Thảo luận:Titanic (phim 1997)

Bình luận mới nhất: 10 năm trước bởi 222.254.27.116 trong đề tài Một bộ phim thảm họa !!!!

Không có tiêu đề

sửa

Tại sao lùi? 118.71.146.157 (thảo luận) 08:27, ngày 10 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

Nhạc phim này đâu? 118.71.181.118 (thảo luận) 16:53, ngày 21 tháng 11 năm 2008 (UTC)Trả lời

Phim này đoạt những giải Oscar nào của năm nào nhỉ? 118.71.182.182 (thảo luận) 04:05, ngày 29 tháng 3 năm 2009 (UTC)Trả lời

Lưu lại một đoạn bài viết để có thể tham khảo về sau

sửa
"Cốt truyện không thể viết hay hơn được nữa...Sự sánh đôi của kẻ giàu người nghèo, trách nhiệm của giới tính được đề cao và thực thi cho đến chết (phụ nữ trước nhất), chủ nghĩa khắc kỷ và tính cách quý phái của một thời đã qua, sự hoành tráng của con tàu vĩ đại được so sánh cùng với sự ngu dại của con người khăng khăng lái con tàu băng qua đêm tối. Trên hơn cả là bài học: cuộc sống là một sự bất tiền định, tương lai là một điều không thể biết trước hoặc suy tính trước được."
— James Cameron[1]

James Cameron bị quyến rũ bởi những xác tàu đắm, gồm cả xác tàu RMS Titanic, và đã viết một lý giải của mình cho phim.[2] Ông miêu tả việc đắm chìm của con tàu Titanic như "một tiểu thuyết đã xảy ra trong thực tế." Song, trải qua một thời gian, chính ông cũng cảm thấy sự kiện chỉ là một ngụ ngôn về đạo đức mà thôi, và từng phát biểu rằng việc làm phim chỉ nhằm làm sống lại trong lòng khán giả một sự kiện lịch sử đã từng xảy ra. Cameron miêu tả sự hiện thân của tiểu thuyết ái tình là phần lôi cuốn nhất trong câu chuyện của ông. Tương tự như những nhân vật đáng yêu, Jack và Rose, với tình yêu của họ nảy sinh và cuối cùng bị hủy diệt, khán giả sẽ thấy cảm thương thay cho sự mất mát. Sau cùng, Cameron đã kiến tạo một khung hình hiện đại của ái tình với một người phụ nữ cao tuổi (Rose), biến sự kiện trong lịch sử trở thành một cái gì có thể sờ mó được, sâu sắc thấm thía.[1] Hiện thân của người săn lùng châu báu Brock Lovett chỉ có ý để đại diện cho những ai không từng trải và thống hiểu nhân tính của bi kịch.[3] Cameron muốn tôn danh những người đã bị thiệt mạng trong khi tàu chìm, và ông đã từng dành 6 tháng liên tục để nghiên cứu trọn vẹn những gì đã xảy ra, tạo dựng lại diễn trình thời điểm của các nhân viên và hành khách trên tàu Titanic.[1]

Ông đến gặp hãng làm phim 20th Century Fox, và thuyết phục họ làm một bộ phim, dựa vào tính lan truyền của tư liệu bằng cách quay phim chính bản thân xác tàu đắm [2] và bố trí một nhóm thợ lặn thăm dò xác tàu Titanic trong hơn hai năm ròng.[1] Trong năm 1995, thợ lặn quay phim tới mười hai lần liền tại biển Đại Tây Dương, quay phim lại tiến trình của mười một lần trong số đó, và tiêu tốn thời gian với con tàu nhiều hơn là với hành khách của nó. Sau đó, Cameron khởi công viết kịch bản phim.[2] Harland and Wolff, những người thợ xây dựng tàu RMS Titanic, lật mở các tài liệu lưu trữ riêng tư về nhân viên và chia sẻ những thiết kế tưởng chừng đã mất. Đối với nột thất của tàu, nhóm thiết kế sản xuất của Peter Lamont tìm kiếm các lưu vật thủ công của thời kỳ mà con tàu tồn tại, cho đến những kiến tạo mới trên con tàu, và việc này có nghĩa là các đạo cụ phải được tái dựng lại từ đầu.[4] Công ty Fox khởi công xây dựng một trường quay mới vào ngày 31 Tháng Năm, 1996 trên 40 héc-ta hải phận miền nam của Playas de RosaritoMexico. Một bể nước có sức chứa bảy triệu ga-lông đã được xây lên dành cho ngoại hình của con tàu tái dựng, cho phép một góc nhìn trên đại dương rộng 270 độ. Con tàu đã được dựng lên với cỡ lớn thật, tuy Lamont cũng đã bỏ đi những phần thừa thãi của Kiến trúc thượng tầng và đưa tầng hầm (well deck) về phía trước để con tàu có thể nằm vừa vào trong cái bể, trong khi những phần còn lại được bù vào bằng các mô hình kỹ thuật số (digital models). Cỡ của các xuồng cứu đắm và các ống khói của tàu được giảm xuống chỉ còn một phần mười nguyên bản. Sàn tàu và tầng-A là cảnh nền chính để quay phim, còn những phần còn lại của tàu thì chỉ được bọc thép mà thôi. Bên trong tàu là một sàn nâng cao 50 foot (15 m) để cho tàu nghiêng đi trong loạt cảnh tàu chìm. Sừng sững ở trên đầu là một cái cần cẩu cao 162 foot (49 m) nằm trên đường ray, được sử dụng như một tổ hợp kiến trúc, sàn cho ánh sáng và máy quay phim.[3] Sau khi quay xong cảnh tàu chìm, con tàu đã được tháo rời và bán lẻ để hồi thu lại tổn phí.[5]

Làm phim

sửa

Loạt cảnh những ngày đương đại được quay trên tàu thủy Akademik Mstislav Keldysh (tàu dùng để nghiên cứu khoa học của Nga) vào năm 1996..[3] Trong khi quay phim, ai đó đem thuốc gây ảo giác phencyclidine rắc vào cơm của nhân viên, làm cho mấy chục người, bao gồm cả Cameron, bị trúng thuốc và phải vào bệnh viện. Không ai biết thủ phạm của trò chơi khăm này là ai và họ không bắt được hắn.[6][7] Phần quay phim chính cho bộ phim Titanic được khởi công vào tháng 9, 1996 tại trường quay mới dựng "Fox Baja Studios".[3] Những cảnh quay trên poop deck được kiến tạo trên một sàn có gắn bản lề và sàn quay có thể được nâng từ không độ đến 90 độ chỉ nội trong vài giây đồng hồ

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b c d Marsh, p.v-xiii
  2. ^ a b c James Cameron (2005). Deep Dive Presentation (DVD) |format= cần |url= (trợ giúp). 20th Century Fox.
  3. ^ a b c d Marsh, p.3-29
  4. ^ Marsh, p.36-8
  5. ^ Quiz at the past international DVD website
  6. ^ Andrew Gumbel (2007-01-11). “Lights, cameras, blockbuster: The return of James Cameron”. The Independent. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2008. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  7. ^ Jon Landau, Kate Winslet, Gloria Stuart, Victor Garber (2005). Audio Commentary (DVD) |format= cần |url= (trợ giúp). 20th Century Fox.

Một bộ phim thảm họa !!!!

sửa

"Titanic là một bộ phim thảm hoạ lãng mạn có yếu tố lịch sử..." cần sửa lại câu chữ. Phim về đề tài thảm họa/ phim bi kịch chẳng hạn.--222.254.27.116 (thảo luận) 12:06, ngày 26 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời

Quay lại trang “Titanic (phim 1997)”.