Thảo luận:Quy tắc đặt dấu thanh của chữ Quốc ngữ
Untitled
sửaXin tham khảo bài Wikipedia:Cẩm nang về văn phong của User:Nguyễn Cường. Dung Nguyen 05:03, 22 tháng 4 2005 (UTC)
- Wikipedia:Cẩm nang về văn phong có thể dùng để áp dụng cho wiki này. Bài này nhắm đến đưa ra các quan điểm khác nhau về việc bỏ dấu hơn. Cũng hơi trùng lắp. :)--Á Lý Sa 05:06, 22 tháng 4 2005 (UTC)
Tôi vừa sửa xong trang này. Nhấn sửa mới nhận ra mình đã logout từ lúc nào.Tac ke 08:06, ngày 20 tháng 1 năm 2006 (UTC)
- Tac ke nên lưu ý là đây không phải là chỗ lấy những ý cá nhân về ngữ âm/âm vị học ra ghi làm tiêu chuẩn cho chính tả tiếng Việt trên Wiki. Trước khi viết nên tham khảo các văn bản nghiên cứu khoa học. Việc bỏ dấu tiếng Việt đã được chuẩn hoá từ lâu, xin đừng đưa ý riêng vào. Viết chính tả theo cá nhân là chuyện khác. --Baodo 08:14, ngày 20 tháng 1 năm 2006 (UTC)
Cùng một vấn đề, cách diễn đạt đơn giản hơn của tôi nên được lựa chọn. Nó hoàn toàn đúng với toàn bộ Wiki Việt này và các bộ gõ ở đây. Tac ke 08:22, ngày 20 tháng 1 năm 2006 (UTC)
- Quy tắc của bạn hay đấy, nó dễ nhớ. Chỉ tiếc là nó không "hoàn toàn đúng" với bộ gõ ở đây (nhấn F7 xem thử). - Trần Thế Trung | (thảo luận) 08:37, ngày 20 tháng 1 năm 2006 (UTC)
Khác ở chữ nào, bác cho ví dụ với. Tac ke 08:39, ngày 20 tháng 1 năm 2006 (UTC)
- Mặc định của bộ gõ hiện nay là "bỏ dấu kiểu cũ" (bảng gõ tiếng Việt ở bên). Tuy nhiên, người sử dụng hoàn toàn có thể chuyển sang chế độ bỏ dấu kiểu mới, bằng việc nhấn vào ô vuông tương ứng trong bảng hay ấn F7 (với Firefox 1.5 thì F7 không hay lắm). Lúc đó, gõ "hòa" thành "hoà". - Trần Thế Trung | (thảo luận) 08:43, ngày 20 tháng 1 năm 2006 (UTC)
Cám ơn bác. Vậy là cách bỏ dấu của tôi là kiểu cũ. Tôi thích nó vì nó rất ngắn gọn và dễ giải thích cho các em nhỏ. Tac ke 08:46, ngày 20 tháng 1 năm 2006 (UTC)
- Và có vẻ như nhiều người tại Wikipedia tiếng Việt cũng thích nó, giống bạn. Tôi cũng thích nó. - Trần Thế Trung | (thảo luận) 08:52, ngày 20 tháng 1 năm 2006 (UTC)
- Cách gõ "cũ" tồn tại, nhưng bài tiếng Việt chưa miêu tả nó. Nếu các bác vì cái mình thích mà tìm tài liệu bổ sung thêm thì Wikipedia sẽ khách quan hơn. --Á Lý Sa (thảo luận) 08:59, ngày 20 tháng 1 năm 2006 (UTC)
Cách diễn đạt này do tôi tự tìm ra khi lập trình về tiếng Việt. Tôi chưa thấy sách nào viết về cách này nên khi Arisa yêu cầu nguồn cung cấp, tôi chịu thua. Tac ke 09:02, ngày 20 tháng 1 năm 2006 (UTC)
- Bác có thể tìm nguồn tài liệu cho ra kết quả như cách diễn đạt của bác chắc cũng được. --Á Lý Sa (thảo luận) 09:08, ngày 20 tháng 1 năm 2006 (UTC)
Các nguồn tài liệu như Arisa yêu cầu đều tiếp cận vấn đề từ quan điểm của ngôn ngữ học, trong khi tôi tiếp cận vấn đề từ quan điểm tin học lập trình. Cùng đi đến 1 kết quả, nhưng cách diễn đạt của bên ngôn ngữ học phức tạp quá. Các em nhỏ lớp 1 làm sao hiểu nổi. Suy cho cùng, việc đánh dấu thanh do con người định ra và có thể thay đổi nó tùy thích. Tac ke 09:19, ngày 20 tháng 1 năm 2006 (UTC)
Kiểu đặt dấu "cũ"
sửa(Lưu từ bài đóng góp của Tac ke[1])
Trước tiên chúng ta tách từ thành 3 phần:
- Phụ âm (nếu có) (1)
- Các nguyên âm (2)
- Phụ âm cuối (nếu có) (3)
Trong 3 phần này chỉ có phần 2 - các nguyên âm là bắt buộc phải có.
Ví dụ:
- trường = tr + ườ + ng (1 + 2 + 3)
- gìn = gi + ì + n (1 + 2 + 3)
- ẩn = ẩ + n (2 + 3)
- quả = qu + ả (1 + 2)
- giạ = gi + ạ (1 + 2)
Ta chỉ bỏ dấu trên các nguyên âm:
- Nếu chỉ có 1 nguyên âm thì hiển nhiên ta bỏ dấu vào nguyên âm duy nhất đó.
- Bỏ dấu trên nguyên âm cuối cùng nếu tồn tại phụ âm cuối (quảng trường, tình tiết, diễn thuyết)
- Bỏ dấu trên nguyên âm sát cuối cùng nếu không có phụ âm cuối (tàu hỏa, hòa hảo, hiếu thảo).
- Ngoại lệ: "uơ", "uê" (thuở ấy, hoa huệ, xuề xòa...).
Xem thêm
sửa- MediaWiki:Him.js để biết quy tắc bỏ dấu (chính xác hơn là thuật toán bỏ dấu) đang dùng với bộ gõ tại đây. - Trần Thế Trung | (thảo luận) 10:42, ngày 20 tháng 1 năm 2006 (UTC)
Bài này thì có gì không "trung lập" nhỉ?--Huy Phương (thảo luận) 03:36, ngày 12 tháng 6 năm 2012 (UTC)
Kiểu cũ và kiểu mới
sửaTôi thấy Wiki không nên để 2 kiểu bỏ dấu song song thế này, chúng ta chỉ nên dùng kiểu cũ (hòa) trong phần nội dung và tên bài chính, còn kiểu mới (hoà) thì dùng đổi hướng đến tên bài mà thôi, không nên để trong nội dung bài. Mặc dù có Wikipedia:Biểu quyết/Dấu thanh ở đây nhưng tôi thấy có vẻ nó vẫn chưa triệt để. A l p h a m a Talk - Bot - Page 10:50, ngày 9 tháng 7 năm 2014 (UTC)
Quy tắc đặt dấu thanh kiểu mới
sửaTheo tôi ta có thể trình bày lại quy tắc này một cách đơn giản hơn như sau:
- Đặt dấu thanh vào âm chính của vần (không đặt vào âm đệm và âm cuối): á, ói, oán, uẩn, uối, ếm,...
- Đối với vần có âm chính là nguyên âm đôi (iê/yê/ia/ya, uô/ua, ươ/ưa):
- Nếu vần có âm cuối (âm chính viết là iê/yê, uô, ươ): đặt dấu thanh lên chữ cái thứ hai của âm chính (yến, ướm, uống,...)
- Nếu vần không có âm cuối ( các vần ia, uya, ua, ưa): đặt dấu thanh lên chữ cái thứ nhất của âm chính (ía, uýa, úa, ứa)
Chú ý:
- Các vần oa, oe, uy đều có chữ cái đứng trước (o, u) là âm đệm, chữ cái đứng sau là âm chính, nên dấu thanh đặt vào chữ cái đứng sau
- Chú ý trường hợp phụ âm đầu là qu: lúc này các vần đều có âm đệm (o, u) nhưng bị giản lược, ví dụ qua = qu + oa, nên thanh điệu không bao giờ đánh vào chữ u: quả, quỷ, quẻ, quèn, quẫn,... (Chỗ này trong bài viết sai)
- Trường hợp tổ hợp phụ âm đầu-vần là gia: ở đây phụ âm đầu là gi, vần là a (không phải ia - có thể dùng phép đánh vần để kiểm nghiệm) cho nên dấu thanh rơi vào chữ a và không có ngoại lệ (già, giá, giả, giã, giạ).
Nếu những phần bất đồng với bài viết của tôi sai, xin phép mọi người cho xin tư liệu của bài viết (trong bài không có nguồn). Rohupt (thảo luận) 12:16, ngày 11 tháng 5 năm 2017 (UTC)
"Giặt gịa" là gì?
sửaTôi mói xem từ điển, chỉ có từ "giặt dịa" thôi. Tác giả xem lại và cho ý kiến nha. Cha Rồng (thảo luận) 18:25, ngày 26 tháng 12 năm 2017 (UTC)