Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án bài cơ bản, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về bài cơ bản. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Thiên văn học, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Thiên văn học. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Vật lý học, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Vật lý học. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
"Sao" là một bài viết chọn lọc của Wikipedia tiếng Việt. Bài viết, hoặc một phiên bản trước đây, đã được cộng đồng bình chọn là một trong những bài có chất lượng tốt và tiêu biểu của Wikipedia tiếng Việt, và được đưa lên Trang Chính từ 23-29/8/2010. Nếu bạn có thể cập nhật hoặc nâng cao hơn nữa chất lượng của bài viết, xin mời bạn!
Trong cuốn sách Philip's Astronomy Encyclopedia 2002 có định nghĩa Star là : Gaseous body that emits radiation generated within itself by nuclear FUSION. Mainly composed of hydrogen and helium, a star is a fine balancing act between the force produced within itself and the gravitational force. Nên theo em thì định nghĩa sao là một quả cầu plasma sáng, phát ra các bức xạ do các phản ứng tổng hợp hạt nhân trong nó, khối lượng lớn được giữ cân bằng bởi lực hấp dẫn và các nội lực của nó. —Earth and MoonTalk11:45, ngày 13 tháng 10 năm 2010 (UTC)Trả lời
Định nghĩa về “sao” trong bài này không phù hợp với cách dùng thực tế của từ “sao”, cần phải sửa lại định nghĩa và sử dụng từ khác để dịch từ “star” của tiếng Anh thay vì dịch kiểu từ đối từ thành “sao” như hiện tại. Có nhiều thứ “sao” khác nhau trong tiếng Việt. Sao chổi, sao băng đâu có phải là “quả cầu plasma sáng, khối lượng lớn được giữ bởi lực hấp dẫn” mà đều được gọi là “sao”. Các hành tinh trong hệ mặt trời như sao Kim, sao Hoả, sao Thổ... cũng không phải là “quả cầu plasma sáng, khối lượng lớn được giữ bởi lực hấp dẫn” nhưng cũng đều được gọi là “sao”. Ngay tên gọi “hành tinh” cũng có “sao” trong tên (“tinh” là từ Hán Việt, có nghĩa là sao).
Nếu muốn gọi cái tiếng Anh gọi là “star” bằng từ đơn âm tiết “sao” thì phải thay đổi hết các tên gọi khác có chứa “sao”, “tinh” trong tên, sao cho không còn từ “sao”, “tinh” trong tên của chúng nữa. Còn nếu vẫn muốn gọi các thứ “sao” khác là “sao” nhưng lại cũng muốn gọi cái tiếng Anh gọi là “star” là “sao” thì phải dịch từ “star” sang tiếng Việt thành “xxx tinh” gì đó, chẳng hạn như “hằng tinh”, “định tinh”, từ “star” không thể chỉ dịch sang tiếng Việt thành “sao” được. Kiendee (thảo luận) 14:20, ngày 4 tháng 5 năm 2017 (UTC)Trả lời
Để rạch ròi, có lẽ phải đi từ các khái niệm cơ bản của quang học: Cường độ sáng có đơn vị đo là candela (cd), quang thông có đơn vị đo là lumen (lm) = cd x sr (góc cầu) hay W/m2, độ chói = cd/m2, quang năng = lm x s (giây). Từ đây có thể thấy tôi nghi ngờ việc dịch thuật ngữ luminosity (Trung văn gọi là quang độ) thành độ trưng, cho dù các tác giả có nổi tiếng đến mấy, do các lý do sau:
a) Theo định nghĩa của BKTT thì Độ trưng là đại lượng đặc trưng cho sự phát sáng theo mọi phương của nguồn sáng. Nếu dΦ là quang thông do một phần tử diện tích dS của mặt sáng phát ra theo mọi phương thì độ trưng R của diện tích ấy là R = dΦ/dS. Mặt phát sáng đều, là mặt có ĐT như nhau ở mọi điểm của mặt. Đơn vị của ĐT là lumen/m2 trong hệ SI, nghĩa là độ trưng chính là Luminous emittance trong tiếng Anh vì Luminous emittance is the luminous flux (quang thông) per unit area emitted from a surface. Lưu ý rằng đơn vị đo của luminous emittance và Illuminance (độ rọi) đều là lux (= lumen/m2) nhưng một đằng thì đặc trưng cho quang thông trên một đơn vị diện tích bề mặt phát xạ, còn một đằng là đặc trưng cho quang thông tới một đơn vị diện tích bề mặt. Bên tiếng Anh cũng cho thấy từ Illuminance trước đây thường gọi là brightness (tiếng Trung gọi là minh độ), nhưng hiện nay nó không được dùng như thế nữa vì gây nhầm lẫn. "Brightness" theo FS-1037C của Hoa Kỳ thì không nên sử dụng để miêu tả định lượng, mà chỉ nên dùng cho các dẫn chiếu không định lượng đối với các cảm giác cũng như cảm nhận sinh lý về ánh sáng.
b) Luminosity trong tiếng Anh có vài nghĩa khác nhau khi áp dụng trong trắc quang học, nhiếp ảnh và thiên văn. Ở đây không xét tới ý nghĩa trong nhiếp ảnh và trắc quang học. Trong thiên văn, nó là lượng năng lượng điện từ của một vật thể phát ra trong một đơn vị thời gian. Với công thức F = L/A, trong đó F là quang thông (lumen hay W/m2) của bề mặt được chiếu sáng, A là diện tích của bề mặt được chiếu sáng (m2) thì rõ ràng L có đơn vị đo là lumen x m2 (hay W) và như thế thì không thể coi đồng nhất với độ trưng hay độ rọi được (có đơn vị đo là lumen/m2).
Các tên gọi cho các đặc trưng quang học của chúng ta phần nhiều vay mượn từ tiếng Trung, chẳng hạn: quang thông (tiếng Việt) = quang thông lượng (tiếng Trung); cường độ sáng (tiếng Việt) = phát quang cường độ (tiếng Trung); quang năng (cả Trung lẫn Việt) v.v. Từ đây có thể thấy các tác giả đã gặp khó khi vập phải Luminosity (quang độ) và Brightness (minh độ) đều có nghĩa là độ sáng trong tiếng Việt, nhưng một đằng thì định lượng, một đằng thì phi định lượng. Một lý do khác theo tôi là (các) tác giả Việt Nam (trừ ông Riệu) có lẽ học ở Nga về, trong khi tiếng Nga coi Светимость (lumen/m2) đồng nhất với Luminosity (W) với định nghĩa của Светимость chính là độ trưng của tiếng Việt để từ đó dẫn tới đồng nhất độ trưng với Luminosity. Trong tiếng Pháp mà ông Riệu có lẽ là người sử dụng nhiều thì tôi thấy từ Luminosité (Pháp) = Luminosity (Anh) chỉ có nghĩa độ sáng với đơn vị là W (hay lm x m2), không thể đồng nhất với độ trưng được. Meotrangden (thảo luận) 18:02, ngày 19 tháng 8 năm 2010 (UTC)Trả lời