Thảo luận:Thời kỳ Bình Thành

(Đổi hướng từ Thảo luận:Thời kỳ Heisei)
Bình luận mới nhất: 6 năm trước bởi Thusinhviet trong đề tài Tên bài


Lịch sử Nhật Bản
Tiền sử
Thời kỳ đồ đá cũ ~15000 TCN
Thời kỳ Jōmon (Thằng Văn) ~15000 TCN–300 TCN
Thời kỳ Yayoi (Di Sinh) tk 4 TCN–tk 3
Cổ đại
Thời kỳ Kofun (Cổ Phần) tk 3–tk 7
Thời kỳ Asuka (Phi Điểu) 592–710
Thời kỳ Nara (Nại Lương) 710–794
Thời kỳ Heian (Bình An) 794–1185
Phong kiến
Thời kỳ Kamakura (Liêm Thương) 1185–1333
     Tân chính Kemmu (Kiến Vũ) 1333–1336
Thời kỳ Muromachi (Thất Đinh) 1336–1573
     Thời kỳ Nam-Bắc triều 1336–1392
     Thời kỳ Chiến Quốc 1467–1590
Thời kỳ Azuchi-Momoyama (An Thổ-Đào Sơn) 1573–1603
     Mậu dịch Nanban (Nam Man)
     Chiến tranh Nhật Bản – Triều Tiên 1592–1598
Thời kỳ Edo/Tokugawa (Giang Hộ/Đức Xuyên)1603–1868
     Chiến tranh Nhật Bản – Lưu Cầu
     Chiến dịch Ōsaka (Đại Phản)
     Tỏa Quốc
     Đoàn thám hiểm Perry
     Hiệp ước Kanagawa (Thần Nại Xuyên)
     Bakumatsu (Mạc mạt)
     Minh Trị Duy tân
     Chiến tranh Boshin (Mậu Thìn)
Hiện đại
Thời kỳ Minh Trị (Meiji) 1868–1912
     Nhật xâm lược Đài Loan 1874
     Chiến tranh Tây Nam
     Chiến tranh Nhật–Thanh
     Hiệp ước Mã Quan
     Chiến tranh Ất Mùi 1895
     Phong trào Nghĩa Hòa Đoàn
     Hòa ước Portsmouth
     Hiệp ước Nhật–Triều 1910
Thời kỳ Đại Chính (Taishō) 1912-1926
     Nhật Bản trong Thế chiến thứ nhất
     
Sự can thiệp của Nhật Bản vào Siberia
     Đại thảm họa động đất Kantō 1923
Thời kỳ Chiêu Hòa (Shōwa) 1926–1989
     Chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản
     Sự kiện Phụng Thiên
     Nhật Bản xâm lược Mãn Châu
     Hiệp ước chống Quốc tế Cộng sản
     Chiến tranh Trung–Nhật
     Cuộc tấn công Trân Châu Cảng
     Vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki
     Chiến tranh Xô–Nhật
     Nhật Bản đầu hàng
     Thời kỳ bị chiếm đóng 1945-1952
     Nhật Bản thời hậu chiếm đóng
     Kỳ tích kinh tế Nhật Bản thời hậu chiến
Thời kỳ Bình Thành (Heisei) 1989–2019
     Thập niên mất mát
     Động đất Kobe 1995
     Cool Japan
     Động đất và sóng thần Tōhoku 2011
Thời kỳ Lệnh Hòa (Reiwa) 2019–nay
     Đại dịch COVID-19 tại Nhật Bản

Tên bài

sửa
Thảo luận sau đã kết thúc và sẽ sớm được lưu trữ: Đổi tên bài thành Thời kỳ Bình Thành. Cân nhắc sử dụng yếu tố Hán-Việt cho Miếu hiệu, thụy hiệu, tước hiệu, biệt hiệu, niên hiệu các nhân vật thuộc Vùng văn hóa Đông Á. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 09:26, ngày 19 tháng 10 năm 2018 (UTC)Trả lời

Tôi đã đọc báo thấy niên hiệu của Akihito là Bình Thành. Vả lại, các niên hiệu, miếu hiệu,... ko tội gì phải để romaja.--Jalaluddin Muhammad Akbar (Thảo luận) 12:00, ngày 24 tháng 12 năm 2009 (UTC)

Tên này tôi thấy không phổ biến lắm, và đã có tiền lệ chưa nhỉ ? Eternal Dragon (thảo luận) 15:55, ngày 24 tháng 12 năm 2009 (UTC)Trả lời

Vậy ED thấy chúng ta gọi Minh Trị, Chiêu Hoà hay Meiji, Showa? Tôi đã đọc báo ghi Bình Thành, mà Heisei chưa nghe.--Jalaluddin Muhammad Akbar (Thảo luận) 05:26, ngày 25 tháng 12 năm 2009 (UTC)Trả lời

Còn nữa ED, bạn nói là không phổ biến, rành rành rồi nhé. Vậy tại sao bạn lại đổi tên bài kỷ Tam Điệp thành kỷ Trias, cái tên Trias là một cái tên cực kỳ lạ, tôi chưa hề thấy chúng ở trong các sách về khủng long, từ hồi nào đến giờ tôi chỉ toàn thấy ghi Tam Điệp, hả? BQV mà cũng... Hiệp sĩ không đầu (thảo luận) 06:26, ngày 25 tháng 12 năm 2009 (UTC)Trả lời
Sách nào vậy bạn, vui lòng tra en Wiki hay google.com nhé, thân.
@Ti2008: Chỉ đọc báo thôi (hình như chỉ 1 tờ ?) thì có lẽ chưa đủ phổ biến để dùng, khác với Minh Tri. Eternal Dragon (thảo luận) 07:20, ngày 26 tháng 12 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tôi nhận thấy cái Heisei cũng ko nổi tiếng bằng Bình Thành. Vả lại, niên hiệu, miếu hiệu, thuỵ hiệu của vua chúa phương Đông ghi kiểu Hán-VIệt (ko Hán Việt ko ánh xạ với tiếng TQ, khác) là hay nhất. Tôi đã đọc báo Tuổi trẻ (hình như là kỷ niệm sinh nhật Nhật hoàng Akihito), thông tin này cũng có trong vài web (có thể tra Google).--Jalaluddin Muhammad Akbar (Thảo luận) 07:31, ngày 26 tháng 12 năm 2009 (UTC)Trả lời

"Thời kỳ Bình Thành" vs "Thời kỳ Heisei" ? Eternal Dragon (thảo luận) 08:40, ngày 26 tháng 12 năm 2009 (UTC)Trả lời

Ko phải Google là ông thánh giải quyết mọi chuyện. ED nên xem các thảo luận của tôi, Sholokhov, Vietbook, Trungda,... về cách để tên vua chúa Nhật và Triều Tiên. Giả dụ như vua này, ông có hiệu là Sejong the Great, tra Google sẽ thấy nhiều web ghi ông là Sejong Đại đế hơn Thế Tông Đại vương, nhưng nếu ghi vào wiki là Sejong Đại đế sẽ sai bét vì nhà Triều Tiên chỉ cóc tước vương (wang), cả trong và ngoài nước (được vua Tàu phong làm "Triều Tiên Quốc Vương").--Jalaluddin Muhammad Akbar (Thảo luận) 05:17, ngày 27 tháng 12 năm 2009 (UTC)Trả lời

Bạn có thể dẫn ra những thảo luận liên quan trực tiếp đến cách đặt tên bài theo kiểu này không ? Eternal Dragon ([[Thảo luận Thành viên:Eternal Dragon|thảo luận]]) 12:39, ngày 2 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Xin dẫn chứng: Thảo luận:Nhà Triều TiênThảo luận:Quảng Khai Thổ Thái Vương. Nói chung, tôi đang chờ thành viên Sholokhov vào đây xem sao, vì đây là người khởi xướng các cách viết tên trên!--Meiji-tenno (Thảo luận, đóng góp) 13:06, ngày 2 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Đề nghị này chưa được thảo luận tại trang thảo luận của bài viết.--Soekarno-Hatta/Jakarta (thảo luận) 05:36, ngày 12 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Tôi xin rút lại lời đề nghị, các bạn có thể đóng.--Meiji-tenno (Thảo luận, đóng góp) 12:06, ngày 25 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Xin nhấn mạnh là tôi không có mục đích Hán Việt hóa toàn bộ tên Nhật Bản (xem bài Minh Trị Thiên hoàng và một số bài manga khác sẽ rõ, tôi vẫn để tên riêng phiên âm bằng romaji - không phải romaja nhé Ti). Nhưng tôi thấy là miếu hiệu, thụy hiệu, tước hiệu, biệt hiệu, niên hiệu,... của các nhân vật Á Đông thường sẽ được phiên âm Hán Việt. Cũng xin phép lạc đề qua mảng truyện tranh tí: trong các bộ truyện tranh thì thậm chí tên vũ khí, tên chiêu thức võ công,... cũng được phiên âm Hán Việt tuốt.
Nói dài dòng như vậy, túm lại tôi ủng hộ cách ghi "Thiên hoàng Bình Thành" vì đây là tên hiệu của ông ta. Tên khai sinh thì tôi hiện vẫn ghi bằng phiên âm romaji, tức là ghi Akihito. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 08:29, ngày 28 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời
Rất rất rất đồng ý, chính vì thế mà tôi đòi đổi tên bài đấy.--Meiji-tenno (Thảo luận, đóng góp) 09:40, ngày 28 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời
Bạn tham khảo thêm cái tiêu bản tôi mới thêm vào. Như vậy thì các thời kỳ trước đây thì giải quyết thế nào? Lý do gì mà hiện tại thì phiên âm Hán Việt còn trước đây vẫn giữ nguyên? Có phải những thành viên trước đây họ không rành cách phiên âm hay vì họ để nguyên như vậy cho tiện? Vì tôi nghĩ chúng ta sẽ giải quyết trọn bộ chứ không chỉ riêng về tên bài này. --Tranletuhan (thảo luận) 09:56, ngày 28 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Tranletuhan nên hiểu các cái thời đấy ko phải thuỵ, miếu và niên hiệu. Và, bạn có thấy Sholokhov nói "Xin nhấn mạnh là tôi không có mục đích Hán Việt hóa toàn bộ tên Nhật Bản (xem bài Minh Trị Thiên hoàng và một số bài manga khác sẽ rõ, tôi vẫn để tên riêng phiên âm bằng romaji - không phải romaja nhé Ti)." ko? Nhắc lại chúng tôi ko phiên âm Hán-Việt hết, chỉ thuỵ, miếu và niên hiệu thôi!!!--Meiji-tenno (Thảo luận, đóng góp) 09:57, ngày 28 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Và Tranletuhan hãy nhớ chúng tôi ghi Mạc phủ Ashikaga, Mạc phủ Tokugawa,... chứ ko phải Mạc phủ Túc Lợi, Mạc phủ Đức Xuyên,... Có thể xem kỹ thảo luận của Sholokhov ở trên.--Meiji-tenno (Thảo luận, đóng góp) 10:00, ngày 28 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời
Có một số điều tôi còn thắc mắc (đang tìm hiểu). Nếu trường hợp Akihito qua đời thì bài viết tên là Akihito sẽ đổi tên thành Thiên hoàng Bình Thành đúng không? chứ ông còn sống thì không được ghi như vậy? Ví dụ ja:睦仁 (mutsuhito) được đổi hướng đến ja:明治天皇 (thiên hoàng Minh Trị). Còn nữa Chiêu Hòa này đổi hướng đến Thiên hoàng Chiêu Hòa thì có hợp lý không? Theo tôi nó phải đổi hướng đến Thời kỳ Chiêu Hòa thì thích hợp hơn. --Tranletuhan (thảo luận) 11:11, ngày 28 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Khi ông qua đời, được đặt thuỵ hiệu là Thiên hoàng Bình Thành. Cũng giống như Lê Tranh làm vua thì gọi tiên đế là Thánh Tông, ko phải Tư Thành. Cái quan trọng là VN đã hết quân chủ, nhưng Nhật vẫn còn, bài Akihito thì "tuỳ cơ ứng biến". Bên Nhật, họ gọi Akihito là "Đương kim Thiên hoàng", nhưng Akihito đã thông dụng trong sách báo ta. Thiên hoàng Chiêu Hoà được thấy trong: Thập đại tùng thư - 10 đại hoàng đế thế giới, vả lại ông đã "đai" rồi. Về Chiêu Hòa, ta nên làm trang định hướng.--Meiji-tenno (Thảo luận, đóng góp) 11:20, ngày 28 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Tôi thì thấy rằng trừ Minh Trị là cách gọi rất phổ biến trong tiếng Việt vì theo tôi thời đó VN vẫn còn dùng chữ Hán-Nôm và nó có ảnh hưởng sâu sắc đến những người có ý tưởng cải cách Việt Nam giống ông, chứ sau này mà ghi theo cách tôi e rằng không ổn. Các bạn cũng nói là chỉ đổi thụy hiệu/niên hiệu/miếu hiệu thành phiên âm Hán Việt thôi với lý do là hay nhất hay .... tôi thấy là miếu hiệu, thụy hiệu, tước hiệu, biệt hiệu, niên hiệu,... của các nhân vật Á Đông thường sẽ được phiên âm Hán Việt... chứ chưa giải thích cụ thể. Các ví dụ như Nhà Triều Tiên, Thảo luận:Quảng Khai Thổ Thái Vương đều thuộc vào thời kỳ trước đây nên tôi cũng đồng ý để tên như vậy. Còn trong thời hiện đại này tên gọi theo tiếng Việt thì cần đặt theo romanji.--Tranletuhan (thảo luận) 11:44, ngày 28 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Đồng ý. Tôi cũng xin rút lại lời đề nghị vì trong lịch sử Nhật có 1 Thiên hoàng Heizei - cũng là 'Bình Thành'. Tôi để nguyên Heizei và Heisei trong trường hợp này để phân biệt, thế nhé.--Meiji-tenno (Thảo luận, đóng góp) 04:01, ngày 30 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Ti nói là ông này ja:平城天皇?--Tranletuhan (thảo luận) 04:42, ngày 30 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Có nhiều cách để phân biệt, không nhất thiết cứ phải để romanji mới phân biệt được. Bên wiki Anh có hai vua Triều Tiên bị trùng tên nhau khi viết tên theo kiểu romacha đấy. Với lại từ Hán Việt dù là từ mượn, nhưng nó cũng là tiếng Việt, không phải từ tiếng Tầu. Vì vậy, tuy Ti rút nhưng tôi xin phép mọi người sẽ không rút.Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 09:55, ngày 2 tháng 2 năm 2010 (UTC)Trả lời

En:Emperor Heizei, chính là ông đó đấy Tuhan. @Sholokhov: Như Tranletuhan đã nói, đây là niên hiệu hiện đại, dùng romanji. Vả lại, tôi muốn để Thiên hoàng Heizei cho ngắn gọn.--Matsehito (Thảo luận, đóng góp) 10:12, ngày 2 tháng 2 năm 2010 (UTC)Trả lời

Về tên thật và những tên kiểu khác trong thời hiện đại, tôi không phản đối việc dùng phiên âm La Tinh. Nhưng tôi thấy đối với tên hiệu, nên để phiên âm Hán Việt. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 10:18, ngày 2 tháng 2 năm 2010 (UTC)Trả lời

@Tranletuhan: Hán-Việt là từ mượn của tiếng Việt, ko phải tiếng Hán.--Matsehito (Thảo luận, đóng góp) 10:19, ngày 2 tháng 2 năm 2010 (UTC)Trả lời

Tôi tán thành ý kiến của Ti2008Sholokhov về việc cần chuyển Hán-Việt cho miếu hiệu, thụy hiệu, tước hiệu, biệt hiệu, niên hiệu của các nhân vật trong khu vực đồng văn tự Vùng văn hóa chữ Hán. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 18:03, ngày 9 tháng 10 năm 2018 (UTC)Trả lời

Trực tiếp dịch phần "Lịch sử và ý nghĩa niên hiệu", tôi tin rằng cần phải đổi các miếu hiệu, thụy hiệu, tước hiệu, biệt hiệu, niên hiệu của các nhân vật thuộc Vùng văn hóa Đông Á về Hán-Việt.
Niên hiệu "Bình Thành" được giải thích là lấy ý tưởng từ Sử ký Tư Mã ThiênKinh Thi, trong đó có các câu Nội bình ngoại thành 内平外成 và Địa bình thiên thành 地平天成. Hai câu này nếu đọc bằng tiếng Nhật theo bài viết sẽ ra Uchi tairaka ni soto naruChi tairaka ni ten naru. Tôi thấy chẳng có heisei nào.
Chúng ta là Wikipedia tiếng Việt, chúng ta đâu thể đòi hỏi độc giải phải có trình độ Nhật ngữ nhất định để mà biết được Heisei trích từ Uchi tairaka ni soto naruChi tairaka ni ten naru ?
Mọi chuyện sẽ vô cùng đơn giản nếu được giải thích Bình Thành được lấy ý từ Nội bình ngoại thành 内平外成 (trong Sử ký Tư Mã Thiên) và Địa bình thiên thành 地平天成 (trong Kinh Thi); và Bình Thành trong tiếng Nhật được đọc thành Heisei.
Nếu không còn ý kiến nào khác, có lẽ tôi sẽ đổi tên bài này thành "Thời kỳ Bình Thành" trong thời gian tới. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 03:38, ngày 18 tháng 10 năm 2018 (UTC)Trả lời
Tên miếu hiệu, thụy hiệu, tước hiệu, biệt hiệu, niên hiệu đều có ý nghĩa từ gốc chữ Hán cả và bản thân nó cũng không có bản sắc gì của một quốc gia hoặc ngôn ngữ nào cả. Tôi nghĩ để từ Hán Việt sẽ thể hiện được ý nghĩa mà người ta đã cố gắng gán cho nó khi đặt ra. Tân (thảo luận) 06:21, ngày 18 tháng 10 năm 2018 (UTC)Trả lời
Thành viên Tranletuhan có ý kiến về ý kiến miếu hiệu, thụy hiệu, tước hiệu, biệt hiệu, niên hiệu cần được đọc Hán-Việt nhưng anh thấy chưa thấy lý do cụ thể. Tôi xin mạn phép được giải thích thế này:
Miếu hiệu, thụy hiệu, tước hiệu, biệt hiệu, niên hiệu là những tên hiệu gắn liền với văn hóa Nho học và chữ Hán, là đặc điểm của Vùng văn hóa Đông Á ("Hán quyển" 漢圈) nên chúng ta cần phải tận dụng di sản của vùng văn hóa này mà tiếp cận chúng [các tên hiệu] và chúng ta không nên tiếp cận chúng theo góc nhìn của Tây Phương.
Góc nhìn Tây phương là dùng bộ chữ Latin để mô tả [hy vọng là chính xác] âm đọc của từng nền văn hóa thuộc "Hán quyển".
Quan điểm của riêng mỗi nền văn hóa thuộc Hán quyển khi tiếp xúc với nhau nên có tính đặc thù hơn, dùng đặc trưng riêng của Hán quyển [chính là chữ Hán] để nghiên cứu và tiếp cận nhau.
Tại sao không nhìn người Trung Quốc, người Nhật Bản, người Triều Tiên bằng con mắt người Việt Nam [vốn đã có sẵn hiểu biết về văn hóa Hán quyển] mà phải lặn lội lên xứ Tây đọc sách của họ và nhìn vào bằng con mắt giới học thuật Tây Phương ? Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 05:28, ngày 19 tháng 10 năm 2018 (UTC)Trả lời
Quay lại trang “Thời kỳ Bình Thành”.