Thảo luận:Trần Thủ Độ
Đây là trang thảo luận để thảo luận cải thiện bài Trần Thủ Độ. Đây không phải là một diễn đàn để thảo luận về đề tài. |
|||
| Chính sách về bài viết
|
Dự án Nhân vật Việt Nam | ||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
|
Dự án Lịch sử Việt Nam | ||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
|
Trần Thủ Độ đã được đưa lên Trang Chính Wikipedia tiếng Việt trong mục Bạn có biết của tuần từ ngày 6 tháng 4 năm 2006. Nội dung như sau: "Bạn có biết
|
Lượt xem trang hàng ngày của Trần Thủ Độ | |
Biểu đồ lẽ ra sẽ được hiển thị ở đây nhưng biểu đồ thống kê truy cập hiện đã tạm ngưng hoạt động.
Trong lúc chờ được kích hoạt lại, xem biểu đồ thống kê trực quan tại pageviews.wmcloud.org
|
Bản quyền
sửaBài này tôi lấy từ [1] và có sửa lại một chút. Trong phần nội quy của Vietsciences cho phép sử dụng lại các bài viết ở đó "cho mục đích học tập và rèn luyện"--Docteur Rieux 03:52, ngày 30 tháng 3 năm 2006 (UTC)
- Tác giả vẫn giữ bản quyền, cho nên ta không thể để nội dung ở đây theo GFDL được (chúng ta không có quyền cho phép mọi người chép lại). Nguyễn Hữu Dụng 05:49, ngày 30 tháng 3 năm 2006 (UTC)
- Bài này là của giáo sư Trần Quốc Vượng đăng trên báo Nhân dân ngày 6 tháng 12 năm 2004 [2]. Nếu để lại, cần sửa nhiều.--An Apple of Newton 16:41, ngày 30 tháng 3 năm 2006 (UTC)
- Tôi vừa thay nội dung của giáo sư Trần Quốc Vượng với nội dung của Coconut1001su. Nguyễn Hữu Dụng 05:11, ngày 31 tháng 3 năm 2006 (UTC)
- Bài này là của giáo sư Trần Quốc Vượng đăng trên báo Nhân dân ngày 6 tháng 12 năm 2004 [2]. Nếu để lại, cần sửa nhiều.--An Apple of Newton 16:41, ngày 30 tháng 3 năm 2006 (UTC)
Nội dung cũ
sửaNội dung của bài này được đạo văn từ đây [3]. Nguyễn Hữu Dụng 08:39, 8 tháng 8 2005 (UTC)
- Tại sao lại tồn tại hai bài cùng tên Trần Thủ Độ vậy?--Docteur Rieux 04:55, ngày 31 tháng 3 năm 2006 (UTC)
Liên kết có ích
sửaXem [4]
Nội dung của Coconut1001su
sửaTrần Thủ Độ 1194?-1264
Trần Thủ Độ tuy không có học vấn nhưng tài lược hơn người, ông có công rất lớn với nhà Trần. Ông làm Điện tiền chỉ huy sứ đời Lý, đời Trần được phong là Thống quốc thái sư một tay lo toan mọi việc cho triều đình nhà Trần ở buồi mới thành lập.
Cuối đời Lý, ông đưa cháu là Trần Cảnh (sau này là Trần Thái Tông) vào hầu Lý Chiêu Hoàng, dàn xếp để Trần Cảnh lấy Lý Chiêu Hoàng và nhường ngôi để lập ra nhà Trần.
Để củng cố quyền lực nhà Trần, ông đánh dẹp các sứ quân Nguyễn Nộn, Đoàn Thượng bên ngoài, sắp xếp quan lại trong triều. Ông giết vua cuối cùng nhà Lý là Lý Huệ Tông và cả các tôn thất nhà Lý, bắt họ đổi sang họ Nguyễn để trừ tuyệt hậu hoạ.
Vì Trần Thủ Độ mắc tội giết vua rồi lại lấy Thiên Cực công chúa (Linh Từ Quốc Mẫu), vợ cũ của Lý Huệ Tông và là chị họ ông nên ông bị các nhà sử học thời trước chê bai.
Tàn sát
sửaĐoạn này: "Tuy nhiên, khảo cổ học đã phát hiện nhiều địa danh như Bãi Sập, đền thờ âm hồn tôn thất nhà Lý, khu Lý gia lăng được cho là liên quan tới sự kiện này" cần có nguồn tử tế vì nó liên quan trực tiếp đến chuyện Trần Thủ Độ chỉ "gian hùng" thôi hay "tàn bạo", hơn nữa trong Toàn thư cũng chú về chuyện người nhà họ Lý làm quan thời Anh Tông cốt cũng để gỡ cho Trần Thủ Độ, vì vậy đoạn này rất cần có nguồn cụ thể. DRagonBallz (thảo luận) 05:21, ngày 25 tháng 1 năm 2010 (UTC)
- Tôi tạm loại bỏ câu sau, chỉ nhắc tới nghi vấn của Ngô Sĩ Liên trong Toàn thư. Việc có người họ Lý làm tướng sau này cũng là thường, vì có thể còn họ Lý khác, đâu cứ phải là dòng dõi nhà Lý mới tài giỏi? --Trungda (thảo luận) 04:07, ngày 26 tháng 1 năm 2010 (UTC)
- Cái đó thì Trungda phải đi thảo luận với ... Ngô Sĩ Liên vì Ngô Sĩ Liên đề cập tới chuyện người họ Lý làm tướng là để kết luận "việc này chưa chắc đã có thực". DRagonBallz (thảo luận) 04:22, ngày 26 tháng 1 năm 2010 (UTC)
- Phần nhận xét của bài này cũng cần thêm nhiều nguồn tham khảo khác để tăng tính khách quan, ví dụ công đầu của việc đánh thắng Nguyên-Mông phải quy cho Lê Phụ Trần, chứ Trần Thủ Độ có được nhắc tới nhiều trong giai đoạn này đâu trừ câu nói nổi tiếng của ông (và chuyện ... bà vợ của ông chăm lo cho hoàng tộc nhà Trần lúc loạn lạc). DRagonBallz (thảo luận) 04:28, ngày 26 tháng 1 năm 2010 (UTC)
Nhấn mạnh tội
sửaTôi ko biết ai đã tô màu cho các câu nhận định về tội của Trần Thủ Độ vậy, liệu cái này có áp dụng cho nhận định xấu của tất cả các nhân vật khác trên Wiki ko. Nếu ko có thành viên nào có ý kiến thì tôi xóa màu đi. ASM (thảo luận) 13:25, ngày 23 tháng 6 năm 2010 (UTC)
- Tôi cho rằng nên xóa màu đó! Đây là một nhân vật có công trong lịch sử, nếu tô màu đỏ cho phần tội sao ko tô màu nào sáng sáng trong phần công?--20 08 (Thảo luận, đóng góp) 13:27, ngày 23 tháng 6 năm 2010 (UTC)
- Màu đỏ không phải là để tô đậm tội, mà tô đậm đoạn gây nhiểu tranh cãi, chưa có nguồn xác đáng, nguồn gốc bài báo Dinhtuyzao đưa vào là nguồn blog, báo lá cải chứ không phải sử liệu; Đọc lại http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/sach/dvsktt/ Đại Việt sử ký toàn thư làm gì có đoạn nào như báo đã dẫn. Dung005 (thảo luận) 13:57, ngày 23 tháng 6 năm 2010 (UTC)
- Thông cảm, chắc là ngày mai sẽ có nguồn, chỉ biết là báo là cải đưa lên mạng sớm hơn, mặc dù họ lấy nguồn từ không phải lá cải, mai tôi sẽ bổ xung...--Да или Нет (thảo luận) 14:07, ngày 23 tháng 6 năm 2010 (UTC)
- Lá cải không phải ở chỉ ở tên báo mà còn ở nội dung. Xin trích dẫn Đại Việt sử ký toàn thư những nội dung như bài báo đã viết??? Dung005 (thảo luận) 14:12, ngày 23 tháng 6 năm 2010 (UTC)
- Đồng ý với Dung005, mai tôi xem lại, bây giờ hơi mệt. Thông cảm nhé.--Да или Нет (thảo luận) 14:16, ngày 23 tháng 6 năm 2010 (UTC)
- Mấy nguồn dẫn thêm vào (một vài bài báo mang nặng thành kiến cá nhân của người viết bài báo đó) kèm xuyên tạc Đại Việt Sử ký toàn thư (thông gian với Trần Thị Dung rồi đẩy Lý Huệ Tông đi tu) thật không thể chịu nổi. Họ cứ làm như không ai có thể tìm được ĐVSKTT (cả bản in giấy lẫn bản điện tử) hay sao? 222.252.191.152 (thảo luận) 16:21, ngày 23 tháng 6 năm 2010 (UTC)
- Tôi đề nghị Dinhtuydzao làm ăn nghiêm túc không đùa cợt ở đây, có nguồn thì thêm thông tin, không thì đừng có viết vớ vẩn kiểu như "theo luật Việt Nam hiện tại thì abc xyz". GV (thảo luận) 16:27, ngày 23 tháng 6 năm 2010 (UTC)
- Đã quay về phiên bản cũ trước khi sửa, vì chưa có nguồn đủ tin cậy. Tôi không đùa ở đây.--Да или Нет (thảo luận) 20:39, ngày 23 tháng 6 năm 2010 (UTC)
- Màu đỏ không phải là để tô đậm tội, mà tô đậm đoạn gây nhiểu tranh cãi, chưa có nguồn xác đáng, nguồn gốc bài báo Dinhtuyzao đưa vào là nguồn blog, báo lá cải chứ không phải sử liệu; Đọc lại http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/sach/dvsktt/ Đại Việt sử ký toàn thư làm gì có đoạn nào như báo đã dẫn. Dung005 (thảo luận) 13:57, ngày 23 tháng 6 năm 2010 (UTC)
Trần Thủ Độ của nước Nga
sửaTropng bài có so sánh Putin với Trần Thủ Độ, không biết từ tài liệu nào nhỉ?--Phương Huy (thảo luận) 10:51, ngày 25 tháng 2 năm 2013 (UTC)
- Nhận định liên quan đến người còn sống (Tổng thống Nga) không nguồn, nên lùi sửa.--Cheers! (thảo luận) 11:31, ngày 25 tháng 2 năm 2013 (UTC)
Lời nhận xét cần có nguồn
sửa"Thế nhưng cái tội giết vua và thông dâm với hoàng hậu thì khó lẩn tránh với đời sau vậy." Câu này nếu không có NGUỒN, tôi đề nghị xóa bỏ nó, không NGUỒN thì cứ bỏ, không nên lí luận lằng nhằng. Thanhliencusi (thảo luận) 11:20, ngày 26 tháng 5 năm 2015 (UTC)
Lăng mộ Trần Thủ Độ ở Làng Cầu Tu xã Xuân Trúc huyện Ân Thi tỉnh Hưng Yên
sửaTheo thần phả ở chùa Cầu tu cuối đời ông tu ở đây và mất tại Cầu tu xã Xuân Trúc huyện Ân thi tỉnh Hưng Yên ,thần tích Đình làng Hoan Ái xã Tân Việt huyện Yên Mỹ tỉnh Hưng Yên nơi thờ Trần Thủ Độ thì cho biết ông sinh ngày 20 tháng 1 năm Giáp Dần tức 12 tháng 2 năm 1194 quê Lưu Xá Canh Tân Hưng Hà Thái Bình và mất ngày 24 tháng 1 năm Giáp Tý 1264 thọ 70 tuổi, Hàng năm vào ngày 19 đến ngày 24 tháng giêng nhân dân thôn Hoan Ái và thôn Lãng Cầu xã Tân Việt đều mở hội ngày sinh và ngày mất của Trần Thủ Độ để tưởng nhớ ông 8.37.225.98 (thảo luận) 04:25, ngày 13 tháng 4 năm 2017 (UTC)
Trần Thủ Độ (12 tháng 2 năm 1194 - 22 tháng 2 năm 1264)
sửaTrần Thủ Độ sinh ngày 20 tháng 1 năm Giáp Dần (12 tháng 2 năm 1194) mất ngày 24 tháng 1 năm Giáp Tý (22 tháng 2 năm 1264) theo thần phả Đình làng Hoan Ái và Đình làng Lãng Cầu xã Tân Việt huyện Yên Mỹ tỉnh Hưng Yên nơi thờ Trần Thủ Độ,8.37.225.98 (thảo luận) 05:23, ngày 13 tháng 4 năm 2017 (UTC)
- Cần nguồn tốt hơn, như sách Sử ký toàn thư hoặc tương tự, tránh tình trạng Hùng Vương 600 tuổi. Tuanminh01 (thảo luận) 05:31, ngày 13 tháng 4 năm 2017 (UTC)
Hùng vương thực ra là 18 chi, mỗi chi nhiều vị vua nối nhau. Còn Ngày sinh Trần Thủ Độ này là Đình làng Hoan Ái đã được xếp hạng di tích Quốc Gia năm 2004 rồi .thì thông tin đưa ra ngày sinh và ngày mất hoàn toàn đúng, năm nào tháng giêng 2 làng Hoan Ái và Lãng Cầu trả mở hội từ 19 đến 24, ngày sinh 20 và ngày mất 24 của Trần Thủ Độ, Lễ hội Trần Thủ Độ lớn nhất xã Tân Việt ý.Hoan Ái giáp Làng mình mình quê làng Lãng Cầu Tân Việt Yên Mỹ 8.37.225.98 (thảo luận) 05:44, ngày 13 tháng 4 năm 2017 (UTC)
- Cần nguồn sách vở mới được, wikipedia cần nguồn tiêu chuẩn cao hơn đình làng. Tuanminh01 (thảo luận) 05:47, ngày 13 tháng 4 năm 2017 (UTC)
Tổng quan về bài viết
sửaTôi thấy bài viết nó sơ sài quá, vì nhân vật này rất tầm cỡ, nên cố gắng viết dài hơn 1 chút về phần trước lúc Trần Thủ Độ được chép trong sử. Để bà con hiểu rõ hơn về thời kì này.
Nếu so sánh với ông này, thì phải là Hồ Quý Ly, họ khá tương đồng, nhưng Thủ Độ hành động nhanh và quyết đoán hơn. Tộc họ Trần có vẻ gene rất thông minh.
Lấy Đại V sktt làm sườn, sau đó bổ sung các sử liệu khác. Xin được cùng xây dựng bài viết này.
113.169.73.242 (thảo luận) 11:26, ngày 21 tháng 5 năm 2017 (UTC) Khoailangvietnam (thảo luận) 05:24, ngày 9 tháng 7 năm 2017 (UTC)
tình tiết mới
sửaVậy tại sao lại có chi tiết Trần Thủ Độ cho thảm sát trong bộ chính sử Đại Việt sử ký toàn thư? Phải biết rằng người chép sử thời Trần là Lê Văn Hưu rất tài giỏi và ông chép ra bộ Đại Việt sử tất cả gồm 30 quyển, hoàn thành năm 1272 và được Trần Thánh Tông xuống chiếu ban khen. Thế nhưng khi nhà Minh xâm lược nước ta thì đã lấy hết sách sử mang về nước rồi thất lạc. Về sau nhà sử học Ngô Sỹ Liên soạn lại sử thì cũng không được bản gốc và có nhiều chỗ dựa vào giai thoại dân gian chép lại để hậu thế tự suy ngẫm. Ngay đoạn Trần Thủ Độ thảm sát họ Lý thì Ngô Sỹ Liên cũng hoài nghi và ghi chú như trên.
Còn các giai thoại được truyền trong dân gian khi ấy có tinh thần chỉ trích nặng nề Trần Thủ Độ là vì sao? Có thể thời gian trước nhiều người vẫn tưởng nhớ họ Lý hay dư đảng của Đoàn Thượng, Nguyễn Nộn sẵn vì oán hận Trần Thủ Độ nên thêu dệt những câu chuyện để làm khó Thái sư nhà Trần. Hoặc một giả thuyết khác là cuối thời Trần, người đời chán ghét Hồ Quý Ly chuyên quyền nên dùng giai thoại lên án Trần Thủ Độ để chửi xéo Hồ Quý Ly. Dẫu gì thì Hồ Quý Ly cũng hành xử cứng rắn giống Trần Thủ Độ và cũng đã sát hại gần hết tông thất nhà Trần để dọn đường cướp ngôi sau này.