Thảo luận:Phương ngữ tiếng Việt

Danh sách từ thông dụng

sửa

Thật ra có vô số những từ được dùng khác biệt giữa các vùng, kể hoài cũng không thể hết được ví dụ như riêng các loại rau mùi cũng đã quá nhiều. Bài nên được xây dựng theo kiểu bài này bên tiếng Anh en:American and British English differences.

Bơi lội: Tôi nghĩ rằng cả Bắc Nam đều dùng từ bơi chỉ swim, chân không chạm đáy. Bắc dùng lội để chỉ đi bộ qua chỗ nước ngập mà cạn kiểu như ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau. Nam dùng lội để chỉ cả bơi luôn, ngoài ra còn có lội bộ là hoàn toàn trên cạn. Hơi phức tạp nên tôi tạm loại bỏ hàng này.

Một chục: riêng miền Nam, đặc biệt là miền Tây, mỗi nơi mỗi khác có chỗ 10, có chỗ 12, có chỗ 14, 16,...tạm loại bỏ hàng này. Mặt trời đỏ (thảo luận) 16:15, ngày 17 tháng 4 năm 2012 (UTC)Trả lời

Xin lỗi! tôi có quyền được sửa bài viết không ? hiện tại tôi có rất nhiều người quen (tôi đã từng sống) ở Miền Trung, họ sử dụng ngôn ngữ như ở Miền Nam, nhưng tại sao lại ghi Miền Trung lại dùng ngôn ngữ Miền Bắc ?. Nếu từ Huế trở về Miền Nam, tôi khẳng định họ dùng từ giống như Miền Nam là "Heo, Bắp, Đậu Phụng, Dưa Leo, Chè (lá chè tươi) Trà (đã qua sơ chế bởi Chè), Xí Muội, Dù, Mền, Xe Hơi, Chở...etc...". Có phải người viết đã quá sơ ý hay chưa tìm hiểu kỹ ?. Kao Kón (thảo luận) 15:52, ngày 5 tháng 9 năm 2013 (UTC)Trả lời

Sau khi tôi chỉnh sửa, tôi đã đưa cho bạn tôi xem, họ điều đồng ý với cách sửa của tôi. Thực sự mà nói, Phương Ngữ Miền Trung rất gần với Phương Ngữ Miền Nam, người viết bài này có lẽ đã không đi xem xét thực tế. Bên lề, giáo viên người Bắc sống ở Miền Trung vẫn dùng từ như "Heo, Muỗng, Xí Muội, Dưa Leo, Xe Con...etc" vậy lý do gì người Viết bài này lại chỉnh sửa ngôn ngữ Miền Trung sai một cách vô lý như vậy ?. Kao Kón (thảo luận) 16:16, ngày 5 tháng 9 năm 2013 (UTC)Trả lời

Bạn có thể sửa, nhưng cần dẫn nguồn. Wiki yêu cầu nguồn trích dẫn cho các thông tin, bảng đối chiếu từ địa phương trong bài hiện nay có thể không chính xác và khó kiểm chứng vì không có nguồn. Vả lại, theo tôi chỉ nên đưa ra một số từ điển hình, còn danh mục đầy đủ thì rất dài, nếu có điều kiện nên làm bài riêng. Hungda (thảo luận) 17:28, ngày 5 tháng 9 năm 2013 (UTC)Trả lời

Phương ngữ bắc Việt Nam

sửa

Cần chi tiết thêm nữa, ví dụ tại miền Bắc cũng có nhiều phương ngữ, chẳng hạn có thành viên khẳng định tại Nam Định không phát âm tr thành ch [1] 113.190.195.176 (thảo luận) 10:58, ngày 22 tháng 6 năm 2012 (UTC)Trả lời

Phương ngữ Bắc hiện nay đa số mọi người hiểu là phương ngữ Hà Nội. Cũng coi như có lí bởi vì từ làng nọ qua làng kia tiếng nói còn khác nhau nói gì đến cả miền. Việc tr/ch, s/x, r/d thì vùng Hà Nam, Nam Định, Thái Bình thường phát âm đúng như chữ viết. Nhiều từ trong chữ viết không giống cách phát âm vùng này có thể coi là tiếng địa phương như 1 người Thái Bình sẽ nói "cô chú bác" thay cho "cô chú bác". Treluong (thảo luận) 16:05, ngày 11 tháng 1 năm 2013 (UTC)Trả lời

Viết bài đàng hoàng

sửa

Tôi là Nguyễn Văn Lật, tôi đang cải thiện bài viết này một cách rất đàng hoàng và nghiêm túc. Tôi đề nghị anh bqv Nguyễn Trọng Phú và anh Không Hề Giả Trận tôn trọng những sửa đổi của tôi. Tôi nói nghiêm túc đấy. – Thánh Chửi Wiki (thảo luận) 02:20, ngày 29 tháng 6 năm 2022 (UTC)Trả lời

Tui search trên mạng thì là "phương ngữ Bắc Bộ", "phương ngữ Nam Bộ", mấy tờ báo lớn hay web đáng tin đều ghi vậy. Còn kiểu ghi cụt ngủn của bạn "phương ngữ Bắc", "phương ngữ Nam" nó xuất hiện ở mấy trang kho tài liệu, hoặc mấy web kiểu trữ tài nguyên sinh viên để bán ấy. Nên tôi đã sửa lại rồi. Mà sách tiếng Việt tôi đọc ko ít cũng chưa bao giờ thấy tiêu đề cụt ngủn vậy cả. cái này bạn nên coi lại - "Mạc ngôn thanh tu" (thảo luận) 04:12, ngày 29 tháng 6 năm 2022 (UTC)Trả lời
Đề nghị IP không xoá thảo luận. – — Dr. Voirloup💬 10:14, ngày 24 tháng 8 năm 2022 (UTC)Trả lời

Vấn đề về "Thanh ngã", "thanh hỏi" và "thanh nặng"

sửa

Người miền Bắc theo lý thuyết đúng là phát âm đủ 6 thanh điệu của tiếng Việt, nhưng thực tế không phải là như vậy vì đa số người miền Bắc nói chung và người Hà Nội nói riêng không thể phân biệt thanh hỏi với thanh nặng, tất cả các thanh hỏi thì người miền Bắc đều phát âm rất mạnh gần như thanh nặng, trong khi người Thanh Hoá và người miền Nam thì phát âm thanh hỏi rất nhẹ nhàng. Còn về việc người Nghệ An, Hà Tĩnh không phân biệt thanh ngã với thanh nặng là không đúng vì nó cũng phải bao gồm cả người Quảng Bình, Quảng Trị và Huế nữa vì họ cũng không thể phân biệt thanh ngã với thanh nặng (việc không phân biệt thanh hỏi với thanh ngã là tất nhiên vì Thanh Hoá cũng không thể phân biệt được mà) hay nói đúng hơn là vùng Nghệ Tĩnh Bình Trị Thiên không thể phân biệt thanh hỏi, thanh ngã với thanh nặng. Các phương ngữ miền Trung (trừ Thanh Hoá) nói chung chỉ có 4 thanh là ngang, sắc, nặng và huyền mà thôi, còn có những vùng ít hơn 4 thanh nữa. Miền Bắc đặc biệt là vùng Hà Nội chỉ có 5 thanh thôi là ngang, sắc, huyền, ngã và nặng, không hề có thanh hỏi. – 42.115.41.83 (thảo luận) 13:45, ngày 30 tháng 7 năm 2022 (UTC)Trả lời

Xin hỏi nguồn của những thông tin trên – — Dr. Voirloup💬 14:05, ngày 30 tháng 7 năm 2022 (UTC)Trả lời
Mình từng tham khảo nhiều tài liệu lắm nhưng quên rồi, đề mình thử tìm lại coi, nhiều người miền Bắc vào Nam họ cũng thừa nhận bản thân không thể phân biệt thanh hỏi với thanh nặng – 42.115.41.83 (thảo luận) 14:09, ngày 30 tháng 7 năm 2022 (UTC)Trả lời
https://ongvove.wordpress.com/2011/10/06/h%E1%BB%8Fi-nga/ bạn xem thử cái này đi – 42.115.41.83 (thảo luận) 14:11, ngày 30 tháng 7 năm 2022 (UTC)Trả lời
Thực sự Thanh hỏi của miền bắc khác với Thanh hỏi của Thanh Hoá và miền nam lắm. Mình xem thời sự thì đa số bằng giọng bắc nhưng 10 người như 1 toàn sáp nhập thanh hỏi với thanh nặng thành lại làm một đặc biệt là Hà Nội – 42.115.41.83 (thảo luận) 14:14, ngày 30 tháng 7 năm 2022 (UTC)Trả lời
Cho hỏi bạn IP sống ở vùng miền nào, bởi tôi nghĩ vấn đề nằm ở cách nghe của bạn. Chứ tôi là người Bắc mà chưa từng bị nhầm giữa hỏi và nặng. – Đức Anh User:Lâm Đức Anh(thảo luận) 14:17, ngày 30 tháng 7 năm 2022 (UTC)Trả lời
Mình sống ở miền Nam nhưng gốc ở miền Trung bắc trung bộ, người miền Nam họ nói dấu hỏi nhẹ nhàng lắm, còn miền bắc thì họ nói dấu hỏi nghe rất giống dấu nặng. Đặc biệt là Hà Nội, mình không biết là trong mỗi thanh điệu còn chia thành các mức độ cao thấp, nặng nhẹ nữa không thì mình không có rõ, nếu bạn biết thì xin giải thích cho mình. – 42.115.41.83 (thảo luận) 14:26, ngày 30 tháng 7 năm 2022 (UTC)Trả lời
Thanh hỏi của người Thanh Hoá cũng nghe rất khác người Hà Nội. Họ phát âm là mình biết ngày là thanh hỏi còn người Hà Nội thì nghe rất giống thanh nặng, giống như những từ có dấu hỏi mà trước từ đó là một từ có dấu sắc (gồm cả sắc nhập) thì dấu hỏi nghe y chang dấu nặng không khác. Ví dụ sức khoẻ -> sức khoẹ, phát triển -> phát triện,... – 42.115.41.83 (thảo luận) 14:32, ngày 30 tháng 7 năm 2022 (UTC)Trả lời
thúc đẩy -> thúc đậy, có thể -> có thệ, – 42.115.41.83 (thảo luận) 14:35, ngày 30 tháng 7 năm 2022 (UTC)Trả lời
thế kỷ -> thế kỵ – 42.115.41.83 (thảo luận) 14:37, ngày 30 tháng 7 năm 2022 (UTC)Trả lời
xấp xỉ -> xấp xị – 42.115.41.83 (thảo luận) 14:37, ngày 30 tháng 7 năm 2022 (UTC)Trả lời
Miền Bắc: Biểu diễn -> Biệu giiễn
Thanh Hoá: Biểu diễn -> Biểu giiển
Nghệ Tĩnh Bình Trị: Biểu diễn -> Biệu diện
Huế: Biểu diễn -> Biệu diệng
Nam Bộ: Biểu diễn -> Bỉu diỉng – 42.115.41.83 (thảo luận) 14:42, ngày 30 tháng 7 năm 2022 (UTC)Trả lời
Vậy thì vấn đề nằm ở cách nghe mất rồi. Theo những gì người Bắc như tôi nghe, thì dấu nặng của giọng Nam có pha một chút luyến của dấu hỏi, dấu ngã. Có thể bạn đã nghe quen dấu nặng giọng Nam nên chưa thể phân biệt được dấu nặng giọng Bắc. Dấu nặng giọng Bắc không có luyến, ngắn, nặng nề và có phần dứt khoát. – Đức Anh User:Lâm Đức Anh(thảo luận) 14:40, ngày 30 tháng 7 năm 2022 (UTC)Trả lời
À, như vậy thanh điệu cũng còn có dạng khác nhau. Cảm ơn bạn. – 42.115.41.83 (thảo luận) 14:43, ngày 30 tháng 7 năm 2022 (UTC)Trả lời

Phát âm

sửa

Về phần phát âm thì không có chỗ nào là đúng với chính tả, tất cả vùng miền đều phát âm sai tương đối với chữ viết. Giả sử nếu lấy cách đọc chữ chờ "ch" của người miền Bắc, và ta cho cách đọc này là đúng thì khi áp dụng cách đọc này lên người miền Nam thì là sai vì người Nam đọc chữ ch như nửa ch và nửa d, ngược lại nếu ta cho quy tắc đọc chữ ch của miền Nam là đúng rồi áp dụng vào người miền Bắc thì ta sẽ thấy người miền Bắc phát âm sai vì họ đọc chữ ch như nửa ch và nửa x. Chữ cuốc với chữ quốc là hai chữ khác nhau và cách phát âm của hai chữ này thì cả 2 miền đều sai. Xét về chữ cuốc thì người Bắc phát âm đúng còn người miền Nam thì phát âm thành [cuúc], xét về chữ quốc thì cả hai miền đều phát âm là cuốc, chữ quốc đúng ta thì phải phát âm là qu-ốc, ô cờ ốc, quờ ốc qu-ốc sắc qu-ốc chứ không phải là q-uốc => c, k và q đều có giá trị ngang nhau. – 194.233.87.251 (thảo luận) 10:18, ngày 1 tháng 8 năm 2022 (UTC)Trả lời

Phân vùng phương ngữ tiếng Việt chi tiết

sửa

Vùng phương ngữ Bắc:

  • Phương ngữ Hà Nội: Vùng thủ đô Hà Nội, Đông và Tây Bắc Bộ
  • Phương ngữ Thái Bình - Hải Phòng: Thái Bình, Hải Phòng và Hà Nam Ninh

Vùng phương ngữ Trung:

  • Nhóm Trung Bắc (Nhóm Thanh Nghệ Tĩnh Bình Trị):
    • Phương ngữ Thanh Hóa
    • Phương ngữ Nghệ Tĩnh
    • Phương ngữ Bình Trị
  • Nhóm Trung Nam (Nhóm Thừa Thiên Huế):
    • Phương ngữ Huế

Vùng phương ngữ Nam:

  • Nhóm Quảng Nam - Đà Nẵng:
    • Phương ngữ Quảng Nam - Đà Nẵng: Đà Nẵng đến bắc và trung Quảng Ngãi
  • Nhóm Bình Định - Tây Nguyên (Nhóm Nẫu - Nguyên):
    • Phương ngữ Bình Định - Phú Yên : nam Quảng Ngãi đến Khánh Hòa
    • Phương ngữ Tây Nguyên (Phương ngữ phi nẫu): Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông
  • Nhóm Thuận Hải - Nam Bộ:
    • Phương ngữ Thuận Hải: Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận
    • Phương ngữ Nam Bộ: Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ.

Lưu ý rằng mỗi phương ngữ ở trên còn có thể được chia thành những thổ ngữ theo những khu vực lớn nhỏ khác nhau.

103.74.121.55 (thảo luận) 09:09, ngày 11 tháng 8 năm 2022 (UTC)Trả lời

Nguồn

sửa

Bài viết có nhiều nội dung bảng biểu không có ghi nguồn. Các cước chú không phải là nguồn sách, tài liệu, mà chỉ là chú thích đơn thuần. IP sửa bài chán chê, khi nào dừng lại tôi sẽ chất vấn về nguồn tham khảo, về sách và tài liệu đã sử dụng để viết bài. Nếu IP không trả lời được, tôi sẽ thẳng tay lùi sửa và khoá bài này lại. – — Dr. Voirloup💬 10:13, ngày 24 tháng 8 năm 2022 (UTC)Trả lời

Thông báo với bảo quản viên

sửa

Bảo quản viên không cần phải lo lắng gì nữa. Tôi đã lùi sửa lại hết rồi và tôi cũng đã suy nghĩ rất kỹ trước khi làm việc này, đúng là những gì tôi viết hoàn toàn chỉ là theo ý kiến cá nhân của tôi thôi. Bây giờ chính tôi sẽ kết thúc mọi chuyện và trả lại sự đúng đắn cho wiki. Tôi cũng thông báo với anh tôi sẽ hồi sửa lại hết tất cả những sửa đổi của tôi từ tất cả các trang mà tôi đã từng viết. 27.3.1.154 (thảo luận) 12:36, ngày 25 tháng 8 năm 2022 (UTC)Trả lời

"Nói lời phải giữ lấy lời/Đừng như con bướm đậu rồi lại bay" – — Dr. Voirloup💬 10:25, ngày 7 tháng 9 năm 2022 (UTC)Trả lời
Có một loài bướm không bao giờ bay: hắn là loài bướm đó. Hãy dùng Gynofar súc miệng trước khi phát ngôn ở wiki em nhé - zữ zậy sao !!! (nói chuyện) 10:48, ngày 7 tháng 9 năm 2022 (UTC)Trả lời

Người miền Bắc phát âm không đủ 23 phụ âm tv

sửa

Đề nghị @Mongrangvebet xóa một số đoạn trong bảng so sánh ngữ âm của pn Bắc. Đoạn này thiếu nguồn. Không có tài liệu nào nố pnb đủ 23 phụ âm – 194.233.94.73 (thảo luận) 10:22, ngày 7 tháng 9 năm 2022 (UTC)Trả lời

Ok, sẽ xoá – — Dr. Voirloup💬 10:24, ngày 7 tháng 9 năm 2022 (UTC)Trả lời
Sao còn chưa xóa ? Hay là không muốn xóa ? Hả ? Nói đi ? Tôi thấy bảng ss ngữ âm rất là sai. Cực kỳ sai. Xin nhắc lại là tất cả tài liệu nói về pnb chỉ có 20 pâ đầu thôi k tới 23. Thử lục lại lịch sử đi, địa chỉ ip đó có tình viết theo ý mình sửa thành 23. – 194.233.94.73 (thảo luận) 11:11, ngày 7 tháng 9 năm 2022 (UTC)Trả lời
Trích lại lời @Khả Vân Đại Hán nói: "Có một loài bướm không bao giờ bay: hắn là loài bướm đó. Hãy dùng Gynofar súc miệng trước khi phát ngôn ở wiki em nhé" – Mùa xuân nho nhỏ💻 11:15, ngày 7 tháng 9 năm 2022 (UTC)Trả lời
Nói mấy câu xàm thì cút tôi không nghe. Tôi đang cần giải đáp đây. – Quách Khôi (thảo luận) 11:23, ngày 7 tháng 9 năm 2022 (UTC)Trả lời

Đề nghị lùi sửa lại hết, hoặc xóa luôn bảng ngữ âm

sửa

Chơi gì chơi cha người ta vậy Mongrangvebet, nói sẽ xóa mà không dám xóa. Rõ ràng là anh chỉ muốn nhắm vào sửa đổi của tôi. Rốt cuộc anh có mục đích gì. Trước khi tôi sửa cũng có một tài khoản khác vào sửa sao anh không lùi đi mà tôi vào sửa thì anh lại lùi mà lùi đúng ngay sửa đổ của tk đó? Đây là ý gì. Hôm nay phải nói chuyện rõ ràng, trả lời đi. Tao đang bức xúc đây, còn nữa hôm bửa ông vô trang của tôi nói mấy câu xàm gì đó là ý gì. Cũng hỏi sao không trả lời. – Quách Khôi (thảo luận) 11:18, ngày 7 tháng 9 năm 2022 (UTC)Trả lời

"còn nữa hôm bửa ông vô trang của tôi nói mấy câu xàm gì đó là ý gì". Các câu trả lời hiển hiện ngay ở "Lịch sử sửa đổi của “Phương ngữ tiếng Việt”". – — Dr. Voirloup💬 13:42, ngày 7 tháng 9 năm 2022 (UTC)Trả lời
Anh làm vậy là biết đều đó. Thì anh vào trang tôi nói mấy cái từ "thừa thừa" gì đó. Tôi thấy xàm quá nên xóa rồi. Mau quên vậy bồ – Quách Khôi (thảo luận) 13:46, ngày 7 tháng 9 năm 2022 (UTC)Trả lời

Bảng ngữ âm có rất nhiều cái sai

sửa

thứ nhất phần phụ âm đầu của pnb có 23 phụ âm là đã sai rồi. Thứ hai phần pnt nói tiếng Huế cũng phân biệt được âm s/x, d/gi là cái sai nữa. Giải thích sao đây ? Trả lời đi – Quách Khôi (thảo luận) 11:21, ngày 7 tháng 9 năm 2022 (UTC)Trả lời

Yêu cầu sửa trang bị khóa hạn chế sửa đổi ngày 7 tháng 9 năm 2022

sửa

Trang này rất sai và thiếu nguồn, đề nghị mở khóa để sửa lại những sửa đổi sai. Nếu không mở khóa là không yên với tôi đâu nhé. 194.233.94.73 (thảo luận) 11:44, ngày 7 tháng 9 năm 2022 (UTC)Trả lời

Yêu cầu sửa trang bị khóa hạn chế sửa đổi ngày 7 tháng 9 năm 2022

sửa

Nhắc lại: Trang này rất sai và thiếu, đề nghị mở khóa để sửa lại những sửa đổi sai. Nếu không mở khóa là không yên với tôi đâu nhé. Quách Khôi (thảo luận) 11:47, ngày 7 tháng 9 năm 2022 (UTC)Trả lời

 Y Đã xóa. – — Dr. Voirloup💬 13:40, ngày 7 tháng 9 năm 2022 (UTC)Trả lời
Bạn không phải doạ đâu, luôn có người sẵn sàng cấm bạn khỏi Wiki với những hành vi của bạn đó @Quách Khôi – Mùa xuân nho nhỏ💻 13:41, ngày 7 tháng 9 năm 2022 (UTC)Trả lời
Không, cứ kệ xem thành viên này muốn làm cái trò gì, vở kịch diễn ra có vẻ không trơn tru lắm. Bảo người ta sai nhưng không có nổi một cái nguồn kiểm chứng. Tôi thao tác trên google và tìm được, thậm chí download được các giáo trình về phương ngữ, ví dụ như sách "Ngữ âm Tiếng Việt" của Đoàn Thiện Thuật (NXB ĐHQGHN), viết từ 1976; và thấy có 1 số tài liệu như:
1. Hoàng Thị Châu, (2004), Phương ngữ học Tiếng Việt, NXB ĐHQG HN.
2. Hoàng Thị Châu, (1995), Tiếng Việt trên các miền đất nước, NXB GD.
3. Phạm Văn Hảo, (1986), về một số đặc trưng của tiếng Thanh Hóa, thô ngữ chuyển tiếp giữa phương ngữ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, Những vấn đề ngôn ngữ học. Hà Nội.
4. Trần Ngọc Lang, (1995), Phương ngữ Nam Bộ, NXB KHXH
Có rất nhiều tài liệu, nhưng thành viên này không biết có phải người nghiên cứu về ngôn ngữ học hay không, không có một động thái nào phản biện lại tôi bằng những tài liệu trên, thay vào đó quanh quẩn đúng/sai với tôi. Tôi không chuyên về lĩnh vực này, nhưng nhìn cách ăn nói và phản biện vấn đề của thành viên này, không biết là có ý đồ gì hay không, nhưng người có ăn có học không thể nào tư duy theo kiểu "tôi nói sai là sai". Kể cả khoa học tự nhiên hay khoa học xã hội, khi viết điều gì đều phải có "nói có sách, mách có chứng". Còn kiểu này không khác gì mấy anh lãnh đạo chỉ tay 5 ngón. Giảng viên kiểu này mà sinh viên nó hỏi ngược lại thì chúng nó cười vào mặt. – — Dr. Voirloup💬 13:54, ngày 7 tháng 9 năm 2022 (UTC)Trả lời
Mấy ông này đóng góp bừa bừa thôi, kiểu quen mồm sao thì viết vậy nên cứ kệ nó đi, nghĩ gì cho mệt. –  CookieGMVN 14:24, ngày 7 tháng 9 năm 2022 (UTC)Trả lời
@Mongrangvebet cũng có thể xem đây là màn kịch, vì hiện tại thành viên này đang bị đưa ra WP:TNCBQV với lý do nghi ngờ rối. Chắc cũng cố tình "mồm đi xa" để tạo khoảng cách với chủ rối đây mà – Mùa xuân nho nhỏ💻 15:50, ngày 7 tháng 9 năm 2022 (UTC)Trả lời
Quay lại trang “Phương ngữ tiếng Việt”.