Thảo luận:Quế Thanh
Tên gọi
sửaCũng như húng láng và húng Láng (viết hoa) là dị biệt, quế thanh và quế Thanh Hóa cũng vậy. Tên bài này có lẽ chưa hoàn toàn chính xác khi cho rằng "quế thanh"="quế Thanh Hóa", dù quế Thanh Hóa quả thật rất nổi tiếng. Hôm nay tôi đọc ký sự "Quế ngọc Châu Thường" trong Minh Hiệu tuyển tập (từ trang 795-860) thì quế Thanh Hóa từng có giá rất cao. Một cây 30cm, hạ năm 1923 bán được 9000 đồng thời đó bằng 300 tấn gạo hay 200 cây vàng (tr827), một phiến quế loại thượng hạng tương đương 124kg quế rừng Quảng Nam, Quảng Ngãi (tr839), 600 gam ước chừng 14-15 lạng vàng.Việt Hà (thảo luận) 11:35, ngày 22 tháng 11 năm 2014 (UTC)
- Vậy cứ lấy tên khoa học? A l p h a m a Talk - Bot - Page 11:49, ngày 22 tháng 11 năm 2014 (UTC)
Có lẽ loài quế bản địa Việt Nam này nổi tiếng nhất là ở Thanh Hóa, và có vùng phân bổ dọc Trường Sơn từ bắc Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh tới Quảng Nam, Quảng Ngãi nên lấy tên quế Thanh hay chăng? Phải chăng danh từ riêng đã thành danh từ chung. Người Pháp có tên canelle d’Annam hay canelle royale chỉ giống quế này.Việt Hà (thảo luận) 13:13, ngày 22 tháng 11 năm 2014 (UTC)
Người ta dùng bột quế nấu phở phổ biến mà ta? A l p h a m a Talk - Bot - Page 14:42, ngày 22 tháng 11 năm 2014 (UTC)
- Tôi có chút nhầm lẫn ở đây, đúng là nấu phở có thể sử dụng bột quế+hồi+thảo quả. Tra Google cũng ra. Tuy nhiên đây là cách làm kiểu "phở ăn liền" trong bếp ăn gia đình cho nhanh gọn. Chứ hàng phở họ dùng quế chi dạng miếng. Bột quế làm nước dùng đục lờ như nước cống. Còn một nhầm lẫn nữa, quả thật đúng là có quế Thanh (Quế Thanh Hóa) và còn được gọi là quế Quỳ (Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Quế Phong thuộc Nghệ An).
- Có điều là thế này, các nhà khoa học lười biếng vẫn đồng nghĩa "quế Thanh còn gọi là quế Quỳ" và xếp loại chúng là một, nhưng trong thực tế thổ nhưỡng, địa phương, khí hậu tạo nên hai giống quế có dị biệt. Chả vậy mà có câu thành ngữ thế này: "Kể bì nhất Quỳ nhì Thanh, kể tinh anh nhất Thanh nhì Quỳ", và theo sách xưa thì Quế Nghệ An có vỏ dầy ("bì"=vỏ), xốp, ít tinh dầu còn gọi là quế đực; quế Thanh Hóa vỏ mỏng nhưng chắc và nhiều tinh dầu hơn ("tinh anh" hơn là vậy) còn gọi là quế cái. Nội dung này tôi nghĩ có thể mang vào bài. 14.162.140.160 (thảo luận)
Bạn có thể thêm nội dung đó nếu có nguồn nhắc đến, còn về nguyên liệu nấu phở thì đúng có vỏ quế miếng dài dài sau đó bỏ vào túi lọc như:
A l p h a m a Talk - Bot - Page 14:23, ngày 24 tháng 11 năm 2014 (UTC)
- Có nhiều chủng/thứ khác nhau, nhưng do đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng nên tùy theo địa phương mà chúng có thể khó gieo trồng và/hoặc dễ gieo trồng hơn, nhưng về mặt ADN thì vẫn chỉ là một chủng. Vì thế, quế Quỳ hay quế Thanh về bản chất vẫn chỉ là một chủng mà thôi. 123.24.141.202 (thảo luận) 14:33, ngày 24 tháng 11 năm 2014 (UTC)
À, mình cũng ko tin lắm chuyện các nhà hàng phở kén quế cho vào nồi phở đến độ [chỉ] dùng quế Thanh. Các loại quế khác đều có thể nấu phở OK. Vả chăng quế chỉ là một trong sáu bảy loại gia vị cho nồi phở. Trong ẩm thực cũng nhiều món khác dùng quế (như chả quế, lẩu gà, cháo gà, sốt vang), ko riêng gì phở. Thêm nữa, quế dùng cho nồi phở phổ biến là quế chi (vỏ quế bóc từ cành), trong khi quế Thanh Hóa nổi tiếng quế phiến (bóc từ thân, và tùy độ cao trên thân cây mà giá trị vỏ khác nhau).Việt Hà (thảo luận) 15:26, ngày 25 tháng 11 năm 2014 (UTC)