Dự án bài cơ bản
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án bài cơ bản, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về bài cơ bản. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
CBài viết đạt chất lượng C.
CaoBài viết được đánh giá rất quan trọng.

Untitled

sửa

"Quốc giáo: Một số quốc gia có một quốc giáo, một tôn giáo được nhà nước công nhận là chính thức và được hưởng một phần tiền thuế do dân đóng góp, tuy nhiên người dân vẫn được phép tự do tín ngưỡng. Trong các nước này gồm có một số nước Hồi giáo, Công giáo và những nước như Thái Lan (Phật giáo), Anh (Anh giáo). Tuy nhiên, các viên chức quốc giáo không có địa vị quan trọng trong chính quyền, trừ quốc trưởng."

Tôi đã sửa lại "... hưởng một phần tiền thuế do dân đóng góp mà không biết có đúng không ?" chẳng lẽ có chuyện đó, ăn lương nhà nước à ?

Tuy nhiên, các viên chức quốc giáo không có địa vị quan trọng trong chính quyền, trừ quốc trưởng. Câu này muốn nói cái gì ? Trừ quốc trưởng hay trừ giáo chủ ?

222.253.83.233 07:05, ngày 20 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Có rất nhiều quốc gia xem các tổ chức tôn giáo như các tổ chức từ thiện hay tổ chức xã hội. Do đó các tổ chức này sẽ được cung cấp một số tiền nhỏ (tùy theo số tín đồ); khi các tín đồ cho tiền cho các tổ chức này thì các tổ chức chỉ này phải đóng thuế thu nhập (income tax) ít hơn so sánh với các tổ chức phi từ thiện khác.
Trong nhiều quốc gia (Anh, Vatican...) quốc trưởng cũng là giáo trưởng.
Mekong Bluesman 08:49, ngày 20 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Kiểm soát

sửa

"Nhà nước kiểm soát: Tại một số quốc gia như Việt Nam và Trung Quốc, tôn giáo ở dưới sự kiểm soát của nhà nước'

Không hiểu có từ nào nhẹ hơn không ? từ này dễ bị hiểu nhầm lắm vì theo hiến pháp thì người dân tự do tín ngưỡng

222.253.83.233 07:20, ngày 20 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Tính ngưỡng

sửa

Trong bài có cụm từ tính ngưỡng, tôi đoán là tín ngưỡng đánh máy nhầm nhưng chưa dám sửa vì không chắc lắm. Bài viết về một khái niệm khá phức tạp này mà không cần tài liệu tham khảo hay chú thích nào hay sao? hay dịch từ wiki khác sang thì không cần những thứ đó? 04:03, ngày 23 tháng 11 năm 2007 (UTC)tieu_ngao_giang_ho1970 04:03, ngày 23 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tôi cũng nghĩ nó phải là "tín ngưỡng" vì từ điển của tôi không có từ "tính ngưỡng". Nếu Tieu ngao giang ho1970 đọc thấy phần nào cần tài liệu tham khảo hay chú thích thì nên treo tiêu bản {{cần dẫn chứng}} hay {{cần chú thích}} tại đó để các người khác có thể sửa đổi. Mekong Bluesman 10:36, ngày 23 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Bổ sung bài viết

sửa

Đây là một bài viết chọn lọc, do vậy tôi chưa sửa đổi mà muốn thảo luận trước một số điểm sau:

  • Một số phần cần bổ sung: Tóm tắt lịch sử của tôn giáo (cần có bài chính Lịch sử tôn giáo); Vai trò của tôn giáo trong xã hội; Tôn giáo trên thế giới (giới thiệu tóm tắt các tôn giáo chính trên thế giới và có bảng thống kê số lượng tín đồ, tỷ lệ% theo vùng địa lý như bên wiki các thứ tiếng khác đều làm); Tôn giáo và mê tín dị đoan (cần phân biệt giữa hai cái này vì dễ nhầm lẫn); thậm chí nên thêm cả mục Thần học giải phóng, một phong trào tôn giáo gần đây đã nêu ra quan điểm tôn giáo cần tham gia vào việc xóa bỏ sự đói nghèo và bất công, đây là quan điểm khác căn bản với những gì mà lâu nay các ý kiến phê phán tôn giáo vẫn nói rằng tôn giáo khuyến khích duy trì hiện trạng, thủ tiêu đấu tranh...(wiki tiếng Pháp có mục này nhưng wiki tiếng Anh không có).
  • Phần Tôn giáo và khoa học là rất cần thiết nhưng nếu nói tôn giáo và khoa học là hai cách khác nhau để đi đến chân lý.... e là chưa đạt được sự công nhận chung (ngay ở mục Định nghĩa cũng đã nêu điều này chỉ là một quan điểm và có quan điểm khác phản bác). Nhân loại họcxã hội học, những khoa học non trẻ nhưng có một cách nhìn rất đúng về Tôn giáo và khoa học, nói một cách tóm tắt như sau: trong phần lớn lịch sử nhân loại, con người hiểu biết vũ trụ và cuộc sống của con người qua niềm tin là thần thánh hay các lực lượng siêu nhiên tạo ra; khoa học xuất hiện đã dần làm lu mờ những niềm tin ấy vì khoa học đã có những bước tiến dài trong việc lý giải vũ trụ, tự nhiên...Tuy nhiên có một điều khoa học chưa thể (hay không thể?) giải quyết một vấn đề quan trọng đó là ý nghĩa sự tồn tại của con người. tieu_ngao_giang_ho1970 08:16, ngày 24 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời
Tôi ủng hộ việc bổ sung vào bài những nội dung trên. Bài này có lẽ là một trong những bài đầu tiên trên Wikipedia tiếng Việt mà lúc viết nó trước đây hẵn còn rất ít thành viên. Tieu_ngao_giang_ho1970 nhiệt tình như vậy thì hãy bắt tắt đi thôi.--Bình Giang 12:44, ngày 24 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Trong cuốn Mười tôn giáo lớn trên thế giới, Hoàng Tâm Xuyên (TQ) chủ biên, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, H.1999 xuất bản bản dịch, có nêu lên một số tôn giáo mà theo quan điểm của họ là lớn nhất: 1. Hệ thống tôn giáo Ai Cập cổ đại; 2. Tôn giáo Babilon cổ đại; 3. Đạo Zarathustra (bái hỏa); 4. Đạo Mani; 5. Bàlamôn; 6. Ấn Độ giáo; 7. Đạo Giaina; 8; Đạo Phật; 9. Đạo Xích; 10; Thần đạo; 11; Đạo Do Thái; 12; Cơ đốc giáo; 13. Đạo Islam.

Cũng cần lý giải thêm chữ Đạo và chữ Giáo, rằng tại sao có lúc người ta gọi là Đạo Phật, có lúc gọi là Phật giáo. Khương Việt Hà (thảo luận) 02:21, ngày 27 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tôi đồng ý với Khương Việt Hà ở chỗ cần làm rõ ĐạoGiáo, bạn bổ sung vào nhé. Về xếp hạng tôn giáo theo độ lớn (chắc là theo tiêu thức số lượng tín đồ), tôi cho rằng một số tôn giáo thời cổ đại liệt kê trên đây hoặc đã biến mất hoặc nếu còn tồn tại thì cũng rất mờ nhạt. Vì thế nên giữ như số liệu hiện thời và cẩn thận hơn thì ghi thêm vào một chút để người đọc hiểu rằng đây là số liệu về các tôn giáo hiện nay; số liệu trong cuốn sách Khương Việt Hà đề cập sẽ đưa vào bài Lịch sử tôn giáo là tốt nhất. tieu_ngao_giang_ho1970 (thảo luận) 04:11, ngày 27 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời
Đúng vậy! "Đạo Phật" và "Phật giáo" khác nhau ra sao? Cá nhân tôi cho rằng chữ "giáo" (-ism) có lẽ bắt nguồn từ việc phân loại dựa vào chữ "tôn giáo" (religion) theo quan niệm phương Tây, mà đáng ra phải là "đạo" ("the way": "Buddha way"). Tôi cũng cho rằng "Phật" không là "giáo" (religion) mà phải là "đạo" (the way). Bác nào rành Hán tự xin giải nghĩa "đạo" và "giáo" được không ạ? Kienngot (thảo luận) 12:40, ngày 12 tháng 4 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tôn giáo trên thế giới

sửa

Đoạn "tôn giáo trên thế giới" lấy nguồn từ Adherents.com mà số liệu lại khác với số liệu ở trang đó: Cao Đài (4 triệu ở Adherents nhưng 1-2 triệu ở đây), Khổng giáo không được nhắc đến tại Adherents, Juche (chủ thể) không được nhắc đến tại đây, v.v. Nguyễn Hữu Dng 02:29, ngày 27 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Khổng giáo ở Adherents.com không nhắc đến, tôi lấy theo Macionis (đã liệt kê ở danh mục tài liệu tham khảo) và đoạn dưới bảng số liệu có ghi rõ như thế. Số liệu về tín đồ Cao Đài ở phần tổng hợp bên ngoài của Adherents.com ghi là 4 triệu nhưng chi tiết bên trong như sau:
Cao Dai: Most of the figures for this group are around 2 million, but we've seen some that say around 8 million. It's almost entirely a Vietnamese movement, and not even as important there as it used to be. The official Cao Dai website states that there are about 6 million adherents worldwide, and elsewhere states that there are 5 million in Vietnam, but points out that the religion is largely paralyzed there due to repression by the government.
Tuy nhiên tôi vì lười mà lấy luôn ở bảng bên wiki tiếng Anh nên đưa vào con số 1-2 triệu, sẽ sửa lại là khoảng 2 triệu. Số liệu của Juche tôi nhặt sót, sẽ bổ sung.

Tôi đã sửa số lượng tín đồ Cao Đài, sửa đề mục thành Tôn giáo trên thế giới hiện nay theo ý thảo luận với Khương Việt Hà ở phần trên. Riêng về Thuyết Chủ thể (Juche), tôi cho rằng đây là một học thuyết về kinh tế, chính trị, xã hội được chính quyền Bắc Triều Tiên đưa ra để xây dựng xã hội thì đúng hơn mặc dù trên Adherents.com có dẫn ra một số lập luận để chứng minh nó giống với tôn giáo. Tham khảo bên wiki tiếng Anh và tiếng Pháp, bài viết của họ về thuyết này cũng không được xếp vào thể loại tôn giáo. Do đó tôi không bổ sung Juche vào bảng thống kê các tôn giáo. tieu_ngao_giang_ho1970 (thảo luận) 05:27, ngày 27 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Bài viết chọn lọc

sửa

Bài này có phải bài chọn lọc không mà liệt vào danh sách vây? 58.187.217.242 (thảo luận) 12:05, ngày 29 tháng 10 năm 2008 (UTC)Trả lời

Chắc có sự nhầm lẫn, tôi đã bỏ bài ra khỏi danh sách chọn lọc. GV (thảo luận) 12:08, ngày 29 tháng 10 năm 2008 (UTC)Trả lời

Bài này mang cách nhìn hơi bị phương Tây quá, theo tôi hiểu thì "tôn giáo" hay "đạo" hiểu theo nghĩa "ta" thì mang ý "đường đi", "lời dạy", v. v. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 10:57, ngày 27 tháng 10 năm 2013 (UTC)Trả lời

Phù thủy

sửa

Người Tôn giáo có trở thành phù thủy được hay không ? 2402:800:6398:9B7C:3D53:D464:C7CF:60AE (thảo luận) 23:47, ngày 19 tháng 1 năm 2022 (UTC)Trả lời

Phải bỏ các phần thuộc đạo Phật ra khỏi bài viết Tôn giáo này.

sửa

Phải bỏ các phần thuộc đạo Phật ra khỏi bài viết Tôn giáo này. Vì tôi là người hpcj Phật chân chính, tôi được biết đạo Phật không phải là một tôn giáo. Kiến thức này các người phải biết, chứ mà viết xằng bậy như vậy nữa là không hề được, gây ra sai lầm, hiểu lầm lớn khác cho người khác. Quý vị bỏ giúp tôi các phần thuộc đạo Phật trong bài viết Tôn giáo ngay nhé! – Nguyễn Phan Kim Ngân (thảo luận) 02:07, ngày 29 tháng 10 năm 2023 (UTC)Trả lời

hpcj : học ( tôi xin lỗi ạ, không phải là tôi cố ý viết sai mà là tôi viết nhầm ý ạ! ) – Nguyễn Phan Kim Ngân (thảo luận) 02:09, ngày 29 tháng 10 năm 2023 (UTC)Trả lời
Chào bạn, Wikipedia là bách khoa toàn thư mà bất kì ai cũng có thể sửa đổi, nếu bạn thấy thông tin nào sai, đừng ngần ngại sửa lại chúng nhé. Nhớ phải dẫn nguồn hợp lí. Cám ơn bạn. Phjtieudoc (thảo luận) 02:13, ngày 29 tháng 10 năm 2023 (UTC)Trả lời
@Nguyễn Phan Kim Ngân: Phjtieudoc (thảo luận) 03:23, ngày 29 tháng 10 năm 2023 (UTC)Trả lời
Thứ lỗi, bài viết này là về một chủ để khá phức tạp. Các bài viết trên Wikipedia không được vận hành theo cách với thiên kiến rằng "tôi đã được dạy như thế" là một lý do bất hợp lý cho việc chỉnh sửa các bài viết Wikipedia. Các bài viết trên đây đều được dựa vào nguồn, nếu có ý kiến khác và có nguồn minh chứng cho ý kiến thì xin mời dẫn ra, còn không đề nghị tuyệt đối không chỉnh sửa theo ý kiến cảm quan thêm thắt nội dung nghiêng về một chiều. PHONGDANG No risk, no life. No malice, no fear 03:33, ngày 29 tháng 10 năm 2023 (UTC)Trả lời
Quay lại trang “Tôn giáo”.