cách dùng từ ở đây cho các chữ "seditious" và "subversive", bạn có gợi ý từ thay thế được không? Tôi đang nghĩ tới sẽ thay thế bằng các từ như: "phản kháng, lật đổ, chống đối (hơi nhẹ, không hợp lắm)..." Cảm ơn bạn. Thân. LTN (thảo luận) 01:52, ngày 29 tháng 3 năm 2021 (UTC)Trả lời
@Ltncanada: Tôi nghĩ dịch "subversive" thành "[âm mưu] lật đổ" thì hợp lý, còn "seditious" tôi thấy có chỗ dịch thành "nổi loạn". NHD (thảo luận) 02:04, ngày 29 tháng 3 năm 2021 (UTC)Trả lời
@DHN: Tôi đã sửa 2 từ này. Tuy nhiên, cụm từ "Sắc lệnh cấm xuất bản tài liệu nổi loạn năm 1914" thì nghe không... hay lắm, theo tôi. :) Nên tôi dùng "Sắc lệnh cấm xuất bản tài liệu chống chính quyền năm 1914". LTN (thảo luận) 02:30, ngày 29 tháng 3 năm 2021 (UTC)Trả lời

Tự truyện

sửa

@Ltncanada: Khi Duiker nhắc đến các tự truyện của Hồ Chí Minh, ông chẳng những nhắc đến Vừa đi đường vừa kể chuyện của T. Lan, ông còn nói đến Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch của Trần Dân Tiên (trong quyển tiểu sử của Duiker đây là nguồn "Glimpses/Life"). Trong bài có câu "Nhưng ngoài tác phẩm này của ông Hồ, chưa có tài liệu nào khác nói về tình trạng đối xử tệ đối với Nguyễn Ái Quốc ở nhà tù Victoria." nhưng thông tin này không chính xác vì Những mẩu chuyện cũng có đoạn miêu tả thời điểm này (mà theo Duiker thì cũng do HCM viết). Dror (tr. 443) cũng đã phân tích đoạn văn này của Trần Dân Tiên trong Những mẩu chuyện để lập luận rằng tác phẩm này cũng do chính HCM viết hay cho phép viết. NHD (thảo luận) 21:13, ngày 28 tháng 3 năm 2021 (UTC)Trả lời

@DHN: Chỗ này tôi quả thực đã bỏ sót phần chú thích của chính Duiker (nguồn "Glimpses/Life" như bạn nói). Tôi đã kiểm chứng lại ở đây trang 82–83. Rõ ràng cả 2 cuốn này chính là memoirs mà Duiker nhắc đến trong sách của ông. Vậy tôi sẽ thêm cuốn "Những mẩu chuyện..." vào bài viết và trích dẫn từ cuốn này để đảm bảo đúng ý của Duiker. Bạn có ý kiến khác không? Cảm ơn DHN đã góp ý. Thân. LTN (thảo luận) 01:46, ngày 29 tháng 3 năm 2021 (UTC)Trả lời

Hiệu chỉnh

sửa

@Ltncanada: Anh ơi, em vừa hiệu chỉnh bài một chút. Anh xem em có viết sai cái gì không thì báo em để em sửa lại nhé ạ.  Băng Tỏa  17:16, ngày 10 tháng 4 năm 2021 (UTC)Trả lời

Stella Benson

sửa

@Baoothersks: Bạn vừa thêm đoạn thông tin về bà Stella Benson thăm Tống Văn Sơ lấy từ nguồn Nguyễn Văn Khoan nhưng lại đưa vào đoạn đang nói về thông tin của Duiker ("Tuy nhiên, theo Duiker,..."). Việc này sẽ dẫn đến việc "treo đầu dê bán thịt chó". Thứ nhì, tiểu sử của cả Stella Benson và Thomas Southorn không thấy hai người này có quan hệ gì với nhau - vợ của Southorn là Bella Sidney Woolf [1], còn chồng của Stella Benson là James O'Gorman Anderson. Benson có quen với Virginia Woolf, là em dâu của Bella Sidney Woolf. NHD (thảo luận) 22:55, ngày 18 tháng 4 năm 2021 (UTC)Trả lời

Cuộc thẩm vấn đối với Tống Văn Sơ

sửa

@Baoothersks: Phần nội dung "Theo quy định, khi nhà chức trách bắt một người nào đó thì trong vòng 24 giờ (...) tránh khỏi việc bị trục xuất sau này" mà bạn vừa bổ sung tôi thấy thú vị, nhưng lại chưa cohesive (xin lỗi tôi không biết dùng từ gì tương đương) lắm với toàn bộ đoạn này. Không biết bạn có thể xem lại vị trí trong đoạn này được không? Hoặc tôi sẽ tách thành một đoạn riêng độc lập? LTN (thảo luận) 23:36, ngày 21 tháng 4 năm 2021 (UTC)Trả lời

@Ltncanada: Từ "đồng nhất" có được không :) để tôi xem xem có chỉnh được không, nếu không thì bạn đưa nó vào đề mục "Tranh cãi" nhé (vì nếu nhớ không nhầm thì nguồn Nguyễn Văn Khoan có nhắc đến tranh cãi này, tôi sẽ bổ sung vài chi tiết cho hợp với ngữ cảnh) ℰᶑཡɑɾᶑ ʍɑᶑ ی℘ɩعɭɓعɾƥᶑemon 10:05, ngày 22 tháng 4 năm 2021 (UTC)Trả lời

Nguồn mới

sửa

@Ltncanada: Hôm nay chợt tìm ra một nguồn mới xuất bản viết về chính đề tài này. Đây là nguồn hàn lâm do NXB Đại học Cambridge xuất bản. Nếu bạn có dịp thì đọc thử xem có thể bổ sung thêm thông tin từ nguồn này không. NHD (thảo luận) 22:04, ngày 9 tháng 9 năm 2021 (UTC)Trả lời

Quay lại trang “Vụ án Tống Văn Sơ”.