Thảo luận:Trần Thánh Tông
Bài này thuộc phạm vi bảo hộ của các dự án Wikipedia sau: | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
"Trần Thánh Tông" là một bài viết chọn lọc của Wikipedia tiếng Việt. Bài viết, hoặc một phiên bản trước đây, đã được cộng đồng bình chọn là một trong những bài có chất lượng tốt và tiêu biểu của Wikipedia tiếng Việt. Nếu bạn có thể cập nhật hoặc nâng cao hơn nữa chất lượng của bài viết, xin mời bạn! |
Đây là trang thảo luận để thảo luận cải thiện bài Trần Thánh Tông. Đây không phải là một diễn đàn để thảo luận về đề tài. |
|||
| Chính sách về bài viết
|
Một sự kiện có trong bài viết Trần Thánh Tông đã xuất hiện trên Trang Chính Wikipedia trong mục Ngày này năm xưa vào ngày 30 tháng 3 năm 2016. Nội dung như sau:
|
Untitled
sửaBài này có câu Trần Thánh Tông là con thứ 2 trong 6 người con của vua Trần Thái Tông. 5 người còn lại là các hoàng tử Trần Quốc Khang, Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật và các công chúa Thiều Dương, Thuỵ Bảo là không chính xác. Do các sử liệu không liệt kê hết các con trai gái của vua Trần Thái Tông, nhưng không thể ít hơn 8 vì còn có Trần Ích Tắc, Trần Nhật Vĩnh (cả hai đều dưới Quang Khải và trên Nhật Duật) để đi đâu? ĐVSKTT có chép 1241 tháng 10 ...Hoàng tử thứ ba Quang Khải sinh, là em cùng mẹ với thái tử Hoảng. Quốc Khang là anh trưởng, sau đều phong đại vương. Thứ đến Nhật Vĩnh, Ích Tắc, Chiêu Văn, đều phong vương. Thứ nữa thì phong thượng vị hầu.... Vương Ngân Hà 11:50, ngày 3 tháng 5 năm 2006 (UTC)
Tôi mới tính được 8 người, có thể Ích Tắc phản bội nên không được tính (?). Còn Nhất Vĩnh không thấy nhiều tài liệu nói đến:
- Trần Quốc Khang
- Trần Thánh Tông (Thái tử Hoảng)
- Trần Quang Khải (Chiêu Minh vương)
- Trần Nhật Duật (Chiêu Văn vương)
- Trần Nhật Vĩnh xem Đại Việt Sử Ký Toàn Thư
- Trần Ích Tắc (Chiêu Quốc vương) xem [1]
- công chúa Thiều Dương
- công chúa Thuỵ Bảo
--An Apple of Newton 15:33, ngày 3 tháng 5 năm 2006 (UTC)
- Lý do theo quân Nguyên không phải là điều có căn cứ để nói Trần Ích Tắc không phải là con Trần Cảnh. Chúng ta cần tôn trọng sự thật.Vương Ngân Hà 00:37, ngày 4 tháng 5 năm 2006 (UTC)
chữ Hán
sửaTạm sửa như vậy cho đỡ chướng mắt Lưu Ly và Phan Ba. 203.160.1.42 08:07, ngày 15 tháng 1 năm 2007 (UTC)
- Vào thời của ông thì chắc không ai dám viết ra tên của ông (陳晃) vì kị húy, còn (陳聖宗) cũng chỉ có sau khi ông đã chết vì 聖宗 là miếu hiệu. Khi ông vua này còn sống thì người ta chỉ dùng niên hiệu (Thiệu Long, Bảo Phù). Ngoài ra, việc thêm các chữ, dù là thuần Hán hay Hán Nôm cũng nên thận trọng.Vương Ngân Hà 09:29, ngày 15 tháng 1 năm 2007 (UTC)
- Tôi không đồng ý với nhận định này. Nếu không ai viết ra tên 陳晃 thì làm sao bây giờ bạn biết được các tên này? Không lẽ Trần Cảnh là tên bịa đặt không dựa vào tài liệu của sử sách. 222.252.83.49 03:53, ngày 17 tháng 1 năm 2007 (UTC)
- Các bạn có biết quy định "kỵ huý" không? Tức là thời đó khi viết văn tự cấm viết ra đầy đủ một số chữ, trong đó có chữ 晃 (tôi copy của anh Vương Ngân Hà chứ không viết được!) chẳng hạn, và nhiều chữ khác nữa. Trong các "công văn" chính thức quy định của triều đình có quy định cấm và liệt kê những chữ cấm đó ra, yêu cầu viết bớt nét khi bất đắc dĩ "đụng" phải. Còn tên vua như chữ 晃 này vẫn phiên ra chữ Hán để viết, và tôi chắc chắn có được sử dụng, dù không nhiều, vào các việc như: chép sử (VD: vua... húy là 晃) và xưng tên vua khi đứng tên viết sớ dâng sang "thiên triều" phương Bắc! Ngoài ra, xin hãy xem thêm đoạn đầu bài nhà Trần, tôi đã nói rõ về nguồn gốc tên của các vua Trần, trong đó có Trần Cảnh.--Trungda 16:12, ngày 9 tháng 2 năm 2007 (UTC)
Gia Đình Trần Thánh Tông
sửaKhông bết ông Trần Thánh Tông có bao nhiêu hoàng hậu và bao nhiêu hoàng phi. Còn hoàng tử Trần Đức Việp và công chúa Thiên Thụy là con bà nào --Boo aye (thảo luận) 08:36, ngày 29 tháng 5 năm 2010 (UTC)
- Nhà vua có cung phi Trần Thị Khương (mẹ đẻ công chúa chiêu chinh); vung phi là Vũ Thị Ngọc Lan (mẹ đẻ Thiên Thuỵ công chúa - con đầu lòng). Morning 16:55, ngày 7 tháng 12 năm 2015 (UTC)
- Chỉ có 01 hoàng hậu thôi bạn ơi. Morning 16:57, ngày 7 tháng 12 năm 2015 (UTC)
Ngày sinh
sửaTheo thông tin của bài viết hiện nay thì ngày sinh dương lịch của Trần Thánh Tông là 12 tháng 10. Tuy nhiên, các công cụ mình tra đều đổi ngày 25 tháng 9 âm lịch thành ngày 10 tháng 11 năm 1240. Chỗ ngày sinh hiện tại có chú thích Toàn Thư, song thực ra trong Toàn thư không thấy chép ngày sinh dương lịch của ông. Do đó, nếu không có ai đưa ra nguồn dẫn nào về ngày sinh dương lịch của Thánh Tông, mình xin phép mọi người cho mình đổi ngày sinh dương lịch của Thánh Tông trong bài thành ngày 10 tháng 11. Cám ơn các bạn nhiều!Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 08:45, ngày 18 tháng 12 năm 2016 (UTC)
Tượng Trần Thái Tông? hay tượng Trần Thánh Tông đây?
sửaTrần Thái Tông? và Trần Thánh Tông?
Một hình ảnh của cùng một bức tượng nhưng lại gán cho 2 nhân vật cha con vua nhà Trần. Giống nhau cả vết mốc ở trên trần mái (góc trên bên phải 2 hình). – Doãn Hiệu (thảo luận) 14:10, ngày 7 tháng 10 năm 2021 (UTC)
- @Doãn Hiệu cả 2 đều do Danh sách vua nhà Hậu Lê tải lên. Xem tại trang này hay vài trang khác thì có vẻ tượng này là Thánh Tông – ༒ Nhac Ny ༒ Talk to me ♥ 15:09, ngày 7 tháng 10 năm 2021 (UTC)
- Nói chung là cha con, anh em giống nhau không có gì lạ. Khổ nỗi thời nhà Trần mất nước vào tay nhà Hồ, rồi quân Minh sang chiếm đóng suốt 20 năm , phá hoại tan tành sách vở, chùa chiền, hủy luôn An Nam tứ đại khí, nên các đời sau phải tưởng tượng ra mà đúc tượng các cụ, mỗi nơi một kiểu. Trong bài viết Chiêm ngưỡng ngôi đền 600 năm tuổi thờ 8 vị Vua triều Trần của Báo Quảng Ninh thì tượng hai cụ này là giống hệt nhau, hai cụ hai bên cũng vậy luôn. Leemyongpak (thảo luận) 15:16, ngày 7 tháng 10 năm 2021 (UTC)
Nhà này nghe nói là kết hôn nội tộc nên giống y đúc cũng có thể. P.T.Đ (thảo luận) 16:20, ngày 7 tháng 10 năm 2021 (UTC)
- Tóm lại, ảnh này là tượng Trần Thánh Tông. Không thể dùng cùng một ảnh cho hai nhân vật khác nhau (dù có giống nhau đến mấy). Tôi sẽ yêu cầu xoá bên Commons. Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 16:29, ngày 7 tháng 10 năm 2021 (UTC)