Thảo luận:Tiến hóa

Bình luận mới nhất: 11 năm trước bởi Alphama trong đề tài Trùng lặp

Trùng lặp

sửa

Bài này có hai ý trùng lặp nhau: Dòng gien ở mục Biến dịDòng gien ở mục Cơ chế tiến hóa. Nên sửa lại. "Trương Hoàng Khánh Ngọc" Newone (thảo luận) 04:12, ngày 19 tháng 1 năm 2013 (UTC)Trả lời

Tiểu mục 'Dòng gien' trong 2 mục có vai trò khác nhau. Trong mục 'Biến dị' mô tả nó như một nguồn biến dị, còn mục 'Cơ chế tiến hóa' mô tả nó dĩ nhiên như một cơ chế tiến hóa, mục này nói về tương quan tầm quan trọng giữa các cơ chế. Nội dung, câu chữ cũng không copy của nhau. Nay bạn bảo là trùng lặp và cần sửa thì xin nói cụ thể là sửa ra sao, nếu chỉ vì tên giống nhau thì thật không biết sửa thế nào. Josef K. (thảo luận) 06:07, ngày 19 tháng 1 năm 2013 (UTC)Trả lời
Ví dụ: Tiến hóa#Dòng gienTiến hóa#Quan hệ giữa dòng gien và cơ chế tiến hóa, rồi bỏ việc lặp lại định nghĩa "Dòng gien là sự hoán đổi các gien giữa các quần thể và giữa các loài" ở phần sau. "Trương Hoàng Khánh Ngọc" Newone (thảo luận) 06:35, ngày 19 tháng 1 năm 2013 (UTC)Trả lời
Đồng ý, tôi đã xóa định nghĩa ở phần dưới. Xin cảm ơn bạn góp ý. Về tên xin bảo lưu, vì "Dòng gien" là một cơ chế tiến hóa, nó tương đương các mục "chọn lọc tự nhiên", "trung chuyển di truyền",... ở trên.13:57, ngày 19 tháng 1 năm 2013 (UTC)

Bây giờ ai chuyên hay thích cái giống gì thì hãy chỉnh cái đó nha, thấy không đồng thuận thì biên lại. Đi về phía cân bằng 08:35, ngày 8 tháng 4 năm 2013 (UTC)

Cũng không phức tạp lắm, thuật ngữ chuyên môn hầu hết đều dùng Hán-Việt, nếu không rõ thì có thể tham khảo từ tiếng Nhật và tiếng Trung. --CNBH (thảo luận) 08:43, ngày 8 tháng 4 năm 2013 (UTC)Trả lời

Ừ, mà nhiều thấy hình như người viết chế ra bằng cách ghép lại (do không biết thuật ngữ ngành này); chứ phiên âm tiếng Nhật hay Trung cũng không như vậy. Đi về phía cân bằng 09:00, ngày 8 tháng 4 năm 2013 (UTC)

Tớ thấy cụm từ "sự chỉnh sửa của nguồn gốc" nghe sao sao ấy.  TemplateExpert  Thảo luận 09:09, ngày 8 tháng 4 năm 2013 (UTC)Trả lời
Không chỉ sao sao mà làm câu trở nên không hiểu nổi. Tôi đã revert, trước khi muốn sửa gì đề nghị đọc bài kỹ một chút và chỗ nào không hiểu và không biết chắc thì nên đặt câu hỏi ở đây.Josef K. (thảo luận) 10:00, ngày 8 tháng 4 năm 2013 (UTC)Trả lời

Cảm ơn các bạn đã cho ý kiến. Mình là người dịch hầu như toàn bộ bài viết này. Dịch một bài dài gần 200kB từ chỗ hầu như không có gì, đó không phải là việc dễ dàng gì. Mình đã tham khảo một số giáo trình đại học, các trang có uy tín như từ điển bách khoa tiếng Việt và trong trường hợp bất khả kháng thì dùng internet khi dịch các thuật ngữ, vì đúng đây không phải chuyên ngành của mình. Nỗ lực đến như thế, nhưng không thể nào hết được lỗi. Thật tốt nếu các bạn giỏi giang có chuyên môn có thể cải tiến thêm bài. Tuy vậy mình lấy làm buồn vì khi mình dịch thì mấy bạn như khangdu không thấy đâu, khi nó được đề cử mình có kêu gọi cho ý kiến và giúp đỡ cũng không thấy đâu, mà giờ khi nó lên trang chính thì nhảy vào chê bai này nọ.Josef K. (thảo luận) 09:42, ngày 8 tháng 4 năm 2013 (UTC)Trả lời

Tớ thấy trong bài có 2 lần lặp từ "thực kiện", từ này có nghĩa gì?  TemplateExpert  Thảo luận 10:06, ngày 8 tháng 4 năm 2013 (UTC)Trả lời
"Thực kiện" hay "sự kiện có thực" dùng để dịch từ "fact". "Fact" cũng thường được dịch như là "sự việc", "sự thật", "sự kiện", "thực tế". Tuy nhiên "sự kiện" có tính quá trung dung (fact vs event), "thực tế" sẽ gây lúng túng khi dùng ở số nhiều (3 thực tế?? fact vs reality) còn "sự thật" dễ bị hiểu thành một mệnh đề (fact vs truth), do đó trong các sách mình thấy dùng từ này, "thực kiện", để nhấn mạnh rằng "the fact" là một điều xảy ra trong thực tế, không thể tranh cãi. Google search thì sẽ trả lại tương đối ít kết quả cho từ này (chủ yếu là các nguồn về Phật pháp), nhưng nó vẫn tồn tại trong các sách (ví dụ cuốn "Triết học hiện sinh" của Trần Thái Đỉnh tôi đang cầm), không phải mình "chế biến" ra đâu bạn ạ :) Josef K. (thảo luận) 14:15, ngày 8 tháng 4 năm 2013 (UTC)Trả lời

Tôi tôn trọng ý kiến của các bạn nhưng những gì các bạn làm sẽ không hẳn làm nổi bật hay gây ảnh hưởng cho tới khi bỏ cái tôi cá nhân để tôn trọng ý kiến người khác. Thiên về ý mình quá thành ra độc tài về tư tưởng. Nguyên bài đóm đỏ tùm lum là tôi biết sao rồi, chỉ thử cố hoàn thiện một tí; nếu ai theo dõi sát nút tôi sẽ biết, một đoạn nhỏ đó thôi tôi ngâm hơn nửa giờ đấy ! Các luân lí, lí thuyết tôi thử tách ra lột tính hàn lâm hoa mĩ cho dễ hiểu để ai vào cũng có thể hiểu. Nói về ngôn ngữ thì dịch theo cách hiểu chứ dịch theo cách tra từ điển ê a thì e rằng mãi không thể hiểu được; vì thế mà có vô vàng các loại từ điển song ngữ, các từ điển với cách giải thích bằng những cụm từ khác nhau.

Cũng có thể tôi thái quá nhưng hy vọng mọi người tham khảo và chỉnh sửa để hoàn thiện bài viết hoặc giúp tôi hoàn thiện, lòng tốt được báo đáp là vui rồi !

Từ "thực kiện" ngay từ đầu tôi đã biết đó là từ ghép, nó chưa chính thức thậm chí chưa công nhận rộng rãi, cũng chưa ai chứng minh được cuốn sách bạn đề cập phổ biến đến mức nào. Là một lý thuyết khoa học cơ bản thì làm sao biên dịch để dễ dàng đi vào ý thức người đọc, người học (thường là họ hiểu biết không nhiều do đó họ tìm đến để học) nên từ ngữ hàn lâm nhưng cũng phải phổ biến dễ hiểu.

Ít ra một phần lỗi là do tôi đã dùng câu từ hơi động chạm đến thành viên Josef K.. Xin lỗi bạn ! Lời nói của mình nếu có yếu tố hài hước thường là ý tốt chứ không có sát khí hay chê trách đâu !

Đi về phía cân bằng 15:17, ngày 8 tháng 4 năm 2013 (UTC)

Bài đóm đỏ là liên kết chưa được viết đó bạn, thông thường phải để người viết sau biết được những chủ đề nào chưa viết để tiếp tục công việc. Liên kết đỏ luôn là 1 phần khá bình thường ở tất cả từ điển online dạng như Wikipedia. Ở Wikipedia Tiếng Anh sở dĩ bạn ít thấy liên kết đỏ vì khả năng phủ kín liên kết rất cao do có hàng trăm nghìn Wikipedian trên khắp nơi, còn những Wikipedia dạng trung bình như Wikipedia Tiếng Việt thì đó là hiểu dễ hiểu.  TemplateExpert  Thảo luận 16:17, ngày 8 tháng 4 năm 2013 (UTC)Trả lời
Quay lại trang “Tiến hóa”.