Quangbao vừa sửa lại bài, đem đoạn từ nguyên xuống dưới và xóa câu "theo ảnh hưởng văn hóa của Tết Nguyên Đán Trung Hoa". Tôi nghĩ là điều này không đúng, vì sách xưa của VN, và người Việt ai cũng biết Tết của người Việt là bắt nguồn và có liên quan ít nhiều đến Tết Trung Hoa. Không nên chối cãi điều này và xóa lịch sử nguồn gốc. Sự bắt nguồn từ đâu, không quan trọng, mà quan trọng là chúng ta đã cải biến cái tết thành nét đặc thù và phù hợp với văn hóa Việt Nam. Mấy hôm nay, cũng có 1 thành viên liên tục sửa bài [1] [2], thêm vào những đoạn cho rằng Tết bắt nguồn tại VN trước, như là người đó viết :
- "Liêu Lang mừng Tết bằng cách làm bánh dầy, bánh chưng, chứng tỏ Tết có tại VN từ 5 ngàn năm". Điều này ngụy biện, vì sách xưa có viết Liêu Lang làm bánh dầy bánh chưng thật, nhưng sách nào nói là ngày đó là ngày Tết ? Và đây chỉ là giai thoại hay truyền thuyết, nên không thể đem ra chứng minh cho bất cứ điều gì.
- "sách Kinh Lễ viết như sau về Khổng Tử: “:”Ta không biết Tết là gì, nghe đâu đó là tên của một ngày lễ hội lớn của bọn nguời Man, họ nhảy múa như điên, uống rượu và ăn chơi vào những ngày đó, họ gọi tên cho ngày đó là “TẾ SẠ”". sách xưa viết Khổng Tử đổi ngày Tết Nguyên Đán vào một tháng nhất định là tháng Dần, vậy sao nói Khổng Tử không biết Tết là gì ? nếu đoạn trích từ Kinh Lễ là đúng, thì có thể Khổng Tử nói là không biết các lễ hội của người thiểu số tại VN. Dùng một chữ nào đó để dịch thành Tết, và gán vào miệng Khổng Tử. Quá tệ !
- "Sách Giao Chỉ Chí cũng có đoạn viết “Bọn người Giao Quận thường tập trung lại từng phường hội nhảy múa hát ca, ăn uống chơi bời trong nhiều ngày để vui mừng một mùa cấy trồng mới, chúng gọi ngày đó là Nèn- Thêts" ". Nếu trích đúng, có thể đây là một lễ hội được mùa của người Việt cổ hay người thiểu số, tương tự như Lễ hội mùa Xuân của người Tây Nguyên. Không có căn cứ gì để nói đó là Tết, thêm nữa, VN mình lúc đó không làm ra được lịch, không biết tính năm, thì biết ngày nào là đầu năm mà ăn mừng ? Chắc là chỉ biết mùa nào là mùa gieo mạ và mùa gặt thôi.
Nói chung, trong thời đại toàn cầu hóa, không nên tự hào dân tộc một cách lố bịch, đến nỗi sửa đổi và chối cả sự thật, thì thành ra tội đồ. --92.50.74.26 (thảo luận) 20:05, ngày 24 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời
- Tôi xem các sửa đổi của Trailanggalang và cũng thấy nghi ngờ. Xin bổ sung thêm một số ý kiến từ ý kiến của IP 92.50.74.26:
- 1. Dù rằng chuyện Lang Liêu là truyền thuyết, chúng ta hãy cứ tạm trao đổi với nhau trên nền truyền thuyết đó đã, chưa cần tranh luận truyền thuyết chính xác tới đâu. Nhưng truyền thuyết không nói Lang Liêu làm bánh chưng vì ngày Tết mà vì cái thực tế hơn nhiều: ngai vàng mà vua cha đã giao hẹn cho các anh em ông.
- 2. Phiên âm từ cái gọi là sách cổ Tàu "Giao Chỉ chí" mà đã có được cái chữ "Tây" như Nèn- Thêts thì quả là đáng kinh ngạc.
- 3. Các sách trích dẫn đều có vẻ được gán ghép, không rõ nguyên văn sách này thế nào.
- Trailanggalang có thể phục hồi lại sửa đổi của bạn, nếu bạn dẫn nguồn gốc một cách rõ ràng và đủ tin cậy. Tôi rất ngán ngẩm phải đọc những bài viết mang tính suy luận lấy được dạng như chứng minh Triệu Vân là con gái của Hy Văn.--Trungda (thảo luận) 16:01, ngày 12 tháng 2 năm 2012 (UTC)Trả lời
- Nếu nói Việt Nam không làm có lịch riêng thì chứng tỏ luận điểm bên trên đều có "nghi vấn". Bởi vì trong ghi chép có ghi lại lịch rùa, theo Thái Bình ngự lãm (Lý Phưởng) dẫn Thuật dị kí của Nhâm Phưởng chép: "陶唐之世,越裳國獻千歲神龜,方三尺余。背上有文,皆科斗書,記開辟已來命錄之龜曆。” – “Vào thời nhà Đào Đường, người nước Việt Thường tặng rùa thần ngàn tuổi, vuông hơn ba thước, trên lưng có chữ, đều là lối chữ khoa đẩu, ghi từ thủa mở mang về sau, (vua Nghiêu) sai chép lại gọi là lịch rùa. – 117.17.184.103 (thảo luận) 04:53, ngày 13 tháng 2 năm 2024 (UTC)Trả lời