Thảo luận:Thuyết tương đối rộng
Đây là trang thảo luận để thảo luận cải thiện bài Thuyết tương đối rộng. Đây không phải là một diễn đàn để thảo luận về đề tài. |
|||
| Chính sách về bài viết
|
Bài này thuộc phạm vi bảo hộ của các dự án Wikipedia sau: | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
"Thuyết tương đối rộng" là một bài viết chọn lọc của Wikipedia tiếng Việt. Bài viết, hoặc một phiên bản trước đây, đã được cộng đồng bình chọn là một trong những bài có chất lượng tốt và tiêu biểu của Wikipedia tiếng Việt. Nếu bạn có thể cập nhật hoặc nâng cao hơn nữa chất lượng của bài viết, xin mời bạn! |
Một sự kiện có trong bài viết Thuyết tương đối rộng đã xuất hiện trên Trang Chính Wikipedia trong mục Ngày này năm xưa vào ngày 25 tháng 11 năm 2016. Nội dung như sau:
|
Lượt xem trang hàng ngày của Thuyết tương đối rộng | |
Biểu đồ lẽ ra sẽ được hiển thị ở đây nhưng biểu đồ thống kê truy cập hiện đã tạm ngưng hoạt động.
Trong lúc chờ được kích hoạt lại, xem biểu đồ thống kê trực quan tại pageviews.wmcloud.org
|
Tensor, ten sơ, ten xơ
sửaTôi đã sửa tất cả các từ "ten sơ" thành "tensor". Điều này không chắc hoàn toàn đúng. Do đó, nếu tại Việt Nam từ "ten sơ" là từ chính thức thì xin sửa lại. Một đôi khi tôi làm việc hơi hấp tấp! Mekong Bluesman 03:09, 19 tháng 6 2005 (UTC)
Giống như vector, tensor cũng được Việt hóa và được dùng rất phổ biến. vector = véc tơ tensor = ten sơ Ví dụ: cuốn sách "Phép tính véc tơ và mở đầu phép tính ten sơ" của Nguyễn Ngọc Bích, NXB Đại học và trung học chuyên nghiệp. Zạ Trạch 01:42, 20 tháng 6 2005 (UTC)
Trong cuốn từ điển toán học, Tensor dịch là Tenxơ, như từ Tensor bundle = chùm tenxơ . Bunhia 02:07, 20 tháng 6 2005 (UTC)
- Tôi nghĩ là cách viết tenxơ phổ biến hơn tensơ. Avia 01:28, 21 tháng 6 2005 (UTC)
Thắc mắc
sửanumeric: Tôi cho rằng bài viết mắc phải một sai lầm nghiêm trọng, đó là: tác giả cho rằng không gian cong là nguyên nhân của lực hấp dẫn và cũng là nguyên nhân tạo ra chuyển động quĩ đạo của các hành tinh. Ví dụ như trong chú thích của hình 2 viết: "Trong lý thuyết tương đối rộng không có lực hấp dẫn mà chỉ có việc các vật thể làm cong không gian xung quanh nó. Hệ quả của sự cong này giống như hệ quả của hai vật thể hút nhau bằng lực hấp dẫn." Thực ra, phải hiểu ngược lại. Tức là, sự cong của không-thời gian mới là hệ quả của trường hấp dẫn. Hệ quả này xuất hiện trong những giới hạn mật độ khối lượng rất lớn; điều này cũng tương tự như sự co lại của không gian là một hệ quả khi vật chuyển động với vận tốc thực sự lớn trong thuyết tương đối hẹp. Trong giới hạn khối lượng không quá lớn ta hoàn toàn có thể bỏ qua hiệu ứng cong không gian này (ví dụ khi giải thích chuyển động quĩ đạo của các hành tinh trong hệ mặt trời). Hoặc nếu có tính đến nó ta cũng chỉ thu được một bổ chính rất nhỏ (như trong trường hợp quĩ đạo của sao Thủy). Như vậy không phải độ cong của không-thời gian làm cho hai vật thể hút nhau. — thảo luận quên ký tên này là của Numeric (thảo luận • đóng góp).
- Khối lượng -> không-thời gian cong -> lực quán tính khiến các vật bị hút vào nhau === lực hấp dẫn. Không rõ bạn thắc mắc gì?- Trần Thế Trung | (thảo luận) 13:46, 7 tháng 9 2006 (UTC)
Trật tự đúng phải là: Khối lượng -> trường hấp dẫn -> lực hấp dẫn. Không-thời gian cong chỉ là một hệ quả có ảnh hưởng lên lực hấp dẫn chứ không phải nguyên nhân tạo ra lực hấp dẫn. Không thời gian cong hay biến dạng kiểu gì cũng không thể tạo ra lực được. Hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau.
Trong lý thuyết tương đối rộng, trường hấp dẫn được đặc trưng bởi các trường tensor ứng suất (có vai trò tương tự như các trường vector 4 chiều trong lý thuyết trường điện từ), và chính đó mới chính là nguyên nhân gây ra lực hấp dẫn. Ảnh hưởng của không gian cong nằm trong đại lượng tensor metric g của không gian, có ảnh hưởng đến lực hấp dẫn nhưng chỉ là thứ yếu (ít ra là trong giới hạn khối lượng không quá lớn).
Nếu hiểu theo như cách: Khối lượng -> không-thời gian cong -> lực hấp dẫn, thì khi khối lượng nhỏ ta cũng không thể đưa về trường hợp giới hạn là lý thuyết hấp dẫn Newton. Bởi: giới hạn M<<M_s -> không gian phẳng -> lực hấp dẫn bằng không. Không có hấp dẫn ??? Numeric
- Nếu bạn nói về lý thuyết tương đối rộng thì không rõ bạn định nghĩa như nào về cái gọi là "trường hấp dẫn"? Phương trình Einstein chỉ nói liên hệ giữa không-thời gian (về trái) và vật chất (về phải), không thấy nhắc đến cái gọi là "trường hấp dẫn". M_s bạn nói bên trên có phải là viết tắt cho Mass_Sun hay Mass_Star không? Nếu vậy chắc là bạn đang xét một bài toán có lời giải tương tự như mêtríc Schwarzshild? Trong mêtríc Schwarzshild M<<M_s thì không gian vẫn cong do M_s vẫn tồn tại. Nếu thực sự không có chút vật chất nào, thì lời giải là mêtríc Minkowski cho không thời gian phẳng và dĩ nhiên trong đó không có vật nào hút vật nào, vì đơn giản là không có vật chất.- Trần Thế Trung | (thảo luận) 16:29, 7 tháng 9 2006 (UTC)
- Tôi có cảm giác cái bạn gọi là "trường hấp dẫn" chính là cái mà tác giả bài này gọi là "độ cong của không thời gian". - Trần Thế Trung | (thảo luận) 16:33, 7 tháng 9 2006 (UTC)
- Hoặc nếu cái bạn gọi là "trường tensor ứng suất" chính là T_\mu\nu trong phương trình Einstein thì nó chính là vật chất (năng lượng và xung lượng) và cũng là khối lượng, nghĩa là cái bạn gọi "trường hấp dẫn" === "khối lượng" trong bài viết này. - Trần Thế Trung | (thảo luận) 17:53, 7 tháng 9 2006 (UTC)
Bạn hoàn toàn đúng. Tôi đã đọc không kỹ nên có một số nhầm lẫn. Tôi đã tưởng rằng tác giả cho rằng không gian cong và vật sẽ chuyển động dọc theo các đường cong ấy (tức là dọc theo các "đường thẳng" trong không gian cong), và cho rằng đó là chuyển động dưới tác dụng hấp dẫn. Lưu ý là cách hiểu trực quan này rất phổ biến trong đối tượng người đọc sách vật lý đại chúng.
Thật ra phương trình trường của Einstein dùng để mô tả phương trình vạn vật hấp dẫn nhưng viết dưới dạng phương trình động lực (kiểu phương trình của định luật 2 newton). Ông làm được điều đó nhờ vào nguyên lý tương đương. Như vậy đúng là có thể xem phương trình trường hấp dẫn tương đương với phương trình chuyển động trong một không gian cong (ứng với một metric nào đó).
Tuy nhiên, chuyển động trong không gian cong không có nghĩa là chuyển động dọc theo các "đường thẳng" trong không gian đó, chỉ có ánh sáng mới thế. Với các hạt có khối lượng thì chuyển động của nó sẽ phụ thuộc vào lực gây bởi tensor ứng xuất (stress-energy) của không gian cong này.numeric
Để bài viết rõ ràng hơn, theo tôi nên phân tích kỹ hơn tác dụng không gian cong tương đương với lực hấp dẫn ở chỗ nào, theo hướng: không-gian cong -> tạo ra ứng suất (sự biến đổi của năng-xung lượng của hạt trong không-thời gian) -> tạo ra lực hấp dẫn. Theo quan niệm của tôi không gian metric và ứng suất của nó (g và T) chính là trường hấp dẫn. numeric
- Bài này có thể cải tiến thêm, tuy nhiên tôi thấy cách hiểu trong bài viết này không có vấn đề lớn gì, theo cách nhìn thuần túy của thuyết tương đối rộng. Vật thể tự do trong không thời gian cong đi theo đường trắc địa, và hoàn toàn có thể hiểu là "đường thẳng" trong không thời gian (dù cho hình chiếu của nó lên không gian 3 chiều có thể "cong"). Gia tốc trọng trường đã được nằm trong mêtríc của không thời gian, cho nên cái bạn gọi là "lực gây bởi tensor ứng xuất" chỉ còn áp dụng cho các "ngoại lực", trong đó lực hấp dẫn không được gọi là ngoại lực nữa, mà là bản chất của không thời gian, theo nguyên lý tương đương như bạn nói.
- Có thể cách nhìn của bạn bị ảnh hưởng bởi quan niệm của thuyết tương đối hẹp -> có thể cần bài viết về chuyển giao từ thuyết tương đối hẹp sang thuyết tương đối rộng. - Trần Thế Trung | (thảo luận) 07:15, 8 tháng 9 2006 (UTC)
OK, có lẽ tôi đã hiểu. Như vậy có phải quĩ đạo của các hành tinh (ví dụ trái đất quanh mặt trời) chính là hình chiếu 3 chiều của "đường thẳng" trong không gian cong? numeric
- Trong không thời gian, nó là đường trắc địa - "đường thẳng"; chiếu lên không gian 3 chiều, nó là những gì chúng ta thấy ("cong"). - Trần Thế Trung | (thảo luận) 09:21, 8 tháng 9 2006 (UTC)
Cảm ơn, tôi không còn thắc mắc gì nữa. Bạn nhận xét đúng, tôi vẫn bị ảnh hưởng bởi quan niệm của thuyết tương đối hẹp. Vì thế tôi không đánh giá đúng vai trò của độ cong không gian. Tôi vẫn nghĩ độ cong này xuất hiện và có thể quan sát được chỉ ở các điều kiện extreme (khi trường rất mạnh), giống như trong thuyết tương đối hẹp, không-thời gian co lại đáng kể chỉ khi vận tốc rất lớn. Trong điều kiện bình thường ta có thể bỏ qua. Hóa ra mọi chuyện không phải vậy. Đúng là đọc sách không bằng thảo luận. Nhiều khi đọc nhưng hiểu sai ý nghĩa vật lý mà không biết. numeric
- Tôi tạm chỉnh sửa bài một chút để hy vọng nó rõ ràng hơn. Bạn thử kiểm tra và nhận xét xem có vẫn còn chỗ khó hiểu nào cần cải tiến. - Trần Thế Trung | (thảo luận) 12:25, 8 tháng 9 2006 (UTC)
Nguyên lý trẻ sinh đôi
sửaNgoài nguyên lý tương đương tôi còn nghe nói nhiều về nghịch lý trẻ sinh đôi trong vấn đề thời gian bị ngắn lại một khi vận tốc đủ lớn. Vì sao không thấy nhắc tới trong bài này ? LĐ
- Bạn có nhầm với nghịch lý trẻ sinh đôi không (en:twin paradox)?- Trần Thế Trung | (thảo luận) 07:16, 8 tháng 9 2006 (UTC)
Tương tác hấp dẫn là nội lực
sửaTan: Tôi muốn hiểu rõ hơn về bản chất của nội lực trong tương tác hấp dẫn của thuyết tương đối rộng? Các bạn giúp nhé !!!
QUAN HỆ GIỮA THUYẾT TƯƠNG ĐỐI HẸP VÀ THUYẾT TƯƠNG ĐỐI RỘNG
sửaThuyết tương đối hẹp mô tả sự biến dạng của không - thời gian do chuyển động tương đối của 2 người quan sát. Thuyết tương đối rộng lại nói về sự biến dạng của không - thời gian xung quanh một vật có khối lượng thông qua sự tương đương giữa hấp dẫn và gia tốc. Có ai biết vì sao người ta lại nói thuyết tương đối hẹp chỉ là một trường hợp trong sự mô tả của thuyết tương đối rộng không? Windfeast (thảo luận) 11:04, ngày 13 tháng 9 năm 2008 (UTC)
- Về mặt lịch sử, Thuyết tương đối hẹp (TTDH) là tiền thân của thuyết tương đối rộng (TTDR). TTDH là một trường hợp của TTDR khi có thể bỏ qua tác dụng của lực hấp dẫn, tức chỉ nói đến 2 trong 3 vấn đề của thuyết tương đối rộng là không gian, thời gian và lực hấp dẫn. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 13:52, ngày 13 tháng 9 năm 2008 (UTC)
Sự biến dạng của không thời gian trong TTDH có tính chất tương đối do tính tương đối của chuyển động, tức người này nhận thấy không thời gian của người kia bị biến dạng, nhưng đối với bản thân người kia thì dường như không có gì xảy ra. Và ngược lại. TTDR xuất phát dựa vào 2 mối quan hệ chính: sự tương đương giữa trọng lực và gia tốc, và gia tốc sẽ dẫn đế sự biến dạng của không gian. Để đi đến kết luận thứ 2 Einstein đưa ra ví dụ về cái sàn quay Tomado (hoặc cái gì đó tương tự vậy), theo đó thì nó lại dựa vào kết luận của TTDH. Như vậy, sự biến dạng của không thời gian xung quanh một vật có khối lượng có tính chất tương đối hay không ? Windfeast (thảo luận) 11:47, ngày 25 tháng 10 năm 2008 (UTC)
các chú ơi giải thích dùm cháu cái
sửacháu muốn 1 sự giải thích rõ ràng về phương trinh "E=mc^2" cua Einstein . Dường như nó không đơn giản là : E là khối lượng nghỉ của vật , m là khối lượng nghỉ của vật , còn c là tốc độ ánh sáng thì cháu biết rồi . Các chú giải thích dùm cháu cái ! Cháu cảm ơn nhiều Dinhlamduc (thảo luận) 01:07, ngày 9 tháng 3 năm 2009 (UTC)
Forbbiden
sửaKhông truy cập được(Forbbiden): Bài giảng về Thuyết tương đối trong Vật lý lượng tử của Dương Hiếu Đấu tại trường đại học Cần Thơ Đề nghị cho phép mọi người có thể truy cập miễn phí, hoặc xóa phần tham khảo này.Earthandmoon (thảo luận) 16:12, ngày 4 tháng 2 năm 2010 (UTC)
Phương trình Einstein
sửaTheo giáo trình thuyết tương đối rộng (Lê Nam, TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH-KHOA VẬT LÝ,2002), trang 31 thì Phương trình Einstein để vũ trụ tĩnh là với . Chứ là sai.Ngunguoi0 (thảo luận) 4:35:26 , ngày 20 tháng 11 năm 2017 (UTC)