Thảo luận:Quảng Khai Thổ Thái Vương
Nửa mùa
sửaTên ông này là tiếng Triều Tiên, sao không dùng luôn romaja của ông ta là Gwanggaeto mà lại phải đi vòng qua hanja rồi tiếp đến dùng Hán Việt để suy ra cái tên vừa dài vừa khó nghe như hiện nay? Trừ các tên vốn đã được dùng từ lâu trong văn bản tiếng Việt như Cao Ly, Cao Cấu Ly, Kim Nhật Thành, tôi nghĩ wikipedia nên "nể tình" Truyền thuyết Jumong (chứ không phải Chu Mông) để cho người Triều Tiên được xuất hiện với tên romaja của họ. GV (thảo luận) 00:08, ngày 19 tháng 9 năm 2009 (UTC)
- Thường các vua châu Âu hay trùng tên mới cần đánh số và thêm của phía sau. Bài này nói về một vua ở châu Á, không rõ sao lại có tên như vậy?--Paris (thảo luận) 19:31, ngày 20 tháng 9 năm 2009 (UTC)
- Tôi đồng ý, bài này nên là Gwanggaeto.--Li Xiaolong (Thảo luận) 11:03, ngày 21 tháng 9 năm 2009 (UTC)
Trong nhiều sách như Lịch sử thế giới Trung đại họ viết người Triều cổ theo tên Hán Việt Cao Vũ, Cao Tạng, Tuyền cái Tô Văn, vua Thái Tổ, Thái Tông, Cao Tông, Triết Tông, Lý Thuấn Thần,... Đối với người Triều Tiên hiện đại thì tôi không lăn tăn, nhưng đây là người Triều Tiên cổ nên tôi nghĩ Hán Việt nó hợp hơn. Phim Jumong hình như nó gọi Cao Câu Ly, Bách Tế theo romaja thì phải, thế ta cũng đổi bài Cao Câu Ly thành Gorguyeo à. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 11:53, ngày 21 tháng 9 năm 2009 (UTC)
- Sholokhov có thấy ở trên tôi đã nói "Trừ các tên vốn đã được dùng từ lâu trong văn bản tiếng Việt như Cao Ly, Cao Cấu Ly, Kim Nhật Thành" không? Trong Lịch sử thế giới trung đại Gwanggaeto có được gọi là "Quảng Khai Thổ" không? Tôi cũng không hề đụng đến miếu hiệu (Thái Tổ, Thái Tông) trong đề nghị của mình. Tôi chỉ muốn tên riêng của những người Triều Tiên (ít hoặc không được nói tới trong sách Việt Nam bằng tên Hán Việt) được dùng bằng romaja, đó cũng là cách tôn trọng người Triều Tiên. GV (thảo luận) 12:10, ngày 21 tháng 9 năm 2009 (UTC)
Có cần ghi rõ "của Cao Câu Ly" không? Có còn Quảng Khai Thổ Thái Vương nào nữa không? --61.91.206.62 (thảo luận) 15:56, ngày 21 tháng 9 năm 2009 (UTC)
- Thật ra Quảng Khai Thổ không phải là tên khai sinh của ông ta mà là tên hiệu, giống như Cung Mẫn vương, Đông Minh Thánh vương ấy. Tên khai sinh của các ông ấy tôi sẽ không để tên Hán Việt mà để romaja trong bài viết. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 08:48, ngày 22 tháng 9 năm 2009 (UTC)
- Có tài liệu nào tiếng Việt đã sử dụng cụm từ "Quảng Khai Thổ Thái Vương" không, ngoại trừ wiki? Lưu Ly (thảo luận) 15:00, ngày 23 tháng 10 năm 2009 (UTC)
- Nếu không/chưa có tài liệu nào sử dụng tên Hán Việt này thì chúng ta nên chuyển tự tên nhân vật này sang tiếng Việt (광개토왕 --> Quang Ke Tho Uang). An Apple of Newton thảo luận 20:31, ngày 25 tháng 10 năm 2009 (UTC)
- Có tài liệu nào tiếng Việt đã sử dụng cụm từ "Quảng Khai Thổ Thái Vương" không, ngoại trừ wiki? Lưu Ly (thảo luận) 15:00, ngày 23 tháng 10 năm 2009 (UTC)
Ơ thế hóa ra ta không được phép gọi Thái Vương, Thái Tổ, Thái Tông, Thế Tông, Nhân Tông, Định Tông, Thế Tổ, Chính Tổ... mà phải gọi Taewang, Taejo, Taejong, Sejong,... vì chưa có tài liệu nào bảo như thế ? Và các bạn có để ý thấy Quảng Khai Thổ Thái Vương là tên hiệu của ông ta không ? Giống như Cao Vũ Vương, Cung Mẫn Vương, Cung Nhượng Vương,... ấy. Tất cả những tước hiệu ấy phải bị "xử lý" hết ? Và chúng ta không được phép gọi Đô Bình Nghị sử ti, Phủ Thần môn, viện Thái học mà phải gọi là Hội đồng Dopyeong, Cơ quan Shinmon, học viện Taehak ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 08:52, ngày 27 tháng 10 năm 2009 (UTC)
- Đã có quy định phiên âm Hangeul những danh từ tiếng Hàn trong wikipedia, xin đóng thảo luận và chuyển vể Gwanggaeto. --Saigon punkid (thảo luận) 17:12, ngày 17 tháng 3 năm 2010 (UTC)
- Quảng Khai Thổ Thái vương là vị vua thời cổ của Triều Tiên, nói ông là vua Hàn Quốc nghĩa là sai kiến thức! Đối với những nhân vật thời hiện đại ở hai miền Triều Tiên, chúng tôi mới để tên gốc, trừ mấy trường hợp Lý Thừa Vãn, Kim Nhật Thành hay Kim Chính Nhật.--Dan2010 (Thảo luận, đóng góp) 07:44, ngày 16 tháng 4 năm 2010 (UTC)
- Đồng ý. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 10:18, ngày 16 tháng 4 năm 2010 (UTC)
- Tôi đã suy nghĩ kỹ. Ví dụ như Thiên hoàng Minh Trị, đem ví dụ này ra mà áp đặt Hán-Việt là quá khập khiễng, vì Thiên hoàng Minh Trị là thụy hiệu đã quá thông dụng của ông vua Nhật này, đa số tài liệu VN ghi ông vua Nhật này là Minh Trị! Trong khi đó, vị vua đầu tiên của Nhật Bản được gọi thông dụng là Jimmu, và như tôi có nói trong Thảo luận:Thiên hoàng Jimmu: có tài liệu vẫn ghi các vua Nhật là Jimmu, Go-Shirakawa nhưng Minh Trị vẫn ghi là Minh Trị!
- Tương tự như vậy, đối với tiếng Triều Tiên, Cao Câu Ly, Bình Nhưỡng, Kim Nhật Thành,... là những cái tên quá thông dụng với VN rồi khỏi phải bàn. Nhưng Quảng Khai Thổ hoàn toàn ko thông dụng ở VN, vì vậy để Gwanggaeto theo tôi là hợp lý. Xin nhắc lại lời của anh GV nói trên, để thế cũng là một cách tôn trọng người Triều Tiên!--Dan2010 (Thảo luận, đóng góp) 15:40, ngày 18 tháng 4 năm 2010 (UTC)
- Ngoài ra, qua nhiều thảo luận, tôi thấy Sholokhov và một IP địa chỉ 137... cho rằng phải áp đặt tôn trọng tiếng Việt hoàn tòan! Tôi thấy các bạn hơi cực đoan, tôi sẽ áp đặt nếu nó thông dụng như Minh Trị, Lý Thừa Vãn,... nhưng nếu nhân vật đó ít hoặc ko được để Hán-Việt các sách, tôi sẽ để bằng tên gốc. Nghĩ cũng lạ, các bạn thích tôn trọng tiếng Việt, sao các bạn ko tham gia mảng lịch sử VN mà tha hồ dùng tiếng Việt. Thích Hán-Việt thì mời tham gia đề tài Lịch sử TQ, tha hồ có nơi để dùng!--Dan2010 (Thảo luận, đóng góp) 15:44, ngày 18 tháng 4 năm 2010 (UTC)
- Tương tự như vậy, đối với tiếng Triều Tiên, Cao Câu Ly, Bình Nhưỡng, Kim Nhật Thành,... là những cái tên quá thông dụng với VN rồi khỏi phải bàn. Nhưng Quảng Khai Thổ hoàn toàn ko thông dụng ở VN, vì vậy để Gwanggaeto theo tôi là hợp lý. Xin nhắc lại lời của anh GV nói trên, để thế cũng là một cách tôn trọng người Triều Tiên!--Dan2010 (Thảo luận, đóng góp) 15:40, ngày 18 tháng 4 năm 2010 (UTC)
- Tôi đã suy nghĩ kỹ. Ví dụ như Thiên hoàng Minh Trị, đem ví dụ này ra mà áp đặt Hán-Việt là quá khập khiễng, vì Thiên hoàng Minh Trị là thụy hiệu đã quá thông dụng của ông vua Nhật này, đa số tài liệu VN ghi ông vua Nhật này là Minh Trị! Trong khi đó, vị vua đầu tiên của Nhật Bản được gọi thông dụng là Jimmu, và như tôi có nói trong Thảo luận:Thiên hoàng Jimmu: có tài liệu vẫn ghi các vua Nhật là Jimmu, Go-Shirakawa nhưng Minh Trị vẫn ghi là Minh Trị!
- Đồng ý. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 10:18, ngày 16 tháng 4 năm 2010 (UTC)
- Quảng Khai Thổ Thái vương là vị vua thời cổ của Triều Tiên, nói ông là vua Hàn Quốc nghĩa là sai kiến thức! Đối với những nhân vật thời hiện đại ở hai miền Triều Tiên, chúng tôi mới để tên gốc, trừ mấy trường hợp Lý Thừa Vãn, Kim Nhật Thành hay Kim Chính Nhật.--Dan2010 (Thảo luận, đóng góp) 07:44, ngày 16 tháng 4 năm 2010 (UTC)
- Đã có quy định phiên âm Hangeul những danh từ tiếng Hàn trong wikipedia, xin đóng thảo luận và chuyển vể Gwanggaeto. --Saigon punkid (thảo luận) 17:12, ngày 17 tháng 3 năm 2010 (UTC)