Thảo luận:Nhà Lý/Lưu 1

Bình luận mới nhất: 10 năm trước bởi Alphama trong đề tài Những đoạn sửa đổi của Eruruu

Lý Chiêu Hoàng

sửa

Bài này nói LCH nhường ngôi cho chồng khi 8 tuổi, nhưng bài Nhà Trần lại nói bà nhường ngôi cho chồng khi 7 tuổi. Dung Nguyen 02:23, 13 tháng 6 2005 (UTC)

Lý Chiêu Hoàng sinh năm 1218, nhường ngôi năm 1225, tức là 7 tuổi (= 1225 - 1218), tuy nhiên theo cách tính cũ của người Việt Nam thì có khái niệm tuổi mụ = tuổi thật + 1, bài này ghi theo tuổi mụ.Vương Ngân Hà 03:02, 13 tháng 6 2005 (UTC)

Gọi là gì?

sửa

Hình như nhà Lý có đôi khi còn được gọi là Nhà Hậu Lý [1], Encyclopaedia Britanica, v.v Dung Nguyen 02:28, 13 tháng 6 2005 (UTC)

Nếu coi Lý Nam Đế là một triều đại thì có thể gọi nhà Lý sau này là nhà Hậu Lý. Tuy nhiên, ít người gọi nhà Lý sau này là nhà Hậu Lý. Triều đại Lý Nam Đế chỉ có một người là Lý Bí làm vua nên gọi là kỷ Tiền Lý/Kỷ Lý Nam Đế còn cụm từ nhà Lý để dùng chỉ triều đại từ Lý Công Uẩn đến Lý Phật Kim (1009-1225), còn nhà Tiền Lê và Hậu Lê thì đều có nhiều người làm vua nên phải gọi như vậy cho dễ phân biệt.Vương Ngân Hà 03:02, 13 tháng 6 2005 (UTC)
Đồng ý. Lý Nam Đế được coi là nhà Tiền Lý, còn triều Lý Công Uẩn chỉ gọi là nhà Lý thôi. Avia 03:24, 13 tháng 6 2005 (UTC)

Những liên kết

sửa

Những liên kết bên ngoài như http://www.vinabook.com/product/product_detail.php?product_id=15640 có thời gian tồn tại ngắn ngủi, nên chỉ đưa tên sách là đủ.陳庭協 05:55, ngày 30 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Cách viết

sửa

Trong các sách giáo khoa ngày nay có dùng chữ "Lí" thay vì "Lý" theo cách viết mới không? Nguyễn Hữu Dng 22:05, ngày 19 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tôi nghĩ không nên đổi vì trước đây tôi cũng đã được học "chương trình cải cách" rằng các chữ chỉ có 1 nguyên âm ở cuối cùng thì dùng "y" thay cho "i" nhưng sau đó lại đổi nữa đổi tới lui hoài cuối cùng... đâu vẩn nguyên đó. Một ý kiến gần đúng hon với thực tế là các chữ "Hán Việt" thường dùng "y" trong khi chữ "Nôm" dùng "i". Họ "Lý" là họ dùng chữ Hán Việt có từ lâu đời nên giữ Lý hơn Vả lại khi xưa tôi làm cán sự lớp tối ngày sách sổ điểm chả thấy ai viết mình ho "lí" hết ráo! LĐ (tui kí bốn ~ nó sẽ cho ra số IP)

Bảng Các vua nhà Lý

sửa

Ai sửa lại bảng Các vua nhà Lý giúp với! Phần Thụy hiệu nên bé hơn chút, phần Niên hiệu lớn hơn cho dễ nhìn. Cảm ơn nhiều--Docteur Rieux 09:19, ngày 15 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Bảo

sửa

Thì ra đến đời vua Lý Nhân Tông pháp luật của nước Việt đã đi gần với xu hướng pháp gia của Thương Ưởng nhà Tần. Việc ràng buộc trách nhiệm gián tiếp một người làm cả nhà chịu trách nhiệm, chuyển sang cả "bảo" tức gồm cả xóm giềng cùng chịu trách nhiệm, giúp tăng cường trách nhiệm của cộng đồng và tăng tính hiệu quả của pháp luật do bộ máy quản lý địa phương hồi đó rất thô sơ.Theo tôi đây là một bước tiến bộ dù rằng nó có thể gây oan trái cho người vô tội hoặc tạo điều kiện cho quan lại địa phương gây ra tiêu cực khi phát hiện ra tội phạm.

Sau này pháp luật phong kiến thường xét trách nhiệm, quyền lợi chung và quyền lợi chung cho gia đình và dòng họ chứ không còn tính cho xóm giềng nữa, nhưng không rõ đời vua nào đã bỏ đơn vị trách nhiệm hình luật là "bảo", ai biết chỉ giùm.

Việc quản lý trách nhiệm của con người theo đơn vị "hộ khẩu", xem xét lý lịch theo 3 đời,phân chia ruộng đất và tài sản theo đơn vịhộ gia đình, kê khai tài sản công chức theo hộ khẩu hoặc con cái chưa lập gia đình có từ thời nào và có liên quan thế nào đến chế độ quản lý theo đơn vị "bảo" của vua Lý Nhân Tông ?

Đến thời nào thì việc ai làm người đó tự chịu trách nhiệm, tài sản ai tạo lập thì người đó có quyền tự định đoạt, có phải từ thời Pháp thuộc hay không? Ai biết chỉ giùm.

Hình như đến thời này vua nhà Tống đã phải chấp nhận nước ta là "nước" với từ "quốc" chứ không còn là châu huyện như trước?. Có lẽ các vua nhà Lý giữ được độc lập lâu dài là nhờ các bộ lạc người Việt đã dần quen với hệ thống quản lý thống nhất và sẵn lòng nộp thuế để nuôi bộ máy, người Việt đã chuyển sang chế độ phụ hệ thay cho chế độ mẫu hệ. Không rõ có phải chế độ phụ hệ giúp tăng cường trách nhiệm gia đình của người đàn ông, vốn có nhiều sức khỏe hơn đàn bà, do bản năng tự nhiên duy trì huyết thống, nguồn gien, mà ưu việt hơn chế độ mẫu hệ ? Đây có phải là nguyên nhân khiến nước Chiêm Thành chậm phát triển so với nước Đại Việt.

Luôn tiện nói luôn, nhiều người đến nay cứ nghĩ cha ông ta là người Việt và cha ông ta đánh thắng và chiếm đất của người Chiêm Thành! Họ bị nhầm mà không hay, vì vậy họ dùng từ Nhà Lý "đánh dẹp" quân Chiêm Thành và "mở rộng bờ cõi".Theo tôi nghĩ là công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tức là "một thực thể mới" được thống nhất từ hai nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa và nước Cộng hòa miền nam Việt Nam thì hai thực thể đó không còn tồn tại nữa, các con người và dân tộc trên hai thực thể đó đều đã là cha ông của tôi, họ đã đánh nhau, đã chiếm đất của nhau và họ đã thống nhất với nhau, đó đã là chuyện của họ. Tôi không nghĩ mình là hậu duệ của nhà Lý, nhà Trần, nhà Lê, nhà Nguyễn, Chiêm Thành hay Chân Lạp, là dân Việt hay dân Khơme dù "họ" chắc không xa lạ với tôi. Tôi chả có tí chút tự hào nào khi nhà Lý mở rộng bờ cõi, tôi chả buồn chút nào khi người Chiêm Thành mất đất. Cha ông tôi đánh nhau như những người cùng thời đánh nhau, đó là quy luật sống còn thời đó, ngày nay tôi nghĩ nhiều người cũng nghĩ như tôi, đọc cho biết chuyện ngày xưa, chứ họ đánh nhau có liên quan gì tới thế hệ mình đâu, tôi cũng chẳng cần biết trong mình có dòng máu của dân tộc nào để mình lên tiếng binh vực, bao che. Tôi đang tự hỏi không biết nên dùng từ gì khi nhà Lý, "họ" mở rộng bờ cõi đây ? Meomeo 04:49, ngày 18 tháng 7 năm 2006 (UTC)Trả lời

Thất truyền do chiến tranh

sửa

"Trong thời Lý thơ văn phát triển khá rầm rộ, có tới hàng trăm tác giả nhưng trải qua các cuộc chiến tranh các sách vở đã bị tàn phá nhiều. Tại một số văn bia các chùa còn lưu giữ các bài thơ, bài vịnh"

Thời nhà Lý, luật pháp Đại Việt hầu như dựa chủ yếu vào các chiếu vua ban, tuy nhiên có một bộ luật có thể coi như tổng hợp của luật dân sự, luật hình sự, luật tố tụng hình sự và luật hôn nhân gia đình ngày nay, gọi là Hình thư, nay đã thất truyền.

Tôi nghĩ ngày xưa người ta rất quý sách vở, giấy tờ nên chỉ trường hợp bất khả kháng như cháy nhà đột ngột, bão lũ đột ngột mới có thể làm hư hỏng sách vở mà cha ông để lại chứ chiến tranh không thể là nguyên nhân làm thất truyền sách vở được ngoại trừ giai đoạn quân Minh chiếm nước ta có chủ trương đốt, phá văn bia có chữ ghi về lịch sử nước ta để dân ta quên gốc cũ. Chúng chỉ chịu chừa ra các văn bia trong chùa thờ Phật mà thôi, chứ cái chuông đồng chúng cũng đem ra nấu chảy làm giáo mác cung tên.

Vì vậy tôi muốn bổ sung ý như sau:

Trong thời Lý thơ văn phát triển khá rầm rộ, có tới hàng trăm tác giả nhưng trải qua các cuộc chiến tranh, lụt lội các sách vở đã bị hư hại nhiều, đặt biệt là trong thời quân Minh chiếm đóng nước ta vào thế kỷ 15 với chủ trương phá hủy văn hóa Đại Việt. May mà một số văn bia các chùa còn lưu giữ các bài thơ, bài vịnh của thời này

Ngoài ra tại sao Hình thư nhà Lý lại bị thất truyền? Phải chăng nó có nhiều điểm khác biệt so với luật của người Trung quốc? Họ không muốn nên ra sức đốt hoặc chở về Yên kinh thứ luật của dân Man Di đến độ bây giờ một bản gốc ta cũng chẳng có?

Tuy nhiên, do bản chất sùng bái đạo Phật của triều đại này mà các hình phạt nói chung không quá nghiêm khắc Có phải do sùng đạo Phật thật không, vua Trung quốc tùy thời cũng sùng đạo Phật kia mà. Tôi nghe nói luật của Việt Nam có khác luật của Trung quốc ở rất ít chỗ nhưng nhìn chung thì ít nghiêm khắc so với luật Trung quốc, bình đẳng giới cao hơn hẳn của Trung quốc, người phụ nữ được hưởng nhiều quyền lợi hơn, vai trò người phụ nữ trong gia đình và xã hội được coi trọng hơn, trong khi đó khi người phụ nữ có tội thì lại được xử nhẹ hơn cả về mặt chế tài cũng như dư luận so với người nam và so với luật Trung quốc. Ngoài ra tính tự trị làng xã của Việt Nam cũng cao hơn của Trung quốc (phép Vua thua lệ làng). Việt Nam coi trọng quan hệ tình cảm hơn chức tuớc (quan nhất thời dân vạn đại), dù làm quan hay được làm vợ vua thì vẫn quý trọng và thờ cúng cha mẹ như dân thường, không có chuyện căn ke như mấy bà vợ vua Trung quốc khi về nhà thăm cha mẹ. Anh em trai gái, con trai và mẹ, con gái và cha của người Việt sống chung đụng với nhau một nhà mà không phải chia ra nhà trong, nhà ngoài khi đã trưởng thành như người Trung quốc, đàn bà con gái được tự do ra đường buôn bán và trao đổi với đàn ông lạ mà không mắc phải tội "dâm phong". Có phải vì vậy mà họ đốt bằng hết sách Hình thư của ta không?

Ai biết làm ơn viết vài dòng so sánh Hình thư nhà Lý và Hình luật của triều Tống giùm.

Vuonglenghi 07:06, ngày 31 tháng 7 năm 2006 (UTC)Trả lời

Để giữ trung lập, bạn không nên dùng "nước ta" mà nên dùng "Đại Việt". Nguyễn Hữu Dng 07:13, ngày 31 tháng 7 năm 2006 (UTC)Trả lời

Đoạn về Chân Lạp

sửa
Chân Lạp dưới triều vua Suryavarman II đã trở thành đế chế hùng mạnh và rộng lớn nhất ở Đông Nam Á. Suryavarman II đã đánh chiếm, sát nhập và cai trị miền Bắc Champa (từ Quy Nhơn ra Quảng Bình) vào năm 1145 và nhân cơ hội đó tiến đánh xâm lược Đại Việt nhưng ông đã bị nhà Lý đánh bại và chết trận. Nhờ uy tín đó, nhà Tống đang lúc suy yếu vì đã mất miền Bắc cho nước Kim đã lấy lòng Đại Việt bằng cách phong cho Lý Anh Tông là An Nam Quốc Vương.

Xin được hỏi đoạn này được viết dựa vào tài liệu nào? Và do bạn nào viết? Nếu tài liệu này chính xác thì đây quả là phát kiến nhớn. Tới tận giờ, các ông học giả Tây phương còn cãi nhau để xác định xem vua Suryavarman II chết khi nào và ở đâu. Hay là giới thiệu các ổng ấy với Wiki tiếng Việt để hết cãi nhau vậy? :D

Thân,--redflowers (thảo luận) 08:04, ngày 19 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

Rất nhiều đoạn trong bài này giống với ý trong Lịch sử Việt Nam tập một là một giáo trình của sinh viên chuyên ngành lịch sử Việt Nam. Tôi nghi ngờ là chép từ đó ra. Nếu đúng vậy thì rõ là đạo văn.Hihihiha (thảo luận) 02:11, ngày 26 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

"Nhà Hậu Lý"

sửa

Về lý, ta có thể gọi triều đại này như vậy, khi đã có nhà Tiền Lý trước đó 500 năm. Nhưng sử sách không xác nhận tên gọi này và cách gọi nhà Lý vẫn quen thuộc. Vì vậy không nên đổi tên sang "nhà Hậu Lý". Tương tự, Đại Việt sử ký toàn thư công nhận Triệu Đà và nhà Triệu, nhưng tới Triệu Việt Vương không gọi là nhà Hậu Triệu...--Trungda (thảo luận) 17:56, ngày 1 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời

Công chúa Nhà Lý

sửa

Wikipedian thân mến ! Mình đang tìm hiểu về dòng họ Lý, muốn biết thêm thông tin về các công chúa nhà Lý nói chung và công chúa thời vua Lý Cao Tông nói riêng. Bạn nào có thông tin có thể chia sẻ với mình được không vậy ? Tiện đây cho mình hỏi "Thiên hoàng chi đệ tam nữ" thời Lý Cao Tông là ai được không ? Rất mong sự chia sẻ của các ban ! Mình cảm ơn nhiều ! - XUANDUCVN(t) 14:39, ngày 11 tháng 9 năm 2012 (UTC)Trả lời

Những đoạn sửa đổi của Eruruu

sửa

Bạn Eruruu mới bổ sung thêm khá nhiều nội dung vào bài. Khá nhiều đoạn trong đó quá cụ thể (hội thoại dài giữa các nhân vật), không phù hợp với một bài "tổng" (hơn nữa lại là bài "sao") như bài này. Cần tóm lược lại.--Trungda (thảo luận) 10:06, ngày 15 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời

Bài "tổng" cần có cách viết khái quát, ví dụ: mục "quân sự" sẽ nói về toàn bộ tổ chức quân đội và hoạt động quân sự suốt 214 năm tồn tại, mục "ngoại giao" với từng nước cũng nói về hoạt động ngoại giao trong cả quá trình tồn tại... Với cách viết này, những nội dung mà Eruruu đưa vào sẽ bị trùng lắp, vì bạn đi sâu về từng đời vua theo trình tự sự việc. Đây là cách viết "gộp phép cộng nhiều bài con" mà thiếu tính khái quát. Vì vậy hơn 60K nội dung mà bạn bổ sung vào phần "Lịch sử" phải soạn lại theo hướng tóm lược.--Trungda (thảo luận) 07:03, ngày 16 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời

Đoạn mới thêm khá nhiều không rõ độ tin cậy của nội dung này khi không có nguồn, có khi phải rút sao bài này.  Wikipedia Expert  Talk - Help 22:53, ngày 16 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời

Những đoạn thêm đều từ Đại Việt sử lượcĐại Việt sử ký toàn thư, có thể khảo lại. Chủ yếu để người chưa rõ trình tự lịch sử của nhà Lý mà nắm được thôi. Eruruu (thảo luận) 15:06, ngày 22 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời

Bạn lưu ý 1 chút là Wiki sẽ không trình bày tỉ mỉ chi tiết vấn đề đến mức có thể, mà chỉ trình bày ở mức người đọc hiểu ngay vấn đề quan trọng trước từ đó đưa ra nhận định của riêng họ.  A l p h a m a  Talk - Help 16:50, ngày 22 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời

Mối quan hệ bang giao của Đại Việt với Đại Lý, Ai Lao, Java còn thiếu.

sửa

Ai có khả năng dịch tiếng Hán thì xin dịch thêm từ bản Wiki tiếng Hán. https://zh.wikipedia.org/wiki/%E6%9D%8E%E6%9C%9D_(%E8%B6%8A%E5%8D%97) Wiki của họ có nêu cả mối quan hệ bang giao của Đại Việt với Đại Lý, Ai Lao, Java mà Wiki tiếng việt còn thiếu.

Quay lại trang “Nhà Lý/Lưu 1”.